hướng dẫn lập trình vi điều khiển pic với phần mềm ccs

67 2K 5
hướng dẫn lập trình vi điều khiển pic với phần mềm ccs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hướng dẫn lập trình vi điều khiển pic với phần mềm ccs

HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn BÀI 1: NHẬP MÔN VI ĐIỀU KHIỂN PIC I. PHẦN LÝ THUYẾT 1. Giới thiệu về vi điều khiển PIC 1.1 Giới thiệu về vi điều khiển Bộ vi điều khiển viết tắt là Micro-controller là mạch tích hợp trên một chip có thể lập trình được, dùng để điều khiển hoạt động của hệ thống .Theo các tập lệnh của người lập trình, bộ vi điêu khiển tiến hành đọc, lưu trữ thông tin, xử lý thông tin, đo thời gian và tiến hành đóng mở một cơ cấu nào đó . Trong các thiết bị điện và điện tử, các bộ vi điều khiển điều khiển hoạt động của ti vi, máy giặt, đầu đọc lase, lò vi ba, điện thoại …Trong hệ thống sản xuất tự động, bộ vi điều khiển sử dụng trong robot, các hệ thống đo lường giám sát .Các hệ thống càng thông minh thì vai trò của vi điều khiển ngày càng quan trọng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều họ vi điều khiển như: 6811 của Motorola, 8051 của Intel, Z8 của Zilog, PIC của Microchip Technology . 1.2 Giới thiệu về vi điều khiển PIC PIC bắt nguồn từ chữ viết tắt của “Programmable Intelligent Computer” ( Máy tính khả trình thông minh) là sản phẩm của hãng General Instrument đặt cho dòng sản phẩm đầu tiên của họ là PIC 1650. Lúc này Pic dùng để giao tiếp với các thiết bị ngoại vi cho máy chủ 16 bit CP1600, vì vậy người ta gọi PIC với tên là “ Peripheral Interface Controller” ( bộ điều khiển giao tiếp ngoại vi) . Năm 1985 General Instrument bán bộ phận vi điện tử của họ, và chủ sở hữu mới (Microchip Technology) huỷ bỏ hầu hết các dự án – lúc đó đã quá lỗi thời. Tuy nhiên PIC được bổ sung EEPROM để tạo thành một bộ điều khiển vào ra khả trình. Ngày nay có rất nhiều dòng PIC được sản xuất với hàng loạt các modul ngoại vi được tích hợp sẵn ( như :USART, PWM, ADC…) với bộ nhớ chương trình từ 512 word đến 32k word. HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn PIC sử dụng tập lệnh RISC, với dòng PIC low-end (độ dài mã lệnh 12 Bit ví dụ PIC12Cxxx) và mid-range (độ dài mã lệnh 14 bit , ví dụ PIC16Fxxx), tập lệnh bao gồm khoảng 35 lệnh, và 70 lệnh đối với dòng PIC high-end( có độ dài mã lệnh 16bit PIC18Fxxxx). Tập lệnh bao gồm các lệnh tính toán trên các thanh ghi, và các hằng số, hoặc các vị trí ô nhớ, cũng như có các lệnh điều kiện, nhảy/ gọi hàm, và các lệnh quay trở về, nó cũng có các chức năng phần cứng khác như ngắt hoặc sleep( chế độ hoạt động tiết kiệm điện ). Microchip cung cấp môi trường lập trình MPLAB0, nó bao gồm phần mềm mô phỏng và trình dịch ASM Hiện nay có khá nhiều dòng PIC và có rất nhiều khác biệt về phần cứng, nhưng chúng ta có thể điểm qua một vài nét như sau :  8/16/24/32 bit CPU, xây dựng theo kiến trúc Harvard  Flash và Rom có thể tuỳ chọn 256 byte đến 256 kbybe  Bộ nhớ nội EEPROM - có thể ghi/ xoá lên tới hàng triệu lần  Các cổng xuất/nhập (mức lôgic thường từ 0v đến 5v, ứng với mức logic 0 và 1, dòng khoảng vài chục mA)  8/16 bit timer  Modun giao tiếp ngoại vi nối tiếp không đồng bộ: USART  Modun giao tiếp ngoại vi song song (kiểu máy in)  Bộ chuyển đổi ADC 10 bit nội gồm 8 kênh đầu vào  Module ngoại vi MSSP dùng cho các giao tiếp I2C, SPI  Modul CCP có chức năng o Comparator (so sánh) o Capture o PWM: dùng trong điều khiển động cơ Một số dòng vi điều khiển PIC hỗ trợ thêm:  Hỗ trợ điều khiển động cơ 3 pha, 1 pha  Hỗ trợ giao tiếp USB  Hỗ trợ điều khiển Ethernet  Hỗ trợ giao tiếp CAN HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn  Hỗ trợ giao tiếp LIN  Hỗ trợ giao tiếp IRDA  DSP những tính năng xử lý tín hiệu số 1.3 Các thành phần cơ bản của một mạch ứng dụng vi điều khiển PIC: 1.4 Các khái niệm cơ bản: Cổng xuất nhập I/O: Trong vi điều khiển PIC16F877A có 5 cổng:  Cổng A gồm 6 chân: RA0, RA1 RA5  Cổng B gồm 8 chân: RB0, RB1, RB7  Cổng C gồm 8 chân: RC0, RC1, RC7  Cổng D gồm 8 chân: RD0, RD1, RD7  Cổng E gồm 3 chân: RE0, RE1, RE2 Mỗi cổng thực chất được quản lý bởi các thanh ghi PORTA, PORTB, PORTC, PORTD, PORTE nằm trong bộ nhớ RAM của vi điều khiển. Xem hình sau: HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn Bộ nhớ RAM của vi điều khiển PIC 16F877A gồm 4 bank nhớ. Nhìn vào các bank nhớ ta có thể thấy các thanh ghi được đặt tên và các thanh ghi đa mục đích (General Purpose Register).  Các thanh ghi được đặt tên là các thanh ghi đặc biệt dùng để điều khiển, quản lý hoặc thể hiện trạng thái của các khối chức năng trong vi điều khiển ví dụ PORTA HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn là đại diện cho các chân cổng A, PORTB là đại diện cho các chân cổng B v.v. Các thanh ghi này có địa chỉ xác định và không được dùng cho các mục đích khác  Các thanh ghi đa mục đích được dùng để đặt biến trong một chương trình ứng dụng của vi điều khiển. Nhìn vào bản đồ bộ nhớ RAM, ta thấy biến có thể đặt từ địa chỉ 20F đến 7Fh trong bank nhớ 0, A0h-EFh, 120h-16Fh, 1A0h-1EFh. Trở lại vấn đề về các cổng, tới đây ta có thể đưa ra nhận xét: Thanh ghi PORTA phản ánh trạng thái của các chân cổng A, nghĩa là muốn tín hiệu đầu ra của các chân cổng A như thế nào ta chỉ việc đưa giá trị vào các bit tương ứng trên thanh ghi PORTA. Cũng như khi đọc giá trị của thanh ghi PORTA ta sẽ biết được trạng thái của các chân cổng A. Ví dụ: Muốn RA0 ở mức logic 1 (mức 5V), RA1 ở mức logic 0 (mức 0V), RA2 ở mức logic 1, RA3 ở mức logic 0, RA4 ở mức logic 1, RA5 ở mức logic 1, ta chỉ việc gán giá trị 000110101 cho thanh ghi PORTA. X X 1 1 0 1 0 1 RA5 RA4 RA3 RA2 RA1 RA0 X: không quan tâm. Tương tự như vậy với PORTB,PORT C,PORTD,PORTE. Tính đa chức năng của một chân trên vi điều khiển: Nhìn vào sơ đồ chân của vi điều khiển, ta có thể thấy một số chân của vi điều khiển có tên gồm nhiều phần với dấu gạch chéo. Ví dụ: RA0/AN0, RC7/RX/DT, RC6/TX/CK Đây chính là tính đa chức năng của một chân trên vi điều khiển hay còn gọi là sự dồn kênh. Ý nghĩa của nó là: Bình thường nếu không được cài đặt thì tấc cả các chân trên 5 cổng A, B, C, D, E là các chân vào ra số I/O. Nếu trong chương trình ta có cài đặt một chức năng nào đó như RS232, ADC hoặc PWM v.v thì các chân tương ứng với chức năng đó sẽ hoạt động theo chức năng đó. Khi đó chân này sẽ không được dùng làm chân vào ra số như bình thường nữa. HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn Ví dụ: bình thường chân RA0/ANO là chân vào ra số RA0, nếu chức năng ADC với kênh vào tín hiệu analog là kênh 0 được cài đặt khi đó chân RA0 /AN0 sẽ là chân vào của bộ ADC, tức là hoạt động theo chức năng AN0. Tương tự như vậy, khi cài đặt giao tiếp với thiết bị ngoại vi theo chuẩn RS232, chân vào ra số RC7/RX/DT sẽ hoạt động như đầu vào dữ liệu RS232 tức là chức năng RX của chân này. Cài đặt vào/ra cho các chân vào ra số trên các cổng: Các chân vào/ra số trên vi điều khiển PIC phải được cài đặt là chân vào hoặc chân ra thì mới hoạt động đúng chức năng. Việc một chân trên cổng X (X=A,B, E) được qui định là đầu ra hay đầu vào phụ thuộc vào bit tương ứng trên thanh ghi TRISX (X=A,B, E) là 0 hay 1. Ví dụ: Muốn 4 chân thấp (bit thấp) trên cổng B (RB0-RB3) là chân vào, 4 chân cao (bit cao) trên cổng B (RB4-RB7) là chân ra thì giá trị các bit trên thanh ghi TRISB sẽ là: 0 0 0 0 1 1 1 1 Gợi ý dễ nhớ là: Để chân RB.m (m=0-7) là đầu ra, tức Output thì giá trị TRISB.m là 0 Là đầu vào, tức Input thì giá trị TRISB.m là 1 Tương tự như vậy đối với các chân trên các cổng còn lại 2. Ngôn ngữ lập trình cho vi điều khiển PIC- CCS: 2.1 Các ngôn ngữ lập trình cho vi điều khiển PIC: Ngôn ngữ lập trình cho vi điều khiển PIC có 2 loại: - Ngôn ngữ lập trình cấp thấp- Hợp ngữ: có phần mềm MPLAB - Ngôn ngữ lập trình bậc cao: có nhiều loại, được phát triển theo ngôn ngữ C, như: CCS, HTPIC, PIC BASIC v.v Ưu điểm của hợp ngữ là giúp người học và lập trình hiểu rõ hơn về cấu trúc bên trong của vi điều khiển PIC, cũng như tối ưu hóa bộ nhớ chương trình. Tuy nhiên, nhìn chung phương pháp tiếp cận hợp ngữ là khó và khả năng phát triển ứng dụng là hạn chế, mất HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn thời gian. Vì vậy, khóa học sẽ tập trung vào sử dụng ngôn ngữ bậc cao mà cụ thể là CCS để nghiên cứu và phát triển các ứng dụng trên PIC. Ưu điểm của CCS là: - Kế thừa tấc cả đặc điểm của ngôn ngữ C- là ngôn ngữ cơ bản, quen thuộc mà sinh viên đã được đào tạo - Xây dựng sẵn các hàm phục vụ cho việc sử dụng dễ dàng các khối chức năng đặc biệt của Vi điều khiển PIC như khối ADC, PWM, RS232, SPI - Có khả năng kết hợp với ngôn ngữ hợp ngữ, tạo sự mềm dẻo trong phát triển ứng dụng - Khả năng phát triển, nâng cấp ứng dụng là dễ dàng - Ngày càng được cập nhật với nhiều tính năng ưu việt và hiệu quả hơn. 2.2 Cơ bản về ngôn ngữ lập trình CCS: 2.2.1 Ví dụ về một chương trình viết trên ngôn ngữ CCS: // Đây là chú thích chương trình //Bắt đầu các chỉ thị tiền xử lý của chương trình #include<16f877a.h> // cho file định nghĩa thiết bị 16f877a.h vào chương trình #fuses HS,NOLVP,NOWDT// Cấu hình cho vi điều khiển PIC #use delay (clock=4000000) // dùng thạch anh tần số 4MHz // Khai báo biến hằng byte const MAP[10] = {0xC0,0xF9,0xA4,0xB0,0x99,0x92,0x82,0xF8,0x80,0x90}; //=========================================== //=========================================== // Bắt đầu chương trình con hiển thị void display(int n) { char b; // khai báo biến b b=((MAP[n/10]) ^ 0x00); if ((n/10)==(0)) b=0xff; output_b(b); // sử dụng hàm xuất giá trị ra cổng B output_low(PIN_A4);// sử dụng hàm đưa giá trị chân RA4 xuống mức thấp HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn delay_ms(2);// Sử dụng hàm tạo trễ 2 ms output_high(PIN_A4); // sử dụng hàm đưa giá trị chân RA4 lên mức cao output_b((MAP[n%10]) ^ 0x00); output_low(PIN_A5); delay_ms(2); output_high(PIN_A5); } // Kết thúc chương trình con hiển thị //============================================ // Bắt đầu chương trình chính // Đây là nơi vi điều khiển bắt đầu chạy lệnh //============================================ void main() { int i,count; count=0; while(TRUE) { for (i=0;i<=50;i++) display(count); // dispay 50 times count=(count==99) ? 1: count+1; } } 2.2.2 Cấu trúc của một chương trình viết bằng CCS: 2.2.2.1 Khai báo tiền xử lý: Bắt đầu một chương trình viết bằng ngôn ngữ CCS là phần khai báo tiền xử lý: 1. Đầu tiên là phần khai báo file header: #include <tên chip dùng.h> Ví dụ: # include <16f877a.h> Việc khai báo này thực chất là chép cả file 16f877a.h vào chương trình này. HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn Vậy nội dung của file .h này là gì? Nội dung của file này sẽ định nghĩa tấc cả các tên cũng như định nghĩa các hằng sẽ được dùng trong các hàm chức năng của CCS. Ví dụ trong chương trình cho ở trên, trong dòng lệnh : output_low(PIN_A4);// sử dụng hàm đưa giá trị chân RA4 xuống mức thấp thì hằng PIN_A4 được định nghĩa trong file 16f877a.h là #define PIN_A4 44, CCS hiểu đây là bit thứ 4 của thanh ghi có địa chỉ 04h (thanh ghi PORTA). Có thể mở file: C:\Program Files\PICC\Devices\16f877a.h để hiểu thêm 2. Thứ hai là phần khai báo cấu hình: #fuses HS,NOLVP,NOWDT Vi điều khiển PIC có thể hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau, cũng như cách cấu hình phần cứng của nó cũng có nhiều chế độ. Mỗi chế độ như vậy được khai báo và dùng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các khối chức năng, cũng như các chân của vi điều khiển. Vì vậy, đối với mỗi ứng dụng, ta phải khai báo cấu hình cho phù hợp. Trong ví dụ trên, khai báo cấu hình cho bộ dao động kiểu HS, không sử dụng chức năng Watchdog Timer, và lập trình điện áp thấp. 3. Thứ ba là phần khai báo tần số của thạch anh dùng cho ứng dụng, tốc độ này phải phù hợp với thạch anh ta dùng trong mạch. # USE Delay(clock=tần số thạch anh) Ví dụ: # USE Delay(clock=4000000)// Khai báo dùng thạch anh 4 MHz Điều lưu ý là chúng ta chỉ dùng được hàm tạo thời gian trễ delay_ms(), delay_us() sau khi có khai báo này trong chương trình. 4. Ngoài ra, khi sử dụng bất cứ khối chức năng đặc biệt nào trong vi điều khiển PIC ta phải dùng chỉ thị tiền xử lý #USE để khai báo. Các khối chức năng đặc biệt là RS232, PWM, SPI, I2C v.v Ví dụ: #use rs232(baud=9600, xmit=PIN_C6,rcv=PIN_C7) 2.2.2.2 Phần khai báo biến toàn cục: Sau phần khai báo tiền xử lý là phần khai báo biến toàn cục nếu có. Cũng nhắc lại biến toàn cục là biến được sử dụng trong toàn bộ chương trình, cả chương trình chính và chương trình con. Điều này khác với biến cục bộ là biến được khai báo HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn trong các chương trình con, hàm con, chương trình chính, các biến này chỉ được tạo ra và sử dụng trong chính mỗi chương trình khai báo nó. Nhân đây cũng giới thiệu qua dạng dữ liệu dùng trong CCS. Có một số các dạng cơ bản như sau: Khai báo biến: Int1,short: dạng logic 1,0 Int,Int8,byte: dạng số nguyên 8 bit, nếu khai báo dạng số nguyên 8 bit có dấu thêm signed Int16,long: dạng số nguyên 16 bit Int32: dạng số nguyên 32 bit Char: dạng kí tự 8 bit Float: dạng số thực 32 bit Ví dụ: int8 a; // Khai báo a là biến số nguyên 8 bit Khai báo hằng số: Ví dụ: int8 const a=231; Khai báo mảng hằng số: Ví dụ: int const a[5]= {1, 23, 3, 4, 5} 2.2.2.3 Phần khai báo, định nghĩa các chương trình con: Chương trình con là chương trình sẽ được gọi từ chương trình chính hoặc chương trình con khác. Chương trình con phải được khai báo và định nghĩa trong một file chương trình ứng dụng. Phần khai báo phải đặt trước chương trình chính (trong file) Phần định nghĩa có thể định nghĩa ngay trong khai báo hoặc được đặt bất kì nơi nào sau phần khai báo biến toàn cục nếu có. Ngoài các chương trình con bình thường ra, còn có chương trình con phục vụ ngắt được đặt sau khai báo tiền xử lý: # int_tên ngắt. Phần này sẽ được bàn kĩ hơn trong các bài học sau. 2.2.2.3 Phần chương trình chính: Bắt đầu bằng: void main() { [...]... www.atecko.com.vn HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS II PHẦN THỰC HÀNH Mục tiêu: - Làm quen với ngôn ngữ lập trình CCS, phần mềm mô phỏng Proteus, kit phát triển - Hiểu được các phần cơ bản của một mạch thực thi vi điều khiển PIC - Hiểu được vi c xuất nhập dữ liệu trên các chân vi điều khiển - Ôn lại tư duy lập trình, thuật toán và cấu trúc một chương trình vi t trên C - Làm quen với một... CAO ATECKO www.atecko.com.vn HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS Các chân dữ liệu (chân sẽ nhận mã led từ vi điều khiển) được nối tương ứng với nhau và nối vào 1 cổng của vi điều khiển, chẳng hạn như cổng B Chân nguồn của 2 led được điều khiển bởi 2 chân trên vi điều khiển, chằng hạn chân RA4 và RA5 như trên hình, thông qua cực B của 2 transistor pnp Quá trình hiển thị con số 35 trên...HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS } Cũng nhắc lại là trong một chương trình CCS , vi điều khiển sẽ chạy từ chương trình chính, hay nói cách khác là từ dòng lệnh đầu tiên sau void main() Các chương trình con chỉ được gọi tại các lời gọi chương trình con trong chương trình chính hoặc từ các chương trình con khác Chương trình con phục vụ ngắt chỉ được... ATECKO www.atecko.com.vn HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS Hình 2.1: Hiển thị led đơn Các led này sáng khi được cấp áp cỡ 2 V, dòng 10-20mA Nếu dùng một chân ra từ vi điều khiển để bật tắt led, phải dùng thêm điện trở hạn dòng,hạn áp Tính toán như sau: Muốn bật đèn, ta cho chân ra vi điều khiển lên mức cao nối với đầu vào của mạch trên Như ta biết, chân ra vi điều khiển ở mức logic cao... - Làm quen với một số lệnh cơ bản trong CCS Bài tập 1.1: Dùng phần mềm mô phỏng Proteus thiết kế mạch như hình vẽ sau: a Vi t chương trình bật đèn led D1 CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS b Vi t chương trình bật đèn led D2, tạo trễ 1s, tắt đèn led D2, lặp lại quá trình này c Vi t chương trình bật đèn D1, D2, …D7 theo giá trị của... www.atecko.com.vn HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS Trong các ứng dụng của vi điều khiển trong thực tế, vi c định thời (tạo một khoảng thời gian giữa 2 sự kiện) các thao tác là vi c thường xuyên xảy ra Để thực hiện vi c này, ta có 2 cách: - Dùng các lệnh thực hiện các vòng lặp để tạo ra khoảng thời gian Nguyên tắc tạo ra khoảng thời gian này đơn giản như sau: nếu vi điều khiển mất một... được nối chung với nhau và nối với nguồn, các đầu catod a,b,c,d,e,f,g,h được đưa ra ngoài (các chân) nhận tín hiệu điều khiển Muốn led đơn nào sáng chỉ vi c đưa chân catod của led tương ứng xuống mức 0V Hình 2.3: Cấu tạo của 2 loại led 7 đoạn CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS 2.2.2 Hiển thị 1 led 7 đoạn dùng vi điều khiển: Như đã... www.atecko.com.vn HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS 7 8 9 10 11 12 13 14 D0 D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 RS RW E 4 5 6 1 2 3 VSS VDD VEE LM016L Hình 2.6: Các chân LCD 2.3.1 Các chân cơ bản của LCD 2 dòng 16 kí tự: • VSS: Chân đất • VCC: Chân nguồn • VEE: Chân hiệu chỉnh độ sáng của LCD • RS: – – • =0: LCD sẽ nhận lệnh từ vi điều khiển =1: LCD sẽ nhận kí tự từ vi điều khiển để hiển thị R/W: – =1: Vi điều. .. Vi điều khiển đọc dữ liệu từ LCD – =0: Vi điều khiển ghi dữ liệu lên LCD Thông thường Vi điều khiển chủ yếu ghi dữ liệu lên LCD nên chân này thường nối đất CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS • E: Chân cho phép (Enable) Sau khi lệnh hoặc dữ liệu đã được chuẩn bị trên đường dữ liệu, tạo xung mức cao-mức thấp sẽ bắt đầu quá trình LCD... ứng với số cần xuất Mã led tương ứng với các số từ 0 đến 9 là: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS 0xC0,0xF9,0xA4,0xB0,0x99,0x92,0x82,0xF8,0x80,0x90 Cách điều khiển led 7 đoạn chung catod thì ngược lại 2.2.3 Hiển thị nhiều led 7 đoạn dùng vi điều khiển: Trong thực tế, ta phải dùng nhiều led 7 đoạn để hiển thị Vậy giải quyết vi c . HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn BÀI 1: NHẬP MÔN VI ĐIỀU KHIỂN PIC I. PHẦN LÝ THUYẾT 1. Giới thiệu về vi điều khiển. vậy đối với các chân trên các cổng còn lại 2. Ngôn ngữ lập trình cho vi điều khiển PIC- CCS: 2.1 Các ngôn ngữ lập trình cho vi điều khiển PIC: Ngôn ngữ lập trình cho vi điều khiển PIC có 2. RAM của vi điều khiển. Xem hình sau: HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC VỚI PHẦN MỀM CCS CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ATECKO www.atecko.com.vn Bộ nhớ RAM của vi điều khiển PIC 16F877A

Ngày đăng: 11/11/2014, 13:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan