tư tưởng hồ chí minh về con người và giải phóng con người

243 508 2
tư tưởng hồ chí minh về con người và giải phóng con người

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN o0o NGUYỄN TRUNG DŨNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN o0o NGUYỄN TRUNG DŨNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Mã số : 62.22.80.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ Phản biện độc lập: 1. PGS, TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA 2. PGS, TS. NGUYỄN THANH Phản biện: 1. PGS, TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA 2. PGS, TS. NGUYỄN THANH 3. PGS, TS. NGUYỄN XUÂN TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Ngày….tháng…năm 2012 Tác giả NGUYỄN TRUNG DŨNG MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 01 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 03 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 08 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 09 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 09 6. Cái mới của luận án 09 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 10 8. Kết cấu của luận án 10 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 11 1.1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG 12 1.1.1. Vấn đề con người và giải phóng con người trong triết học Ấn Độ . 12 1.1.2. Vấn đề con người và giải phóng con người trong triết học Trung Quốc 19 1.2. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY 29 1.2.1. Tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết học phương Tây thời kỳ Cổ - Trung đại 29 1.2.2. Tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết học phương Tây thời kỳ Phục Hưng và cận đại 36 1.2.3. Tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết học cổ điển Đức 42 1.2.4. Tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết học phương Tây hiện đại 47 1.3. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC–LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI 55 1.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người 55 1.3.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải phóng con người 61 1.3.3. Vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam 65 Chương 2: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI 76 2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI 76 2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người 76 2.1.2. Truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống quê hương, gia đình đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người 83 2.1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người 86 2.2. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI 95 2.2.1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người 95 2.2.2. Thực chất vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh 112 2.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI 123 2.3.1. Giải phóng con người gắn liền với giải phóng dân tộc 126 2.3.2. Giải phóng con người gắn liền với giải phóng giai cấp 132 2.3.3. Xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa là tiền đề giải phóng con người một cách triệt để và cách mạng 144 Chương 3: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 159 3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 159 3.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, tác động đến việc xây dựng, phát triển và giải phóng con người 159 3.1.2. Thực trạng, những thành tựu và mặt còn hạn chế về vấn đề giải phóng con người ở Việt Nam hiện nay 177 3.2. BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 190 3.2.1. Giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đối với việc giải phóng con người ở Việt Nam hiện nay 190 3.2.2. Đảm bảo và phát huy dân chủ, là cơ sở và nền tảng, để giải phóng con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 193 3.2.3. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân là biểu hiện cụ thể, trực tiếp nhất của việc xây dựng, phát triển và giải phóng con người Việt Nam hiện nay 195 3.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 198 3.3.1. Định hướng và mục tiêu cơ bản về sự nghiệp giải phóng con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay 198 3.3.2. Một số giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu giải phóng con người trong điều kiện Việt Nam hiện nay 204 PHẦN KẾT LUẬN 220 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 225 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 237 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi mọi sự đau khổ, đem lại cho con người một cuộc sống tự do, hạnh phúc là khát vọng ngàn đời của nhân loại và, cũng là vấn đề được quan tâm lớn nhất của các nhà tư tưởng, ở mọi thời đại lịch sử. Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa hết sức mạnh mẽ, cả về chiều rộng và chiều sâu. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc ngày càng gia tăng. Bên cạnh bức tranh sinh động của đời sống thế giới về kinh tế, chính trị, văn hóa, chúng ta vẫn thấy nổi lên ở đây đó sự xung đột về sắc tộc, tôn giáo, chính trị,… như những dấu hiệu không tốt trong quá trình phát triển. Đặc biệt là, sau sự khủng hoảng chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu, thời kỳ chiến tranh lạnh dường như đã kết thúc về mặt hình thức, nhưng trên thực tế, trên thế giới, vẫn ngấm ngầm xảy ra những cuộc chạy đua vũ trang, những sự đối đầu quyết liệt để phân chia thị trường thế giới. Vấn đề quyền tự quyết của các quốc gia, các dân tộc, vấn đề về giải phóng con người tưởng chừng là những vấn đề đã cũ của quá khứ, nhưng thực chất, trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai, lại đang trở thành vấn đề nóng, mang tính thời sự với những yêu cầu, cấp thiết đòi hỏi cần phải giải quyết một cách khoa học và hợp đạo lý, để thế giới cùng chung sống hòa bình, cùng hợp tác và phát triển. Trong quá trình hơn hai mươi năm đổi mới, phát triển trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đời sống của nhân dân đã không ngừng được nâng lên, con người với tư cách là chủ thể xã hội, đã có nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình, an ninh 2 xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh đó trên phương diện thực tiễn, vẫn còn rất nhiều những vấn đề lớn đặt ra cho khoa học lý luận phải tập trung nghiên cứu, đưa ra những định hướng giải quyết. Chẳng hạn, như vấn đề về mối quan hệ giữa lợi ích và quyền tự quyết của dân tộc với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, của quá trình phát triển; vấn đề mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển, giữa đổi mới kinh tế và chính trị, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; vấn đề giải phóng con người trong mối quan hệ với sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, khu vực và giữa các cá nhân; vấn đề phát huy nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; và .v.v… Như vậy, thực tiễn kinh tế - xã hội Việt Nam, đã và đang đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi cần có sự giải quyết triệt để về mặt lý luận. Xét cho đến cùng, tất cả những vấn đề cơ bản nêu trên, thực chất đó là vấn đề về con người, giải phóng và phát triển con người. Ở đây, chúng ta có thể tìm thấy những nội dung mang tính lý luận và phương pháp luận về vấn đề con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng thực tiễn hoạt động cách mạng sinh động của mình, trên cơ sở sự kế thừa và phát triển xuất sắc những tư tưởng tiến bộ về con người và giải phóng con người trong lịch sử, đặc biệt là sự vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin về giải phóng con người, Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống tư tưởng về vấn đề con người và giải phóng con người một cách sâu sắc và toàn diện, mang bản sắc Việt Nam. Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã khẳng định: chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho đường lối cách mạng của Đảng. Đại hội lần IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là 3 nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động, là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta”[26; tr. 84]. Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, ngày 27 tháng 03 năm 2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 23/CT-TW về việc đẩy mạnh nghiên cứu và tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Hiện nay, Đảng ta đang quan tâm, chỉ đạo tăng cường việc học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và toàn xã hội. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, có giá trị cao trên góc độ lý luận. Trong những năm gần đây, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, vấn đề về con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, đã được nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu, phân tích ở nhiều phương diện và cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tác giả và công trình khoa học nào, nghiên cứu về vấn đề con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống và hoàn chỉnh. Vì vậy, một mặt, với mong muốn làm rõ thêm, phong phú thêm tư tưởng khoa học về vấn đề con người và giải phóng con người của Hồ Chí Minh nói riêng, sự đóng góp của Người vào kho tàng lý luận và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung; mặt khác với mong muốn góp phần giải đáp những vấn đề lý luận về giải phóng con người do thực tiễn hiện nay đang đặt ra, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử triết học nói chung, và trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng được các nhà khoa học nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận và mức độ phong phú khác nhau. Về vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử triết học, 4 hầu hết các nhà khoa học không tập trung nghiên cứu thành những nội dung riêng, mang tính hệ thống, mà trình bày lồng ghép trong các quan điểm về bản thể luận, nhân sinh quan, nhận thức luận của các triết gia theo phương diện lịch sử. Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như: Lịch sử Triết học. Tập 1. Nxb. Khoa học xã hội, 2002, của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa và Doãn Chính (chủ biên); Lịch sử Triết học của tác giả Nguyễn Hữu Vui. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; tác giả Lưu Phóng Đồng với công trình Triết học phương Tây hiện đại. Tập 1, 2. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994;… Có những tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề giải phóng con người theo từng giai đoạn lịch sử, hoặc theo từng triết gia như: Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ của tác giả Doãn Chính. Nxb. Thanh niên, 1999; Bùi Bá Linh (2003): Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Thế Nghĩa (2003): Quan niệm của C.Mác về tha hóa và sự giải phóng con người trong “Bản thảo kinh tế - triết học”. Tạp chí Triết học số 10-2003; Đáng chú ý nhất là tác phẩm Tư tưởng triết học về con người của tác giả Vũ Minh Tâm (chủ biên). Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996. Tác phẩm đã trình bày những nội dung cơ bản về vấn đề con người trong lịch sử triết học. Riêng vấn đề giải phóng con người, hiện nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, theo phương diện lịch sử. Về vấn đề con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Trong lịch sử cách mạng Việt Nam đương đại, việc tổ chức học tập và nghiên cứu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được triển khai từ rất sớm bằng nhiều hình thức phong phú khác nhau trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta như một yêu cầu khách quan của cuộc sống. Song, chỉ đến những năm gần đây, trong hoàn cảnh thế giới có nhiều biến [...]... triển và các đặc điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người; những quan niệm và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người; sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay Tác giả Trần Văn Thức cũng đã bàn thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong bài báo: Sự kế thừa và phát triển tư tưởng quyền dân tộc, quyền con người. .. con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh Ba là, từ những vấn đề trình bày trên, luận án rút ra những bài học lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng con người ở nước ta hiện nay 4 Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh sâu sắc, phong phú, sinh động, phản ánh và. .. tích về vấn đề này một cách có hệ thống, sâu sắc và toàn diện Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người và giải phóng con người nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung 3 Mục đích, nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là tập trung nghiên cứu làm rõ một cách có hệ thống tư tưởng. .. tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người; những vấn đề đang đặt ra đối với thực tiễn phát triển con người hiện nay; việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Tác 6 giả PGS.TS.Lê Sỹ Thắng với tác phẩm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996); Tác giả Thành Duy với bài viết: Tư tưởng Hồ Chí Minh. .. Phạm Hồng Chương: Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003); Bùi Bá Linh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và 8 cách mạng xã hội (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005);… Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người của các tác giả Đặng... phát triển và giải phóng con người ở nước ta hiện nay 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án đã góp phần nghiên cứu và hệ thống hoá tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người nói riêng Trên cơ sở đó, luận án đã chứng minh và khẳng định rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và phát triển chủ... Trong đó, tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người là nội dung quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng chủ đạo mang tính định hướng cho việc thể hiện thế giới quan của Người Việc nghiên cứu vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử triết học là điều kiện cần thiết, để hiểu sâu sắc hơn cơ sở lý luận cũng như thấy 12 được sự kế thừa và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn... giả Thành Duy với bài viết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách đối với con người (Tạp chí Lịch sử Đảng, tr 24-30, số 12 năm 2005) Nội dung của các tác phẩm, bài viết này tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong mối quan hệ với các chính sách đối với con người Trong tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005), các tác giả Phạm... Khiêu, Hoàng Chí Bảo, Đỗ Huy (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); Trần Quy Nhơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, (Nxb Giáo dục, 2004); Phạm Quốc Thành: Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cho cán bộ đảng viên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004);… Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, vấn đề con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã ít... tư ng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thực hiện mục tiêu giải phóng con người ở nước ta hiện nay Để đạt được mục đích nêu trên, luận án, thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Một là, trình bày khái quát về vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử tư tưởng nhân loại Hai là, trình bày và phân tích làm rõ những nội dung cơ bản về vấn . bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người 95 2.2.2. Thực chất vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh 112 2.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI 123 2.3.1. Giải phóng con người. triển và các đặc điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người; những quan niệm và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người; sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền. về con người và giải phóng con người 83 2.1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người 86 2.2. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI 95 2.2.1.

Ngày đăng: 13/11/2014, 06:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan