nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của phương pháp mgit trong lao phổi afb âm tính

85 1.2K 12
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của phương pháp mgit trong lao phổi afb âm tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề Lao là một bệnh lây có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng trên thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2005, số người nhiễm lao chiếm 1/3 dân số thế giới. Hàng năm có khoảng 8,4 triệu bệnh nhân lao mới và 1,9 triệu người chết do căn bệnh này [4]. Việt Nam xếp thứ 13 trong sè 22 nước có tỷ lệ mắc lao cao trên thế giới, đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippin về tỷ lệ bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm trong khu vực Tây Thái Bình Dương [5]. Tổng số nhiễm lao ước tính khoảng 44% dân số cả nước. Tại Việt Nam, bệnh lao là bệnh có số tử vong xếp trong 5 nguyên nhân tử vong cao nhÊt với tỷ lệ 23/100.000 dân [7]. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lao là tìm thấy trực khuẩn lao trong bệnh phẩm lấy từ người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh những bệnh nhân lao có AFB dương tính vẫn tồn tại 30% bệnh nhân lao AFB âm tính. Đây là những trường hợp dễ bị bỏ xót trong chẩn đoán, trong khi nếu không được phát hiện điều trị, bệnh sẽ diễn biến nặng lên và tiếp tục lây cho cộng đồng [97]. Nh vậy, việc phát hiện sớm, chính xác bệnh lao, đặc biệt là bệnh lao có AFB âm tính là một yêu cầu cấp thiết. Trên thế giới hiện nay, nhiều kỹ thuật cao nh PCR và MGIT đã được áp dụng nhằm chẩn đoán sớm và chính xác cho những trường hợp bệnh lao AFB âm tính. Các kỹ thuật này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn hẳn so với phương pháp soi và nuôi cấy cổ điển. Đặc biệt kỹ thuật MGIT có độ nhạy là 100%, cho kết quả sớm, chỉ sau 1-2 tuần [65]. 1 Ở Việt Nam, kỹ thuật PCR và MGIT đã bước đầu được áp dụng để chẩn đoán bệnh lao. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về những kỹ thuật này còn Ýt, đặc biệt là đối với kỹ thuật MGIT, còng nh còn Ýt đề tài nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB âm tính. XuÊt phát từ những thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của phương pháp MGIT trong lao phổi AFB âm tính” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB âm tính tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 09/2006 đến tháng 04/2008. 2. Nghiên cứu độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp MGIT trên bệnh nhân lao phổi AFB âm tính tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 09/2006 đến tháng 04/2008. 2 Chương 1 Tổng quan tài liệu 1.1. Bệnh lao và tình hình bệnh lao 1.1.1. Khái niệm bệnh lao và trực khuẩn lao 1.1.1.1. Khái niệm về bệnh lao Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh lao đã được phát hiện từ trước Công nguyên ở Ên Độ, Hy Lạp, Ai Cấp và các nước vùng Trung Á. Thời kỳ này, bệnh lao được hiểu lẫn với một số bệnh khác, đặc biệt là các bệnh ở phổi. Người ta xem bệnh lao là một bệnh không chữa được và là bệnh di truyền. Từ thế kỷ 19, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lao trên thế giới. Năm 1882, Robert Koch tìm ra trực khuẩn lao. Hiểu biết của con người về bệnh lao được thay đổi, bệnh lao được biết đến là một bệnh lây nhiễm, có tính chất xã hội. Năm 1944, Waksman tìm ra Streptomyxin, thuốc kháng sinh đầu tiên điều trị lao. Sau đó, một loạt các thuốc chữa lao mới ra đời, bệnh lao được biết chính xác là bệnh có thể phòng và điều trị với kết quả tốt [2]. Trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp do hít phải những hạt nhỏ trong không khí có chứa trực khuẩn lao. Từ những tổn thương ban đầu trực khuẩn lao qua đường máu, bạch huyết, đường phế quản hoặc đường tiếp cận có thể đến để gây bệnh ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể [2]. Bệnh lao diễn biến qua 2 giai đoạn: Lao nhiễm (lao tiên phát) là giai đoạn đầu tiên khi vi khuẩn vào cơ thÓ gây tổn thương đặc hiệu. Đa sè trường 3 hợp không có biểu hiện lâm sàng, cơ thể hình thành dị ứng và miễn dịch chèng lao sau 3 tuần đến 3 tháng. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm thì lao nhiễm sẽ trở thành lao bệnh (lao hậu tiên phát) [2]. Yếu tè nguy cơ dẫn đến nhiễm lao và mắc bệnh lao: Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (dùng corticoid kéo dài, nhiễm HIV/AIDS); mắc các bệnh mạn tính (đái tháo đường, bôi phổi, suy thận mạn, mổ cắt dạ dày); phô nữ ở thêi kú thai nghén, trẻ em chưa được tiêm phòng lao. Ngoài ra, mức sèng thấp, chiến tranh, trạng thái tinh thần căng thẳng… đều là yếu tè thuận lợi cho sù phát sinh và phát triển của bệnh lao nói chung và lao phổi nói riêng [2]. 1.1.1.2. Trực khuẩn lao Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là những trực khuẩn mảnh. Chúng không có vỏ, không có lông và không có nha bào. Trong bệnh phẩm trực khuẩn lao thường đứng thành đám nối đầu vào nhau. Nhuộm Zielh- Neelsen vi khuẩn có màu đỏ [38]. Ở điều kiện tự nhiên trực khuẩn lao có thể tồn tại 3-4 tháng. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể bảo quản trực khuẩn lao trong nhiều năm. Dưới ánh nắng mặt trời, trực khuẩn lao chết sau 1,5 giê. Khi chiếu tia cực tím chúng chỉ tồn tại được 2-3 phót. Ở 42°C trực khuẩn lao ngừng phát triển và chết sau 10 phút ở 80°C. Đờm của bệnh nhân lao trong phòng tối, Èm sau 3 tháng trực khuẩn lao vẫn tồn tại và giữ được độc lực. Với cồn 90°C trực khuẩn lao tồn tại được 3 phót, trong acid phenic 5% vi khuẩn chết ngay sau 1 phót [38]. Gây bệnh lao cho người gồm có M. tuberculosis (trục khuẩn lao người), M. bovis (trực khuẩn lao bò) và M.avium (trực khuẩn lao chim) [2]. 1.1.1.3. Phân loại bệnh lao 4 Tuỳ theo vị trí gây bệnh, người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Lao phổi là thể bệnh phổ biến nhất chiếm khoảng 80- 85% các thể bệnh lao. Là nguồn lây bệnh chủ yếu trong cộng đồng. So với lao phổi, các thể lao ở các cơ quan ngoài phổi Ýt hơn như: lao màng phổi, lao màng bụng, lao màng não, lao hạch ngoại biên, lao ở hệ xương khớp, lao ở hệ sinh dục – tiết niệu… Các thể này có vai trò thứ yếu trong nguồn lây [2]. Chính vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu lao phổi. 1.1.2. Tình hình bệnh lao trên thế giới và tại Việt Nam 1.1.2.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới Trên thế giới bệnh lao là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao. Từ năm 1982-1992 vì HIV lây lan mạnh trên toàn thế giới mà trong đó bệnh lao được coi là đồng hành đã làm cho tỷ lệ mắc bệnh lao tăng lên tới 20%. Hàng năm, có thêm 8,8 triệu người mắc lao mới, trong đó bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới là 3,9 triệu và khoảng 2 triệu người đã chết vì chứng bệnh này [4]. Bảng 1: Uớc tính số bệnh nhân lao mới mắc theo khu vực (WHO) [99] Khu vực Số bệnh nhân (nghìn) Tỷ lệ/100 000 Tử vong do lao (bao gồm cả nhiễm HIV) Các thể AFB (+) Các thể AFB (+) SL (nghìn) TL/100000 Châu Phi 2354 (26%) 1000 350 149 556 83 Châu Mỹ 370 (4%) 165 43 19 53 6 Trung Đông 622 (7%) 279 124 55 143 28 Châu Âu 472 (5%) 211 54 24 73 8 Đông Nam Châu Á 2890 (33%) 1294 182 81 625 39 Tây Thái Bình Dương 2090 (24%) 939 122 55 373 22 Toàn Cầu 8797 (100%) 3887 141 63 1823 29 5 Ngày nay tình trạng lao kháng thuốc ngày càng phát triển. Tổ chức Y tế thế giới năm 2005 ước tính số bệnh nhân lao kháng thuốc có 424.000 người, số chết do lao kháng thuốc là 116.000 người [101]. Bản đồ lao kháng nhiều thuốc trên thế giới (nơi có dấu tròn). 1.1.2.2. Tình hình bệnh lao tại Việt Nam Ở nước ta, bệnh lao còn phổ biến và ở mức độ trung bình cao. Việt Nam là nước đứng thứ 13 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên toàn cầu. Trong khu vực Tây - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung quốc và Philipinnes về tỷ lệ bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm [5]. Từ năm 1997-2002, CTCLQG đã phát hiện được 532.703 bệnh nhân lao các thể, 372.220 bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới. Trong đó, số bệnh nhân do CTCLQG Việt Nam phát hiện chiếm 12% bệnh nhân các thể và 15% số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới [4]. 6 Hiện nay nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở nước ta ước tính là 1,5% ( ở các tỉnh phía nam là 2%, ở các tỉnh phía bắc là 1% ) [7]. Tổng số nhiễm lao ước tính khoảng 44% dân số. Bệnh lao là bệnh có số tử vong xếp trong 5 nguyên nhân tử vong cao nhất tại Việt Nam với tỷ lệ 23/100.000 dân. Ước tính với số dân là 70 – 80 triệu, hàng năm ở nước ta có: Số mới mắc lao (mọi thể) (người) 130.000 Số lao phổi BK dương tính mới (người) 60.000 Tổng số trường hợp lao 260.000 Tổng số lao phổi BK dương tính (người) 120.000 1.2. Lao phổi 1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của lao phổi Trong cơ thể, mọi cơ quan bộ phận đều có thể bị lao nhưng lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất, chiếm khoảng 80% tổng số bệnh lao [3]. Lao phổi là nguồn lây nguy hiểm, đặc biệt là lao phổi AFB (+). Đây là nguồn lây chủ yếu làm bệnh lao tồn tại ở mọi quốc gia qua nhiều thế kỷ. Nguyên nhân gây bệnh lao chủ yếu là do trực khuẩn lao người (Mycobacterium Tuberculosis Hominis), có thể do trực khuẩn lao bò (Mycobacterium Bovis). Ngoài ra, bệnh lao còn có thể do trực khuẩn kháng cồn kháng toan không điển hình (Mycobacterium Atipyques). Lao phổi hay bắt đầu từ vùng đỉnh phổi và vùng dưới đòn (phân thùy đỉnh và phân thùy sau của thùy trên phổi). Có hai cơ chế được giải thích về điều này, thứ nhất là vùng này có nhiều oxy so với các vùng phổi khác (trực khuẩn lao là vi khuẩn hiếu khí) và do cấu trúc về giải phẫu hệ mạch máu ở 7 đây, làm dòng máu chảy chậm so với các vùng khác, vì vậy vi khuẩn dễ dừng lại gây bệnh [2]. Đường lây lan chủ yếu của lao phổi là qua đường hô hấp. Do bệnh nhân nói, ho khạc đờm có vi khuẩn, hoặc đờm khạc ra khô thành bụi và bay lơ lửng trong không khí. Các hạt nước bọt hoặc hạt bụi có đường kính < 10µm chứa trực khuẩn lao, có khả năng tới được các phế nang. Ngoài đường hô hấp, đường tiêu hóa cũng có thể là đường lây, hoặc da và niêm mạc, bào thai và niêm mạc nhưng hiếm gặp [2] Khi vào các phế nang của một cơ thể chưa tiếp xúc với trực khuẩn lao, trực khuẩn lao phát triển và gây tổn thương viêm lao đặc hiệu. Ở giai đoạn 1 của bệnh, trực khuẩn lao gây tổn thương sơ nhiễm. Về mặt sinh học, trong giai đoạn này cơ thể hình thành dị ứng và miễn dịch chống trực khuẩn lao. Theo Nicod L. (1988), 5-10% trường hợp sau khi bị lao nhiÔm sẽ chuyển thành lao bệnh, và 80% sự chuyển này sẽ xảy ra trong 2 năm đầu sau khi bị kao nhiễm [2]. Cơ chế chuyển từ lao nhiễm sang lao bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố. Trước hết phụ thuộc vào số lượng và khả năng gây bệnh của trực khuẩn lao, khả năng phản ứng của cơ thể. Các bệnh phối hợp như đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng, bụi phổi, ung thư đều có thể tăng nguy cơ bị lao bệnh [2]. Những năm gần đây, hội chứng suy giảm miễn dịch đã làm tăng nguy cơ chuyển sang lao bệnh của những người bị lao nhiễm. Ngoài những yếu tố trên, hoàn cảnh sống cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của bệnh lao [2]. 1.2.2. Phân loại lao phổi Có nhiều cách phân loại bệnh lao phổi: 1.2.2.1. Phân loại theo Hiệp hội bài lao quốc tế và chương trình chống lao quốc gia [3]: 8 a. Dựa vào xét nghiệm trực khuẩn lao: - Lao phổi AFB dương tính với tiêu chuẩn: + Tối thiểu có 2 tiêu bản dương tính từ 2 mẫu đờm khác nhau. + Có 1 tiêu bản dương tính và có hình ảnh tổn thương nghi ngờ trên phim X- quang. + Có 1 tiêu bản dương tính và nuôi cấy dương tính. - Lao phổi AFB âm tính với tiêu chuẩn: + Kết quả xét nghiệm âm tính Ýt nhất 6 mẫu đờm khác nhau ở 2 lần thăm khám cách nhau 2 tuần đến 1 tháng và có tổn thương nghi lao trên phim X- quang được bác sĩ chuyên khoa tuyến tỉnh kết luận. + Kết quả xét nghiệm âm tính, nuôi cấy dương tính. b. Dựa vào tiền sử dùng thuốc: - Bệnh nhân lao mới: Chưa bao giờ dùng thuốc lao hoặc mới dùng thuốc lao dưới 1 tháng. - Bệnh nhân lao tái phát: Đã được điều trị lao và được xác định khỏi bệnh. Nay mắc bệnh trở lại, xét nghiệm đờm AFB (+). - Bệnh nhân lao điều trị thất bại: Xét nghiệm vẫn còn (+) từ tháng thứ 5 của công thức điều trị. - Bệnh nhân điều trị sau bỏ điều trị: Không tiếp tục dùng thuốc 2 tháng trong quá trình điều trị. Sau đó quay lại điều trị với AFB (+). - Bệnh nhân lao mạn tính: Vẫn còn trực khuẩn lao trong đờm sau khi đã dùng công thức tái trị có giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc. 1.2.2.2. Phân loại theo tuổi [3]: - Lao phổi ở trẻ em: Tổn thương ở phổi thường xuất hiện sau tổn thương tiên phát từ 6-14 năm, do đó lao phổi ở trẻ em hay gặp từ 10-14 tuổi. Do có những thay đổi về nội tiết ở lứa tuổi này nên trẻ hay bị các thể lao phổi nặng. 9 - Lao phổi ở người già: Do cơ thể bị suy giảm miễn dịch, nên người già dễ bị lao phổi. ở người già nguồn gốc vi khuẩn chủ yếu là từ các tổn thương cũ trong cơ thể tái triển trở lại. 1.2.2.3. Phân loại theo tổn thương và diễn biến của bệnh [3]: - Phế quản phế viêm lao: Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, tuổi dậy thì và người già. Diễn biến của bệnh cấp tính: sốt cao, gầy sút nhanh, khó thở. Hình ảnh X- quang là những nốt mờ, to nhỏ không đồng đều ở cả hai phế trường, đậm độ tập trung nhiều ở vùng cạnh tim. - Viêm phổi bã đậu: Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều ở tuổi dậy thì. Người bệnh số cao, dao động, có khó thở, tím tái, mạch nhanh. Bệnh nhân có thể thiếu máu nặng, phù thiểu dưỡng, khám phổi có hội chứng đông đặc, nhiều ran Èm, ran nổ, có thể có cả ran ngáy (do co thắt phế quản hoặc chất bã đậu gây bít tắc một phần phế quản), có thể có hội chứng hang. Xét nghiệm máu số lượng hồng cầu giảm, bạch cầu tăng, trong đó tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, tỷ lệ lympho lại giảm. Tốc độ máu lắng tăng cao. X-quang: Hình mờ chiếm một số phân thùy, một thùy hoặc một số thùy phổi, giai đoạn đầu mờ thuần nhất, sau đó nhanh chóng hoại tử tạo thành nhiều hang, có thể có những hang khổng lồ, kèm theo nhiều nốt quanh hang. Đây là một thể lao nặng, cần phải điều trị tích cực, các triệu chứng giảm chậm, cần phải kéo dài thời gian điều trị tấn công cho thể này. - U lao: Là một thể lâm sàng đặc biệt của lao phổi, khi tổ chức bã đậu được các lớp xơ xen kẽ bao bọc. Các tác giả Nga chia u lao làm 3 loại: loại nhỏ (đường kính dưới 2cm), loại trung bình (2-4cm), loại lớn (hơn 4cm), còng Ýt gặp có nhiều u lao ở phổi. 1.2.2.4. Phân loại chủ yếu dựa vào đặc điểm tổn thương trên X-quang [3] Phân loại của Lopo de carvalho: Chia tổn thương lao phổi thành 4 thể: 10 [...]... - Lao thõm nhim: + Khụng cú hang + Cú hang - Lao nt + Khụng cú hang + Cú hang - Lao kờ - Lao x + Khụng cú hang + Cú hang 1.2.2.5 Phõn loi theo Liờn Xụ (c) nm 1998 [3] Phõn loi ny khỏ phc tp i vi lao phi, bao gm cỏc th sau: - Phc hp s nhim do lao - Lao cỏc hch bch huyt trong lng ngc - Lao phi tn mn - Lao nt (cũn cú th c bit gi l lao huyt) - Lao thõm nhim - U lao - Lao hang phi - Lao x hang phi - Lao. .. khỏng sinh, ỏp ng vi iu tr thuc lao (mt t iu tr y ) 1.3.2 Tỡnh hỡnh lao phi AFB õm tớnh trờn th gii v ti Vit Nam 1.3.2.1 Tỡnh hỡnh lao phi AFB õm tớnh trờn th gii Phỏt hin v iu tr lao phi AFB (+) luụn l chin lc hng u ca chng trỡnh chng lao quc gia (CTCLQG), bờn cnh ú, vic phỏt hin v iu tr lao phi AFB (-) cng rt cn thit Lao phi AFB (-) tuy ít lõy hn, t l t vong thp hn lao phi AFB (+), song vic phỏt hin thng... 75% lao phi AFB (+) trong tng s bnh nhõn, ch gii hn 25% l bnh nhõn lao phi AFB (-) v lao ngoi phi [12] Ti hi ngh chng lao ton quc nm 1995 thnh ph H Chớ Minh, t l lao phi AFB (-) vo khong 13,4% [11] Trong nghiờn cu ca Hunh Bỏ Hiu v CS (2006), t l bnh nhõn lao phi n khỏm ti phũng khỏm ca trung tõm phũng chng bnh xó hi Tha Thiờn Hu cú AFB (-) chim 21-44% [15] 14 1.3.3 Lõm sng ca bnh nhõn lao phi AFB. .. hang duy nht B hang lao cú dy thay i Thng b mng khong 1-3mm, hi m (m thp hn xng sn) Bờn trong hang lao khụng phi luụn cha ton khớ Khụng him trng hp bờn trong hang lao cú mc nc, chng t cú cht tit ng, ph qun thoỏt b tc Hỡnh ht lc lc cú th gp trong hang lao, nhng khụng thng 18 xuyờn Ht l mt khi bó u di ng ít nhiu trong hang lao, ụi khi do mt nm phi ghộp vo trong hang lao Hỡnh dng hang lao thng trũn hoc... - Lao x phi Mi th lao trờn õy li chia ra nhiu giai on: Thõm nhim, phỏ hy, lan trn, hp thu, x húa, vụi húa 1.3 Lao phi AFB õm tớnh 1.3.1 nh ngha lao phi AFB õm tớnh 12 Theo WHO (2005) lao phi AFB (-) cú 1 trong 2 tiờu chun sau [101]: - Xột nghim m bng phng phỏp soi kớnh trc tip AFB (-), nuụi cy dng tớnh - ít nht cú 3 tiờu bn xột nghim m AFB (-), kốm theo: + X-Quang cú hỡnh nh nghi lao phi + Khụng ỏp... oỏn nhng nú rt cn thit, c bit l tuyn y t c s Trong nghiờn cu ca Harries A.D (2001), t l chn oỏn lao phi AFB (-) da vo tiờu chun lõm sng chim 78% [61] 1.3.4 Xột nghim cn lõm sng ca bnh nhõn lao phi AFB õm tớnh Cỏc xột nghim lõm sng dựng trong chn oỏn lao phi núi chung cng c x dng trong chn oỏn lao phi AFB (-), c bit l nhng xột nghim k thut cao nh PCR hay MGIT khi phng phỏp soi m trc tip cho kt qu õm... gii phu bnh bnh nhõn t vong ó phỏt hin c lao phi 4050% nhng ngi nhim HIV, nhiu ngi trong s h ó khụng c chn oỏn lao trc khi cht [99] Ti Nepan hng nm cú 40.000-50.000 ngi mc lao, trong ú cú khong 20.000 bnh nhõn AFB (-) Ti Malaysia, theo dừi trong 5-6 nm, t 13 l mc lao hng nm vo khong 60/100.000 dõn, v cú ti 2 5AFB( -)/100.000 dõn [72] 1.3.2.2 Tỡnh hỡnh lao phi AFB õm tớnh ti Vit Nam Ti Vit Nam, do nhng... im ca k thut nuụi cy bng MGIT 25 - Kt qu cha phõn bit c chng Mycobacteria gõy bnh d Mt s nghiờn cu v phng phỏp MGIT: Trong nghiờn cu ca Abe C (1997), thi gian phỏt hin ra trc khun lao ca phng phỏp MGIT l 8 ngy [39] Tazawa Y v CS (1998) nghiờn cu thi gian nuụi cy bng phng phỏp MGIT, so sỏnh vi nuụi cy trong mụi trng Ogawa v Kudoh cho kt qu: phng phỏp MGIT phỏt hin trc khun lao sau 13,5 ngy, mụi trng... (1989), qun Hai B Trng H Ni, bng soi trc tip tỡm c 57,2% AFB (+) Lao phi ngi cú tui, soi trc tip cho kt qu AFB (+) l 44% [31] Trong nghiờn cu ca Nguyn Ngc Lan v CS (2000), 183 bnh nhõn lao phi nghiờn cu, soi trc tip ch cho kt qu dng tớnh l 27,9% [24] 1.3.4.4.2 K thut nuụi cy vi khun: Nuụi cy tỡm trc khun lao luụn l giỏ tr vng trong chn oỏn lao Cú hai loi mụi trng nuụi cy l mụi trng c (Loweinstein... oỏn sai trong lao phi Mt nghiờn cu ấn cho thy, trong 2.229 bnh nhõn chp X-Quang phi, cú 227 ngi c xỏc nh mc lao da vo kt qu chp phim Trong số 227 ngi ny cú ti 81 ngi (36%) cy m õm tớnh 2002 bnh nhõn khụng c chn oỏn lao phi cũn li cú 31 ngi (1,5%) cú kt qu cy m dng tớnh [51] 1.3.4.3.2 Chp CT scanner lng ngc: Mt s hỡnh nh cú th thy trờn phim chp CT scanner lng ngc ca bnh nhõn lao phi [32]: - Hch lao (Trờn . hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của phương pháp MGIT trong lao phổi AFB âm tính nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của. tài nghiên cứu về những kỹ thuật này còn Ýt, đặc biệt là đối với kỹ thuật MGIT, còng nh còn Ýt đề tài nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB âm tính. XuÊt. Huế có AFB (-) chiếm 21-44% [15] 13 1.3.3. Lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB âm tính Lâm sàng bệnh nhân lao phổi AFB (-) cũng nằm trong bệnh cảnh lao phổi nói chung. Theo Rossman M.D và CS

Ngày đăng: 12/11/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan