đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ

108 517 0
đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN LÊ XUÂN HÒA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH - TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số : 60. 62. 16 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: TS. Đàm Xuân Vận Người phản biện 1: …………………………………… …………………………………… Người phản biện 2: …………………………………… …………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn cấp cơ sở Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi giờ ngày tháng năm 2011 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Thư viện Trường Đại học Nông lâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 Phần 1 Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của sản xuất nông nghiệp, là đối tƣợng lao động độc đáo, đồng thời cũng là môi trƣờng hoạt động sản xuất ở nông thôn, một bộ phận quan trọng của môi trƣờng sống. Tuy vậy, đất đai là một nguồn tài nguyên có giới hạn về số lƣợng, cố định về vị trí không gian, không thể di chuyển theo sự sắp đặt chủ quan của con ngƣời. Do sức ép của sự gia tăng dân số và nhu cầu khai thác, đất nông nghiệp đang đứng trƣớc nguy cơ suy giảm về số lƣợng và chất lƣợng. Vì vậy, chiến lƣợc sử dụng đất đai hợp lý, phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững là một vấn đề cấp bách của tất cả các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ của nƣớc ta hiện nay. Nông nghiệp là một ngành sản xuất những sản phẩm thiết yếu nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài ngƣời. Hầu hết các nƣớc trên thế giới đều phải xây dựng nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp, khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp để phát triển các ngành khác. Mục đích của việc sử dụng đất đai là làm thế nào bắt nguồn tƣ liệu có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trƣờng cao nhất, đảm bảo lợi ích trƣớc mắt và lâu dài. Theo Đào Châu Thu (1998) [33] phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc định nghĩa nhƣ là việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hƣớng các thay đổi về công nghệ và thể chế nhằm thoả mãn các nhu cầu của con ngƣời cho thế hệ ngày nay và mai sau. Theo Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO), tuy đã đạt đƣợc một số kết quả sử dụng đất nông nghiệp, năng suất lúa mỳ đã đạt 18 tạ/ha; năng suất lúa nƣớc bình quân 27,7 tạ/ha; năng suất ngô 30 tạ /ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 nhƣng hàng năm thế giới còn thiếu khoảng 150-200 triệu tấn lƣơng thực. Trong khi đó, hàng năm có khoảng 6-7 triệu ha đất nông nghiệp bị mất đi do tình trạng thoái hoá hoặc bị huỷ hoại vì sử dụng không đúng mức. (World Development Report, WB - 1992) [46]. Do mỗi loại đất có những yếu tố thuận lợi và hạn chế khác nhau (địa hình, thành phần cơ giới, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng, chế độ nƣớc, độ chua, độ mặn), nên phƣơng thức sử dụng đất cũng phải khác nhau ở mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33.121.159 ha, trong đó đất nông nghiệp chỉ có 24.822.560 ha; dân số là 80.902,4 triệu ngƣời, bình quân đất tự nhiên trên đầu ngƣời là 4.093,9 m 2 bằng 1/7 mức bình quân thế giới, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 3068 m 2 /ngƣời. So sánh với 10 nƣớc khu vực Đông Nam Á, tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam xếp thứ 2, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu ngƣời của Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong khu vực (Bộ TN&MT, 2007). Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về nông sản phẩm đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của ngƣời quản lý và sử dụng đất. Thực tế, trong những năm qua, đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhƣ tiến hành giao quyền sử dụng đất lâu dài ổn định cho ngƣời sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đƣa các giống cây tốt năng suất cao vào sản xuất, nhờ đó mà năng suất cây trồng, hiệu quả sử dụng đất đƣợc nâng lên. Trong đó, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống mới với năng suất và chất lƣợng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, có biểu hiện ảnh hƣởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất. Khai thác tiềm năng đất đai sao cho đạt hiệu quả cao nhất là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ của sự phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc. Cần phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 có các công trình nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm cơ sở để định hƣớng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Phù Ninh là một huyện miền núi mới đƣợc tái lập tháng 9/1999, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, sản phẩm nông nghiệp là một nguồn thu chính của nhân dân trong huyện. Những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tuy có những bƣớc phát triển mới song nhìn chung vẫn còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, công cụ sản xuất phần đa là thủ công, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chƣa cao. V?i t?ng di?n tớch t? nhiờn c?a huy?n là 15.648,01 ha, trong dú di?n tớch d?t nụng nghi?p 11.355,55 ha chi?m 72,56% t?ng di?n tớch t? nhiờn, dân số là 93.852 nghìn ngƣời, bình quân đất tự nhiên trên đầu ngƣời là 1.667,3 m 2 chƣa bằng 1/2 mức bình quân cả nƣớc, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 1.209,9 m 2 /ngƣời, chƣa bằng 1/2 mức bình quân cả nƣớc (Theo báo cáo của phòng thống kê năm 2010) [26]. Hiện nay, mặc dù đã qua nhiều năm đổi mới, song ngƣời nông dân vẫn còn có tƣ tƣởng bao cấp, nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trƣờng còn rất hạn chế, trong khi đó những chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển các ngành sản xuất còn đang bất cập, không đồng bộ. Vì vậy, để giúp huyện có hƣớng đi đúng trong phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững, giúp ngƣời dân lựa chọn đƣợc phƣơng thức sản xuất phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nhằm thoả mãn nhu cầu về lƣơng thực, phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Xuất phát từ những vấn đề quan trọng nhƣ trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng sử dụng đất, các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng, phát hiện ƣu, nhƣợc điểm của các loại hình sử dụng đất đang đƣợc áp dụng trên địa bàn huyện. - Đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả và phù hợp điều kiện thực tế ở địa phƣơng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp 2.1.1. Tổng quan về quỹ đất nông nghiệp Theo báo cáo của World Bank (1995) [47], hàng năm sản xuất lƣơng thực trên toàn thế giới so với nhu cầu sử dụng vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn nhƣng có từ 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp đã bị loại bỏ do thoái hoá. Trong số 1200 triệu ha đất bị thoái hoá hiện nay có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không hợp lý. Trên toàn thế giới có khoảng 3,3 tỉ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác 1,5 tỉ ha, còn lại phần lớn là đất xấu, gặp nhiều khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp. Phân bố đất nông nghiệp trên các châu lục nhƣ sau: châu Mĩ 35%, châu á 26%, châu Âu 13%, châu Phi 20%, châu Đại dƣơng 6%. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu ngƣời toàn thế giới là 12000 m 2 /ngƣời (Mĩ 2000 m 2 /ngƣời, Bungari 7000 m 2 /ngƣời, Nhật 650 m 2 /ngƣời ). Theo báo cáo của UNDP năm 1995, khu vực Đông Nam Á, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu ngƣời của các nƣớc nhƣ sau: Indonesia 0,12 ha/ngƣời, Malaysia 0,27 ha/ngƣời, Philippin 0,13 ha/ngƣời, Thailand 0,42 ha/ngƣời, Việt Nam 0,1 ha/ngƣời. Theo Vũ Thị Phƣơng Thuỵ (2000) [34], dân số thế giới tăng trong vòng 25 năm (1965-1990) là 68,5% (từ 3.027 triệu ngƣời đến 5.100 triệu ngƣời) trong khi đó diện tích đất canh tác chỉ tăng 9,7% (từ 1.380 triệu ha đến 1.520 triệu ha). Nhƣ vậy, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời giảm 45,6% (từ 5.560 m 2 /ngƣời đến 2.960 m 2 /ngƣời). Dự kiến tính đến năm 2025 dân số thế giới tăng lên 8.300 triệu ngƣời, đất canh tác tăng lên không đáng kể (1.650 triệu ha), do đó diện tích đất canh tác bình quân trên đầu ngƣời sẽ tiếp tục giảm chỉ còn 1.990 m 2 /ngƣời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Việt Nam là nƣớc có quỹ đất không lớn, đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á, dân số đứng thứ 2, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu ngƣời thấp, với gần 70% dân số làm nông nghiệp, hiện vẫn đang thuộc nhóm 40 nƣớc có nền kinh tế kém phát triển. Theo số liệu thống kê (Tổng cục Thống kê năm 2000), diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất canh tác của Việt Nam trong những năm qua có sự biến động lớn: năm 1990 diện tích đất nông nghiệp 9.940.000 ha, diện tích đất canh tác là 8.101.500 ha, bình quân đất canh tác trên đầu ngƣời là 1.223 m 2 /ngƣời, đến năm 1998 diện tích đất nông nghiệp là 11.704.800 ha, diện tích đất canh tác là 10.001.300 ha, bình quân đất canh tác trên đầu ngƣời 1.311 m 2 /ngƣời [32]. Theo luật đất đai (2003), đất đai đƣợc chia thành 3 nhóm theo mục đích sử dụng là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng. Đất nông nghiệp là đất sử dụng chủ yếu để sản xuất nông nghiệp nhƣ đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng trồng, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm cần thiết nuôi sống xã hội. Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, là tƣ liệu sản xuất có những tính chất đặc thù riêng khiến nó không giống bất kỳ một tƣ liệu sản xuất nào khác. Đó là đất có độ phì, có giới hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thời gian nếu biết sử dụng hợp lý. Nhận thức đƣợc các vấn đề nêu trên sẽ giúp ngƣời sử dụng đất có định hƣớng sử dụng tốt hơn đối với đất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả tiềm năng tự nhiên của đất đồng thời bảo vệ tốt môi trƣờng sinh thái đất. Xét cho cùng, đất chỉ có giá trị thông qua quá trình sử dụng của con ngƣời, giá trị đó tuỳ thuộc vào sự đầu tƣ trí tuệ và các yếu tố đầu vào khác trong sản xuất. Hiệu quả của việc đầu tƣ này phụ thuộc rất lớn vào những lợi thế của quỹ đất hiện có và các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 2.1.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu sử dụng của con ngƣời ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị trƣng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp phải đạt đƣợc mục tiêu nâng cao hiệu quả KT- XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm, tăng cƣờng nguyên liệu cho công nghiệp và hƣớng tới sản xuất hàng hoá. Sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển KT-XH, tận dụng đƣợc tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, không làm ảnh hƣớng xấu đến môi trƣờng là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết đảm bảo khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp là “đầy đủ và hợp lý”, dựa trên quan điểm tiến bộ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể. Thực hiện nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp “đầy đủ và hợp lý” là cần thiết vì: - Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý sẽ làm tăng nhanh khối lƣợng nông sản trên 1 đơn vị diện tích, có cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý góp phần bảo vệ độ phì nhiêu của đất. - Sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là tiền đề để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khác, nâng cao đời sống của nông dân. - Sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý trong cơ chế kinh tế thị trƣờng phù hợp với quy luật tự nhiên của nó, gắn với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển nền nông nghiệp bền vững. 2.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững 2.1.3.1. Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp Hiện tƣợng suy thoái đất, suy kiệt dinh dƣỡng có liên quan chặt chẽ đến chất lƣợng đất và môi trƣờng. Để đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời, con đƣờng duy nhất là thâm canh tăng năng suất cây trồng trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 điều kiện hầu hết đất canh tác đều bị nghèo về độ phì, đòi hỏi phải bổ sung một lƣợng dinh dƣỡng cần thiết qua con đƣờng sử dụng phân bón. Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới (dẫn theo ESCAP/FAO/UNIDO) [42] cho thấy, gần 20% diện tích đất đai châu á bị suy thoái do những hoạt động của con ngƣời. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân làm suy thoái đất do thông qua quá trình thâm canh tăng vụ, phá huỷ cấu trúc đất, xói mòn và suy kiệt dinh dƣỡng. Dự án điều tra, đánh giá thoái hoá đất ở một số nƣớc vùng nhiệt đới châu á nhằm phát triển nông nghiệp bền vững trong chƣơng trình môi trƣờng của Trung tâm Đông Tây và khối các trƣờng Đại học Đông Nam Châu Á [42] đã tập trung nghiên cứu những thay đổi dinh dƣỡng trong hệ sinh thái nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố dinh dƣỡng N, P, K của hầu hết các hệ sinh thái đều bị giảm. Nguyên nhân của của sự thất thoát dinh dƣỡng trong đất là do thâm canh thiếu phân bón và đƣa các sản phẩm của cây trồng, vật nuôi ra khỏi hệ thống. ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu cho thấy đất ở vùng trung du miền núi đều nghèo các chất dinh dƣỡng P, K, Ca, Mg; đất phù sa sông Hồng có hàm lƣợng dinh dƣỡng khá song quá trình thâm canh với hệ số sử dụng đất từ 2 - 3 vụ/ năm nên lƣợng dinh dƣỡng mà cây lấy đi lớn hơn nhiều so với lƣợng dinh dƣỡng bón vào đất. Để đảm bảo đủ dinh dƣỡng, đất không bị suy thoái thì N, P là hai yếu tố cần đƣợc bổ sung thƣờng xuyên (ESCAP/FAO/UNIDO) [42]. Trong quá trình sử dụng đất, nếu chƣa tìm đƣợc các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chƣa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tƣợng thoái hoá đất, đặc biệt đối với vùng đất dốc trồng cây lƣơng thực có dinh dƣỡng thấp lại không luân canh với cây họ đậu. Suy thoái đất còn liên quan tới điều kiện kinh tế, xã hội của vùng. Trong điều kiện kinh tế khó khăn ngƣời dân chỉ tập trung trồng cây lƣơng thực là chủ yếu cũng gây ra hiện tƣợng xói [...]... Phự Ninh, tnh Phỳ Th 3.2 Ni dung nghiờn cu 3.2.1 iu kin t nhiờn huyn Phự Ninh, tnh Phỳ Th * iu kin t nhiờn: - V trớ a lý: Xỏc nh v trớ vựng nghiờn cu - iu tra t ai: Nụng hoỏ th nhng, a hỡnh - iu kin khớ hu, thu vn: nh hng ca khớ hu n c cu mựa v, nng sut cõy trng, 3.2.2 iu kin kinh t- xó hi huyn Phự Ninh, tnh Phỳ Th * iu kin kinh t- xó hi: - Dõn s, lao ng, vic lm, trỡnh dõn trớ, tỡnh hỡnh qun lý v... thnh ph Vit Trỡ Tổng diện tích tính đến 01/01/2011 của huyện Phù Ninh là 15.608,1 ha, gm cú 19 n v hnh chớnh (1 th trn v 18 xó) Trung tâm của huyện là thị trấn Phong Châu, trờn a bn huyn cú cỏc trc giao thụng ng thy, ng b quan trng chy qua nh sụng Lụ (chy t xó Vnh Phỳ n xó Phỳ M di 32 km); tuyn quc l 2 di 18 km chy qua th trn Phong Chõu, cỏc xó Phự Ninh, Phỳ Lc, Tiờn Phỳ v Trm Thn; cỏc tuyn ng tnh l 323C,... mc thớch hp cõy trng vi t ai v nhng nh hng n mụi trng, 3.3.4 Phng phỏp thng kờ v ỏnh giỏ hiu qu + Phõn tớch, x lý s liu theo chui thi gian nhn bit quy lut ca cỏc yu t liờn quan trong quỏ trỡnh s dng t v hiu qu kinh t s dng t lm c s a ra nhng gii phỏp s dng t hiu qu hn S liu thu thp c x lý bng Excel Phõn tớch hiu qu kinh t: Cỏc ch tiờu ỏnh giỏ bao gm: + Giỏ tr sn xut - GTSX (GO - Gross Output): L... nhng d bỏo v nhu cu ca xó hi v s tin b ca khoa hc k thut nụng nghip S húa bi Trung tõm Hc liu HTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Phn 4 KT QU NGHIấN CU V THO LUN 4.1 iu kin t nhiờn huyn phự ninh, tnh Phỳ Th 4.1.1 V trớ a lý Huyn Phự Ninh l mt huyn min nỳi, nm phớa ụng Bc ca tnh Phỳ Th, cỏch trung tõm Thnh ph Vit Trỡ 15 km v cỏch th xó Phỳ Th 12 km Cú a gii hnh chớnh: - Phớa Bc giỏp huyn oan Hựng, tnh Phỳ... phõn vựng sinh thỏi nụng nghip da vo iu kin t nhiờn (khớ hu, a hỡnh, tớnh cht t, kh nng thớch hp ca cõy trng i vi t, ngun nc v thc vt) lm c s phỏt trin h thng cõy trng, vt nuụi hp lý, nhm khai thỏc t ai mt cỏch y , hp lý, to iu kin thun li u t thõm canh v tin hnh tp trung húa, chuyờn mụn hoỏ, hin i hoỏ nhm nõng cao hiu qu s dng t nụng nghip - Hỡnh thc t chc sn xut: Cn phỏt huy th mnh ca cỏc loi hỡnh... Phỳ v Trm Thn; cỏc tuyn ng tnh l 323C, 323D, 323E, 325B l iu kin tt giao lu trao i hng húa, phỏt trin cỏc hot ng dch v v thu hỳt thụng tin, cụng ngh, vn u t vo phỏt trin kinh t xó hi ca huyn 4.1.2 Địa hình, địa chất - a hỡnh huyn Phự Ninh tri di theo dũng sụng Lụ v phớa ụng Bc a hỡnh ca huyn khỏ a dng, cú a hỡnh dc, bc thang v lũng cho to S húa bi Trung tõm Hc liu HTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 cho... trng: Loi hỡnh s dng t phi bo v c phỡ t, ngn nga s thoỏi S húa bi Trung tõm Hc liu HTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 hoỏ t, bo v mụi trng sinh thỏi phỡ nhiờu ca t tng dn l yờu cu bt buc i vi vic qun lý v s dng t nụng nghip bn vng che ph phi t ngng an ton sinh thỏi (>35%) a dng sinh hc biu hin qua thnh phn loi (a canh bn vng hn c canh, ) * Bn vng v mt xó hi: Thu hỳt c ngun lao ng trong nụng nghip,... nu mun h quan tõm n li ớch lõu di (bo v t, mụi trng, ) Sn phm thu c phi tha món cỏi n, cỏi mc v nhu cu hng ngy ca ngi nụng dõn m bo s hp tỏc trong sn xut v tiờu th sn phm, trong cung cp t liu sn xut, x lý cht thi cú hiu qu 2.1.5.2 Cỏc ch tiờu ỏnh giỏ hiu qu s dng t nụng nghip Xỏc nh ch tiờu ỏnh giỏ ỳng s nh hng phỏt trin sn xut v a ra cỏc quyt nh phự hp tng nhanh hiu qu s dng t - C s la chn ch tiờu... kinh t biu hin y hn, c th hn + H thng ch tiờu biu hin hiu qu mt cỏch khỏch quan, chõn tht v ỳng n nht theo tiờu chun v quan im ó vch ra trờn soi sỏng s la chn cỏc gii phỏp ti u v phi gn vi c ch qun lý kinh t, phự hp vi c im v trỡnh hin ti ca nn kinh t + Cỏc ch tiờu phi phự hp vi c im v trỡnh phỏt trin nụng nghip nc ta, ng thi cú kh nng so sỏnh quc t trong quan h i ngoi nht l nhng sn phm cú kh... i kiu s dng t Mụi trng nụng nghip chu nh hng bi cỏc bin phỏp lm S húa bi Trung tõm Hc liu HTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 t, bún phõn, ti tiờu nc , nu nh s phi hp cỏc khõu ny trong canh tỏc khụng hp lý s dn n tỡnh trng ụ nhim t bi cỏc cht hoỏ hc, t b chua, mn hoc laterit hoỏ, lm gim phỡ nhiờu ca t, nh hng trc tip n nng sut, phm cht nụng sn v lm suy thoỏi mụi trng Vic xỏc nh hiu qu v mt mụi trng ca . 4 Xuất phát từ những vấn đề quan trọng nhƣ trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh. tỉnh Phú Thọ . 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng sử dụng đất, các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN LÊ XUÂN HÒA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA

Ngày đăng: 12/11/2014, 05:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan