tác động của lãi suất đến tình hình lạm phát ở việt nam giai đoạn 2007-2011

28 711 4
tác động của lãi suất đến tình hình lạm phát ở việt nam giai đoạn 2007-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý thuyết tài chính tiền tê Nguyễn Thị Ngọc Nhung -BH210587 I. Mở đầu Lạm phát luôn luôn tồn tại,lạm phát luôn là một hiện tượng kinh tế và xảy ra ở bất cứ một nền kinh tế nào. Kể cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Lạm phát luôn là lỗi lo lắng của chiến lược phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Chỉ cần một sự thay đổi về chỉ số giá tiêu dùng đã làm ảnh hưởng cho sự vận hành và phát triển ổn định thị trường. Việt nam đã trải qua nhiều thời kì biến động kinh tế khác nhau. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997cho đến năm 2007, nhìn chung đã duy trì được sự tăng giá cả ở mức độ hợp lý nhất định. Nhưng việc ra nhâp WTO năm 2007, qua đó hội nhập càng sâu- rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như bản thân nền kinh tế Việt Nam phát triển lên cao đã bộc lộ nhiều yếu kém nội tại và lạm phát đang trở nên ngày càng nhức nhối. Chỉ số lạm phát trong những năm gần đây cao hơn, vượt các nước trong khu vực Đông Nam Á và vươt xa hơn so với mục tiêu đề ra của chính phủ. Do vậy, nhà nước đã quyết tâm đưa ra những chính sách để đẩy lùi lạm phát. Cụ thể,ngày 24/02/2011 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí Nghị quyết số 11/NQ – CP về những giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vi mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tác động đến lạm phát có rất nhiều yếu tố. Sự tác động này diễn ra theo quy mô và theo thời kì khác nhau của từng nền kinh tế trong đó có lãi suất. Lãi suất là một trong những biến vĩ mô quan trọng bâc nhất. Theo GS Kinh tế học N.GregoryMankiw “ là mức giá liên kết giữa hiện tại và tương lai “ với quan điểm đó lâu nay vẫn được ưu tiên sử dụng như một công cụ cơ bản trong nhóm các giải pháp tiền tệ. Không ngoại lệ Mỹ- nền kinh tế số 1 thế giới vào tháng 12/2008 để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, FED đã điều chỉnh lãi suất USD xuống mức thấp nhất trong lịch sử 0-0.25%. Còn chúng ta, trong lich sử đã đối mặt với siêu lạm phát trong những năm 80 trên 300%, lạm phát cao những năm 90 trên 50%.Lúc đó chính phủ đã sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt. Lãi suất ngân hàng được đẩy lên mức trên 12%/ năm. Điều đó có hiệu quả rõ rệt làm giảm lạm phát xuống 12.7% năm 1995. Bởi vậy, các nhà kinh tế quan tâm đến lãi suất để điều chỉnh lạm phát. Nhưng thời gian gần đây, chúng ta đã sử dụng công cụ lãi suất nhưng hiệu quả của nó chưa được cải thiện. Có phải chúng ta còn nhiều thiếu sót hay chúng ta vận dụng chưa thật sự đúng với nền kinh tế Viêt Nam ở giai đoạn này. Hay chúng ta chưa khai thác một cách chủ động công cụ này? Nếu có, sự tương quan của nó đến chỉ số CPI như thế nào? Liệu chúng ta có nên sử dụng? hay sử dụng như thế nào trước diễn biến thị trường hiện tại? Giải đáp những câu hỏi đó tôi khảo cứu và đưa ra đề án: “Tác động của lãi suất đến tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011” II. Lý Thuyết 1. Lạm Phát và ảnh hưởng của lạm phát. Khái niệm lạm phát: “Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế “ (theo N. Gregory Mankiw). 1.1. Đo lường lạm phát. Tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung. 1 Lý thuyết tài chính tiền tê Nguyễn Thị Ngọc Nhung -BH210587 Tỷ lệ lạm phát = 100% x (Pt - Pt-1) / Pt-1 Pt : Mức giá tại thời điểm t. Pt-1 : Mức giá tại thời điểm trước đó. Để đo lường mức giá chung ta sẽ sử dụng các chỉ số : Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sinh hoạt ( CLI), chỉ số giá sản suất (PPI), chỉ số giá bán buôn (WPI). 1.2. Nguyên nhân lạm phát. • Cung ứng tiền tệ : Theo quan điểm của các nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ, khi cung tiền tăng lên kéo dài sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài và gây ra lạm phát. • Lạm phát do chi phí đẩy : Xảy ra do những cú sốc cung tiêu cực hoặc do kết quả của những cuộc đấu tranh đòi tăng lương gây ra. • Lạm phát cầu kéo : Diễn ra do tổng cầu AD tăng nhanh hơn tiềm năng sản suất của nền kinh tế gây ra lạm phát. • Lạm phát do thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách cũng là một nguyên nhân dẫn đến tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát cao. • Lạm phát theo tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái giữa các đồng nội tệ so với đơn vị tiền tệ nước ngoài cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát. 1.3. Phân loại lạm phát. • Lạm phát vừa phải : loại lạm phát này xảy ra khi giá cả tăng chậm và tỉ lệ lạm phát dưới 10%/năm. • Lạm phát phi mã ( Lạm phát hai con số trở lên) : tỷ lệ tăng giá ở mức hai hoặc ba chữ số. • Siêu lạm phát : Giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Các cuộc chiến siêu lạm phát có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến, cách mạng, đôi khi là thiên tai, do ngân sách của chính phủ… 1.4. Những tổn thất xã hội do lạm phát Lạm phát trong dự kiến: • Chi phí mòn gầy: do lạm phát là thời gian và lỗ lực phải bỏ ra thêm trong giao dịch khi chúng ta muốn giảm khoản tiền nắm giữ. • Chi phí thực đơn: khi lạm phát là những chi phí vật chất bỏ ra để điều chỉnh nhằm giữ những biến số thực tế không đổi khi lạm phát xảy ra. • Phân bố sai nguồn lực gây ra nhầm lẫn, bất tiện, méo mó do hệ thống thuế gây ra. Lạm phát ngoài dự kiến: Còn phân bố lại thu nhập một cách bất hợp lý 2. Lãi suất và vai trò của lãi suất trong nền kinh tế. Khái niệm lãi suất: “ Lãi suất là giá của người đi vay phải trả người cho vay để được sử dụng một khoản tiền trong khoảng thời gian xác định”. 2 Lý thuyết tài chính tiền tê Nguyễn Thị Ngọc Nhung -BH210587 Lãi suất được hiểu một cách chung nhất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ hoặc cho thuê những hình thức tiền tệ hoặc các hình thức về vốn gọi là lãi suất. Lãi suất sinh ra là người đi vay đã chiếm dụng vốn của người có vốn với mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh lời của mình (trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng) trong khi người cho vay mất đi cơ hội sinh lời với chính nguồn vốn sẵn có. 2.1. Phân loại lãi suất Lãi suất có rất nhiều cách phân loại khác nhau như: nội tệ- ngoại tệ, phân loại theo thời gian, phân loại theo mục đích sử dụng… Nhưng ở đây chúng ta sẽ nghiên cưu lãi suất theo 2 nhóm theo nhân tố tác động:  Lãi suất tự do, thay đổi do ảnh hưởng cung cầu thị trường.  Lãi suất do ngân hang nhà nước công bố bao gồm : Lãi suất chiết khấu, lãi suất cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất định hướng trên thị trường liên ngân hang, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở…. 2.2. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế.  Công cụ khuyến khích đầu tư: Lãi suất là công cụ khuyến khích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiết kiệm của chủ thể kinh tế, tạo nên quỹ cho vay đáp ứng theo nhu cầu của nền kinh tế.  Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp: Chính sách lãi suất là một bộ phận trong tiền tệ nhà nước nhằm điều tiết lưu thông tiền tệ kích thích điều tiết và định hướng các hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế.  Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô 3 Lý thuyết tài chính tiền tê Nguyễn Thị Ngọc Nhung -BH210587  Lãi suất là công cụ có hiệu quả nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. 3. Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát:  Hiệu ứng Fisher Hiệu ứng Fischer do nhà kinh tế học người Mỹ Irving Fisher đưa ra vào thời kì đại khủng hoảng 1930-1939. Đây là một nội dung quan trọng trong thuyết số lượng tiền tệ của ông, nhằm mục đích lí giải hiện tượng khủng hoảng của nền kinh tế. Ông cho rằng nguyên nhân chủ chốt gây ra đại khủng hoảng là tín dụng dễ dãi dẫn đến sự nợ nần quá mức, gây ra nận đầu cơ và các bong bóng tài sản, và khi bong bong tài sản vỡ dẫn đến tài sản giảm giá trị, đói tín dụng, ảnh hưởng đến các ngành sản xuất, dẫn đến giảm phát. Hiệu ứng Fisher mô tả mối quan hệ giữa tỉ lệ lạm phát và hai loại lãi suất là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Khi tỉ lệ lạm phát tăng lên thì tỉ lệ lãi suất danh nghĩa cũng tăng lên cùng một tỉ lệ, trong khi tỉ lệ lãi suất thực tế không thay đổi. Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát Ví dụ, nếu ngân hàng trả cho khoản tiền tiết kiệm mà bạn gửi trong một năm với lãi suất danh nghĩa là 14% mà tỉ lệ lạm phát trong thời gian đó là 12% thì lãi suất thực tế bạn nhận được sẽ là 14%-12%= 2% cũng chính là hiệu ứng Fisher 14%- 12%=2%. 4 Kích thích đầu tư,kích thích tiêu dùng Tăng tổng cầu Sản lượng tăng, giá tăng Thất nghiệp giảm Hạn chế đầu tư, kích thích tiêu dùng Giảm tổng cầu Sản lượng giảm,giá giảm Thất nghiệp tăng Lãi suất thấp Lãi suất cao Lý thuyết tài chính tiền tê Nguyễn Thị Ngọc Nhung -BH210587 Vậy, khi tỉ lệ lạm phát tăng 1%thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa được gọi là hiệu ứng Fisher.  Sự ảnh hưởng của lãi suất đến tỷ lệ lạm phát thông qua cơ chế lan truyền tiền tệ Lãi suất là một công cụ quan trong bậc nhất của chính sách tiền tệ. Nó được áp dụng nhất quán trong một lãnh thổ và được ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ và mềm dẻo tùy theo từng thời kì cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng lãi suất tác động làm thay đổi cầu tiền tệ trong dân cư, và làm thay đổi tỷ lệ lạm phát. Thật vậy, khi có lạm phát ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất tiền gửi. Vì thế dân chúng và các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào ngân hàng (gửi tiền vào ngân hàng) có lợi hơn là đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Như vậy, cầu tiền giảm do đó tổng đầu tư giảm, làm cho tổng cầu giảm dẫn đến giá giảm. Nhưng theo hiệu ứng Fisher chúng ta biết rằng: Tỷ lệ suất danh nghĩa = tỷ lệ lãi suất thực tế + tỷ lệ lạm phát Do đó khi có lạm phát cao, áp dụng chính sách lãi suất ở đây chính là việc tăng tỷ lệ lãi suất danh nghĩa cao hơn hẳn tỷ lệ lạm phát (để duy trì lãi suất thực dương ) qua đó mới tạo được cầu tiền danh nghĩa tương ứng với cầu tiền thực tế. Tóm lại, khi lãi suất tiền gửi cao thì đồng thời thúc đẩy nhiều người gửi tiền vào ngân hàng thương mại (NHTM) và ngược lại NHTM mua tín phiếu NHNN với lãi suất kinh doanh có lãi sẽ giảm được khối lượng tín dụng. Nếu lãi suất tiền cho vay cao thì sẽ tạo tâm lý của người đi vay vì kinh doanh bằng vốn vay ngân hàng không có lợi nhuận. Như vậy dùng lãi suất có thể làm tăng hoặc giảm lượng tín dụng của NHTM để đạt được mục đích chính sách tiền tệ làm ổn định lạm phát. Do đặc tính của nền kinh tế Việt Nam chúng ta không thể dùng chính sách lãi suất với tỉ lệ lãi suất cao để giảm tỉ lệ lạm phát mà phải quan tâm đến mối quan hệ giữa lãi suất trong nước với lãi suất nước ngoài. Trong việc kiểm soát lạm phát đây là công cụ phổ điển ( Phổ thông và cổ điển) do đó các nước ngày càng ít sử dụng hơn. Tuy đây là một công cụ rất quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát và huy động vốn và cung cấp vốn.  Tác động gián tiếp của lạm phát đối với lãi suất thông qua lĩnh vực tín dụng và tiền tệ Lạm phát xảy ra đã làm cho lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng sụt giảm với tâm lý đồng tiền mất giá trị thực của nó dân chúng muốn nắm giữ những tài sản có giá trị ổn định hơn như ngoại tệ, vàng, BĐS…. mà không phải là tiền gửi ngân hàng. Lượng tiền gửi giảm khả năng cho vay của NHTM lúc này các NHTM điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp với lạm phát để thu hút người gửi tiền, Ngân hàng đã gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Nhưng lãi suất của hệ thống ngân hàng được chỉ đạo bởi NHNN do vậy mức lãi suất thực này phải ổn định. Hơn nữa, Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỉ lệ lạm phát. Mà tỉ lệ lạm phát cao, muốn lãi suất thực ổn định thì phải tăng lãi suất danh nghĩa. Sự quan hệ tỉ lệ thuận này khiến cho lãi suất danh nghĩa tăng. 5 Lý thuyết tài chính tiền tê Nguyễn Thị Ngọc Nhung -BH210587 Hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn ổn định nữa. Chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế, không còn như lúc ban đầu khi chưa có lạm phát xảy ra, vì lạm phát xảy ra chẳng ai muốn nắm giữ một lượng tiền mặt. Do dó, lạm phát đã làm quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp lại. III. Thưc trạng 1. Tình hình lạm phát và lãi suất ở Việt Nam 2000-2011 A. Lạm Phát 1. Ảnh hưởng từ thị trường kinh tế thế giới. Thứ nhất, Giá dầu và nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là nhóm các nước mới nổi ở khu vực Châu Á, nhất là Trung Quốc đã đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn với xung đột chính trị tại các nước Trung Đông là nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 145USD/ thùng trong tháng 3 năm 2008, đồng thời giá các nguyên vật liệu đầu vào khác như sắt thép, phân bón, xi măng cũng liên tục gia tăng. Như vây, giá dầu đã tăng 72% , sắt thép tăng 114%, Phân bón tăng 59.6%, khí lỏng tăng 95%. So với những năm trước đó. Điều này đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất đầu vào của doanh nghiệp. Đây là hiện tượng lạm phát do chi phí đẩy. Thứ hai, Giá lương thực, thực phẩm liên tục tăng : xuất phát từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh diễn ra liên tục cùng với những năm tăng trưởng kinh tế mạnh trên thế giới – là những năm mà thế giới công nghiệp hóa mạnh. Khiến diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp. Tất cả, đã làm sản lượng của lương thực thực phẩm giảm mạnh. Tình trạng khan hiếm lương thực càng tăng. Thứ ba, Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 diễn ra rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới đã đưa ra một hiện tượng là lượng tiền đồng loạt được các quốc gia tăng lên đưa ra thị trường toàn cầu. Trước việc dầu và giá lương thực – thực phẩm liên tục tăng đã đưa ra một cú sốc Cung rất lớn làm lạm phát toàn cầu tăng lên. Ứng phó với tình hình này các NHNN của các nước phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Cụ thể: Nhật Bản tăng 1 lần từ 0.25%-0.5% /năm. EU tăng 2 lần từ 3.5%- 3.75%-4.0% /năm. Anh tăng 3 lần từ 5.0%-5.5% /năm. Trung Quốc tăng 6 lần từ 6.12%-7.47% /năm. Việc các nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất cùng với việc tăng giá dầu và giá lương thực- thực phẩm tăng cao chính là nguyên nhân cơ bản của sự suy thoái kinh tế toàn cầu được bắt đầu từ tháng 3 năm 2008. Mà biểu hiện là cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn của Mỹ từ đầu tháng 7 năm 2007. Trước cảnh lạm phát tăng cao như vậy NHNN của các nước đã bơm ra thị trường của nước mình một lượng tiền lớn nhằm cứu vãn nền kinh tế của chính mình. Cụ thể, Mỹ đưa ra nền kinh tế trên 2300 tỷ USD để cứu hệ thống ngân hàng Châu Âu cũng đưa ra hơn hàng nghìn tỷ EUR để cứu hệ thống NH 6 Lý thuyết tài chính tiền tê Nguyễn Thị Ngọc Nhung -BH210587 Nhât Bản, Anh cũng đưa ra một lượng tiền lớn. Việc đưa ra thị trường một lượng tiền tệ lớn và đồng thời thực hiện cắt giảm lãi suất từ tháng 8/2007 như Mỹ, Anh, Canada… Đưa một lượng tiền lớn ra thị trường kết hợp với việc điều chỉnh lãi suất của các nước đã làm đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao. 2. Ảnh hưởng từ trong nền kinh tế của Việt Nam tác động đến lạm phát o Chi phí sản xuất tăng cao. Đặc biệt là từ đầu năm 2000 đến cuối năm 2011 giá xăng dầu điều chỉnh gần 30 lần giá từ 4,800 VNĐ đến 21,300 VNĐ. Đồng hành với giá xăng là giá điện, giá than… và các giá của những vật liệu từ sự ảnh hưởng của giá xăng,dầu ,điện,khí đốt cũng tăng lên. o Giá lương thực- thực phẩm tăng cao: Biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới đã tác động trực tiếp đến Việt Nam những hậu quả nặng nề. Nhưng cơn bão càn quét miền trung, cùng với bệnh dịch do sâu bệnh đã phá hoại mùa màng và giảm năng suất của lương thực- thực phẩm. Bệnh dich, cúm gà, lợn tai xanh, long móng lở mồm ở gia súc…nạn ốc mưu vàng hại lúa, đợt nắng hạn kéo dài, rét đậm rét hại kéo dài khiến sụt giảm sản lượng lương thực- thực phẩm. Khiến cho giá của thị trường biến động mạnh. Cụ thể, Thịt lợn giá tăng 250%-300%, thịt bò tăng 200%-225%. Gạo tăng 250% từ năm 2000 đến 2011. o Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ liên tục được mở rộng từ đầu năm 2001-2007 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong vòng mấy năm gần đây, GDP Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức cao trên 8% và mục tiêu giai đoạn này đối với chính phủ Việt Nam là tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu được đề ra với nền kinh tế VN do vậy các chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng thực hiện nhiều năm liền xong lại không quản lý chặt chẽ. Và đây cũng là lý do tại sao lãi suất của các ngân hàng VN liên tục giảm, các ngân hàng đua nhau mở rộng tín dụng, điều kiện cho vay trở nên dễ dàng và thị trường được đón nhận thêm nhiều NHTM ra mắt. Do đó đã phần nào bơm một lượng tiền vào nền kinh tế. Điều này đã gián tiếp gia tăng sưc ép cho việc tăng lạm phát trong thời gian ấy. Dẫn đến sang năm 2008 nền kinh tế VN đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nhà nước đã bắt đầu điều chỉnh mức lãi suất để chống lại lạm phát nhưng vẫn không có tác dụng kết quả là mức lạm phát năm 2008 là 8.1%. Không dừng lại ở đó lạm phát đã viếng thăm VN, vào năm 2009-2010 khủng hoảng kinh tế đã bắt đầu xảy ra ở VN. Năm 2010 đạt 2 con số 11.75% phá vỡ kỉ lục 2008 là 8.1% cao nhất trong thập kỉ vừa qua. Nếu tính theo tổng cục thống kê thì chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 so với 2009 tăng 9.2%. Không dừng lại, mức lạm phát tiếp tục phi mã trong năm 2011 lên mức 18.58%. So với năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 tăng 18,58%. o Luồng vốn từ nước ngoài vào VN gia tăng nhanh: Bắt đầu từ cuối năm 2007 khi VN chính thức là thành viên của tổ chức WTO cùng với những 7 Lý thuyết tài chính tiền tê Nguyễn Thị Ngọc Nhung -BH210587 chính sách mới nhằm thúc đẩy mở cửa thị trường.Nên thị trường VN đã được các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn khá lớn vào. Đứng trước thực trạng đó, NHNN Việt Nam đã phải cung ứng một lượng tiền VNĐ khá lớn để mua ngoại tệ đó. Nhằm mục đích ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu. Làm tăng phương tiện thanh toán, lãi suất tăng và lạm phát lại gia tăng. 3. Thực trạng và nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Với số liệu tỉ lệ lạm phát của các năm 2000-2011. Hình 1: Tốc độ lạm phát ở Việt Nam  Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam. 8 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỉ lệ (%) -0.5 -0.3 2.9 3.0 2.7 5.3 4.1 8.5 8.4 6.88 11.7 5 18.58 Lý thuyết tài chính tiền tê Nguyễn Thị Ngọc Nhung -BH210587 Sự tăng lên liên tục của tổng cung và tổng cầu trong dài hạn tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời đã kéo theo sự tăng lên không ngừng trong mức giá. Mặt khác do năng lực sản xuất (tổng cung) tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng cầu nên đã đẩy mức giá tăng lên cao hơn đáng kể với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Có thể thể hiện xu hướng này bằng đồ thị dưới đây: Hình 2: Mô tả sự dịch chuyển tổng cung và tổng cầu trong dài hạn P AS1 AS2 AS3 P2 1 2 E2 P3 E3 P1 E1 3 AD2 AD1 2000 2010 GDP Trong dài hạn, đường tổng cung dịch chuyển sang phải khi năng lực sản xuất tăng lên nhờ các yếu tố nguồn vốn đầu vào tăng. Ở Việt Nam, các nguồn lực này tăng rất nhanh, đặc biệt là nguồn vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (năm 2000 với 391 dự án, tổng số vốn đăng kí là 2.84 triệu USD và số vốn thực hiện 2.41 triệu USD- sang đến năm 2008 mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng nguồn vốn FDI vào Việt Nam lại đạt mức kỉ lục 64 tỷ USD, Năm 2009 tổng vốn FDI vào Việt Nam chỉ đạt 21.48 tỷ USD, vốn giả ngân đạt 10 tỷ USD, chỉ 30% so với năm 2008; bước sang năm 2010 tình hình được cải thiện hơn tổng số vốn FDI được giải ngân đạt 11 tỷ USD tăng 10% so với năm 2009. Bảng 2: Top 5 ngành thu hút FDI lớn nhất năm 2010. Thứ tự Ngành Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ky cấp mới và tăng thêm (Triệu USD) 1 KD Bất động sản 27 6.710,6 132,1 6.842,7 2 CN chế biến, chế tạo 385 4.032,2 1.048,9 5.081,2 3 Sản xuất,phân phối điện, khí, nước, điều hòa 6 2.942,9 9,8 2.952,6 4 Xây dựng 141 1.707,8 26,8 1.734,6 9 Lý thuyết tài chính tiền tê Nguyễn Thị Ngọc Nhung -BH210587 5 Vận tải kho bãi 16 824,1 55 879,1 (Nguồn: MPI &GSO) Tính đến 20/11/2011, có 919 dự án được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 9,91 tỷ USD và có 324 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 2,78 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010.Điểm đáng chú ý, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, với 382 dự án đầu tư đăng ký mới có tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,24 tỷ USD, chiếm 49,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 11 tháng.Đứng thứ hai là lĩnh vực sản xuất phân phối điện với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,53 tỷ USD; thứ ba là lĩnh vực xây dựng với 119 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 1,19 tỷ USD.tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 464,13 triệu USD, chiếm 3,7%. Do năng lực sản xuất của nước ta tăng chậm hơn tốc độ tăng giá của tổng cầu (hay nói cách khác là cung thay đổi không kịp so với cầu) đã đẩy mức giá tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này thể hiện ở trên biểu đồ hình 2 đã nêu Nếu năng lực sản xuất của nước ta tăng nhanh hơn mức tăng thực tế trong những năm qua thì đường tổng cung AS1 (Tổng cung thực tế năm 2000) chuyển dịch mạnh hơn sang bên phải với vị trí AS3 (giả sử đó là năm 2010) thay vì vị trí AS2 (thực tế của năm 2010). Tai đó điểm cân bằng E3 (Giao của AD2 và AS3) với mức giá P3 < P2 mức giá thực tế của nước ta năm 2010. Xét đến tại sao nước ta lại có thực trạng như vậy, nhân tố nào quyết định năng lực sản xuất, năng suất lao động. Có phải các nhân tố đầu vào : Vốn, lao động,tài nguyên hay trình độ khoa học- kỹ thuật. Có lẽ trong đó trình độ khoa học – công nghệ đóng vai trò quyết định. Để lý giải điều trên khi mà muốn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua: Do trình độ khoa học – ki thuật – công nghệ của nước ta còn nhiều non yếu và lạc hậu. Phần lớn là công cụ sản xuất thô sơ, chưa được cải tiến chỉ khoảng 30% đạt tiêu chuẩn quốc tế. nên năng suất lao động kém. Làm sản lượng còn ít chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng. Làm tổng cầu thiếu hụt và đẩy mức giá lên cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Như vậy lạm phát của nước ta trong những năm gần đây tăng đột biến không chỉ là hệ quả tích lũy của quá trình tăng trưởng dài hạn mà còn thêm cả kết quả của năng lực sản xuất yếu kém vì trình độ khoa học kĩ thuật có hạn vẫn chưa được cải tiến trong nhiều năm qua. Một nguyên nhân nưa đã như nói ở trên đó là: Một lượng tiền khá lớn đã chảy vào nước ta do chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Với lượng ngoại tệ lớn như vậy NHNN đã phải đưa ra nền kinh tế lượng tiền mặt đưa vào lưu thông. Cung tiền tăng, 10 [...]... lạm phát và lãi suất ở Viêt Nam giai đoạn 2000 – 2011……………….6 A Lạm phát ……………………………………………………………………6 1 Ảnh hưởng từ thị trường kinh tế Thế giới…………………………………6 2 Ảnh hưởng từ nội tại nền kinh tế Việt Nam tác động tới lạm phát …… 7 3 Thực trang và nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay…………………………………………………………………………8 4 Bảy giải pháp kiềm chế lạm phát chủ yếu……………………………….10 B Lãi suất …………………………………………………………………….13... 2007 chỉ số lãi suất có chiều biến động ( Xem bảng lãi suất cơ bản) và được điều chỉnh nhiều lần vào năm 2008 Thực tế là, từ năm 2007- 2011 lãi suất thực tế khá cao Lãi suất giờ đây đã phản ánh đúng về cung – cầu vốn vay Sau đây là những gì mà tác động của những diễn biến lãi suất tới diễn biến tình hình lạm phát ở Việt Nam Đối với cá nhân : Lãi suất thực có tác động cùng chiều với hành vi tiết kiệm... hướng và động thái lạm phát của một nước Lãi suất thấp, giá trị của đồng tiền càng rẻ do vậy kích thích đầu tư và tiêu dùng, Như vậy, càng tăng lạm phát tiền tệ và lạm phát cơ cấu Do đó khi có lạm phát xảy ra chính phủ nào đã có những chính sách để đề cao bản tệ Mà tiêu chuẩn là chính sách lãi suất thực dương (lãi suất cho vay phải lớn hơn lãi suất tiền gửi,mà lãi suất tiền gửi phải lớn hơn mức lạm phát) ... giữa lãi suất và lạm phát trong lý thuyết kinh tế…………………….4 3.1 Hiệu ứng Fisher……………………………… ………………………… 4 3.2 Sự ảnh hưởng của lãi suất đến tỷ lệ lạm phát thông qua cơ chế lan truyền tiền tệ…………………………………….…………………………………….5 3.3 Tác động gián tiếp của lạm phát đối với lãi suất thông qua lĩnh vực tín dụng và tiền tệ………………………… …………………………………….5 Thực trạng……………………………………………………………………… ……… 6 1 Tình hình lạm phát. .. trần lãi suất huy động VNĐ ở mức 12%/năm thì ngày 24/3/2008, Hiệp hội các Ngân hàng có họp và có sự đồng thuận về lãi suất, các NHTM mới có sự điều chỉnh lãi suất với mức 10,5%/năm (dưới 6 tháng) và 11%/năm (trên 6 tháng) Đến đầu tháng 4 năm 2008 lãi suất huy động VNĐ kỳ hạn 1 năm ở mức 11,5-12%, lãi suất cho vay VNĐ ở mức 16 -18%/năm, lãi suất huy động USD kỳ hạn 6 tháng đến 1 năm ở mức 6%-6,5%/năm Đến. .. đang gặp phải Biến động của nó vô cùng phức tạp và khó lường trước cũng như giải quyết nó một cách triệt để Chỉ có thể hạn chế và ngăn chặn nó sao cho nó xảy ra và duy trì ở mức ổn định Bởi vậy, trong đề án này tôi đã cố gắng khảo sát tình hình biến động của lãi suất (tập trung từ 2007 trở lại đây) và tác động của nó đến những biến động của lạm phát Để từ đó nhận ra chính sách lãi suất hiện tại còn... đó đến lãi suất đồng Việt Nam được tự do hóa (6/2002) Mặc dù chính sách lãi suất được coi là tự do hóa nhưng vẫn tồn tại lãi suất cơ bản do NHNN công bố Lãi suất cơ bản được áp dụng từ 8/2000 và được xác định hàng tháng trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay của hơn 30 NHTM áp dụng với khách hàng tốt nhất NHNN quyết định lãi suất cho vạy của các NHTM không phải tuân theo mức giá trần và đưa ra lãi suất. .. thuyết…………………………………………………………………… ……………1 1 Lạm phát ……………………………………………………………………… 1 1.1 Đo lường lạm phát …………………… ………………………………2 1.2 Nguyên nhân lạm phát …………………… ………………………… 2 1.3 Phân loại lạm phát ………………………… ………………………….2 1.4 Những tổn thất xã hội do lạm phát ……………………… ……………2 2 Lãi suất và vai trò của lãi suất trong nền kinh tế………………………………….3 2.1 Phân loại lãi suất ……………………………………… …………… 3 2.2 Vai trò của lãi suất trong nền kinh... đến cuối năm 2010 đứng trước nguy cơ lạm phát quá mức dự tính ( lạm phát phi mã) NHNN đã quyết định nâng mức lãi suất cơ bản lên 9% và duy trì tới nay nhằm hạn chế cung tiền, kiềm chế lạm phát 20 Lý thuyết tài chính tiền tê Nguyễn Thị Ngọc Nhung -BH210587 Hình 4: Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất Tỷ lệ lãi suất thực dương với lạm phát giai đoạn 1992 - 2007 Sau khi NHNN có công... trần lãi suất huy động, để thị trường tự điều tiết vì thấy các NHTM đều huy động với lãi suất thấp hơn lãi suất trần Tuy nhiên, thực tế cho thấy sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, một vài NHTM cổ phần đã tranh thủ đẩy lãi suất huy động lên cao hơn mức trần 12% Việc đẩy lãi suất huy động lên trên 12% của một vài NHTM cổ phần là nhằm thu hút được nhiều vốn vì họ vẫn có lãi khi cho vay với lãi suất . và đưa ra đề án: Tác động của lãi suất đến tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011 II. Lý Thuyết 1. Lạm Phát và ảnh hưởng của lạm phát. Khái niệm lạm phát: Lạm phát là sự tăng lên. tăng và lạm phát lại gia tăng. 3. Thực trạng và nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Với số liệu tỉ lệ lạm phát của các năm 2000-2011. Hình 1: Tốc độ lạm phát ở Việt Nam  Nguyên. gây ra lạm phát. 1.3. Phân loại lạm phát. • Lạm phát vừa phải : loại lạm phát này xảy ra khi giá cả tăng chậm và tỉ lệ lạm phát dưới 10%/năm. • Lạm phát phi mã ( Lạm phát hai con số trở lên)

Ngày đăng: 11/11/2014, 22:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan