xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại

318 528 3
xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ______________________________________________________________________________________________ PHẠM THỊ THUÝ NGUYỆT XÃ HỘI INTERNET VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI _________________________________ LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ______________________________________________________________________________________________ PHẠM THỊ THUÝ NGUYỆT XÃ HỘI INTERNET VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyên ngành: VĂN HOÁ HỌC Mã số: 62.31.70.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. TRẦN NGỌC THÊM Phản biện 1: PGS. TS. PHAN THỊ THU HIỀN Phản biện 2: PGS. TS. NGUYỄN TRI NGUYÊN Phản biện 3: TS. ĐỖ NAM LIÊN Phản biện độc lập: GS. TS. MAI NGỌC CHỪ PGS. TS. NGÔ ĐỨC THỊNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 Lời cam đoan ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu luận án là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm. NCS. Phạm Thị Thuý Nguyệt ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ MỤC LỤC DẪN NHẬP 0.1. Lý do chọn đề tài 1 0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 0.3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 17 0.5. Kết quả đóng góp của luận án 19 0.6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án 20 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Từ INTERNET đến XÃ HỘI và VĂN HOÁ INTERNET trên thế giới và ở Việt Nam 22 1.1.1. Tổng quan về Internet 22 1.1.2. Khái niệm “Xã hội Internet” và “Xã hội Internet Việt Nam” 38 1.1.3. Khái niệm “Văn hóa Internet” và “Văn hóa Internet Việt Nam” 42 1.1.4. Những khía cạnh phản văn hóa của Internet 45 1.2. Định vị VĂN HOÁ INTERNET và VĂN HÓA INTERNET VIỆT NAM 48 1.2.1. Chủ thể của văn hoá Internet và văn hóa Internet Việt Nam 48 1.2.2. Không gian của văn hoá Internet và văn hóa Internet Việt Nam 53 1.2.3. Thời đại Internet trên thế giới và ở Việt Nam 67 1.3. Tiểu kết chương 1 74 CHƯƠNG 2 QUAN HỆ GIỮA INTERNET VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1. Internet Việt Nam như một tiểu văn hóa trong văn hóa Việt Nam 75 2.1.1. Nhận thức của người Việt về Internet 78 2.1.2. Văn hóa tổ chức và quản trị Internet ở Việt Nam 88 2.1.3. Văn hóa ứng xử của người Việt với Internet 101 2.2. Các thế đối lập văn hóa giữa xã hội Internet với văn hóa Việt Nam 114 2.2.1. Văn hoá ưu tú và văn hoá đại chúng 115 2.2.2. Tĩnh và Động 120 2.2.3. Đóng và Mở 122 2.2.4. Định cư và Du cư 123 2.2.5. Tự trị làng xã và Toàn cầu hoá 125 2.2.6. Đồng nhất bản sắc và Đa dạng cá nhân hoá 126 2.3. Tiểu kết chương 2 129 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÃ HỘI INTERNET 3.1. Một số biến đổi văn hóa cá nhân dưới tác động của xã hội Internet 132 3.1.1. Văn hóa thể hiện bản thân 132 3.1.2. Lối sống và tập quán cá nhân 144 3.2. Một số biến đổi văn hóa cộng đồng dưới tác động của xã hội Internet 153 3.2.1. Biến đổi văn hóa giao tiếp xã hội 153 3.2.2. Một số tập quán mới giao tiếp và ứng xử cộng đồng của người Việt trên Internet 168 3.3. Một số biến đổi văn hóa gia đình dưới tác động của xã hội Internet 182 3.3.1. Ý niệm mới của người Việt về “nhà” và “cư trú” trên Internet 182 3.3.2. Mở rộng quan hệ gia đình trên Internet 186 3.3.3. Sự thoát ly của trẻ vị thành niên khỏi gia đình qua “cánh cổng” Internet 188 3.4. Tiểu kết chương 3 192 KẾT LUẬN 195 TÀI LIỆU THAM KHẢO 202 PHỤ LỤC 209 Phụ lục 1 CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO NỘI DUNG LUẬN ÁN 210 Phụ lục 2 DANH SÁCH CÁC WEBSITE CHỌN KHẢO SÁT ĐIỀN DÃ TRỰC TUYẾN 249 Phụ lục 3 DANH SÁCH 54 DIỄN ĐÀN CHỌN KHẢO SÁT ĐIỀN DÃ TRỰC TUYẾN 253 Phụ lục 4 KHẢO SÁT “VĂN HOÁ INTERNET” 255 Phụ lục 5 MỘT SỐ WEBSITE QUẢNG BÁ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ VIỆT NAM 280 Phụ lục 6 TOP 10 CÁC QUỐC GIA CÓ SỐ LƯỢT TÌM KIẾM SEX TRÊN GOOGLE 2008 - 2012 281 Phụ lục 7 KHẢO SÁT INTERNET RIÊNG TƯ 284 Phụ lục 8 DANH SÁCH WEBSITE LÀNG VIỆT NAM 297 Phụ lục 9 20 MỐC LỊCH SỬ QUAN TRỌNG CỦA INTERNET VÀ WORLD WIDE WEB 300 Phụ lục 10 THỐNG KÊ KHẢO SÁT SỐ LƯỢNG BẠN BÈ FACEBOOK CỦA HỌC SINH/SINH VIÊN 304 Phụ lục 11 TỪ ĐIỂN SƠ LƯỢC “NGÔN NGỮ @” 308 ___________________________________________ Trang 1 DẪN NHẬP 0.1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển bùng nổ của kết nối mạng Internet và các điều kiện triển khai Internet băng thông rộng trong những năm gần đây đã thật sự tạo nên những thay đổi lớn lao trong đời sống văn hóa của nhân loại. Mạng Internet ban đầu được biết đến như một hệ thống phương tiện kỹ thuật đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trên phạm vi rộng cho các hệ thống mạng máy tính, nhưng không lâu sau đó, Internet được phổ biến trong xã hội, trở thành một nền tảng, một nền tảng kết nối (Internet base) các máy tính trên thế giới và tạo ra một “xã hội ảo”, tạo ra một “cộng đồng ảo” và làm thay đổi cảnh quan văn hoá mới. Internet đã xác lập không chỉ một môi trường kết nối các máy tính trên phạm vi toàn cầu, mà còn định hình một kỷ nguyên mới trong đời sống văn hóa nhân loại – kỷ nguyên Internet. Sự phát triển của Internet không chỉ là một vấn đề kỹ thuật thuần túy, mà còn là một vấn đề xã hội. Internet trở thành môi trường sống, môi trường làm việc, môi trường học tập, môi trường giao tiếp, môi trường sáng tạo nghệ thuật, môi trường bảo tồn văn hóa, môi trường hoạt động kinh doanh,… của nhân loại. Internet thật sự là một xã hội với nhiều biểu hiện và giá trị đa dạng. Hầu như tất cả các sắc thái của xã hội thực đều được tìm thấy trong xã hội Internet. Internet ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Chẳng hạn, năm 2008, một tổ chức của Mỹ có uy tín về nghiên cứu Internet là PIALP (Pew Internet and American Life Project) đã tiến hành một khảo sát trên diện rộng đối với Trang 2 người dùng Internet ở Mỹ, cho thấy Internet đã có vai trò ngày càng sâu sắc trong đời sống người Mỹ ( 1 ) . Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng Internet vượt bậc những năm gần đây đã từng đưa Việt Nam vào top 20 của thế giới (năm 2008) và top 5 của châu Á (năm 2007) về số người sử dụng Internet [95]. Theo Sách Trắng Internet Việt Nam, tính đến hết quý III/2012, Internet Việt Nam có 31.196.878 người sử dụng, chiếm tỉ lệ 35,49% dân số. Hiện Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (ASEAN). So với năm 2000, số lượng người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần [2]. Giá máy tính ngày càng rẻ, điều kiện truy cập Internet băng thông rộng được mở rộng, thêm vào đó là những thay đổi xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá đã góp phần làm cho các sinh hoạt trên Internet của cộng đồng người Việt ngày càng trở nên sôi nổi và đa dạng. Xã hội Internet Việt Nam đã thật sự hình thành. Và trong không gian xã hội mới mẻ đó, người Việt hôm nay với tư cách là chủ thể của nền văn hoá Việt giàu truyền thống cũng đã xây dựng được những giá trị và bản sắc văn hoá trên môi trường Internet. Đó có thể là những giá trị và bản sắc văn hoá được chuyển vào từ đời sống thực, nhưng cũng có thể là những giá trị và bản sắc mới được hình thành riêng trong môi trường Internet. Những đặc tả về xã hội và văn hoá Internet Việt đến nay còn chưa được cụ thể, chưa được rõ ràng. Đặc biệt, mối quan hệ cũng như những ảnh hưởng qua lại giữa xã hội – văn hoá Internet với văn hoá Việt Nam hiện nay cũng chưa được nghiên cứu nhiều. Trong bối cảnh mà Internet đang trở thành một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội hiện đại, là một nền tảng chung cho nhiều thiết kế phát triển của tương lai, Việt Nam cũng không thể lựa chọn con đường phát triển “phi Internet”. Các chính sách quốc gia của Việt Nam ( 1 ) Số liệu khảo sát của PIALP tại thời điểm 2008 cho thấy khoảng 45% người lướt web (60 triệu người) cho biết Internet đã giúp họ đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặt hoặc đối diện với những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời, tăng hơn 40% so với khảo sát năm 2002. Trang 3 về điều này đã rất rõ ràng, do vậy việc nhận diện kịp thời các vấn đề về xã hội và văn hoá Internet trong mối quan hệ với xã hội và văn hoá thực ở Việt Nam đã trở nên cấp bách. Luận án “Xã hội Internet và văn hoá Việt Nam đương đại” mà người viết thực hiện hướng đến giải quyết vấn đề vừa nêu, với mong muốn sẽ giúp nhận diện một bức tranh toàn cục về xã hội Internet Việt và từ đó nhận chân các biểu hiện và giá trị văn hoá đặc thù mới phát sinh trong cộng đồng người dùng Internet Việt Nam – một cộng đồng chiếm gần nửa dân số Việt Nam đến thời điểm 2012 và có khả năng tăng nhanh trong những năm tới. 0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề nghiên cứu xã hội và văn hoá Internet đã sớm được quan tâm trong giới học thuật quốc tế, ngay cả khi Internet còn chưa tìm được sự phát triển bùng nổ. Năm 1978, năm cuốn sách “The Network Nation” xuất bản, có thể được xem là mốc đánh dấu điểm khởi đầu của các hoạt động nghiên cứu chính thức về xã hội và văn hóa Internet. Thời gian đầu, địa hạt nghiên cứu này chủ yếu do giới khoa học máy tính nắm giữ, chủ đề thường được quan tâm là vấn đề làm việc cộng tác, học tập cộng tác với sự hỗ trợ của máy tính và các hiệu ứng tâm lý, xã hội của nó. Kết quả nghiên cứu liên quan thường được trình bày tại hội thảo khoa học thường niên CSCW (Computer-Supported Cooperative Work) do Hiệp hội Máy tính của Mỹ tổ chức vào định kỳ tháng 2 hàng năm. Kể từ năm 1990, sự phổ biến nhanh chóng của Internet đã bắt đầu thu hút sự chú ý nhiều hơn của các nhà khoa học xã hội và nhân văn chuyên ngành, đặc biệt là giới nghiên cứu truyền thông. Một số dự án có quy mô lớn về nghiên cứu Internet, tiêu biểu là dự án Pew Internet & American Life ( 2 ) và dự án Internet World ( 3 ) đã xây dựng được một khung logic tiếp cận nghiên cứu Internet dưới góc nhìn của khoa học xã hội truyền thống. ( 2 ) http://pewinternet.org ( 3 ) http://worldinternetproject.net Trang 4 Từ năm 1996, môt số trường đại học ở Mỹ bắt đầu tổ chức đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành về “Internet học” (Đại học Georgetown, Đại học Maryland, Đại học Brandeis – Hoa Kỳ). Các chủ đề chính được giới học thuật quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu Internet thường bao gồm những chủ đề về kỹ thuật (kiến trúc Internet, bảo mật,…), về xã hội và văn hoá Internet (văn hóa ảo, tác động xã hội của Internet, các mạng xã hội mới, xã hội trực tuyến, tương tác xã hội trên Internet, cộng đồng trực tuyến, giao tiếp qua trung gian máy tính (CMC), quyền kỹ thuật số (digital rights),văn hóa mã nguồn mở… Đặc biệt, kể từ sau thời kỳ bùng nổ Internet băng thông rộng trên phạm vi toàn cầu và sự phát triển vượt bậc của công nghệ web ở thập niên đầu thế kỷ XXI, xã hội Internet phát triển nhanh và được thừa nhận ở nhiều khu vực và quốc gia chính là nguyên nhân thúc đẩy các trường đại học, các nhà nghiên cứu xã hội và văn hóa quan tâm đến chủ đề này. Chủ đề đầu tiên về xã hội và văn hóa Internet được quan tâm là vấn đề nhận diện xã hội Internet, văn hóa Internet và các đặc tính của nó. Michael Benedikt là một trong những người đầu tiên khám phá không gian vô biên và kiến trúc thành phần tạo nên không gian mạng cũng như các nhánh nhỏ của nó. Trong cuốn “Cyberspace: First Steps” xuất bản năm 1991, M. Benedkit và các cộng sự (William Gibson, Marcos Novak, David Tomas) đã nêu ra một cái nhìn rất sâu về những tiềm năng của không gian kỹ thuật số và môi trường kỹ thuật số. Không gian mạng đã được định nghĩa trong cuốn sách này là “một thế giới nhân tạo vô hạn mà con người điều hướng trong không gian dựa trên thông tin”. Cũng trong công trình này, những vấn đề về cơ sở triết học cho không gian mạng, mối liên quan giữa cơ thể con người với thực tế ảo, nguyên lý truyền thông cơ bản trong không gian mạng, kiến trúc phi vật chất hóa của không gian mạng, logic của việc sử dụng các “đại diện đồ họa” ( 4 ) (graphic ( 4 ) Khái niệm này liên quan đến lĩnh vực truyền thông đồ họa (graphic communication). “Đại diện đồ họa” (graphic representation) được hiểu như một loại biểu tượng đồ họa có ý nghĩa đại diện cho một đối tượng nào đó. [...]... của dân tộc trong xã hội thực cũng được phản ánh vào xã hội Internet Việt Nam Vậy liệu có thể có cái gọi là “bản sắc văn hóa trong xã hội Internet Việt Nam?  Vấn đề thứ tư: Đến lượt mình, xã hội Internet lại tác động trở lại làm thay đổi xã hội thực Điều này bắt đầu từ sự thay đổi các hành vi xã hội và hành vi văn hóa của con người Việt Nam do tác động của Internet Việt Nam Vậy xã hội thực chịu ảnh... hóa xã hội, đặc biệt sự phân hóa xã hội theo lứa tuổi trong xã hội Internet, hay những vấn đề liên quan đến các đặc trưng nhóm người dùng (Internet user group) trong xã hội Internet Ở góc độ văn hóa học, có hai nhóm vấn đề về văn hóa Internet được quan tâm nhất là: 1) những tập quán văn hóa Internet mới định hình trong xã hội Internet; và 2) những biến đổi văn hóa của xã hội do tương tác giữa xã hội Internet. .. xã hội Internet với văn hoá Việt Nam , tập trung nhận diện và phân tích mối quan hệ và tương tác giữa xã hội Internet với văn hoá Việt Nam thông qua một phân tích hệ thống về tiểu văn hoá Internet Việt Nam và lập danh sách các thế đối lập văn hoá giữa xã hội Internet với văn hoá Việt Nam Kết quả nghiên cứu của chương này cũng góp thêm tiền đề để tiến hành nhận diện, phân tích các biến đổi văn hoá Việt. .. là xã hội Internet nói chung và nghĩa hẹp là xã hội Internet Việt Nam) với văn hoá Việt Nam và kết quả của sự tương tác đó Theo đó, tất cả những hiện tượng, những biểu hiện mang tính xã hội và văn hóa dưới tác động của xã hội Internet Việt Nam trong đời sống văn hóa Việt Nam sẽ thuộc phạm vi quan sát của luận án Khái niệm văn hoá Việt Nam đương đại được đề cập trong luận án này được hiểu là kết quả... hình thành và ngày càng trở nên rõ nét Internet Việt Nam cũng không nằm ngoài kịch bản phát triển đó Nếu không nhận diện được các đặc điểm và giá trị văn hóa của xã hội Internet (bao gồm cả Internet Việt Nam) , các mối quan hệ và ảnh hưởng giữa xã hội Internet với xã hội thực sẽ không được xử lý phù hợp  Vấn đề thứ hai: Nhiều lĩnh vực đời sống đã phát triển trong xã hội Internet Việt Nam và bị biến... hưởng thế nào của xã hội Internet?  Vấn đề thứ năm: Xã hội Internet ở Việt Nam hình thành muộn so với thế giới, và hình thành trong bối cảnh của một nền văn hóa phương Đông nông nghiệp truyền thống lâu đời của Việt Nam Trong bối cảnh đó, chắc chắn sẽ có những hiện tượng va chạm văn hóa hay “sốc” văn hóa trong quá trình phát triển xã hội Internet ở Việt Nam cần được nhận diện, mô tả và xây dựng các phương... cứu bao quát và toàn diện về xã hội và văn hoá Internet, quan sát đầy đủ các thành phần của hệ thống văn hoá Internet Cụ thể, ở chương 2, người viết áp dụng cách tiếp cận hệ thống-cấu trúc để phân tích các vấn đề liên quan đến tiểu văn hóa Internet trong hệ thống chung của văn hóa Việt Nam, phân tích các thành tố văn hoá nhận thức – văn hoá tổ chức – văn hoá ứng xử trong văn hoá Internet Việt - Phương... hưởng của xã hội này Chẳng hạn như, lối sống, kinh doanh, giao tiếp xã hội, giáo dục, nghệ thuật,… đều đã có mặt trong xã hội Internet Việt Nam Bên cạnh việc sao chép những đặc điểm và giá trị vốn có trong xã hội thực, các lĩnh vực này bị biến đổi như thế nào bởi những ảnh hưởng của xã hội Internet? Trang 15  Vấn đề thứ ba: Tính toàn cầu của xã hội Internet là rõ ràng, nhưng những giá trị văn hóa đặc... cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu một đối tượng trên Internet chứ không có điều kiện kế thừa trực tiếp các kết quả có sẵn 0.3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài Xã hội Internet và văn hoá Việt Nam đương đại , người viết đặt ra năm vấn đề cần quan tâm:  Vấn đề thứ nhất: Khi Internet toàn cầu phát triển thành một xã hội, những đặc điểm và giá trị văn hóa riêng của xã hội này được... của xã hội Việt Nam dưới tác động của Internet Đặc biệt, luận án mạnh dạn nhận diện các biến đổi văn hoá Việt Nam diễn ra ở từng cấp độ văn hoá cá nhân, văn hoá gia đình, văn hoá cộng đồng dưới tác động của Internet Kết quả này có thể giúp tìm ra những giải pháp tích cực và hiệu quả hơn trong việc kiểm soát và điều chỉnh nhiều thực tế mới phát sinh trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay 0.6 Kết cấu và . Văn hóa Internet và Văn hóa Internet Việt Nam 42 1.1.4. Những khía cạnh phản văn hóa của Internet 45 1.2. Định vị VĂN HOÁ INTERNET và VĂN HÓA INTERNET VIỆT NAM 48 1.2.1. Chủ thể của văn. thể của văn hoá Internet và văn hóa Internet Việt Nam 48 1.2.2. Không gian của văn hoá Internet và văn hóa Internet Việt Nam 53 1.2.3. Thời đại Internet trên thế giới và ở Việt Nam 67 1.3. Tiểu. GIỮA INTERNET VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1. Internet Việt Nam như một tiểu văn hóa trong văn hóa Việt Nam 75 2.1.1. Nhận thức của người Việt về Internet 78 2.1.2. Văn hóa tổ chức và quản trị Internet

Ngày đăng: 13/11/2014, 07:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

    • 1.1. Từ Internet đến xã hội và văn hóa internet trên thế giới và ở Việt Nam

    • 1.2. Định vị văn hóa internet và văn hóa internet Việt Nam

    • 1.3. Tiểu kết chương 1

    • CHƯƠNG 2. QUAN HỆ GIỮA INTERNET VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM

      • 2.1. Internet Việt Nam như một tiểu văn hóa trong văn hóa Việt Nam

      • 2.2. Các thế đối lập văn hóa giữa xã hội internet với văn hóa Việt Nam

      • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÃ HỘI INTERNET

        • 3.1. Một số biến đổi văn hóa cá nhân dưới tác động của xã hội internet

        • 3.2. Một số biến đổi văn hóa cộng đồng dưới tác động của xã hội internet

        • 3.3. Một số biến đổi văn hóa gia đình dưới tác động của xã hội internet

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan