quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn thị xã hương trà

94 1.6K 18
quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn thị xã hương trà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, được sự giúp đỡ chỉ đạo tận tình của thầy giáo, tôi đã hoàn thành đồ án của mình. Trước hết, tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất với Thạc sỹ Nguyễn Thanh Mãi người trực tiếp hướng dẫn đề tài và chỉ bảo cho tôi từ khi xác định đề tài, xây dựng đề cương tới lúc hoàn thiện đồ án. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Nghệ thuật- Trường Cao đẳng Sư Phạm Huế đã giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong cơ quan Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Hương Trà đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát, tiếp cận với các nhà văn hóa. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để đồ án được hoàn thành tốt. Trân trọng cảm ơn! Huế, tháng 6 năm 2014 Sinh viên Hoàng Nữ Tường Vy Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là một bài nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả và số liệu trong đồ án là trung thực và chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường về lời cam đoan này. Sinh viên Hoàng Nữ TườngVy Đồ án tốt nghiệp BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ CLB Câu lạc bộ VH- TT Văn hóa- Thể thao VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch TDTT Thể Dục Thể Thao NVH Nhà Văn Hóa NXB Nhà xuất bản UBND Uỷ Ban Nhân Dân UNESCO United Natinons Educational, Scientific and Cultural Oganizatinon XHCN Xã hội chủ nghĩa QLNN Quản lý nhà nước LSVH Lịch sử văn hóa KHKT Khoa học kỹ thuật VH&TT Văn hóa và Thể thao HDND Hội đồng nhân dân ATGT An toàn giao thông VDV Vận động viên KT- XH Kinh tế- Xã hôi MTTQ Mặt trận tổ quốc TDDKXDDSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa GDVH Gia đình văn hóa ND- CP Nghị định Chính phủ TTCN Tiểu thủ công nghiệp Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Tình hình nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 7. Bố cục của đề tài 3 Chương 1 4 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA 4 VÀ KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 4 1.1. Khái niệm về văn hóa và quản lý hoạt động văn hóa 4 1.1.1. Khái niệm về văn hóa 4 1.1.2. Khái niệm quản lý hoạt động văn hóa 6 1.1.3. Quản lý nhà nước về văn hóa 7 1.1.4. Khái niệm về thiết chế văn hóa 9 1.2. Tổng quan về thị xã Hương Trà 10 1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên 10 1.2.2. Lịch sử hình thành 11 1.2.3. Thành phần cư dân và đời sống kinh tế 12 1.2.4. Đời sống văn hóa 12 1.3. Vai trò của nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đối với đời sỗng xã hội ở Thị xã Hương Trà 16 1.3.1. Khái niệm về nhà văn hóa 16 1.3.2. Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng 17 1.3.3. Chức năng của nhà văn hóa 18 1.3.3.1. Chức năng giáo dục XHCN 19 1.3.3.2. Chức năng giao tiếp, tuyên truyền 19 1.3.3.3. Chức năng phát triễn năng lực sáng tạo của quần chúng 19 1.3.3.4. Chức năng đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí và nghỉ ngơi20 1.3.4. Nhiệm vụ của nhà văn hóa 20 1.3.5. Đóng góp của nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đối với đời sống xã hội 21 Tiểu kết chương 1 23 Chương 2 24 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG 24 NHÀ VĂN HÓA, NHÀ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 24 2.1. Bộ máy tổ chức quản lý 24 2.1.1. Phòng văn hóa và thông tin 24 2.1.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của phòng VH&TT 24 Đồ án tốt nghiệp 2.1.1.2. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của nhà văn hóa 26 2.1.2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao 27 2.1.3. Ban văn hóa xã hội phường, xã 28 2.1.4. Chủ nhiệm nhà văn hóa 28 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động 29 2.2.1. Tình hình chung về các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở thị xã Hương Trà 29 2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động nhà văn hóa 31 2.2.2.1. Cơ chế chính sách trong xây dựng cơ sở vật chất và quản lý hoạt động nhà văn hóa 31 2.2.2.2. Quản lý nguồn nhân lực 34 2.2.2.3. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch, chương trình, thời gian hoạt động 35 2.2.2.4. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị; kinh phí hoạt động tại nhà văn hóa 36 2.3. Một số nhận xét đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng 37 2.3.1. Ưu điểm 37 2.3.2. Hạn chế 38 2.3.3. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới hạn chế 39 Tiểu kết chương 2 42 Chương 3 43 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HÓA, NHÀ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 43 3.1. Định hướng quản lý hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng43 3.1.1. Quản lý hoạt động nhà văn hóa trong điều kiện hiện nay 43 3.1.2. Cơ chế quản lý nhà văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 44 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao quản lý chât lượng hoạt động nhà văn hóa 46 3.2.1. Tăng cường đổi mới về cơ chế quản lý phù hợp với đường lối của Đảng 46 3.2.2. Nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện cơ chế và chính sách văn hóa 47 3.2.3. Đối với công tác quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ cơ sở 49 3.3. Các biện pháp cụ thể 51 3.3.1. Đầu tư trang bị cơ sở vật chất và mở rộng các hình thức hoạt động của các nhà văn hóa 51 3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền 53 3.3.3. Quan tâm chú trọng đối với công tác cán bộ và đào tạo cán bộ 55 3.3.3.1. Đối với cán bộ chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ 55 3.3.3.2. Đối với Ban quản lý và chủ nhiệm nhà văn hóa 56 Tiểu kết chương 3 57 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào đời mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định xây dựng một nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc. Công tác quản lý văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, công tác này được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. Cụ thể là đã có những văn bản pháp quy quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý văn hóa trong đó, việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng là một vấn đề được đặc biệt quan tâm. Để phát huy những giá trị của hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà, chính quyền các cấp đã có những chính sách phù hợp, có nhiều nỗ lực trong thời gian qua. Tuy nhiên, có một thực trạng hiện nay đó là những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý và phát huy hết chức năng của hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà. Làm thế nào để khắc phục những hạn chế trên là một vấn đề được quan tâm hiện nay. Là một người con của Hương Trà, được nghiên cứu, tìm hiểu tại phòng Văn hóa Thông tin Thị xã Hương Trà, tôi có thời gian tìm hiểu về chức năng và nhiệm vụ của phòng, tìm hiểu những ưu điểm, tồn tại, hạn chế đối với hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc khắc phục những tồn tại hạn chế trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà” làm Đồ án tốt nghiệp của mình. SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy 1 Đồ án tốt nghiệp 2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là làm rõ quá trình quản lý hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở Thị xã Hương Trà. Qua công tác nắm tình hình, làm rõ hơn bước đường thành công của đơn vị để có cái nhìn toàn diện, thấu đáo về quá trình quản lý. Với vai trò là cầu nối giữa xây dựng và phát triển, biện chứng giữa quy luật và thực tiễn sẽ góp phần làm rõ những trở ngại, từ đó đúc rút được những kinh nghiệm có thể chia sẽ với các mô hình xây dựng danh hiệu văn hóa để nhân rộng và phát triển. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà. Các văn bản liên quan về công tác quản lý nhà nước đối với các thiết chế này. 4. Tình hình nghiên cứu Hoạt động của Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng đã được đề cập đến nhiều qua các bài viết, bài nghiên cứu và các đề tài tốt nghiệp của các học viên, sinh viên. Đây cũng là đề tài được các cơ quan chuyên môn tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo. Tuy nhiên, để đánh giá riêng biệt hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà thì chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu. Đồ án này có thể được xem như một nghiên cứu một cách hoàn chỉnh đầu tiên đối với Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiếp cận được những nội dung trình bày trên, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chú trọng phương pháp nghiên cứu định tính, điều tra, phân tích, quy nạp nhằm xây dựng đề tài có sức thuyết phục cao. 6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài bám sát những khó khăn và bước đường thành công của quá trình hoạt động hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà. SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy 2 Đồ án tốt nghiệp 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý nhà văn hóa và khái quát về Thị xã Hương Trà Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà Chương 3: Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà. SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy 3 Đồ án tốt nghiệp Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 1.1. Khái niệm về văn hóa và quản lý hoạt động văn hóa 1.1.1. Khái niệm về văn hóa Văn hóa là khái niệm rộng khắp đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Trong cuộc sống người ta thường nhìn nhận với những khái niệm dựa theo cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu. Vì thế có nhiều quan điểm và quan niệm về văn hóa. Một số nhà nghiên cứu Macxit cho rằng văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn của đời sống xã hội được thể hiện ở trình độ phát triển năng lực bản chất của con người mà cốt lõi là hoạt động sáng tạo trong chinh phục tự nhiên, cải tạo và xây dựng xã hội cũng như hoàn thiện nhân cách con người để vươn tới cái đúng, cái đẹp, cái cao cả. Những năng lực bản chất con người đó được khách quan và chuẩn mực hóa thành những giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà con người đó sáng tạo ra trong lịch sử. Được đo bằng trình độ học vấn tức là trình độ tiếp thu và vận dụng những kiến thức khoa học. Trong văn hóa, nhân tố hàng đầu chính là sự hiểu biết. Sự hiểu biết trong thời đại ngày nay vì thế có nhiều cách định nghĩa và khái niệm về văn hóa nhưng theo Federico Mayor nguyên Tổng giám đốc UNESCO. “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của cả cá nhân và cả cộng đồng, trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỉ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành tạo nên hệ thống giá trị, các truyền thống, thị hiếu - đặc trưng riêng của mỗi dân tộc.” Theo quan niệm của UNESCO: Văn hóa là những gì đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận, là những cái có giá trị nhất. Văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; có thể nêu tại đây định nghĩa về văn hóa của UNESCO được thông qua trong bảng tuyên bố về những chính sách văn hóa tại SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy 4 Đồ án tốt nghiệp hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì tại Mêhico ngày 26 tháng 7 đến ngày 06 tháng 8 năm 1982: Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đó làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những con người mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân. Cũng trong Nghị quyết hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa VIII) đề cập tới khái niệm về văn hóa: Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc lên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẽ vang của dân tộc. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triễn kinh tế-xã hội. Đây là thể hiện nhận thức, quan điểm cũng như tư tưởng của Đảng ta về văn hóa. Với quan niệm coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, khái niệm văn hóa được mở rộng hơn, phong phú hơn về nội dung. Văn hóa không chỉ bao gồm các hoạt động về nghệ thuật, thông tin, báo chí là những hoạt động thuộc sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà văn hóa cũng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau về đạo đức, tư tưởng, dân trí, lối sống, tập quán tín ngưỡng hay là khoa học công nghệ của dân tộc Việt Nam. Nhìn nhận về văn hóa chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy 5 [...]... dựng và phát triễn sự nghiệp văn hóa của Thị xã Hương Trà Điều này cần có nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn thị xã Hương Trà để qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động nhà văn hóa ở Thị xã Hương Trà SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy 23 Đồ án tốt nghiệp Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG... các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng bổ sung hương ước, quy ước để góp phần trong việc quản lý các hoạt động văn hóa, TDTT ở cộng đồng dân cư gắn liền hoạt động của các nhà văn hóa Đồng thời trong các dịp ngày lễ, ngày tết phòng VHTT chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, TDTT của thị xã Chỉ đạo ban văn hóa phường xã; các nhà văn hóa, nhà sinh. .. Đảng bộ thị xã Hương Trà lần thứ XIX, đời sống văn hóa tinh thần và nếp sống văn minh đô thị của nhân dân thị xã có chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn thị xã Quản lý và thực hiện tốt công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong... Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng là một thiết chế nằm trong hệ thống thiết chế văn hóa cấp cuối cùng ở cơ sở, nó gắn liền với cộng đồng dân cư của mỗi địa phương Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng chính là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng phục vụ cho các lứa tuổi và là nơi hoạt động của các phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT Đồng thời đây cũng là nơi hội họp,... lý hoạt động các thiết chế văn hóa mà ở đó nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng có nhiều điều kiện trong việc chuyển tải đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới mọi người dân trong cộng đồng Nhà văn hóa cũng là nơi người dân tiếp cận thông tin, vui chơi giải trí, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng. .. cơ sở 2.2 Thực trạng quản lý hoạt động 2.2.1 Tình hình chung về các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở thị xã Hương Trà Theo đề án số 27/DA-UBND ngày 02 tháng 01 năm 1999 của UBND thị xã Hương Trà về xây dựng nhà văn hóa thôn, tổ dân phố Đề án số 02/DA-TU ngày 23/5/2006 của Thị xã Hương Trà về xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị của thị xã giai đoạn 2010-2013... kinh tế thị trường định hướng XHCN 1.3 Vai trò của nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đối với đời sỗng xã hội ở Thị xã Hương Trà 1.3.1 Khái niệm về nhà văn hóa Nhà văn hóa là một thiết chế văn hóa nằm trong hệ thống của thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa của nhân dân Có nhiều cách gọi và hiểu khác nhau về nhà văn hóa như: Nhà văn hóa, Cung văn hóa, (nhà) CLB, nhà văn hóa... công tác văn hóa thông tin ở phường xã theo kế hoạch của UBND thị xã 2.1.1.2 Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của nhà văn hóa Trong những năm qua phòng VH&TT đã tham mưu với UBND thị xã những văn bản chỉ đạo về cơ sở vật chất và chỉ đạo nghiệp vụ với các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng gồm: Đề án số 27/DA-UB ngày 02/01/1999 của UBND thị xã Hương Trà về “ Xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa... sống nhân dân sinh trên địa bàn vì vậy số lượng các nhà văn hóa được xây dựng đã tăng lên nhiều từ 22 nhà văn hóa năm 1999 đến 86 nhà năm 2006 và 99 nhà sinh hoạt văn hóa năm 2012 Còn 8 nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng chưa có nhà văn hóa sẽ được tập trung xây dựng hoàn thành trong 02 năm 2012-2014 Ngoài việc tham mưu cho UBND thị xã ban hành các văn bản cho việc đầu tư xây dựng nhà văn hóa, phòng... thiết chế văn hóa trong đó nhà văn hóa là một thành tố cần thiết và quan trọng của thiết chế văn hóa cơ sở đặc biệt là vai trò đóng góp của nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đối với đời sỗng xã hội Thị xã đã từng bước quy hoạch và phát triển đồng bộ các thiết chế văn hóa từ thị xã tới thôn, tổ đồng thời nhận thức được vai trò nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa . kết chương 2 42 Chương 3 43 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HÓA, NHÀ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 43 3.1. Định hướng quản lý hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng4 3 3.1.1 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý nhà văn hóa và khái quát về Thị xã Hương Trà Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị. Thị xã Hương Trà Chương 3: Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn Thị xã Hương Trà. SVTH: Hoàng Nữ Tường Vy 3 Đồ án tốt nghiệp Chương

Ngày đăng: 12/11/2014, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan