nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết nam bộ từ cuối thế kỷ xix đến năm 1932

228 1.1K 14
nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết nam bộ từ cuối thế kỷ xix đến năm 1932

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN    PHAN MẠNH HÙNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1932 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN TP. Hồ Chí Minh, năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN    PHAN MẠNH HÙNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1932 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân 2. PGS. TS. Lê Giang TP. Hồ Chí Minh, năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Phan Mạnh Hùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng, phạm vi của luận án 3 3. Lịch sử vấn đề 4 4. Phương pháp nghiên cứu 21 5. Đóng góp mới của luận án 22 6. Cấu trúc của luận án 22 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Một số vấn đề của tiểu thuyết và tiểu thuyết Nam Bộ 24 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết 24 1.1.2. Tiểu thuyết Nam Bộ - khái quát về lịch sử 29 1.1.2.1. Giai đoạn hình thành và phát triển: 1887 đến 1932 29 1.1.2.2. Giai đoạn hội nhập: 1932 đến 1945 38 1.1.3. Tiểu thuyết Nam Bộ - khái quát về đặc điểm 40 1.1.3.1. Loại hình tiểu thuyết 40 1.1.3.2. Hình thức công bố 47 1.1.3.3. Chủ thể sáng tác 51 1.1.3.4. Chủ thể tiếp nhận 60 1.2. Tự sự học – một khoa học về tiểu thuyết 67 1.2.1. Tự sự học - khái niệm 67 1.2.2. Tự sự học - quan niệm 69 1.2.3. Tự sự học - những tiêu điểm nghiên cứu 72 Tiểu kết: 76 Chương 2 TIỂU THUYẾT NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN 1932 – NHÌN TỪ KẾT CẤU TRẦN THUẬT 2.1. Các kiểu kết cấu trần thuật 78 2.1.1. Kết cấu tuyến tính 79 2.1.2. Kết cấu phi tuyến tính 101 2.2. Người kể chuyện và nhân vật 107 2.2.1. Mối quan hệ giữa người trần thuật và cốt truyện 108 2.2.2. Mối quan hệ giữa người trần thuật và nhân vật 123 Tiểu kết: 137 Chương 3 TIỂU THUYẾT NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN 1932 – NHÌN TỪ NHÂN VẬT VÀ VIỆC KIẾN TẠO DIỄN NGÔN 3.1. Kiểu nhân vật 142 3.1.1. Nhân vật anh hùng 144 3.1.2. Nhân vật dục vọng 153 3.1.3. Nhân vật oan khuất 158 3.2. Các dạng thức tạo nghĩa diễn ngôn tự sự 160 3.2.1. Dạng kể và tả 163 3.2.2. Dạng đối thoại, độc thoại và lời nửa trực tiếp 186 3.2.3. Nhịp điệu câu văn xuôi 191 Tiểu kết: 195 KẾT LUẬN 196 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 201 TÀI LIỆU THAM KHẢO 203 PHỤ LỤC 218 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ La tinh xuất hiện khá sớm ở khu vực Nam Bộ, chỉ sau 25 năm tính từ khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) chính thức chấp nhận sự có mặt của thực dân Pháp tại vùng đất này. Đó là một thời gian không dài lắm, nhưng đủ để cho ra đời một thế hệ nhà văn cùng với nền văn học mới: văn học chữ Quốc ngữ La tinh, ở đó văn xuôi gần như là thể loại chủ đạo. Sau những bước đi tiên phong trong việc cách tân văn học của các nhà văn Tây học như: Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Trương Minh Ký (1855- 1900), Diệp Văn Cương (1862-1929), Nguyễn Trọng Quản (1865-1911)… nền văn học Nam Bộ đã thực sự khởi sắc từ khi xuất hiện một lớp nhà văn thuộc thế hệ thứ hai từ sau năm 1910 như: Hồ Biểu Chánh (1885-1958), Lê Hoằng Mưu (1879- 1942), Nguyễn Chánh Sắt (1869-1947), Phú Đức (1901-1970), Bửu Đình (1898- 1931), Tân Dân Tử (1875-1955), Phạm Minh Kiên (?-?), Biến Ngũ Nhy (1886- 1963)… Đội ngũ này đã tạo ra được một số lượng tiểu thuyết đồ sộ có hàng trăm cuốn với dung lượng dày mỏng khác nhau đã làm thay đổi gần như hoàn toàn bộ mặt của nền văn học Nam Bộ giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. 1.2. Tiến trình hiện đại hóa văn học ở Việt Nam được bắt đầu ở Nam Bộ, và bắt đầu bằng một tiểu thuyết: truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, công bố năm 1887. Tác phẩm này tưởng chừng như rơi thỏm vào bóng tối, bởi một thời gian khá dài, người ta chỉ biết Tố Tâm (1925) như là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên. Kỳ thực, ngày hôm nay, khi tiếp xúc với văn bản truyện Thầy Lazarô Phiền, trên góc nhìn thể loại và thi pháp tự sự, chúng ta phải bất ngờ khi thấy sự khởi đầu của cái văn bản có số phận lặng lẽ này, lại là một khai phá mới. Một trong những khai phá mà chúng tôi muốn tập trung nói đến, đó là với tư cách là một tiểu thuyết trần thuật ở ngôi thứ nhất, truyện Thầy Lazarô Phiền đã mở ra một con đường thênh thang cho hàng loạt tiểu thuyết được xây dựng theo phương thức trần thuật này, làm nên tính hiện đại của tiểu thuyết và văn chương, đánh thức cái 2 tôi cá nhân trên phương diện sáng tạo và trong đời sống. Sẽ không thể nào hiểu đầy đủ và chính xác về tiến trình hiện đại hóa văn học ở Việt Nam, nếu không chạm đến cái con đường mà truyện Thầy Lazarô Phiền đã mở ra: nhân vật xưng tôi trực tiếp kể về mình, nhân vật xưng tôi phơi bày tâm trạng của chính mình với kẻ khác. Và sẽ thật không trọn vẹn nếu không khẳng định vai trò và đóng góp của tiểu thuyết Nam Bộ khi đã khai sinh ra dòng tiểu thuyết trinh thám võ hiệp mang dấu ấn kỹ thuật của phương Tây; dòng tiểu thuyết lịch sử mang âm hưởng hào hùng, khí phách dân tộc; dòng tiểu thuyết xã hội phản ánh gần như trọn vẹn đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của con người phương Nam trong thời kỳ xã hội chuyển biến mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá nửa đầu thế kỷ XX. 1.3. Trong tiến trình hiện đại hóa, tiểu thuyết vốn được mệnh danh là thể loại tự sự chủ đạo lên ngôi, trở thành thể loại chủ lực của nền văn học mới. Tiểu thuyết thời kỳ đầu ở Nam Bộ thuộc loại hình văn học đại chúng, thiên về cốt truyện và nhân vật hành động: tập trung vào thủ pháp kể chuyện. Tiểu thuyết Nam Bộ cho thấy sự dung hợp kỹ thuật tự sự của tiểu thuyết Trung Quốc và tiểu thuyết Phương Tây. Điều đó cho thấy cần thiết có một công trình tập trung nghiên cứu cách kể - nghệ thuật tự sự, vốn là phương diện bản chất của tiểu thuyết để góp phần nhận chân được con đường hình thành, vận động (trong kế thừa, ảnh hưởng Đông Tây) của tiểu thuyết Việt Nam. 1.4. Tiểu thuyết Quốc ngữ Nam Bộ thực sự đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, từng làm say mê và để lại những dấu ấn trong kí ức của nhiều thế hệ độc giả. Những năm gần đây, nhiều tác phẩm của các nhà văn Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Bửu Đình được tái bản, đã được đông đảo bạn đọc tiếp nhận. Thậm chí, những tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh do nhà xuất bản Tiền Giang in và phát hành đã tạo ra một “hiện tượng” trong ngành xuất bản những năm thập niên 80 của thế kỷ XX. Vậy, điều gì khiến những cuốn tiểu thuyết cách nay gần cả trăm năm sống lại trong lòng xã hội hiện đại? Hẳn là người đọc tìm đến với tiểu thuyết Nam Bộ 3 với nhiều lí do. Có người đến với nó vì trách nhiệm trí thức trong việc nghiên cứu và bảo tồn di sản văn học của tiền nhân. Nhưng có một bộ phận không nhỏ độc giả đọc và yêu thích nó vì lẽ: thứ nhất, trong nội dung của những tác phẩm này ẩn chứa những tâm tư, tình cảm, phong tục, lối sống của con người Nam Bộ thuần phác. Trong đó, có nhiều giá trị đang dần mất đi và có thể không bao giờ quay trở lại trong cuộc sống hiện đại; thứ hai, những tác phẩm này thực sự hấp dẫn người đọc ở hình thức nghệ thuật kể chuyện độc đáo, một nghệ thuật tự sự, theo chúng tôi, đã chinh phục công chúng Nam Bộ và làm thành cái “gu” của họ trong một thời gian dài. Những năm gần đây, giới nghiên cứu ngày càng quan tâm đến văn học Quốc ngữ Nam Bộ. Có một số công trình nghiên cứu được xuất bản, nhiều cuộc hội thảo khoa học đánh giá văn học Nam Bộ từ cấp độ tác giả cho đến cả tiến trình hiện đại hóa được tổ chức, nhiều luận văn khoa học nghiên cứu về mảng văn học này. Những nỗ lực của các nhà nghiên cứu theo thời gian đã khỏa lấp được những khoảng trống trong khoa học và văn hoá. Tuy vậy, đến nay, việc nghiên cứu tiểu thuyết Nam Bộ vẫn có nhiều vấn đề còn đang để ngỏ, hoặc cần tiếp tục đào sâu hơn, đã thôi thúc các nhà nghiên cứu quan tâm, khám phá. Từ những lý do vừa đề cập, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1932. 2. Đối tượng, phạm vi của luận án 3.1. Đối tượng Để triển khai công trình nghiên cứu, luận án chúng tôi tập trung vào các đối tượng sau: (1) Giới thiệu căn cứ lý thuyết (tiểu thuyết, tự sự học) và căn cứ lịch sử (tiểu thuyết Nam Bộ); (2) Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Nam Bộ, nhìn trên bình diện kết cấu trần thuật, nhân vật và kiến tạo diễn ngôn. 3.2. Phạm vi Về phạm vi tư liệu, luận án khảo sát 85 bộ tiểu thuyết được sáng tác và xuất bản ở Nam Bộ giai đoạn từ năm cuối thế kỷ XIX đến 1932 (phụ lục 1). Những tiểu thuyết được sáng tác do những nhà văn có gốc gác ở các vùng đất khác đến sống 4 và làm việc tại khu vực này như: Bửu Đình, Phạm Minh Kiên cũng là đối tượng nghiên cứu của công trình. Bởi theo chúng tôi, các nhà văn này đã có một thời gian dài sống ở mảnh đất Nam Bộ, các tác phẩm của họ được sáng tác, xuất bản và hướng đến người đọc nơi mảnh đất họ gắn bó. Do vậy, những tác phẩm này cần được xem là thành tựu của văn chương Nam Bộ. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, người viết còn khảo sát một số tiểu thuyết xuất bản ở miền Bắc cùng một giai đoạn để phục vụ cho việc so sánh đối chiếu. Về khái niệm tiểu thuyết: đây là giai đoạn nền văn học Việt Nam nói chung đang từng bước hiện đại hóa. Các thể loại của nền văn học hiện đại đã từng bước định hình trong đó có tiểu thuyết. Khái niệm tiểu thuyết cần phải được hiểu một cách uyển chuyển, có tính lịch sử cụ thể. (Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày kĩ hơn trong chương một: Những vấn đề chung). 3. Lịch sử vấn đề Vấn đề nghệ thuật của tiểu thuyết Nam Bộ đã được quan tâm từ khá sớm. Trong phần này, chúng tôi sẽ điểm lại lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Nam Bộ (sự hình thành, diện mạo và tiến trình vận động) nói chung và tập trung chú ý những ý kiến bàn luận về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam Bộ qua ba chặng chính: - từ đầu thế kỷ XX đến 1945 - từ 1945 đến 1975 - từ 1975 đến nay 2.1. Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945 Những ý kiến luận bàn về nghệ thuật tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn này phần lớn là những bài phê bình, trao đổi văn chương đăng trên báo chí ở Nam Bộ. Có thể xem đây là những ý kiến của những người đương thời bàn về tiểu thuyết Nam Bộ. Trong điều kiện lịch sử cụ thể, những ý kiến bình giá vẫn chỉ dừng ở mức độ khen chê về mặt nội dung, văn thể của các tác phẩm cụ thể và vẫn rất hiếm những đúc kết khái quát. Nhìn chung, cách tiếp cận thể loại của các cây bút phê bình trên báo chương Nam Bộ vẫn ở mức độ khám phá bước đầu. 5 Một trong những bài phê bình xuất hiện khá sớm và tương đối tiêu biểu là Tự do diễn đàn (1915) [117] của Lê Văn Nghĩa. Tác giả bài viết đã có lời khen Hà Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu là “đặt lớp nghe đã hay mà văn nói nghe cũng giỏi, thiệt là dủ sức dủ kỳ (sic), coi không muốn thôi”. Hơn mười năm sau, chính Hà Hương phong nguyệt với nội dung đậm tính sắc dục đã tạo ra cuộc bút chiến giữa Lê Hoằng Mưu và nhóm Nguyễn Háo Vĩnh, Cao Hải Để, Nguyễn Chánh Sắt trên Công luận báo (1928). Cuộc bút chiến tạo ra một kết quả chưa có tiền lệ: nhà cầm quyền ra lệnh tiêu hủy Hà Hương phong nguyệt. Điều đáng nói là từ “vụ án” văn chương này, tinh thần Lê Hoằng Mưu suy sụp và ngòi bút của ông trở nên không còn sắc sảo. Sau đó, phê bình Tỉnh mộng (1923) của Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Tường cho rằng “không những hay về văn từ, vả lại hay về tâm lý (…) Tiểu thuyết Tỉnh mộng đủ cả vừa tình vừa cảnh, vừa văn chương vừa tâm lý, lại tác giả khéo lựa câu, dùng chữ rất giản dị hễ đọc đến thì hiểu nhận cảm hóa ngay, thật là một lối tiểu thuyết đặt tài, phổ thông (PMH - nhấn mạnh) cả ba hạng người mà Trung, Nam, Bắc lâu nay chưa từng thấy ai biết dùng đến bao giờ vậy” [178]. Có thể thấy, từ rất sớm, Nguyễn Tường đã phát hiện được những đặc tính quan trọng của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh: giản dị và hướng đến công chúng “phổ thông”. Sự xuất hiện của một số cây bút chuyên tâm vào phê bình và nghiên cứu văn học vào thập niên 1930 cho thấy nền văn học đang vận động theo hướng hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa. Theo đó, văn học Nam Bộ nhận được sự quan tâm của các bình giả trong Nam như Thiếu Sơn, Kiều Thanh Quế và ở Bắc như Vũ Ngọc Phan. Tuy vậy, những quan tâm ấy vẫn chưa thực sự tương xứng với vùng văn học vốn đi tiên phong và đầy sôi động, có những đóng góp đáng kể cho quá trình đổi mới văn học và hiện đại hoá xã hội. Với lối phê bình chân dung, Phê bình và cảo luận (1933) của Thiếu Sơn là công trình phê bình văn học đầu tiên tập trung vào một số gương mặt nhà văn và tiểu thuyết Nam Bộ. Nhận định về Hồ Biểu Chánh, tác giả Phê bình và cảo luận cho rằng: “Hồ Biểu Chánh là một người có kinh nghiệm, hiểu rộng, biết nhiều về [...]... đức tiểu thuyết, Lý tưởng tiểu thuyết, Kỳ vọng tiểu thuyết; Xuất phát từ nội dung tác phẩm, nhà văn có các tên gọi: Kim thời tiểu thuyết, Kim thời dị sử, Hiện thời tiểu thuyết, Thời sự tiểu thuyết, Ái tình tiểu thuyết, Diễm tình tiểu thuyết, Ẩn tình tiểu thuyết, Nhiệt tình tiểu thuyết, Gia đình tiểu thuyết, Gia đình xã hội tiểu thuyết, Xã hội tiểu thuyết, Nhơn tình tiểu thuyết, Cảnh thế tiểu thuyết, Thế. .. chỉ ra mô hình tự sự, cụ thể là những đặc 22 trưng (bao gồm những cách tân và hạn chế) nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Nam Bộ Cái mới, những cách tân được xác định ở đây trong sự so sánh với kỹ thuật tự sự thời trung đại và đồng thời, cả tự sự giai đoạn sau Luận án khẳng định những cách tân nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam Bộ là đóng góp quan trọng vào quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết nói riêng... chương này Thứ nhất là giới thuyết khái niệm tiểu thuyết, xác định quan niệm của người cầm bút ở Nam Bộ về tiểu thuyết Thứ hai là phác thảo diện mạo của tiểu thuyết Nam Bộ và đặt vấn đề lựa chọn những phương diện lý thuyết để nghiên cứu hình thức tự sự của tiểu thuyết Nam Bộ 1.1 Một số vấn đề của tiểu thuyết và tiểu thuyết Nam Bộ 1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết Tiểu thuyết là một thể loại đang sinh thành, đang... thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1932 (1993) đã khảo sát những điều kiện xã hội văn hóa, các nguồn ảnh hưởng đến sự 19 hình thành và vận động, các đặc điểm về nội dung và hình thức tiểu thuyết Nam Bộ [29] Nhìn tiểu thuyết Nam Bộ trong bức tranh toàn cảnh của tiểu thuyết Việt Nam và quá trình hiện đại hóa là hướng nghiên cứu của Cao Xuân Mỹ trong Quá... đến 1932 - nhìn từ kết cấu trần thuật (60 trang): trình bày các kiểu kết cấu trần thuật của tiểu thuyết, những vấn đề liên quan đến người kể chuyện, sự chi phối của người kể chuyện đến phương diện cốt truyện và nhân vật Chương 3: Tiểu thuyết Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến 1932 - nhìn từ nhân vật và việc kiến tạo diễn ngôn (56 trang): trình bày các kiểu nhân vật và các dạng diễn ngôn trong tiểu thuyết. .. quan trọng về tiểu thuyết Nam Bộ đã góp phần thúc đẩy công việc nghiên cứu tiến lên như: Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900 - 1945) [1] của Hoài Anh và Hồ Sĩ Hiệp, Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam [6] do Vũ Tuấn Anh và Bích Thu chủ biên; Tiến trình văn nghệ miền Nam [141] của Nguyễn Q Thắng; Từ điển văn học (bộ mới) [42] của nhiều tác giả, Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX... nhiều thế hệ 6 Cấu trúc của luận án Luận án gồm có 221 trang, ngoài phần Mở đầu (23 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (198 đề mục), chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung (51 trang): trình bày các vấn đề tiểu thuyết và tiểu thuyết Nam Bộ; các khái niệm, chủ điểm về lý thuyết tự sự học vận dụng vào nghiên cứu tiểu thuyết Nam Bộ 23 Chương 2: Tiểu thuyết Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến. .. thuyết, Nhơn tình tiểu thuyết, Cảnh thế tiểu thuyết, Thế tình tiểu thuyết, Bí mật - ly kỳ thảm tình tiểu thuyết, tiểu thuyết mật nhiệm phi thường, Kiếm hiệp tiểu thuyết, Võ hiệp tiểu thuyết, Phiêu lưu tiểu thuyết, Trinh thám tiểu thuyết, Mật thám tiểu thuyết, Lịch sử tiểu thuyết; Xuất phát từ nội dung và nghệ thuật: Gia đình tả chân tiểu thuyết 28 Như vậy, nhìn vào những cơ sở để nhà văn lựa chọn để... hóa Võ Văn Nhơn trong Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (2008) [115] đã chỉ ra những đặc điểm của tiểu thuyết Nam Bộ và đề xuất một cách phân loại tiểu thuyết thông qua những thể tài chủ yếu Nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm tiên phong trên con đường hiện đại hóa, ý thức hướng ngoại, chú trọng chức năng giải trí, quan tâm đến công chúng bình dân của tiểu thuyết Nam Bộ Ngoài ra, ở... trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (2001) [100] Cùng thời điểm với Cao Xuân Mỹ, Lê Ngọc Thúy nghiên cứu những Đóng góp của văn học Quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam (2001) [152] như là một sự hô ứng nhằm khẳng định tính chất tiên phong của văn học Nam Bộ, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết ở chặng đầu . kiến bàn luận về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam Bộ qua ba chặng chính: - từ đầu thế kỷ XX đến 1945 - từ 1945 đến 1975 - từ 1975 đến nay 2.1. Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945 Những. NHÂN VĂN    PHAN MẠNH HÙNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1932 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ. Giới thiệu căn cứ lý thuyết (tiểu thuyết, tự sự học) và căn cứ lịch sử (tiểu thuyết Nam Bộ) ; (2) Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Nam Bộ, nhìn trên bình diện kết cấu trần thuật, nhân vật và kiến

Ngày đăng: 13/11/2014, 06:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

    • 1.1. Một số vấn đề của tiểu thuyết và tiểu thuyết Nam Bộ

    • 1.2. Tự sự học – một khoa học về tiểu thuyết

    • CHƯƠNG 2. TIỂU THUYẾT NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN 1932

      • 2.1. Các kiểu kết cấu trần thuật

      • 2.2. Người kể chuyện và nhân vật

      • CHƯƠNG 3. TIỂU THUYẾT NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN 1932

        • 3.1. Kiểu nhân vật

        • 3.2. Các dạng thức tạo nghĩa diễn ngôn tự sự

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan