nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm

69 730 3
nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng ngập mặn (RNM) ven biển là hệ sinh thái (HST) vùng đới bờ rất đặc thù tại các nước vùng nhiệt đới có biển. RNM ven biển là một trong các HST có năng suất, đa dạng sinh học cao nhất và cũng là nơi nuôi sống một phần tư dân số cộng đồng ven biển. Hơn thế nữa, RNM là hệ thống động lực học, có tác động trực tiếp đến các quá trình xói lở và bồi tụ trầm tích ven bờ [15]. RNM được xem như hàng rào chắn bão, lốc xoáy, triều cường và những tai biến thiên nhiên nguy hiểm khác. Bờ biển tỉnh Quảng Nam có chiều dài khoảng 125 km, với ba cửa sông là cửa Đại của sông Thu Bồn, cửa Lở và cửa Kỳ Hà của sông Trường Giang. Sông Trường Giang chạy song song với bờ biển, nối với sông Thu Bồn ở phía Bắc và hợp lưu các sông Tam Kỳ, sông Trâu, sông Trầu, sông Vĩnh An ở hạ lưu và vũng An Hòa rồi chảy ra biển qua cửa Lở và cửa Kỳ Hà. Vùng cửa sông này hình thành nên nhiều HST đất ngập nước ven bờ quan trọng, tiêu biểu là các HST RNM, cỏ biển và rạn san hô [2]. Vũng An Hòa thuộc huyện N\i Thành, tỉnh Quảng Nam. Với diện tích khoảng 1.900 ha và thuộc loại vũng nước lợ nửa kín ven biển thông ra biển bằng hai cửa: cửa Lở ở phía Bắc và cửa Kỳ Hà (còn gọi là cửa An Hòa) ở phía Nam. Dao động mực triều lớn nhất trong vũng gần tương đương với vùng biển ven bờ, do đó có sự trao đổi nước khá tốt. Bãi triều ven vũng và các cồn cạn trong vũng vốn là nơi phân bố phong ph\ của các dải RNM và thảm cỏ biển, ch\ng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ bờ, làng mạc, ổn định môi trường và làm phong ph\ nguồn lợi thủy sản trong khu vực [5]. Vũng An Hòa gắn liền đời sống kinh tế của hàng chục ngàn hộ dân với gần 130.000 khẩu thuộc 13 xã, thị trấn của huyện N\i Thành, sinh sống xung quanh vùng bờ suốt hàng trăm năm nay; là vùng có nguồn lợi sinh vật đa 2 dạng và phong ph\; là nơi di tr\ và bãi đẻ của nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế cao từ các vùng biển lân cận. Hiện nay, khu vực này được coi là khu vực có sự phát triển kinh tế năng động, không chỉ của vùng lãnh thổ, mà so với cả dải ven biển miền Trung. RNM đã đóng góp đáng kể đến đời sống kinh tế xã hội của ngư dân, nhưng dưới sức ép về dân số và phát triển kinh tế cùng với việc khai thác quá mức đặc biệt là nuôi trồng thủy sản dọc bờ biển từ những năm 2000 đã phá hủy hàng chục héc ta RNM. Và từ năm 2008 đến nay, phần lớn diện tích nuôi tôm vốn là RNM trước đây hầu như bị bỏ hoang do thua lỗ. RNM ở N\i Thành bây giờ chỉ còn là những dải hẹp hay, những cụm cây ngập mặn (CNM) phân bố rải rác khắp ven bờ các ao nuôi tôm, ven kênh rạch, ven đập ngăn mặn với hỗn hợp nhiều loài và hầu như không còn khả năng đảm bảo các chức năng sinh thái vốn có. Điều này góp phần làm suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên, suy thoái môi trường đồng thời mất đi chức năng bảo vệ - vốn đặc biệt quan trọng đối với người dân địa phương và các HST ven biển khác [20]. Trong bối cảnh những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng ở nước ta, việc bảo vệ và phát triển RNM đã được xã hội quan tâm nhiều hơn. Trong đó, giải pháp phục hồi RNM được cho là một trong những giải pháp tích cực và hữu hiệu nhất. Tham gia trồng và bảo vệ rừng, nhận thức về tài nguyên và môi trường sẽ được gia tăng và một khi rừng có thể phục hồi thì việc khai thác bền vững sẽ được đặt ra một cách khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển của cộng đồng. Đứng trước nhu cầu cấp thiết đó và để nâng cao hiệu quả cho công tác này tôi thực hiện đề tài luận văn “Nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng An Hòa tỉnh Quảng Nam làm cơ sở phục hồi RNM”. 3 2. Mục đích của đề tài Lập cơ sở khoa học về môi trường cho công tác phục hồi RNM ở vũng An Hòa, đề xuất lựa chọn loài cây trồng thích hợp, gi\p định hướng quy hoạch phục hồi RNM ở huyện N\i Thành nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung theo hướng bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Từ tháng 2/2012 đến tháng 8/2012. Đối tượng nghiên cứu là một số đặc điểm môi trường nước, trầm tích có liên quan đến sự phân bố và sinh trưởng của CNM (nhiệt độ, pH, độ mặn, lân dễ tiêu, đạm dễ tiêu, thành phần chất hữu cơ và thành phần hạt) và cấu tr\c thành phần loài cây ở HST RNM thuộc năm xã: Tam Hòa, Tam Hải, Tam Giang, Tam Quang và Tam Nghĩa thuộc huyện N\i Thành, tỉnh Quảng Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin - Thu thập và kế thừa những tài liệu liên quan đến các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện N\i Thành, tỉnh Quảng Nam. - Thu thập và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học, chương trình, dự án trong và ngoài nước có liên quan đến RNM ở vũng An Hòa. - Học hỏi kinh nghiệm phục hồi RNM ở các khu vực lân cận. 4.2. Phương pháp khảo sát thực địa theo các điểm và các tuyến đã chọn Khảo sát theo tuyến để xác định thành phần loài CNM. Sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn theo với kích thước 10x10 m để đo đếm các đặc điểm cấu tr\c rừng, xác các chỉ tiêu sinh trưởng tại các ô tiêu chuẩn theo Tam & Wong (2000) và các tài liệu “Hướng dẫn điều tra nguồn lợi biển 4 nhiệt đới” (English và cs., 1994), “Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học” (WWF, 2003). Phân loại loài bằng phương pháp so sánh hình thái. Các tài liệu chính sử dụng để phân loại là Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Tomlinson (1986). 4.3. Phương pháp thu thập và phân tích mẫu Các thông số môi trường nước được đo nhanh tại hiện trường sử dụng máy Horiba U-22XD (Japan). Đối với mẫu trầm tích, xác định pH, độ mặn, hàm lượng lân dễ tiêu, đạm dễ tiêu, hàm lượng hữu cơ và thành phần hạt tại Phòng Phân tích Môi trường – Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ. Đối với độ dẫn điện (EC) trong trầm tích được xác định theo phương pháp của Henschke [26], các bước đo được tiến hành như sau: 1. Phơi khô mẫu trầm tích, trộn đều; 2. Lấy 100 ml mẫu vào lọ; 3. Cho thêm nước cất vào đến 600 ml; 4. Đậy nắp lọ và lắc đều trong 1 ph\t; 5. Để đất lắng xuống trong vài ph\t; và 6. Đo độ dẫn điện ở phần trên cùng của lọ (phần nước trong sau khi trầm tích đã lắng xuống đáy lọ) bằng máy đo độ dẫn điện. 4.4. Phương pháp xử lý số liệu Đề tài sử dụng phần mềm MS Excel 2003 để vẽ biểu đồ và xử lý số liệu; so sánh sự khác biệt giá trị trung bình mẫu bằng t-test và đánh giá sự khác biệt theo không gian bằng ANOVA một nhân tố với mức ý nghĩa được chọn α = 0,05. Xây dựng bản đồ trên phần mềm ArcGIS. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả của đề tài góp phần bổ sung dữ liệu nghiên cứu khoa học về HST RNM miền Trung nói riêng, Việt Nam nói chung. Đồng thời tìm ra mối 5 liên hệ giữa đặc điểm môi trường và sự phát triển của CNM, làm cơ sở phục hồi RNM. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các cơ quan quản lý và địa phương có một cái nhìn toàn diện hơn trong việc quy hoạch phục hồi RNM, cụ thể cho huyện N\i Thành, tỉnh Quảng Nam; Góp phần làm cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội, kết hợp bảo vệ môi trường một cách bền vững và nâng cao hiệu quả ứng phó với biển đổi khí hậu. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn được cấu tr\c như sau: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị thì luận văn được cấu tr\c thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vũng An Hòa huyện N\i Thành tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Kết quả và thảo luận. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát các nghiên cứu có liên quan Từ nghiên cứu của Head (1969) và Odum (1970) về tác dụng của bùn bã thực vật ngập mặn ở Florida đã tạo nên sự quan tâm của cộng đồng và nghiên cứu khoa học đối với RNM vùng bờ biển. Đây cũng là nghiên cứu nền tảng để Lugo và Snedaker (1974), Walsh và cs. (1975) tiếp tục công bố các nghiên cứu về RNM và mở rộng đối với những quốc gia có RNM tương tự trên thế giới như Panama, Ecuador, Venezuela, Costa Rico, Mexico, Brazil, Columbia… Vào những năm 1980, RNM trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều tổ chức liên hiệp trên thế giới, đầu tiên là UESCO với chương trình huấn luyện và nghiên cứu về RNM ở châu Á và Thái Bình Dương, tiếp theo đó là sự hợp tác Asian - Australia trong chương trình Nghiên cứu bờ biển. Những chương trình này đến bây giờ vẫn còn được sử dụng để tham khảo và mang giá trị đặc biệt đối với sự phát triển của khoa học châu Á, châu Úc (Alcala, 1991) [31]. Ngày nay, càng có nhiều tổ chức quan tâm, bảo vệ và duy trì tài nguyên HST đất ngập nước trong đó có RNM như FAO, UNESCO, IUCN, UNDP, UNEP Sự phát triển của RNM có liên quan lớn đến các đặc điểm môi trường, đặc biệt là pH và hàm lượng muối. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về mối liên hệ này như: “Mối liên hệ giữa điều kiện trầm tích và trạng thái dinh dưỡng và sự phát triển cây non đối với cây ngập mặn Rhizophora apiculata” (Duarte và cs., 1998), “Ảnh hưởng của độ muối trong đất và pH đến sự phân bố loài và cấu trúc rừng ngập mặn ở Surdabans” (Joshi & Ghose, 2003), “Đặc điểm trầm tích của rừng ngập mặn ở vùng nước lợ” (Manjappa và cs., 2003). Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về đặc điểm, sự phân bố của RNM như: "Nghiên cứu sơ bộ khu hệ thực vật ven biển Bắc Việt Nam" (Phan 7 Nguyên Hồng, 1977); "Kết quả điều tra hệ thực vật ngập mặn Việt Nam" (Phan Nguyên Hồng & Hoàng Thị Sản, 1984); "Hệ thực vật ngập mặn ở Việt Nam" (Phan Nguyên Hồng & Hoàng Thị Sản, 1990); "Đánh giá tác động của các nhân tố sinh thái lên sự phát triển của cây rừng ngập mặn" (Phan Nguyên Hồng, 1990) [1] Tại Hội thảo quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ nhất, Hoàng Văn Thơi đã có đề tài nghiên cứu về “Cấu trúc rừng và mối liên hệ giữa phân bố thực vật ngập mặn với tần suất ngập triều tại khu đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cà Mau”. Cũng trong Hội thảo này còn có nghiên cứu của Vũ Văn Hiền và Vũ Quang Mạnh về “Đặc điểm của hợp chất mùn trong hệ sinh thái đất rừng ngập mặn trồng trang ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, Nam Định”. Từ những năm 90 trở đi, đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về RNM khu vực miền Trung bao gồm các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa… Đối với Quảng Nam, Phạm Viết Tích (2007) nghiên cứu đề tài “Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các khu hệ sinh thái đất ngập nước ven biển tỉnh Quảng Nam”. Kết quả cho thấy RNM còn khoảng 150 ha, với gần 80 ha dừa nước tập trung chủ yếu ở hồ bảy mẫu thuộc cửa Đại, Hội An. Riêng vũng An Hòa đã có đề tài nghiên cứu “Điều tra, khảo sát hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở đầm An Hòa làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý và phục hồi” của Nguyên Xuân Hòa (2009). Ngoài ra còn có một số khảo sát, điều tra và nghiên cứu khác điển hình là các dự án thuộc chương trình Liên minh đất ngập nước (WAP), dự án thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của tỉnh Quảng Nam, dự án Quản lý tổng hợp vùng bờ và các Dự án Lâm nghiệp của tỉnh. 8 1.2. Khái niệm RNM Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về RNM. Theo Từ điển Shorter Oxford Dictionary mô tả RNM (mangrove) có liên quan với chữ mangue trong tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha là chữ mangle, tiếng Anh chữ grove có từ năm 1613 (ISME, 1995). Saenger và các cộng sự (1983) đã mô tả RNM như là hệ cây rừng ven biển của vùng duyên hải nhiệt đới và á nhiệt đới. Vì thế thuật ngữ RNM “mangrove” đã được sử dụng để chỉ các cây sống trong bùn, đất ướt ở vùng triều nhiệt đới và á nhiệt đới [23]. Theo FAO (1952), RNM là những cây thân gỗ và cây bụi mọc dưới mức triều cao của triều cường. Vì vậy, hệ thống rễ của ch\ng thường xuyên bị ngập trong nước mặn, mặc dù nước có thể được pha loãng do dòng nước ngọt và chỉ ngập một hay hai lần trong năm. IUCN (2002) đã xếp RNM là một trong những loại hình đất ngập nước (wetlands) quan trọng nhất, nằm ở đầu bảng phân loại đất ngập nước của RAMSAR [11]. Một cách tổng quát, RNM (mangrove) là những cây mọc trên vùng chuyển tiếp giữa đất liền và biển ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nơi đó cây tồn tại trong các điều kiện có độ mặn cao, ngập triều, gió mạnh, nhiệt độ cao, đất bùn và yếm khí. RNM bao gồm những cây thân gỗ, cây bụi và cây thân thảo thuộc nhiều họ cây khác nhau nhưng có đặc điểm chung là cây thường xanh, đặc điểm sinh lý giống nhau và thích nghi trong điều kiện sống ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều và yếm khí [23]. 1.3. Vai trò của RNM Tầm quan trọng của RNM trong việc đóng góp vào năng suất vùng cửa sông ven biển đã được biết đến từ những năm 1960 - 1970. RNM đã được biết đến với nhiều giá trị sinh thái, môi trường cũng như khả năng bảo vệ và 9 nguồn lợi trực tiếp mà nó mang lại cho cộng đồng người dân vùng ven biển (Kathiresan, 2007) [31]. RNM cung cấp một sản lượng lâm sản rất lớn cho nhu cầu cấp thiết hàng ngày của con người như: gỗ xây dựng, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất đốt, thức ăn gia s\c RNM không chỉ là nơi cư tr\ mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong ph\ của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển, đồng thời còn là nơi “ươm ấp” những cơ thể non của nhiều loài sinh vật biển, nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển (Mohamed & Rao, 1971; Frusher, 1983). Đối với tài nguyên môi trường, Blasco (1975) cho rằng RNM là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ và biên độ nhiệt tối đa. Các dải RNM vùng ven biển, cửa sông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển đất bồi tụ, hạn chế xói lở bờ, làm giảm tốc độ gió, sóng và dòng triều vùng có đê ven biển và trong cửa sông. Các nghiên cứu khoa học cho thấy RNM có khả năng làm giảm năng lượng sóng từ 50 – 70% tuỳ thuộc vào chiều rộng của đai rừng và nhờ đó mà nó có tác dụng to lớn trong việc phòng hộ ven biển. Rễ CNM, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Ch\ng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng [14]. RNM bảo vệ các nguồn nước ngọt chống lại sự nhiễm mặn, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước giữa các HST trên cạn và dưới nước, đồng thời là vùng đệm chống lại sự lan truyền của các chất ô nhiễm giữa các HST này. RNM sẽ trở nên đặc biệt quan trọng để bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng đồng khỏi những thiên tai như bão và lũ lụt trong tình hình biến đổi khí 10 hậu (BĐKH) ngày càng gia tăng. RNM còn có tác dụng rất tốt trong việc loại thải khí nhà kính (vốn là nguyên nhân chính gây ra BĐKH) ra khỏi bầu khí quyển. Ngoài ra, RNM còn có chức năng như là bể chứa các-bon toàn cầu, một trong những giá trị rất quan trọng của RNM lại chưa được nghiên cứu nhiều. Do sự tích tụ các-bon qua nhiều thiên niên kỷ, những vùng đất này trở thành những bể chứa các-bon trên cạn lớn nhất trên Trái đất (Donato và cs., 2011) [12]. 1.4. Sự phân bố RNM 1.4.1. Các đặc tính qui định sự phân bố của CNM Trên thế giới, thành phần các loài cây của RNM được FAO (1994) liệt kê gồm 84 loài, trong đó có 66 loài cây gỗ, 13 loài cây bụi, 2 loài cây họ cau dừa, và 3 loài cây dương xỉ. Ở Việt Nam, Đỗ Đình Sâm và cs. (2005) đã liệt kê 37 loài cây là những loài thực thụ cây RNM [19]. Môi trường thuận lợi để RNM phát triển tốt là nơi có độ mặn cao, ngập triều, gió mạnh, nhiệt độ cao, đất bùn và yếm khí. Thực vật ngập mặn thuộc nhiều họ cây khác nhau nhưng có đặc điểm chung là cây thường xanh, đặc điểm sinh lý giống nhau và thích nghi trong điều kiện sống ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều và yếm khí (Kathiresan, 2007) [31]. Tuy nhiên, mỗi loài cây RNM đều có đặc tính riêng và mọc tốt ở những khu vực nhất định dọc theo bờ biển. Điều này có thể là nguyên nhân chính tại sao ở một số bờ biển ta có thể quan sát thấy sự phân định ranh giới tự nhiên, với một số loài nhất định sống ở gần biển (ở khu vực nước sâu và chảy mạnh hơn) và một số loài khác sống ở gần bờ hơn (ở khu vực nước nông và chảy êm dịu hơn) [18]. [...]... con sông Điều này tạo nên đặc trưng về môi trường nước có độ mặn khá cao và các cồn, bãi bồi ở vũng mang nhiều tính chất của cồn cát hơn là đầm lầy ngập nước Để phục vụ cho việc đánh giá môi trường, bổ sung cơ sở phục hồi RNM vũng An Hòa, 3 thông số bản môi trường nước được xác định trong thời gian nghiên cứu, đó là nhiệt độ, pH và độ mặn 3.1.1 Nhiệt độ (0C) Nhiệt độ ở môi trường nước ảnh hưởng đến... Nam tỉnh Quảng Nam, thuộc huyện Núi Thành Vũng nằm ở vị trí gần đường bờ biển của biển Đông, cách sông Tam Kỳ 25 km về phía Nam Khu vực nghiên cứu bao gồm 04 xã xung quanh vũng, đó là xã Tam Hòa, Tam Hải, Tam Quang Tam Giang và xã Tam Nghĩa Hình 2.1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu Khu vực vũng An Hòa, với vị trí tự nhiên tương đối thuận lợi nên việc phát triển cảng biển trong khu vực đang diễn ra khá nhanh... con người 35 Sông Trường Giang và sông Tam Kỳ là hai con sông chính, hợp lưu và đổ vào vũng An Hòa nên khu vực hạ lưu các sông này bị ảnh hưởng lớn bởi chế độ thủy triều, đặc biệt là mùa khô Sông Trường Giang kéo dài từ hạ lưu sông Thu Bồn ở phía Bắc đến vũng An Hòa ở phía Nam, còn sông tam Kỳ có bắt nguồn từ hồ Phú Ninh và đổ về sông Trường Giang Do đặc điểm khí hậu tỉnh Quảng Nam với lượng mưa lớn,... biển tỉnh Quảng Nam nằm trong mục tiêu phát triển kinh tế chiến lược của chính phủ và tỉnh Quảng Nam Vũng An Hòa thuộc huyện Núi Thành là một khu vực trọng điểm của tỉnh Quảng Nam để phát triển kinh tế ven biển Chính vì vậy, khu vực này đã trải qua những thay đổi to lớn trong những năm gần đây về các hoạt động kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, tình trạng di cư đến khu vực này để tìm kiếm việc làm. .. ở cấp tiểu học và trung học cơ sở là 99,6% và 97,5% trong năm 2009 và 2010 Tuy nhiên giáo dục phổ cập trung học mới chỉ đạt được ở 8 xã, thị trấn của huyện Núi Thành không bao gồm các xã ven biển như Tam Hải, Tam Hòa và Tam Quang CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Một số đặc điểm môi trường nước Vũng An Hòa là loại hình thủy vực nước lợ cửa sông ven biển có đặc điểm môi trường chịu tác động đồng thời... Pleixtocen hạ - Đá trầm tích đệ tứ Bề mặt vũng chỗ rộng nhất là 4km, có một dải san hô lớn nằm trong khoảng giữa về phía Bắc và phía Nam của cửa sông Nằm giữa vũng An Hòa có nhiều diện tích các thảm cỏ biển, dọc theo bờ của các đảo trong vũng là RNM và các đầm ao nuôi trồng thủy sản Vực nước sâu nhất của vũng An Hòa nằm ở khu vực dưới cửa An Hòa (khu vực từ bến phà Tam Quang - Tam Hải trở ra), độ sâu thường... Hình 1.1 Phân ranh tự nhiên của một khu RNM (theo Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản, 1993) [9] Do những đặc điểm đặc biệt của môi trường nên chỉ có một số lượng rất ít các loài cây có thể chịu được và phát triển bình thường trong điều kiện ngập thủy triều, đất bùn lầy, mặn Để duy trì sự sống CNM có những cấu trúc và cơ chế đặc biệt thích nghi với môi trường về hệ thống rễ, cấu tạo lá, các cơ chế điều... đang tiến hành xây dựng cảng hảng hóa tại xã Tam Hiệp, cảng cá Tam Giang và chuẩn bị xây 29 dựng âu thuyền tránh trú bão An Hoà Tuy nhiên, đo độ sâu ở phần trong vũng An Hòa nhỏ, do đó khi xây dựng cảng mới - cảng hàng hóa Tam Hiệp, phải nạo vét tạo luồng lạch cho tàu ra vào sau này Hoạt động này đang trở thành một trong những tác nhân làm thay đổi bề mặt đáy vũng, làm biến động tài nguyên, môi trường. .. Mêkông và phía Nam bán đảo Cà Mau Tuan và cs (2001) đã liệt kê 22 vùng bờ biển cần được bảo vệ ở Việt Nam, trong đó có 43.115 ha RNM và theo nhóm tác giả này RNM hiện còn lại chỉ đạt khoảng 39% Đó là những khu vực rất quan trọng được mô tả sau đây: - Khu dự trữ thiên nhiên Đất Mũi Cà Mau nằm ở cực Nam của Việt Nam RNM khu vực này bị phá hủy suốt thời kỳ chiến tranh, nhưng đã được phục hồi tốt sau đó... vào thời điểm nắng nóng Còn trong mùa mưa, giá trị này nằm trong khoảng 25,5 – 28 0C [20] Nhiệt độ nước vũng An Hòa phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của CNM Hình 3.1 Nhiệt độ môi trường nước khu vực nghiên cứu 3.1.2 pH pH là một nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật pH thích hợp cho thủy sinh vật nằm trong khoảng từ 6,5 - 9 Khi pH môi trường quá . luận văn Nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng An Hòa tỉnh Quảng Nam làm cơ sở phục hồi RNM . 3 2. Mục đích của đề tài Lập cơ sở khoa học về môi trường cho công tác phục hồi RNM ở vũng An Hòa, đề. nghiên cứu khoa học về HST RNM miền Trung nói riêng, Việt Nam nói chung. Đồng thời tìm ra mối 5 liên hệ giữa đặc điểm môi trường và sự phát triển của CNM, làm cơ sở phục hồi RNM. Kết quả nghiên cứu. quan nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vũng An Hòa huyện Ni Thành tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Kết quả và thảo luận. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát các nghiên

Ngày đăng: 13/11/2014, 12:14

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan