Luận án tiến sĩ Lịch Sử Chính sách ngoại giao năng lượng của trung quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI

258 1.8K 13
Luận án tiến sĩ Lịch Sử Chính sách ngoại giao năng lượng của trung quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận án tập trung nghiên cứu tình hình năng lượng của thế giới và Trung Quốc, cơ sở hoạch định chính sách ngoại giao năng lượng và những hoạt động ngoại giao để tìm kiếm các nguồn năng lượng của Trung Quốc tại các khu vực, quốc gia trên thế giới. Đồng thời, luận án đưa ra những nhận định về tác động của chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối với tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực trong những năm đầu thế kỉ XXI.

1 MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu dùng trong luận án Danh mục biểu đồ dùng trong luận án DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18 4. Nguồn tư liệu 19 5. Phương pháp nghiên cứu 20 6. Bố cục của luận án 21 7. Đóng góp khoa học của luận án 22 CHƯƠNG I : AN NINH NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 1.1 KHÁI NIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG 1.1.1 Khái niệm năng lượng 24 1.1.2 Khái niệm an ninh năng lượng 26 1.2 BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC 1.2.1 Bối cảnh quốc tế 33 1.2.2 Bối cảnh khu vực 38 2 1.3 TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG VÀ NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA AN NINH NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 1.3.1 Tình hình năng lượng thế giới 45 1.3.2 Trữ lượng dầu mỏ phân bố không đều 50 1.3.3 Giá dầu mỏ liên tục tăng cao 50 1.3.4 Sự mất an ninh của các tuyến vận chuyển dầu lửa 52 1.3.5 Sự xuất hiện của chính sách ngoại giao năng lượng trong quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỉ XXI 53 Tiểu kết 57 CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH AN NINH NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 2.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU NĂNG LƯỢNG Ở TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 2.1.1 Than đá 59 2.1.2 Dầu mỏ 60 2.1.3 Khí thiên nhiên 63 2.1.4 Điện năng 64 2.1.5 Dự báo nhu cầu năng lượng của Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI 67 2.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG QUỐ C TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 2.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 72 2.2.2 Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI 73 2.2.3 Vai trò của an ninh năng lượng đối với sự phát triển của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI 77 3 2.3 “ĐI RA NGOÀI – 走出去” – CHÍNH SÁCH CƠ BẢN ĐẢM BẢO AN NINH NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 2.3.1 Bối cảnh 99 2.3.2 Đặc trưng của chính sách “Đi ra ngoài – 走出去” tìm kiếm năng lượng của Trung Quốc 100 2.3.3 Dự báo những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai chiến lược “đi ra ngoài – 走出去” tìm kiếm năng lượng của Trung Quốc 101 Tiểu kết 105 CHƯƠ NG III: NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 3.1 QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 3.1.1 Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở khu vực Trung Đông 107 3.1.2 Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở khu vực Châu Phi 117 3.1.3 Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở khu vực Mỹ La tinh 127 3.1.4 Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại khu vực Nga -Trung Á 135 3.1.5 Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á 142 3.2 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG TRUNG QUỐC ĐẾN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 3.2.1 Đối với kinh tế Trung Quốc 147 3.2.2 Đối với kinh tế thế gi ới 150 4 3.2.3 Sự đối đầu về chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc 154 3.2.4 Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề năng lượng 158 3.2.5 Vấn đề biển Đông trong chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc 160 3.3 NHỮNG KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC 163 Tiểu kết 167 KẾT LUẬN 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO 174 PHỤ L ỤC LUẬN ÁN 189 5 DẪN LUẬN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm đầu thế kỉ XXI, nhân loại đang chứng kiến những thay đổi to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Bên cạnh các thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho đời sống xã hội, con người đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như: sự nóng lên của trái đất, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, xung đột, chiến tranh và sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên. Trong những vấn đề nêu trên, năng lượng đã và đang trở thành vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Đặc biệt, đối với các quốc gia đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì năng lượng trở thành vấn đề then chốt và nền tảng cho chiến lược phát triển quốc gia. Thời gian qua, các nước có nền kinh tế phát triển và nhu cầu tiêu thụ năng lượng lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Nga… đang ráo riết chạy đua tìm kiếm, chi phối các nguồn cung cấp năng lượng trên thế giới với mục tiêu là có được nguồn cung ổn định, lâu dài và giá cả hợp lý. Trong các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ năng lượng lớn, Trung Quốc nổi lên như một hiện tượng điển hình. Sau hơn 30 năm tiế n hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, trong đó nổi bật là lĩnh vực kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia này luôn dẫn đầu thế giới. Để duy trì được tốc độ phát triển kinh tế bền vững, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Trung Quốc cần có các nguồn năng lượng dồi dào, phong phú và ổn định. Với dân số hơn 1,3 tỷ người và tốc độ phát triển kinh tế cao, nhu cầu về năng lượng- đặc biệt là dầu lửa càng ngày càng gia tăng. Bài toán năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế và tiêu dùng xã hội đang được đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách của quốc gia đông dân nhất hành tinh. Để đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng ổn định, đầy đủ với giá c ả hợp lý, chính phủ Trung Quốc đã đề ra chiến lược năng lượng quốc gia và chính sách an ninh năng lượng với các mục đích và biện pháp thực hiện cụ thể nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho mình. Trong đó, “ngoại giao năng lượng” hay “ngoại giao dầu lửa” trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược an ninh năng lượng của quốc 6 gia này. Thông qua các hoạt động ngoại giao để có được nguồn cung ứng dầu lửa, khí đốt là hoạt động thường thấy của chính quyền Bắc Kinh trong thời gian gần đây. Vì sao Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến Châu Phi – một khu vực chậm phát triển và cách xa về địa lý- với những chương trình hợp tác toàn diện mang tính chiến lược? Vì sao Trung Quốc vẫn củng cố quan hệ với Iran trong khi cộng đồng quốc tế lên án chươ ng trình hạt nhân của quốc gia này? Hay Trung Quốc đang cố chen chân vào khu vực ảnh hưởng truyền thống của Mỹ là các nước Mỹ La-tinh? Các câu hỏi trên đều có chung đáp án là các quốc gia đó đều là đối tác cung cấp dầu lửa chiến lược cho Trung Quốc hiện tại cũng như tương lai. Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đã và đang tác động đến tình hình chính trị, kinh tế thế giới. Đối vớ i các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ… việc tìm kiếm nguồn năng lượng của Trung Quốc bằng các biện pháp ngoại giao đã gây không ít khó khăn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho các quốc gia này. Ở một góc độ nhất định, chính sách “ngoại giao năng lượng” của Trung Quốc đã vô tình dẫn đến một cuộc “chạy đua” tìm kiếm năng lượng giữa các nước lớn, làm cho tình hình th ế giới ngày càng phức tạp và mất ổn định. Đối với các quốc gia láng giềng trong khu vực, trong đó có Việt Nam, chính sách “ngoại giao năng lượng” của Trung Quốc cũng ít nhiều tác động đến các hoạt động phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Nói cách khác, hoạt động “ngoại giao năng lượng” của Trung Quốc đang tác động đến tình hình thế giới và khu vực ở những mức độ khác nhau. Do đó, nghiên cứu chính sách và hoạ t động “ngoại giao năng lượng” của Trung Quốc trong thời gian gần đây cũng như tác động của nó giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, rõ ràng hơn về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, quốc gia láng giềng và luôn có tác động và ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Do vậy, tìm hiểu chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI là một việc làm có ý nghĩa trên cả hai ph ương diện khoa học và thực tiễn. Về phương diện khoa học, việc nghiên cứu chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI nhằm tìm hiểu nguồn gốc, quá 7 trình hình thành và triển khai của loại hình ngoại giao mới này. Mặc dù, hình thành sau các loại hình ngoại giao truyền thống như ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa nhưng ngoại giao năng lượng đã vượt xa các loại hình ngoại giao trước đó về cả qui mô, tính chất và mức độ. Mặt khác, thông qua việc nghiên cứu này làm nổi bật đặc điểm, tính chất của chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong những nă m vừa qua. Về phương diện thực tiễn, việc nghiên cứu này góp phần lý giải những biến động của tình hình chính trị-kinh tế thế giới, khu vực trong những năm vừa qua, cũng như những tác động của nó đến các nước láng giềng trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quố c trong những năm đầu thế kỉ XXI” làm đề tài luận án Tiến sĩ Sử học của mình. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Nghiên cứu về chính sách “ngoại giao năng lượng” của Trung Quốc là một đề tài khá mới mẻ và đang thu hút giới học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới, nhưng đến nay trong giới khoa học vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về giai đoạn này. Các nhà nghiên cứu chủ yếu đề cập đến chính sách năng lượng, an ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối với một quốc gia ho ặc khu vực cụ thể. Mặc dù vậy, đó cũng là những nguồn tư liệu rất quan trọng trong lúc thực hiện đề tài. Trên cơ sở các tư liệu có được tuy chưa đầy đủ và hoàn chỉnh, chúng tôi cố gắng khái quát một cách khách quan, tổng thể những vấn đề mà các học giả Việt Nam, phương Tây, Trung Quốc đề cập đến ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI. 2.1 Công trình Tiếng Việt Ở Việt Nam do đây là đề tài mới nên đến nay vẫn chưa có một cuốn sách nào đề cập đến vấn đề ngoại giao năng lượng của Trung Quốc chuyên sâu và cụ thể, mà chủ yếu là các bài báo, tạp chí, hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu cấp Viện, Bộ, luận văn Cao học, đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên v.v… Nổi bật có các công 8 trình như sau: Tiến sĩ Đỗ Minh Cao với “Chiến lược năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XXI” đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế (số 5-2005), “Trung Quốc – Châu Phi: đối tác chiến lược kiểu mới” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (số 17-2007) hay đề tài cấp Viện “Vấn đề an ninh năng lượng và ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỉ XXI”; tác giả Vũ Lê Thái Hoàng với bài viết “Chiến lược dầu mỏ của Trung Quốc và cuộc chạy đua dầu mỏ khí đốt giữa Trung Quốc và Nhật Bản đầu thế kỉ XXI” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 59 năm 2004, các bài báo đề cập đến chiến lược an ninh năng lượng, chiến lược an ninh dầu mỏ của Trung Quốc trong việc sử dụng và đảm bảo các nguồn cung cấp, đồng thời các tác giả cũng đưa ra những nhận định trong việc hoạch định chính sách an ninh năng lượng và cạnh tranh tìm nguồn cung cấp dầu mỏ giữa hai nền kinh tế lớn nhất Châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản. Đề tài an ninh năng lượng, ngoại giao năng lượng của Trung Quốc còn được đề cập đến trong các luận văn cao học và các công trình nghiên cứu của sinh viên các tr ường đại học, học viện trong cả nước. Đầu tiên là luận văn Thạc sĩ “Vấn đề an ninh năng lượng ở Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Hà Thu Thảo, Học viện Quan hệ quốc tế. Tác giả đã trình bày tổng quan về tình hình năng lượng của Trung Quốc, phân tích nguyên nhân của sự mất an ninh năng lượng và các biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia này. Trong nội dung, tác giả chỉ nhấn mạnh hợp tác an ninh năng lượng giữa Trung Quốc và các nước nhằm đảm bảo nguồn cung. Trong chương 3, tác giả đã phân tích về an ninh năng lượng của Việt Nam trên cơ sở tác động của chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc. Nhìn chung, luận văn đã đóng góp những luận điểm khoa học có giá trị khi phân tích ảnh hưởng của chính sách an ninh năng lượng củ a Trung Quốc trên qui mô toàn cầu. Cũng nằm trong mảng nghiên cứu này còn có luận văn cao học “Vấn đề an ninh năng lượng trong quan hệ quốc tế hiện nay” của tác giả Nguyễn Hải Anh, Học viện quan hệ quốc tế. Tác giả đã phân tích chiến lược an ninh năng lượng của các nước lớn- trong đó có Trung Quốc- trong chương 2 của luận văn. Khái niệm “đi 9 ra ngoài- 走出去” và “ngoại giao năng lượng” “ngoại giao dầu lửa” được tác giả phân tích khá kỹ. Tác giả Phạm Thị Lan Hương đã nêu bật hoạt động ngoại giao dầu lửa giữa Trung Quốc tại Châu Phi qua luận văn Cao học “Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Châu Phi và những tác động”. Qua nội dung nghiên cứu, người đọc có được cách nhìn tổng thể về quan hệ chiến lược giữ a Trung Quốc – Châu Phi trên nhiều mặt như chính trị - kinh tế - xã hội. Tác giả dành một nội dung phân tích hoạt động ngoại giao nhằm tìm kiếm các nguồn năng lượng của Trung Quốc tại lục địa đen thông qua các “chiêu bài” hợp tác, đầu tư, viện trợ kinh tế-khoa học kỹ thuật. Tại khu vực phía nam, nghiên cứu về chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc cũng thu hút được sự chú ý của học viên Cao học và sinh viên các ngành l ịch sử và quan hệ quốc tế. Với đề tài luận văn “Châu Phi trong chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc” tác giả Nguyễn Minh Thanh đã phân tích vị trí của châu Phi trong chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc những năm gần đây. Bên cạnh đó, còn có công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, đề tài “Ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc từ năm 1993 đến nay” của tập thể tác giả khoa Quan hệ quốc t ế -Trường ĐHKHXH&NV TP.Hồ Chí Minh, do sinh viên Phạm Tấn Ngọc chủ nhiệm đã đề cập đến hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc từ khi quốc gia này trở thành nhà nhập khẩu dầu lửa từ 1993. Mặc dù chỉ là hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên nhưng công trình đã đóng góp luận điểm khoa học có giá trị về hoạt động ngoại giao dầu lửa của Trung Qu ốc tại các quốc gia và khu vực có trữ lượng lớn trên thế giới. Tiến sĩ Lê Văn Mỹ và tập thể nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Trung Quốc đã biên soạn và hệ thống hóa những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa với tác phẩm “ Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978-2008)”. Tác phẩm giúp cho người đọc có cái nhìn xuyên suốt v ề sự thay đổi của chính sách ngoại giao của Trung Quốc qua từng thời kỳ khác nhau từ sau tiến hành cải cách mở cửa vào năm 1978. Trong quá trình triển khai chính sách ngoại giao, Trung Quốc phải đối mặt 10 với các dư luận như tập thể tác giả đánh giá: “không ít dư luận ở một số nước đã chỉ trích Trung Quốc đi lùng dầu mỏ, khai thác khoáng sản ở nhiều nơi trên thế giới để thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế…” [ 24, tr 373]. Có thể nói, mặc dù không đề cập nhiều đến ngoại giao năng lượng, nhưng tác phẩm đã giúp chúng tôi hình dung về bức tranh toàn cảnh về ngoại giao Trung Quốc trong 30 năm tiến hành cải cách mở cửa. Tập thể tác giả trên cũng cho ra đời ấn phẩm “Ngoại giao cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỉ XXI” vào quý III năm 2011. Tác phẩm này đã đề cập đến những thay đổi cũng như những thành tựu của ngoại giao Trung Quốc hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI cũng như đưa ra những dự báo và thách thức cho ngoại giao Trung Quốc trong thời gian tới. Với thế mạnh nghiên cứu chuyên sâu, hai ấn phẩm trên của tập thể các tác giả Viện Nghiên cứu Trung Quốc đã giúp chúng tôi định hình một cách nhìn tổng quan về chính sách ngoại giao của Trung Quốc-trong đó có chính sách ngoại giao năng lượng. Cuốn “Đại dự đoán Trung Quốc thế kỉ XXI” của tác giả Phùng Lâm, nhà xuất bản Văn hóa thông tin và cuốn “Trung Quốc trước thách thức thế kỉ XXI” của tác giả Lưu Kim Hâm lại đưa ra một cách nhìn tổng quát về Trung Quốc trong thế kỉ XXI, trong tác phẩm của mình tác giả Lưu Kim Hâm đã nêu ra nhận xét của phương tiện truyền thông Mỹ là “Thế kỉ XXI là thế kỉ của Trung Quốc” [12, tr 101] và sự phát triển của Trung Quốc sẽ dẫn đến “Thuyết sự uy hiếp toàn diện của Trung Quốc” trong đó có “Thuyết uy hiếp tài nguyên của Trung Quốc” và “Thuyết uy hiếp môi trường của Trung Quốc” được ông đưa ra, với dân số tương đối đông nên chắc chắn “yếu tố” Trung Quốc là một trong những tác nhân tác động đến giá cả thị trường năng lượng thế giới. Nói đến năng lượng là nói đến dầu lửa, nhiên liệu chủ yếu của tiêu dùng xã hội. Trong những năm gần đây, biến động của kinh tế th ế giới ít nhiều đều liên quan đến giá dầu, nên sự thăng trầm của giá dầu và tác động của nó đến kinh tế thế giới cũng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề phải kể đến các công trình “Kinh tế thế giới trước “cú sốc” dầu và cuộc đua tìm nguồn năng lượng thay thế” của tác giả Trịnh Cường đăng trên Tạp chí Cộng sản số 22 (745); [...]... trên thế giới những năm gần đây, từ đó tìm hiểu nguyên nhân của sự xuất hiện chính sách ngoại giao năng lượng trong quan hệ quốc tế trong những năm đầu thế kỉ XXI 7.2 Luận án khái quát về tình hình năng lượng và nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI 7.3 Luận án phân tích, đánh giá chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc- cơ sở để tiến hành chính sách ngoại giao. .. giới trong những năm đầu thế kỉ XXI, từ đó dẫn đến sự xuất hiện của một hình thức ngoại giao mới trong quan hệ quốc tế - ngoại giao năng lượng Chương II: Chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI Chương này trình bày hiện trạng sử dụng các nguồn năng lượng và dự báo nhu cầu năng lượng của Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI Từ thực trạng thiếu hụt các nguồn năng. .. tiêu của các nhà hoạch định chính sách Trong những năm đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc đang trong quá trình trở thành một cường quốc trên thế giới sau Mỹ, ba mũi nhọn trong chính sách ngoại giao những năm đầu thế kỉ XXI là ngoại giao nước lớn”, ngoại giao láng giềng” và ngoại giao năng lượng Trong đó, ngoại giao năng lượng là loại hình ngoại giao mới so với hai loại hình trước đó Việc đề ra chính sách. .. giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI 7.4 Luận án phân tích, đánh giá quá trình triển khai chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở từng khu vực cụ thể- chủ yếu là ở Trung Đông, Châu Phi và Mỹ Latinh và một số khu vực khác 7.5 Luận án bước đầu đánh giá những tác động của chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối với nền kinh tế - chính trị thế giới trong những. .. định chính sách ngoại giao năng lượng và những hoạt động ngoại giao để tìm kiếm các nguồn năng lượng của Trung Quốc tại các khu vực, quốc gia trên thế giới trong những năm đầu thế kỉ XXI Không gian nghiên cứu của luận án là hoạt động ngoại giao tìm kiếm nguồn năng lượng của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu Mặc dù có nhiều điểm chung nhưng chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở từng quốc. .. giới trong những năm đầu thế kỉ XXI 23 7.6 Luận án cung cấp nguồn tư liệu tương đối phong phú và tin cậy về chính sách an ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI 24 CHƯƠNG I AN NINH NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 1.1 KHÁI NIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG 1.1.1 Khái niệm năng lượng Thuật ngữ năng lượng được định nghĩa là những tài nguyên... bảo an ninh năng lượng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước Nổi bật trong chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc là chính sách “Đi ra ngoài-走出去” nhằm đảm bảo các nguồn cung cấp năng lượng Chương III: Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI Chương này tập trung phân tích quá trình triển khai chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở các khu vực có trữ lượng dầu mỏ... Trung Quốc đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới những năm đầu thế kỉ XXI 6 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án dày 258 trang, ngoài các phần Dẫn luận, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung của luận án được trình bày trong 3 chương Chương I: An ninh năng lượng thế giới những năm đầu thế kỉ XXI Chương này đề cập đến tình hình năng lượng, những biến động của an ninh năng lượng thế. .. nhu cầu sử dụng cũng như chiến lược năng lượng, hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI Những nhận xét, quan điểm, dự đoán của các bài viết đều góp phần giúp chúng tôi tiếp cận nhận thức và đánh giá của các học giả phương Tây về các vấn đề an ninh và ngoại giao năng lượng của Trung Quốc 2.2 Công trình Tiếng Anh Việc Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng. .. sở các dữ liệu của tình hình năng lượng và chiến lược an ninh năng lượng Trung Quốc đề tài phác họa bức hoạt động ngoại giao tìm kiếm các nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp logic để đánh giá, phân tích tác động của những hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối với các quốc gia, khu vực trên thế giới Tất cả . hiện của chính sách ngoại giao năng lượng trong quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỉ XXI 53 Tiểu kết 57 CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH AN NINH NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI. ĐẦU THẾ KỈ XXI 3.1 QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 3.1.1 Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở khu vực Trung Đông. cứu của luận án là chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XXI. Qua đó, luận án tập trung phản ánh tình hình năng lượng của Trung Quốc, cơ sở hoạch định chính sách

Ngày đăng: 13/11/2014, 05:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan