nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa hô hấp-bệnh viện bạch mai trong hai năm 2009-2010

113 556 1
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa hô hấp-bệnh viện bạch mai trong hai năm 2009-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong lâm sàng bệnh phổi ngày nay, it gặp những trường hợp chỉ mắc bệnh ở phổi đơn thuần như viêm phổi, ung thư phổi, hen phế quản, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà thường có kết hợp với một hoặc nhiều bệnh khác kèm theo. Trong thực hành lâm sàng bệnh về cơ quan hô hấp, trong khi điều trị và làm xét nghiệm đã xác định bệnh nhân mắc đái tháo dường. Những bệnh nhân này, một số trường hợp đã và đang điều trị đái tháo đường, một số khác là lần đầu tiên được phát hiện. Điều trị những trường hợp tổn thương phổi đơn thuần trong nhiều tình huống thật khó, nhưng phức tạp hơn nữa nếu như có phối hợp với bệnh tiểu đường. Ở người bệnh có tiểu đường, suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho bệnh phổi nặng lên, khó điều trị, nguy cơ tàn phế, tử vong có thể xảy ra bất cứ khi nào. Một số bệnh của phổi,sự cần thiết phải sử dụng corticoid điều trị dài ngày như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản,xơ mô kẽ phổi, nguy cơ bị tiểu đường khó tránh. Người ta khó biết bệnh tiểu đường có từ trước hay do dùng thuốc trong một số bệnh phổi ở những người có tuổi gây nên bệnh tiểu đường hay ngược lại. Dù sao đi nữa, khi có tổn thương phổi nếu có các bằng chứng chứng tỏ có bệnh tiểu đường thì vấn đề điều trị bệnh phải điều chỉnh lượng đường máu sao cho điều trị đạt hiệu quả hơn. Hen phế quản là một bệnh phổi hay gặp. Theo WHO trên thế giới có 300 triệu người mắc hen, ước tính đến năm 2025 sẽ có khoảng 400 triệu người mắc hen. Ở Việt nam hiện đang có 8 triệu người mắc hen phế quản (5% dân số). Với những con số như trên đã phần nào cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh. 1 Hầu hết các thuốc điều trị hen phế quản tác động chủ yếu là giảm sự co thắt phế quản (thuốc giãn phế quản) hoặc thuốc giảm viêm (corticoid). Corticoid được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau: corticoid dự phòng dạng hít (ICS), corticoid dung đường toàn thân được sử dụng trong hen mức độ trung bình đến nặng. Việc sử dụng corticoid sớm, dài ngày, không kiểm soát được đã dẫn tới biến chứng tăng đường huyết do dung thuốc. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hiện đang là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế đứng hàng thứ 4,với xu hướng ngày càng tăng trên thế giới. Trên 3 triệu người tử vong một năm vì COPD (số liệu đưa ra tai hội nghị khoa học hưởng ứng ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính-2008 do BV Bạch Mai và BV lao và phổi trung ương tổ chức). Mục tiêu điều trị COPD là cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách phòng ngừa các biểu hiện triệu chứng và cơn cấp của bệnh từ đó bảo toàn chức năng phổi tối ưu. Ngày nay corticoid được sủ dụng rộng rãi trong diều trị COPD. Chính vì vậy không hiếm các trường hợp sau quá trình điều trị COPD bị mắc đái tháo đường kèm theo. Không chỉ có những bệnh ở phổi sử dụng corticoid trong điều trị mà cũng phải kể đến nhiều bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng thận hư…đều phải sử dụng corticoid dài ngày trong điều trị, và nguy cơ đái tháo đường là không tránh khỏi. Từ đó tạo cơ hội cho bệnh nhiễm trùng trong đó có lao phổi, viêm phổi… Thực tế cho thấy một số bệnh phổi nhiễm khuẩn thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường, diễn biến thường nặng. Qua y văn trong nước cũng như y văn thế giới người ta thường đề cập lao phổi ở bệnh nhân có tiểu đường thường gặp nhất. Lao phổi là bệnh có tỷ lệ khá cao trên thế giới. Ở Mỹ cứ 100000 người thì có 10 người mắc lao phổi. Ở Việt Nam lao phổi ngày nay là một bệnh trong tình trạng báo động do tỷ lệ mắc cũng như tử vong vì khó kiểm soát do nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan.Trong y văn, lao phổi 2 và đái tháo đường được mô tả là bạn đồng hành cũng như lao và HIV. Người mắc lao phổi phần lớn sau 5 năm bị đái tháo đường, gần 2/3 trường hợp đái tháo đường phát hiện trước lao phổi, còn người mắc đái tháo dường tăng nguy cơ lao phổi lên 3-4 lần. Ngoài lao phổi, viêm phổi và áp xe phổi cũng là những biến chứng nhiễm khuẩn hay gặp cuả đái tháo đường. Bản thân viêm phổi và áp xe phổi là yếu tố phát hiện đái tháo đường trong thời gian điều trị. Ngoài những bệnh nêu trên, người ta cũng ghi nhận một số trường hợp bệnh phổi xảy ra trên cơ sở bệnh đái tháo đường như: ung thư phổi,TDMP, nấm phổi…Sự phối hợp của những bệnh này với đái tháo đường làm cho biểu hiện lâm sàng của bệnh phổi có xu hướng nặng hơn, đồng thời việc điều tri phải luôn quan tâm điều chỉnh được lượng đường huyết Thực tế tai khoa Hô hấp-BV Bạch Mai thời gian qua đã phát hiện, điều trị một số trường hợp có tổn thương phổi phối hợp với đái tháo đường thành công. Một số trường hợp bệnh phổi diễn biến nặng khi có phối hợp với bệnh tiểu đường đã được điều trị có kết quả.Vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu với đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa Hô hấp-Bệnh viện Bạch Mai trong hai năm 2009-2010. Mục tiêu đề tài 1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng một số tổn thương phổi phối hợp ĐTĐ 2. Tìm hiểu đặc điểm cận lâm sàng một số tổn thương phổi phối hợp ĐTĐ 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Phần 1. Sơ lược giải phẫu phổi và phế quản [1] Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi xảy ra trao đổi khí giữa môi trường ngoài và cơ thể. Mỗi người có 2 phổi nằm trong 2 ổ màng phổi, khoang ở giữa 2 ổ màng phổi gọi là trung thất 1. Hình thể ngoài - Phổi là 1 tạng xốp, đàn hồi nên thể tích của nó thay đổi nhiều theo lượng khí chứa bên trong. Phổi người lớn có thể chứa 4500-5000 ml. - Mỗi phổi có 1 đỉnh, 1 đáy, 3 mặt (mặt trung thất, mặt sườn, mặt hoành). Phổi phải chia thành 3 thuỳ trên, giữa, dưới bởi khe chếch và khe ngang Phổi trái chia thành 2 thuỳ trên, dưới bởi khe chếch. 2. Cấu tạo của phổi Phổi được tạo nên từ toàn bộ các nhánh phân chia trong phổi của phế quản chính, động mạch và tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản. Bạch huyết và các sợi thần kinh của đám rối phổi, mô liên kết xen giữa các thành phần trên và bao quanh phổi. * Sự phân chia của phế quản chính trong phổi và cấu tạo của cây phế quản. 2 phế quản chính phải và trái tách ra từ khí quản. Mỗi phế quản chính khi vào phổi sẽ phân chia nhỏ dần tới phế nang. Toàn bộ các nhánh phân chia gọi là cây phế quản. Cây phế quản: Khí quản => phế quản chính phải, trái => phế quản thuỳ => phế quản phân thuỳ => chia thành nhánh => phế quản nhỏ => tiểu phế quản => tiểu phế quản tiểu thuỳ => tiểu phế quản tận => tiểu phế quản hô hấp => ống phế nang => túi phế nang => phế nang. 4 * Động mạch phổi phải và trái tách ra từ thân động mạch phổi. Vào rốn phổi cũng chia nhỏ dần tới mạng lưới mao mạch Tĩnh mạch đi kèm động mạch, dồn về tĩnh mạch phổi trên và dưới mỗi bên và đổ vào tâm nhĩ trái * Động mạch và tĩnh mạch phế quản Động mạch nuôi dưỡng cho cây phế quản và mô phổi là các nhánh phế quản của động mạch chủ ngực Tĩnh mạch phế quản - Tĩnh mạch sâu về Tĩnh mạch phổi - Tĩnh mạch nông về Tĩnh mạch đơn và bán đơn phụ TK phổi: đám rối phổi chạy theo phế quản chính tạo thành 1 mạng lưới xung quanh phế quản, qua rối phổi vào phổi chi phối cho cơ, niêm mạc của phế quản và cho các phế nang. 3. Màng phổi. Màng phổi là một bao thanh mạc kín bọc lấy phổi. Bao này gồm 2 lá: màng phổi tạng và màng phổi thành, giữa 2 lá là một khoang tiềm tàng gọi là ổ màng phổi. Bình thường 2 lá của phổi áp sát nhau và chỉ tách xa nhau khi có dịch (tràn dịch màng phổi) hoặc khí (tràn khí màng phổi) tràn vào. Màng phổi tạng là lá thanh mạc bao bọc và dính chặt vào nhu mô phổi, lách cả vào khe gian thuỳ để bọc cả các mặt gian thuỳ của phổi. Ở quanh rốn phổi, màng phổi tạng quặt lại liên tiếp với màng phổi thành. Màng phổi thành là phần màng phổi phủ mặt trong lồng ngực (phần sườn), mặt trên cơ hoành (phần hoành) và mặt bên của trung thất (phân trung thất). Phần màng phổi thành trùm lên đỉnh phổi là vòm màng phổi. Góc giữa các phần màng phổi được gọi là các ngách màng phổi gồm: ngách sườn – hoành, ngách sườn – trung thất, ngách hoành – trung thất. 5 Phần 2. Phần sinh lí bệnh phổi. [2] 1. Khái quát về chức năng hô hấp. Hô hấp là sự trao đổi khí với ngoại môi nhằm cung cấp O 2 và đào thải CO 2 , dưới sự điều hoà của TTHH nằm ở hành não và cầu não. Có 4 giai đoạn hô hấp: - Giai đoạn thông khí: thực hiện bằng 2 động tác luôn phiên hít vào và thở ra. - Giai đoạn khuếch tán: Trao đổi khí giữa phế nang và máu. Thông khí và khuếch tán được gọi là hô hấp ngoài. Bệnh hô hấp theo quan niệm chung chính là bệnh của hô hấp ngoài. - Giai đoạn vận chuyển: Là trao đổi khí giữa tế bào cơ thể với phổi - Trao đổi qua màng tế bào và hô hấp tế bào ( Hai giai đoạn sau là hô hấp trong) 2. Rối loạn quá trình thông khí. Quá trình hô hấp được đảm bảo là nhờ thành phần, áp lực không khí thở vuông góc, cũng như hoạt động tốt của bộ máy hô hấp. Một trong các yếu tố đó thay đổi sẽ gây rối loạn thông khí. - Rối loạn do khí thở: do độ cao, do không khí bị tù hãm, do ngạt - Rối loạn do bệnh hô hấp: liệt cơ hô hấp, TDMP, TKMP, chướng ngại đường hô hấp, 3. Rối loạn quá trình khuyếch tán Phế nang vừa trao đổi khí bên ngoài ( bằng thông khí, chủ động), vừa trao đổi khí với bên trong ( bằng khuyếch tán, thụ động). Rối loạn khuyếch tán do các nguyên nhân sau: a. Rối loạn khuyếch tán do giảm diện tích màng phổi b. Rối loạn khuyếch tán do không phù hợp giữa thông khí và tưới máu c. Rối loạn khuyếch tán do tăng độ dày màng phổi. d. Rối loạn khuyếch tán do giảm hiệu số phân áp: 6 4 Rối loạn quá trình vận chuyển Rối loạn về chất hoặc về lượng của hemoglobin trong máu khiến nó không thể bắt giữ và mang tái đầy đủ 5 Rối loạn quá trình hô hấp tế bào Hô hấp tế bào là giai đoạn cuối cùng của quá trình hô hấp. Đầu vào gồm oxy và các chất dinh dưỡng, đầu ra là năng lượng, CO2, nước. Rối loạn hô hấp tế bào xảy ra khi thiếu cơ chất hoặc khi giảm hoạt tính các enzym hô hấp 7 Phần 3. Tổng quan một số bệnh phổi phối hợp đái tháo đường Trên cơ địa người đái tháo đường do giảm sức đề kháng nên rất dễ bị nhiễm trùng và bị nặng, lâu khỏi. Đồng thời nhiễm trùng là căn nguyên quan trọng gây mất cân bằng đường huyết. 1/3 bệnh nhân hôn mê tăng đường máu là do nhiễm trùng. Bệnh nhân ĐTĐ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: đường máu cao tạo điều kiện thuân lợi cho nhiễm trùng, đồng thời khi nhiễm trùng càng gây tăng đường máu. Trên thực tế trong cơ thể khi bị nhiễm trùng thường có quá trình viêm, và sinh ra nhiều sản phẩm trung gian gây tăng đường máu. Do vậy những bệnh nhân đang dùng thuốc uống phải chuyển sang dạng thuốc tiêm. Nhiều bệnh lý phổi phải sử dụng corticoid trong quá trình điều trị như COPD, hen phế quản. Việc lạm dụng thuốc, dùng không theo chỉ dẫn đã dẫn đến những biến chứng khi dùng corticoid, mà một trong những biên chứng đó là gây tăng đường máu. A. Giới thiệu một số bệnh phổi cần sử dụng corticoid dài ngày trong điều trị bệnh I. Hen phế quản (HPQ) Hen phế quản là trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ ở phế quản do nhiều kích thích khác nhau, biểu hiện đặc trưng là khó thở, có tiếng cò cử do hậu quả của sự co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết nhầy phế quản. Cơn khó thở có thể tự hồi phục ( do dùng thuốc hoặc không). Hen phế quản là bệnh khá phổ biến, có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1995 toàn thế giới có trên 100 triệu người mắc hen phế quản. Tới năm 8 2001 đã lên tới 150 triêu người, chiếm khoảng 5% dân sổ ở người lớn và 10% dân số ở trẻ em dưới 15 tuổi [6,7,31] Tỷ lệ mắc hen phế quản ở mỗi vùng và mỗi lứa tuổi khác nhau. Pêru là nước có tỷ lệ mắc hen phế quản cao nhất thế giới (28%), Trong khi đó Uzơbekistan chỉ có 1.4% thấp nhất thế giới [26,34]. Riêng ở Mỹ có khoảng 12-15 triệu dân mắc hen phế quản chiếm 5% dân số [6,26,34]. Trong những năm gần đây số người tử vong do hen phế quản ngày càng tăng. Trung bình thế giới có 40-60 người chết trên vì hen phế quản trên 1 triệu dân [6]. Ở Mỹ năm 1977 có 1674 trường hợp tử vong vì hen phế quản, dến năm 1998 có hơn 6000 trường hợp [8] Tại Việt Nam tỷ lệ mắc hen phế quản tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo thống kê điều tra, trước năm 1985, ở một số vùng tỷ lệ mắc hen phế quản là 1-2%, riêng nội thành Hà Nội là 0.8% và ngoại thành là 0.73%. Từ năm 1961-1995, tỷ lệ mắc hen phế quản ở nước ta đã tăng gấp 3 lần (2%-6%) dân số và trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 10% [7] Hiện nay ở Việt Nam độ lưu hành HPQ chiếm 5-7% tính chung cho trẻ em và người lớn. Tỷ lệ này thay đổi tuỳ từng vùng và tình trạng ô nhiễm môi trường [9] Năm 2001 HPQ đứng hàng thứ 7 trong các bệnh thường gặp vào điều trị nội trú tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai, chiếm 4.4% [10] Năm 2004 tỷ lệ bệnh nhân HPQ nằm điều trị nội trú tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai chiếm 3.9% [11]. Ở Việt Nam chưa có thống kê nào đầy đủ về số tử vong do HPQ trong cả nước nhưng con số này không phải là thấp do độ lưu hành HPQ tăng, phát hiện và điều trị không kịp thời, sử dụng thuốc không đúng, chủ quan , coi nhẹ việc quản lý và kiểm soát hen tại cộng đồng [12]. 9 Điều trị hen phế quản phải dùng sớm corticoid viên hoặc siro trong cơn trung bình hoặc nặng để giảm viêm và cải thiện nhanh. Mặt khác, dùng corticoid gây biến chứng tăng đường huyết. Do đó, bệnh nhân hen phế quản thường phối hợp với đái tháo đường. 1. Triệu chứng lâm sàng a. Cơ năng - Tiền triệu: Hắt hơi, sổ mũi, ho khan… - Khó thở thì thở ra: Kèm theo tiếng cò cử, khó thở tăng dần. mỗi cơn từ 5- 10 phút đến hàng giờ, hằng ngày. Cơn khó thở giảm dần và kết thúc bằng một trận ho và khạc đờm dài. Đờm thường trong, quánh, dính. - Cơn hen thường xảy ra về đêm hoặc thay đổi thời tiết. b. Thực thể Trong cơn hen khám phổi thấy: - Gõ lồng ngực trong - Nghe:rì rào phế nang giảm.ran rít,ran ngáy hai bên phế trường - Ngoài cơn hen khám thường không thấy gì đặc biệt 2. Triệu chứng cận lâm sàng: a. Đo chức năng thông khí phổi: Đo chức năng thông khí phổi thường thấy rối loạn thông khí tắc nghẽn phục hồi với thuốc giàn phế quản (trước test FEV 1 <80%, FEV 1 /VC<70%. FEV 1 tăng >15% hoặc trở về trị số lý thuyết sau khí dung 400 microgam salbutamol) b. Lưu lượng đỉnh kế: LLĐ là lưu lượng nhanh nhất của khí lưu thông trong đương hô hấp khi thở ra gắng sức. Rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục và sự biến đổi lưu thông khí được đo bằng LLĐ,biểu hiện bằng một trong các trường hợp sau: 10 [...]... chiếm 77.1% Hầu hết bệnh nhân đều có yếu tố thuận lợi khởi phát bệnh Theo Chu Văn Ý và Nguyễn Văn thành tại khoa hô hấp- bệnh viện Bạch Mai từ năm 1977 đến 1985 có 258 trường hợp áp xe phổi vào viện chiếm 4.8% bệnh nhân phổi vào điều trị tại bệnh viện [5] Đái tháo đường có những điều kiện thuận lợi gây áp xe phổi: Đái tháo đường gây tổn thương mạch, tắc mạch dẫn đến ổ nhồi máu phổi Tăng đường huyết là môi... khoa hô háp bệnh viện Bạch Mai hàng năm có tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân TDMP nằm điều trị nội trú Theo Đào Kỳ Hưng (1995) TDMP xếp hàng đầu [15] Theo Ngô Quý Châu và cộng sự (2002) từ năm 1996-2000 trong số 3606 bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai có 116 bệnh nhân được chẩn đoán TDMP không rõ nguyên nhân, và xếp hàng thứ 8 trong các loại bệnh phổi [16] 1 Triêụ chứng lâm sàng. .. hành động phối hợp làm hạn chế tác của các yếu tố nguy cơ bệnh lao, bao gồm HIV/AIDS, đái tháo đường, suy dinh dưỡng, điều kiện sống… Lao phổi kết hợp đái tháo đường đã được biết đến tứ lâu và hay gặp trên lâm sàng Hiện nay lao phổi vẫ là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm, trong khi đó đái tháo đường là nhuyên nhân gây tử vong thứ 5 trong số các bệnh lý Sự phối hợp của hai bệnh lý... tế Tại Nhật Bản cứ 100.000 người tử vong thì có5 7-70 do viêm phổi, và tỷ lệ do viêm phổi đứng hàng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong [4] Tại Việt Nam, viêm phổi là một trong những bệnh nhiễm khuẩn thường gặp nhất trong lâm sàng nhưng hiện nay chưa có một tổng kết mang tính toàn diện Chỉ có một vái số lệu nghiên cứu của các bệnhviện đượcghi nhận như 20 sau: Trong 3606 bệnh nhân điều trị tai khoa. .. Đình Hường(1994), COPD là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh phổi mãn tính người lớn với tỷ lệ 4-5% [13] Theo thống kê bệnh viện Bạch Mai, trong số 3606 bệnh nhân điều trị tại khoa hô hấp từ năm 1996-2000, tỷ lệ bệnh nhân chẩn đoán COPD lúc ra viện chiếm 25.1%, đứng hàng đầu trong các bệnh lý về phổi [14] Ngô Quý Châu và cộng sự nghiên cứu dịch tễ học COPD trong cộng đồng dân cư có tuổi từ 40 của thành... nhân điều trị tai khoa hô hấp-BV Bạch Mai (19962000) có 345 bệnh nhân viêm phổi, đứng thứ 4 trong các bệnh tại khoa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP Hồ Chí Minh) năm 2004 có 710 trường hợp viêm phổi trong số 29.353 bệnh nhân nhập viện (chiếm 2,4%), 44 ca tử vong do viêm phổi trong tổng số 297 ca tử vong (chiếm 14,8%).[ ] Tuy nhiên trong những năm gần đây dịch tễ học viêm phổi có nhiều thay đổi gia tăng... đường huyết cao cung cấp cho vi khuẩn nhiều năng lượng sinh sôi Biến chứng nhiễm khuẩn rất đa dạng, sảy ra trên tất cả các cơ quan trong đó có hô hấp mà hay gặp nhất là: lao phổi, viêm phổi, áp xe phổi 33 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đôí tượng nghiên cứu Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi kèm đái tháo đường điều trị tại khoa hô hấp-BV Bạch Mai 2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường. .. tử do viêm nhiễm cấp tính ở phổi không phải do lao Hiện nay hàng năm taị Mỹ có khoảng 50.000 trường hợp tử vong do áp xe phổi, đứng hàng thứ 6 trong các nguyên nhân gây tử vong [ 3] Tại Viêt Nam theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Cồ [4] trên 118 bệnh nhân áp xe phổi điều trị tại viện Lao và bệnh phổi 1991-1992 và tại khoa 22 hô hấp bệnh viện Bạch Mai 1993-1994 , Tỷ lệ bệnh nhân nam 73.75 tuổi thường... tăng đường huyết, tổ chức phổi ngấm nhiều đường là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lao Nhửng ảnh hưởng toàn thân của đái tháo đường làm suy giảm miễn dịch cũng là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của lao phổi Lao phổi trên bệnh nhân đái tháo đường có đặc điểm là nặng nhưng kín đáo, có ít biểu hiện lâm sàng nhất là dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, tuy nhiên đái tháo đường. .. thế giới viêm phổi gây tử vong 4 triêu người /năm Viêm phổi bệnh viện chiếm 13-18% trong số các nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra với tấn suất 4-7/1000 trường hợp nhập viện Tử vong do viêm phổi bệnh viện thay đổi từ 20 – 50% và là nguyên nhân gây tử vong do nhiễm trùng bệnh viện thường gặp nhất Hàng năm tai Mỹ có 2-3 triệu người mắc bệnh, 20% bệnh nhân phải nhập viện, tỷ lệ tử vong với bệnh nhân ngoại . đặt vấn đề nghiên cứu với đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa Hô hấp -Bệnh viện Bạch Mai trong hai năm 2009-2010. Mục. một số trường hợp có tổn thương phổi phối hợp với đái tháo đường thành công. Một số trường hợp bệnh phổi diễn biến nặng khi có phối hợp với bệnh tiểu đường đã được điều trị có kết quả.Vì vậy,. nhận một số trường hợp bệnh phổi xảy ra trên cơ sở bệnh đái tháo đường như: ung thư phổi, TDMP, nấm phổi Sự phối hợp của những bệnh này với đái tháo đường làm cho biểu hiện lâm sàng của bệnh phổi

Ngày đăng: 12/11/2014, 13:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan