ước lượng và dự báo cầu mặt hàng máy bộ đàm đàm và thiết bị radio của công ty thương mại và dịch vụ viễn tín từ nay đến năm 2015

36 406 1
ước lượng và dự báo cầu mặt hàng máy bộ đàm đàm và thiết bị radio của công ty thương mại và dịch vụ viễn tín từ nay đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhiều công ty, tập đoàn lớn bị phá sản, tình hình tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Việt Nam cũng đã gặp nhiều khó khăn sau ảnh hưởng của khủng hoảng, đặc biệt năm 2008, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán suy yếu,chi phí sản xuất tăng cao Tuy nhiên, năm 2009, nhờ những chính sách kích cầu của nhà nước , nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi. Bước sang năm 2010, chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách lãi suất, tỷ giá… Những chính sách đó đang ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, công tác ước lượng và dự báo cầu là đòi hỏi cấp thiết với doanh nghiệp, bởi nếu làm tốt ước lượng và dự báo cầu sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nắm bắt chính xác tình hình thị trường, biết được những nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm của doanh nghiệp, xác định được xu hướng biến động của cầu trong tương lai, từ đó, doanh nghiệp có thể đề ra những chính sách hợp lí trong sản xuất, cung ứng hàng hóa ra thị trường, khai thác tốt lợi thế của bối cảnh mới. Công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín được thành lập năm 1997. Từ khi thành lập, công ty đã trải qua nhiều thăng trầm và đã đạt được nhiều thành tựu. Công ty đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Công ty là đại lý bảo hành cấp 2 duy nhất của Motorola tại Việt Nam. Trong bối cảnh mới hiện nay, khi môi trường kinh doanh biến đổi phức tạp,khó lường, việc nắm bắt đúng tình hình là đòi hỏi cấp thiết với công ty. Tuy nhiên, hiện nay công tác ước lượng và dự báo của công ty vẫn còn nhiều hạn chế,vẫn mạng tính định tính. Do đó, việc sử dụng phần mềm kinh tế lượng vào nghiên cứu thị trường là yếu tố quan trong giúp công ty chủ động hơn trong các chiến lược kinh doanh của mình. Từ cơ sở trên, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài “ Ước lượng và dự báo cầu mặt hàng máy bộ đàm đàm và thiết bị radio của công ty thương mại và dịch vụ Viễn Tín từ nay đến năm 2015”. Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4 1 Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI • Mục tiêu lí luận: Đề tài hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cầu như các nhân tố ảnh hưởng đến cầu, các phương pháp ước lượng và dự báo cầu thị trường. • Mục tiêu thực tiễn: Đề tài đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, làm rõ thực trạng cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty.Vận dụng các kiến thức kinh tế đã học, ứng dụng các phần mềm kinh tế lượng như EVIEW, SPSS để ước lượng cầu về máy bộ đàm Motorola. Đồng thời, từ kết quả phân tích và ước lượng cầu về máy bộ đàm Motorola, đề tài đánh giá những mặt được và chưa được của công ty trong nghiên cứu thị trường, tiến hành dự báo cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty tới năm 2015. Cuối cùng, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công tác dự báo và đẩy mạnh tiêu thụ máy bộ đàm Motorola của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín trong thời gian tới. 1.3 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Căn cứ vào tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu, đề tài “ Ước lượng và dự báo cầu mặt hàng máy bộ đàm và thiết bị radio của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín từ nay đến năm 2015” sẽ tập trung vào những vấn đề sau: • Đề tài khái quát những cơ sở lý luận về cầu, ước lượng và dự đoán cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu. • Đề tài nghiên cứu cầu và những nhân tố ảnh hưởng đến cầu mặt hàng máy bộ đàm Motorola của công ty. Sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín. • Đề tài tiến hành dự báo cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty, đưa ra một số giải pháp tăng cường công tác ước lượng và dự báo của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín. 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Máy bộ đàm Motorola là mặt hàng chủ đạo của công ty. Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu cầu mặt hàng này của công ty. Phạm vi nghiên cứu Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4 2 Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp • Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh doanh trên địa bàn Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh. • Phạm vi thời gian: Công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín tiến hành hoạt động kinh doanh bắt đầu vào năm 1997, nhưng đến năm năm 2005, công ty mới tiến hành kinh doanh tại Hà Nội. Vì vậy, tác giả tiến hành phân tích số liệu tình hình hoạt động của công ty từ năm 2005- 2009 1.4 NGUỒN SỐ LIỆU • Nguồn số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo doanh thu, sản lượng, lợi nhuận từ phòng kế toán, phòng kinh doanh. Ngoài ra, đề tài cũng tham khảo dữ liệu trên website của công ty, các catalogue giới thiệu về sản phẩm của công ty. Các nguồn dữ liệu trên báo, tạp trí về công ty, dữ liệu nhà cung cấp sản phẩm cho công ty và dữ liệu về đối thủ cạnh tranh của công ty, các báo tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới trong thời gian gần đây. • Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp được lấy từ 50 phiếu phỏng vấn khách hàng là đơn vị xây lắp, công ty trên địa bàn Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh. Sau đó, dữ liệu được xử lý thành dữ liệu phục vụ cho đề tài. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀI Để ước lượng và dự báo cầu về mặt hàng máy bộ đàm và thiết bị radio của công ty TMDV Viễn Tín, tác giả sử dụng các phương pháp sau: • Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Phân tích kinh tế lượng là phương pháp vận dụng phần mềm kinh tế lượng vào kiểm định các mô hình hồi qui, đặc biệt là phương pháp bình phương nhỏ nhất. Từ kết quả ước lượng, tác giả phải đánh giá mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình, sự tác động của các biến số đó với toàn mô hình. Trên cơ sở kết quả ước lượng, tác giả tiến hành dự báo nhu cầu về sản phẩm của công ty từ này đến năm 2015. • Phương pháp điều tra chọn mẫu: Điều tra chọn mẫu là tiến hành thu thập tài liệu trên một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung. Số đơn vị này phải có tính đại diện cho tổng thể chung và phải đầy đủ về số lượng cho định luật số lớn phát huy tác dụng khi suy rộng. Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4 3 Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp • Phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian: Ước lượng theo phương pháp thông thường có thể dẫn đến những sai lệch trong dự báo. Dự báo theo chuối thời gian là sử dụng chuỗi giá trị trong quá khứ của biến quan trọng để dự đoán giá trị tương lại. • Phương pháp đồ thị hóa: Đây là phương pháp sử dụng mô hình đồ thị để biễu diễn mối quan hệ giữa các biến số kinh tế. 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngoài phần tóm lược, mục lục, lời cảm ơn, lời cam kết, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vễ, danh mục các từ viết tắt và các phụ lục, luận văn được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về cầu, ước lượng và dự báo cầu Chương 3: Đánh giá, ước lượng cầu máy bộ đàm Motorola của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín Chương 4: Dự báo cầu, các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ước lượng và dự báo cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4 4 Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CẦU 2.1.1 Khái niệm cầu Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.( Nguyễn Văn Dần, 2007, tr.31) Như vậy, nói đến cầu là nói đến liên quan hai yếu tố: khả năng mua và ý muốn sẵn sàng mua của người tiêu dùng. Ví dụ: Một người muốn tiêu dùng một chiếc máy bộ đàm Motorola nhưng chưa có đủ tiền thì không hình thành cầu về máy bộ đàm Motorola. Hoặc anh ta không có ý định mua máy bộ đàm mặc dù sẵn tiền cũng không hình thành nên cầu về máy bộ đàm Motorola. Cầu không phải là một mức sản lượng cụ thể. Cầu khác nhu cầu. Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng của con người. Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thỏa mãn. Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu được đảm bảo bằng một lượng tiền tệ để có thể mua được số lượng hàng hóa có nhu cầu .( Nguyễn Văn Dần, 2007, tr.31) Cầu và lượng cầu cũng có sự khác nhau. Cầu mô tả hành vi của người mua tại mọi mức giá. Lượng cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua ở mức giá nhất định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tại một mức giá cụ thể có một lượng cầu cụ thể. 2.1.2 Cầu cá nhân và cầu thị trường 2.1.2.1 Cầu cá nhân Cầu cá nhân là cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó. Mỗi người tiêu dùng có nhu cầu khác nhau với mỗi loại hàng hóa nhất định. Ví dụ mỗi người mua sẽ có nhu cầu khác nhau với máy bộ đàm Biều cầu là bảng liệt kê lượng hàng hóa yêu cầu ở các mức giá khác nhau, biểu cầu mô tả mối quan hệ giữa giá trị của hàng hóa và lượng cầu của hàng hoá đó, khi các điều kiện khác không thay đổi. ( Nguyễn Văn Dần, 2007, tr.31) Đường cầu là đường mô tả mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả của một loại hàng hóa. Đường cầu cho biết lượng hàng hóa tối đa mà người tiêu dùng sẽ mua tương ứng với từng mức giá, hoặc mức giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4 5 Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp được lượng hàng hóa đó.Theo đó, trục tung biểu hiện mức giá( P), trục hoành biểu hiện lượng cầu(Q) Luật cầu: Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được yêu cầu trong khoảng thời gian nhất định tăng lên khi giá của nó giảm xuống trong điều kiện các yêu tố khác không đổi.( Nguyễn Văn Dần, 2007, tr.31). Theo luật cầu, khi giá máy bộ đàm Motorola giảm từ P 0 xuống P 1 , lượng cầu về máy bộ đàm tăng từ Q 0 lên Q 1, đường cầu di chuyển từ A đến B. 2.1.2.2 Cầu thị trường Cầu thị trường tổng lượng cầu của mọi người mua. Đường cầu thị trường là tổng hợp tất cả các đường cầu cá nhân. Đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang các đường cầu cá nhân. Theo nguyên tắc này, đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng lần lượt tất cả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ của từng các nhân trên thị trường. Độ dốc của đường cầu thị trường thoải hơn độ dốc của đường cầu cá nhân Giả sử có 2 cá nhân A và B tham gia vào thị trường máy bộ đàm Motorola, cá nhân A có đường cầu Dx, cá nhân B có đường cầu DY. Đường cầu thị trường về máy bộ đàm Motorola là: QTT= Qx+QY Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4 P P0 P1 Q0 Q1 Q A B 6 Đồ thị 2.1 Đồ thị đường cầu về máy bộ đàm Motorola Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp Đồ thị 2.2. Đường cầu thị trường về máy bộ đàm Motorola 2.1.2.3 Sự dịch chuyển và di chuyển của đường cầu Khi giá cả bản thân hàng hóa thay đổi( trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) sẽ làm lượng cầu thay đổi. Sự thay đổi của lượng cầu sẽ dẫn đến sự di chuyển dọc theo đường cầu. Ví dụ: Khi giá hàng hóa tăng lên,lượng cầu giảm xuống, đường cầu di chuyển từ điểm A đến điểm B hoặc từ điểm A đến điểm C Sự thay đổi của các yếu tố ngoài giá cả bản thân hàng hóa sẽ làm cầu thay đổi và đường cầu dịch chuyển sang vị trí mới. Đường cầu dịch chuyển. Đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải hoặc sang trái. Đường cầu sẽ dịch chuyển từ D 0 tới D 1 hoặc đường cầu sẽ dịch chuyển từ D 0 tới D 2. ( Phụ lục) 2.1.2.4 Độ co dãn của cầu Độ co dãn của cầu là một đại lượng phán ánh phần trăm thay đổi của lượng cầu của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó khi các yếu tố khác đổi 1%. Công thức tính độ co dãn của cầu theo giá: D P E = Trong đó: D P E : độ co dãn của cầu ∆Q: phản ánh % thay đổi của lượng cầu ∆P :phản ánh % thay đổi của giá Độ co dãn của cầu theo giá phản ánh sự vận động của lượng cầu dọc theo đường cầu. Theo luật cầu, giá và lượng cầu vận động ngược chiều. Khi giá hàng hóa tăng lên, lượng cầu giảm xuống và ngược lại. Do đó, độ co dãn theo giá của cầu luôn có giá trị âm. Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4 P Q P 1 P 2 O Q Y2 Q Y1 Q x2 Q X1 Q TT2 Q TT1 Dx D Y D TT A B Đường cầu thị trường 7 Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp │E│> 1: Đây là trường hợp cầu co dãn. Lượng cầu nhạy cảm với giá, khi giá thay đổi 1%, lượng cầu thay đổi lớn hơn 1%. Do đó, sự tăng của lượng cầu đủ bù đắp sự giảm của giá. Nếu doanh nghiệp có cầu co dãn, việc giảm giá sẽ làm tăng doanh thu và tăng giá sẽ làm giảm doanh thu của hãng. │E│< 1: Đây là trường hợp cầu kém co dãn. Giá thay đổi 1% làm lượng cầu thay đổi nhỏ hơn 1%. Giá thay đổi dẫn đến sự thay đổi nhỏ của lượng cầu. Sự tăng của lượng cầu trong trường hợp này không đủ bù đắp phần giảm do giá. Khi cầu kém có giãn, việc tăng giá sẽ làm tăng doanh thu và giảm giá giảm doanh thu. E│= 1: Đây là trường hợp cầu co dãn đơn vị.Tức khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu 1 %. Trong trường hợp này, tổng doanh thu có giá trị lớn nhất. E=0=>∆Q=0: Cầu không co dãn. Giá có thay đổi bao nhiêu thì cầu cũng không thay đổi. E=∞:∆Q=∞: Cầu co dãn hoàn toàn. Khi cầu hoàn toàn co dãn cần sự thay đổi rất nhỏ của giá cũng làm cho cầu thay đổi rất lớn. Việc nghiên cứu độ co dãn của cầu có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giải thích tại sao trên một số thị trường lượng cầu hay biến động nhưng giá tương đối ổn định, nhưng ở một số thị trường khác, giá thay đổi nhưng lượng cầu biến động rất ít, không đáng kể. Ngoài độ co dãn của cầu theo giá, còn có độ co dãn của cầu theo giá chéo, độ co dãn của cầu theo thu nhập. Nhưng nhân tố này cũng ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Độ co dãn của của theo giá chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Phạm vi thị trường, thời gian, sự sẵn sàng của hàng hóa thay thế, tầm quan trọng của hàng hóa trong ngân sách của người tiêu dùng, tính chất của hàng hóa, vị trí các mức giá trên đường cầu [1, trang 47]. 2.1.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến cầu 2.1.2.1 Giá cả của bản thân hàng hóa Mối quan hệ giữa giá cả bản thân hàng hóa và lượng cầu được thể hiện thông qua luật cầu. Giá cả của bản thân hàng hóa và lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá của hàng hóa tăng lên làm lượng cầu giảm xuống và ngược lại, khi giá cả hàng hóa giảm xuống thì lượng cầu tăng lên. Sự thay đổi của bản thân hàng hóa sẽ gây ra sự trượt dọc trên đường cầu. Khi giá của máy bộ đàm Motorola giảm từ Po xuống P1, lượng cầu về máy bộ đàm Motorola sẽ tăng lên từ Q0 đến Q1. Ngược lại, khi giá của máy bộ đàm Motorola tăng từ P0 lên P2, cầu về máy bộ đàm bộ đàm Motorola sẽ giảm từ Q0 xuống Q2 (Đồ thị 2.1) Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4 8 Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp 2.1.2.2.Giá cả của hàng hóa liên quan Hàng hóa liên quan gồm có 2 loại, hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. Hàng hóa thay thế là những hàng hóa có tính năng, công dụng gần giống hoặc tương tự nhau, có thể sử dụng thay thế nhau trong tiêu dùng, như máy bộ đàm Motorola và máy bộ đàm Kenwood. Khi giá của một loại hàng hóa tăng lên thì lượng cầu của hàng hóa thay thế cũng tăng lên. Với tổng mức ngân sách không đổi, khi giá hàng hóa tăng lên sẽ làm thu nhập thực tế của người tiêu dùng giảm đi. Hơn nữa, hàng hóa đó trở nên đắt đỏ so với hàng hóa tương tự. Để tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng sẽ lựa chọn giỏ hàng mới với lượng cầu hàng hóa đó giảm đi và lượng cầu hàng hóa thay thế tăng lên. Ví dụ giá của máy bộ đàm Motorola tăng lên từ P0 lên P1 thì cầu máy bộ đàm Kenwood cũng tăng lên từ Q0 lên Q1. Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng cùng nhau để đem lại sự thỏa mãn nào đó cho người tiêu dùng, như xe máy và xăng. Khi giá của một hàng hóa nào đó tăng lên thì lượng cầu của hàng hóa bổ xung sẽ giảm xuống vì khi giá hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng sẽ phải chi nhiều tiền hơn để bù đắp chi phí phát sinh đó, khi tổng mức ngân sách là không đổi, để tối đa hóa nhu cầu họ sẽ lựa chọn điểm tiêu dùng tối ưu mới với lượng cầu của cả hai hàng hóa giảm đi. 2.1.2.3 Thu nhập của người tiêu dùng Thu nhập cũng là một nhân tố chính ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa. Thu nhập có tác động khác nhau đến hai loại hàng hóa. Với hàng hóa thông thường, khi thu nhập tăng lên thì lượng cầu hàng hóa cũng tăng lên. Khi thu nhập giảm xuống thì lượng cầu cũng giảm. Với hàng hóa thứ cấp khi thu nhập tăng lên thì cầu giảm xuống và ngược lại (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Mối quan hệ giữa thu nhập và lượng cầu được thể hiện qua mô hình đường Engel. Đường Engel có độ dốc dương là hàng hóa thông thường, đường Engel có độ dốc âm là hàng hóa thứ cấp. 2.1.2.4 Thị hiếu Người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng những hàng hóa mà họ thích. Với khả năng có hạn, người tiêu dùng sẽ ưu tiên những hàng hóa mà họ thích nhất. Khi thị hiếu về một loại hàng hóa nào tăng lên, lượng cầu hàng hóa đó cũng tăng lên. Thị hiếu cũng giải thích cho việc tại sao khi giá một loại hàng hóa tăng lên nhưng cầu về nó hầu nhu không đổi. Ví dụ, người tiêu dùng thích các tính năng của máy bộ đàm Motorola hơn các loại máy bộ đàm khác, họ sẽ tiêu dùng máy bộ đàm Motorola nhiều hơn. Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4 9 Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp 2.1.2.5 Kỳ vọng về giá trong tương lai Cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ thay đổi theo sự kỳ vọng của người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng dự đoán cầu của hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó sẽ tăng lên trong tương lai, cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ đó ở hiện tại sẽ tăng lên. Kỳ vọng về giá cả hàng hóa, thu nhập, thị hiếu, quy mô dân số đều tác động đến cầu hàng hóa hoặc dịch vụ. Ví dụ: Mọi người dự đoán giá đất ở phía Tây Hà Nội sẽ tăng lên, khiến cầu hiện tại về đất ở khu vực đó tăng lên. 2.1.2.6 Quy mô thị trường Qui mô thị trường là nhân tố tác động đến cầu hàng hóa hay dịch vụ. Khi số lượng người mua tăng lên, cầu về hàng hóa hay dịch vụ cũng tăng lên tại mỗi mức giá. Khi số lượng người mua trên thị trường giảm xuống, cầu về hàng hóa dịch vụ cũng giảm xuống. Qui mô thị trường thay đổi làm đường cầu dịch chuyển 2.1.2.7 Các yếu tố khác Ngoài các nhân tố trên, cầu thị trường còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: chính sách của nhà nước,tình hình kinh tễ xã hội, thiên tai, dịch bệnh, uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường… 2.1.2.8 Hàm cầu tổng quát Từ việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hàm cầu, phương trình hàm cầu được viết đầy đủ như sau: Qd= f( P, M, PR, T, Pe, N) Trong đó: Q d : lượng cầu về hàng hóa X trong thời gian t P: giá hàng hóa C trong thời gian t M: thu nhập của người tiêu dùng trong thời gian t P R : Giá cả của hàng hóa liên quan trơng thời gian t T: Thị hiếu của người tiêu dùng trong thời gian t Pe: Kỳ vọng của người tiêu dùng trong thời gian t N: Qui mô thị trường trong thời gian t + Hàm cầu tuyến tính có dang: Qd= a+ bP+ cM+ dPr+ eT+ fPe+ gN + Hàm cầu phi tuyến có dang: Q=aP b M c PR d T e Pe f N g Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4 10 [...]... “ Ước lượng và dự báo cầu mặt hàng máy bộ đàm và thiết bị radio của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín đến năm 2015 là đề tài mới mẻ và có ý nghĩa thực tiễn cao Đề tài hệ thống lại lí luận cơ bản về cầu, ước lượng và dự báo cầu sản phẩm Trong đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn kết hợp với phần mềm SPSS, ứng dụng phần mềm kinh tế lượng để ước lượng và dự báo cầu về máy bộ đàm. .. thu và lợi nhuận bán máy bộ đàm Motorola chiếm tỷ lệ rất cao 3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến Cầu về máy bộ đàm của công ty 3.2.3.1 Giá cả bán máy bộ đàm Motorola của công ty TMDV Viễn Tín Giá cả sản phẩm là yếu tố tác động đến quyết định mua sản phẩm Nhìn vào bảng giá bán máy bộ đàm Motorola so với các loại máy bộ đàm của công ty, ta thấy giá bán máy bộ đàm cao hơn nhiều so với các loại máy bộ đàm. .. Motorola của công ty đến năm 2015 Từ đó, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 2.5 Phân định nội dung nghiên cứu Tác giả tập trung đi sâu vào ước lượng và dự báo cầu về máy bộ đàm Motorola trên thị trường đến năm 2015 Trên cơ sở hệ thống lí luận về cầu, ước lượng và dự báo cầu, tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến cầu máy bộ đàm Motorola... Kho Hàng 3.2.1.3Giới thiệu về sản phẩm của công ty TMDV Viễn Tín Công ty TMDV Viễn Tín là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị và các giải pháp cho hệ thống thông tin liên lạc máy bộ đàm và giải pháp cho máy thông tin chuyên dùng Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là: • Mua bán, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị viễn thông như máy bộ đàm, thiết bị Radio, Các thiết bị Radio, ... khách hàng Mặt khác, trên cơ sở số liệu thu thập được, tác giả sẽ dùng phầm mềm EVIEWS để xác định mô hình hàm cầu sản phẩm của công ty, xác định xu hướng và mức độ tác động của những nhân tố đên lượng cầu của công ty, đánh giá độ co dãn cầu cầu ty Căn cứ vào kết quả ước lượng, tác giả sẽ đánh giá thành công, hạn chế của công ty, đồng thời , tác giả đi dự báo cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty đến năm. .. của công ty đến năm 2015 Từ đó, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp góp phần tiêu thụ máy bọ đàm Motorola và môt số giả pháp nhằm năng cao chất lượng công tác ước lượng và dự báo cầu của công ty CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ƯỚC LƯỢNG CẦU VỀ MÁY BỘ ĐÀM MOTOROLA CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN TÍN TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2009 18 Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4 Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp... nhất Bước 1: Xác đinh hàm cầu của hãng định giá Bước 2: Thu thập dữ liệu về các biến có trong hàm cầu của hãng Bước 3: Ước lượng cầu của hãng định giá 2.2.2 Dự báo cầu 2.2.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của dự báo cầu Khái niệm: Dự báo cầu là hoạt động ước lượng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ mua trong tương lai trong môi trường xác định Dự báo cầu là kết quả của việc phân tích cầu. .. lượng và dự báo cầu sản phẩm vật tư và thiết bị kỹ thuật ở công ty cổ phần hóa chất thiết bị phòng thí nghiệm ở khu vực Hà Nội đến năm 2015 Tác giả Dương Thị Phương Thảo- Luân văn tốt nghiệp năm 2009 Đề tài đã hệ thống lí luận về cầu, ước lượng và dự báo cầu, đề tài cũng đã tiến hành ước lượng và dự báo cầu sản phẩm, nhưng đề tài chưa nêu được tính cấp thiết của ước lượng và dự báo cầu sản phẩm đối... tín, chất lượng và hiện đại Đây là tập khách hàng tiềm năng của công ty 3.2.3.3 Giá bán của máy bộ đàm Kenwood Máy bộ đàm Kenwood là sản phẩm thay thể của máy bộ đàm Motorola Đây là sản phẩm của công ty Kenwood- Nhật Bản Khi giá của máy bộ đàm Kenwood tăng lên, cầu của máy bộ đàm Motorola sẽ tăng lên Khi giá bán máy bộ đàm kenwood 27 Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4 Trường Đại học Thương Mại Luận... máy bộ đàm Motorola của công ty có giảm xuống Năm 2008, doanh thu từ bán máy bộ đàm Motorola của công ty giảm 3,2 % so với năm 2007 Năm 2009, doanh thu từ máy bộ đàm của công ty tiếp tục tăng lên Năm 2009, doanh thu bán máy bộ đàm của công ty tăng 4,2% so với năm 2008 Nhận xét: Doanh thu của công ty có sự biến động qua các năm, nhưng nhìn chung đều tăng, tốc độ tăng trung bình của doanh thu là 2,79%, . Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp Do đó, đề tài “ Ước lượng và dự báo cầu mặt hàng máy bộ đàm và thiết bị radio của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín đến năm 2015 là đề tài mới mẻ và có. cầu máy bộ đàm Motorola của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín Chương 4: Dự báo cầu, các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ước lượng và dự báo cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty thương. Motorola và môt số giả pháp nhằm năng cao chất lượng công tác ước lượng và dự báo cầu của công ty. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ƯỚC LƯỢNG CẦU VỀ MÁY BỘ ĐÀM MOTOROLA CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN TÍN

Ngày đăng: 11/11/2014, 14:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan