phân tích ảnh hưởng của giải pháp kích cầu tiêu dùng đến cầu tiêu dùng sản phẩm bánh, kẹo của công ty tnhh chế biến thực phẩm đức hạnh trên thị trường nội địa trong thời gian qua

36 485 0
phân tích ảnh hưởng của giải pháp kích cầu tiêu dùng đến cầu tiêu dùng sản phẩm bánh, kẹo của công ty tnhh chế biến thực phẩm đức hạnh trên thị trường nội địa trong thời gian qua

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa kinh tÕ phân tích ảnh hưởng của giải pháp kích cầu tiêu dùng đến cầu tiêu dùng sản phẩm bánh, kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh trên thị trường nội địa trong thời gian qua Ng« V¨n Lîi Líp: K42F5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa kinh tÕ CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua tình hình kinh thế thế giới biến động mạnh theo chiều hướng suy thoái từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây xáo trộn lớn về kinh tế -xã hội nhiều nước nhất là những nước đang phát triển và kém phát triển trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ và cũng có những dấu hiệu suy thoái mạnh. Kinh tế - xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường.Giá dầu thô, giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng đầu năm và giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, lạm phát cao và duy trì trong một thời gian dài, giá vàng tăng đột biến, lãi suất trên thị trường tài chính điều chỉnh liên tục cùng với sự giảm sút mạnh trên thị trường chứng khoán. Từ tình trạng lạm phát cao, thế giới phải đối đầu với nguy cơ suy giảm tăng trưởng sâu, đi cùng với tình trạng giảm mạnh giá dầu, giá lương thực và các loại nguyên liệu thô khác, điều này đã tác động rất lớn đến tình hình kinh tế nước ta. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong năm qua đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam từ 8,5% (năm 2007) xuống chỉ còn 6,2 % (năm 2008). Một thực tế đang diễn ra là ở Việt Nam suy thoái kinh tế khiến cho nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm nhân công để giảm thiểu chi phí, điều này đồng nghĩa với việc có hàng nghìn người mất việc làm, thu nhập của những người lao động ngày càng giảm sút trong khi đó giá cả của nhiều loại hàng hóa lại tăng khá cao. Có thể nói suy thoái kinh tế đang làm nghèo hóa hàng triệu người Việt Nam, trong tình thế này người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu khiến cầu về hàng hóa tiêu dùng giảm mạnh. Theo kết quả của một cuộc điểu tra gần đây của AC.Nielsen thì có 95% người tiêu dùng thừa nhận khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ, nhất là chỉ có 1/3 người lao động được tăng lương, trong khi giá cả của các loại hàng hóa đều tăng vọt, buộc 75% phải thay đổi thói quen mua sắm theo túi tiền, 63% người tiêu dùng chống lại lạm phát bằng cách Ng« V¨n Lîi Líp: K42F5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa kinh tÕ mua ít hơn, 20% đề cập đến việc chuyển sang một nhãn hiệu rẻ hơn. Trên 90% dân thành thị đã thắt lưng buộc bụng hoặc tiết kiệm hơn trong thời gian qua. Như vậy có thể nói rằng người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề giá cả, cân nhắc nhiều hơn trong việc lựa chọn các loại sản phẩm hàng hóa và hầu hết đều cắt giảm chi tiêu ở tất cả các kênh mua sắm siêu thị, chợ và tiệm tạp hóa để mong chờ một mức giá thấp hơn. Điều này khiến cho cầu về các hàng hóa giảm mạnh làm tổng cầu của nền kinh tế suy giảm. Tuy nhiên sự sụt giảm về cầu của các loại hàng hóa lại không đồng nhất, trong đó cầu về các hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh giảm nhẹ trong khi những hàng hóa khác như đồ dùng trong nhà, đồ điện tử, hàng thời trang và mỹ phẩm thì cầu giảm mạnh. Chính sự sụt giảm cầu về hàng hóa tiêu dùng đã khiến cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ gặp rất nhiều khó khăn như hàng hóa tiêu thụ chậm và tồn đọng nhiều do chưa kịp điều chỉnh lại về cơ cấu hàng hóa, nguồn vốn chậm thu hồi, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Để chặn đà suy giảm kinh tế, giúp nền kinh tế phục hồi sau thời kì khủng hoảng cần có một hệ thống các giải pháp toàn diện, đồng bộ và có tính khả thi, trong đó việc kích cầu tiêu dùng là một trong những giải pháp có vị trí hết sức quan trọng. Bên cạnh đó đối với ngành bán lẻ, việc phân tích những tác động của suy thoái kinh tế đến lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp là rất cần thiết, tạo cơ sở xay dựng các chính sách, giải pháp nhằm kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh giảm phát hiện nay. Về phía quản lý nhà nước việc đề gia các giải pháp kích cầu không chỉ nhằm mục đích ổn định vĩ mô nền kinh tế mà còn góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập của quốc dân, đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho tương lai… Hơn nữa, góp phần vào công cuộc thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế theo hướng định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục con đường phát triển và hội nhập. Ng« V¨n Lîi Líp: K42F5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa kinh tÕ 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Xuất phát từ những vấn đề mang tính cấp thiết trên những nội dung chính của đề tài là phân tích ảnh hưởng của giải pháp kích cầu tiêu dùng đến cầu tiêu dùng sản phẩm bánh, kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh trên thị trường nội địa trong thời gian qua.Quá trình nghiên cứu những ảnh hưởng này sẽ làm cơ sở để xây dựng các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh giảm phát hiện nay. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Nghiên cứu về thị trường bánh kẹo hiện nay - Nêu tổng quan về thị trường bánh kẹo nội địa - Nêu một số kiến nghị với các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước. 1.3.2. Nghiên cứu về thị trường bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh - Nêu đánh giá tổng quan về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh - Phân tích những dữ liệu thu thập được từ công ty - Nêu một vài kiến nghị đối với công ty 1.3.3. Nghiên cứu về các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo trên thị trường nội địa của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh - Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô - Ảnh hưởng của môi trường vi mô 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Không gian Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết ảnh hưởng của các giải pháp kích cầu tiêu dùng đến cầu tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thức phẩm Đức Hạnh trên thị trường nội địa Ng« V¨n Lîi Líp: K42F5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa kinh tÕ 1.4.2. Thời gian Số liệu sử dụng trong đề tài được khảo sát từ năm 2006 -2008. Từ các số liệu thu thập được trong các năm trên làm cơ sở để tiến hành phân tích và đưa ra một số giải pháp với vấn đề nghiên cứu. 1.4.3. Nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề ảnh hưởng của các giải pháp kích cầu đến cầu tiêu dùng của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh trên thị trường nội địa. Từ đó, phát hiện những vấn đề còn tồn tại, kiến nghị một số giải pháp để giải quyết vấn đề một cách triệt để. 1.5. Các khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu 1.5.1. Các định nghĩa, khái niệm cơ bản • Tổng cầu Tổng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ một nước (GDP) mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua lại tại mỗi mức giá. Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu bao gồm bốn nguồn yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ, phương trình biểu thị tổng cầu AD được viết là: AD = C + I +G +NX. Trong đó: *C: Tiêu dùng của các hộ gia đình như chi tiêu mua lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng hay các dịch vụ… *I: Đâu tư của các doanh nghiệp như đầu tư xây dựng nhà xưởng mới, mua sắm thiết bị mới để tăng năng lực sản xuất trong tương lai. *G: Chi tiêu của chính phủ, chi tiêu này bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ do chính phủ mua cho tiêu dùng hiện tại ( tiêu dùng công ) và hàng hóa, dịch vụ cho các lợi ích tương lai như đường xá, cầu cống…( đầu tư công ). *NX: Xuất khẩu ròng, đây chính là chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước được bán ở nước ngoài, tức xuất khẩu (X),và giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở ngoài nước được các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ mua, tức nhập khẩu (IM). Ng« V¨n Lîi Líp: K42F5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa kinh tÕ • Kích cầu Kích cầu là biện pháp mà chính phủ sử dụng các công cụ, chính sách để kích thích sản lượng của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, tháo gỡ khó khăn và tạo nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước, kích thích sự bùng phát của cả nền kinh tế. • Lý thuyết về kích cầu Khi nền kinh tế của một nước ở trong tình trạng bất ổn thì chính phủ của các nước đó thường nhận lãnh trách nhiệm thúc đẩy và cải thiện phúc lợi kinh tế. Để hoàn thành nhiệm vụ này, thì ngoài việc can thiệp vào các thị trường cụ thể để cải thiện kết cục của chúng, chính phủ còn tìm cách ổn định hoạt động của nền kinh tế với tư cách là một tổng thể. Các công cụ để ổn định nền kinh tế vĩ mô được chính phủ sử dụng là các chính sách vĩ mô, trong đó trọng tâm là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trên quan điểm đó, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái làm cho tổng cầu của nền kinh tế sụt giảm mạnh, lúc này chính phủ cũng sẽ sử dụng công cụ chính sách vĩ mô là chính sách tiền tệ mở và chính sách tài khóa mở để kích thích cho tổng cầu tăng lên. 1.5.2. Phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu Xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế nước ta, nhìn nhận những hạn chế của các công trình nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian qua đồng thời cũng trên cơ sở thực tiễn hoạt động kinh doang của công ty đề tài của em tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các giải pháp kích cầu đối với cầu tiêu dùng của công ty. Khi nghiên cứu về giải pháp kích cầu đối với cầu tiêu dùng của công ty đề tài tập chung vào giải pháp kích cầu với mặt hàng bánh kẹo của công ty. Bởi vì cầu đối với mặt hàng này sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Cơ sở để đưa ra các giải pháp kích cầu tiêu dùng về phía nhà nước là sự tác động của công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế đến tổng cầu mà cụ thể ở đây là đề tài tập trung vào nhóm chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Ng« V¨n Lîi Líp: K42F5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa kinh tÕ • Tác động của chính sách tài khóa mở rộng đến tổng cầu và sản lượng cân bằng *Tác động của việc tăng chi tiêu đến tổng cầu, và sản lượng cân bằng Ta xét mô hình tổng cầu trong nền kinh tế mở AD 0 = C + I + G + NX. Trong đó: C: Tiêu dùng của các hộ gia đình I: đầu tư của các doanh nghiệp G: chi tiêu của chính phủ NX: xuất khẩu ròng Giả sử nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, lúc này để kích thích cho tổng cầu tăng lên chính phủ quyết định tăng chi tiêu lên một khoản ∆G, việc tăng chi tiêu này sẽ tác động đến tổng cầu như sau: Khi chính phủ tăng chi tiêu thêm ∆G thì ban đầu tổng cầu AD 0 cũng sẽ tăng một lượng đúng bằng ∆G. Lúc này phương trình tổng cầu là: AD 1 = C + I + G + ∆G + NX và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển một đoạn bằng ∆G từ AD 0 đến AD 1 như trên hình vẽ: AD 45 0 AD 2 E 2 AD 1 E 1 ∆G AD 0 E 0 0 Y 0 Y 1 Y 2 Y Hình 1.1 : Tác động của việc tăng chi tiêu đến tổng cầu và sản lượng cân bằng Ng« V¨n Lîi Líp: K42F5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa kinh tÕ Tuy nhiên đây chưa phải toàn bộ tác động của sự thay đổi chi tiêu của chính phủ đối với tổng cầu. Bởi vì một sự gia tăng chi tiêu ∆G của chính phủ trực tiếp làm tăng GDP một lượng tương ứng. Các doanh nghiệp thuê công nhân để sản xuất mức sản lượng tăng thêm này, do đó tiền lương và lợi nhuận tăng và như vậy là thu nhập tăng lên một lượng tương ứng. Điều này làm tăng tiêu dùng bổ sung bằng MPC.∆G Với MPC là khuynh hướng tiêu dùng cận biên, MPC = ∆C/∆Y Như vậy tổng cầu sẽ tăng một lượng là ∆AD = ∆C =MPC.∆G Mức tiêu dùng tăng này đến lượt nó lại tiếp tục làm tăng tổng cầu và sản lượng, làm cho thu nhập và tiêu dùng tiếp tục tăng thêm nữa. Quá trình này tiếp tục diễn ra nhiều thời kỳ, nó chỉ dừng lại khi ∆C = 0. Có thể tóm tắt sự gia tăng của tổng cầu, bắt đầu từ khi có sự gia tăng của chi tiêu chính phủ và trải qua nhiều thời kỳ như sau: Mức tăng tiêu dùng trong thời kỳ 1: ∆AD 1 = MPC.∆G Mức tăng tiêu dùng trong thời kỳ 2: ∆AD 2 = MPC 2 .∆G ……. Mức tăng tiêu dùng trong thời kỳ n: ∆AD n = MPC n .∆G Nếu cộng mức tăng tổng cầu qua tất cả các thời kỳ lại với nhau và ký hiệu là ∆AD thì ta được: ∆AD = ∆AD 0 + ∆AD 1 +∆AD 2 +… +∆AD n = ∆G + MPC.∆G + MPC 2 .∆G + …+ MPC n .∆G = ( 1 + MPC + MPC 2 + … + MPC n ).∆G Vì biểu thức trong ngoặc là cấp số nhân với công bội bằng MPC và MPC<1, nên ta có thể rút ra công thức tính tổng mức tăng của cầu (∆AD) như sau: ∆AD = 1.∆G/(1- MPC). Trong đó 1/(1 – MPC) được gọi là số nhân chi tiêu. Như vậy có thể thấy rằng khi chính phủ tăng chi tiêu sẽ có tác dụng kích thích tổng cầu của nền kinh tế, tuy nhiên mức tăng của tổng cầu còn phụ thuộc vào độ lớn của số nhân chi tiêu, khi MPC càng lớn thì số nhân chi tiêu càng lớn và tổng mức tăng của tổng cầu càng lớn và ngược lại. Ng« V¨n Lîi Líp: K42F5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa kinh tÕ *Tác động của việc chính phủ cắt giảm thuế đến tổng cầu( giả sử thuế là một số cố định) Khi chính phủ thay đổi thuế thì đường tổng cầu sẽ dịch chuyển. Tuy nhiên chính sách thuế của chính phủ không trực tiếp tác động với tổng cầu mà nó gián tiếp làm thay đổi tổng cầu thông qua việc làm thay đổi hành vi của khu vực tư nhân. Khi chính phủ giảm thuế thì tác động đầu tiên của nó là làm thay đổi thu nhập khả dụng của mọi người. Thu nhập khả dụng YD = Y – T, nếu chính phủ giảm thuế một lượng bằng (-∆T), thì thu nhập khả dụng sẽ phải tăng một lượng đúng bằng ∆T. Khi đó thu nhập khả dụng mới là YD’ = Y – ( T- ∆T ) = YD + ∆T. Khi thấy thu nhập sử dụng thay đổi, các hộ gia đình sẽ thay đổi mức chi tiêu cho tiêu dùng. Nếu khuynh hướng tiêu dùng cận biên của người tiêu dùng bằng MPC thì mức thay đổi nhu cầu tieu dùng của họ sẽ bằng MPC.(-∆T). Đây cũng chính là mức thay đổi ban đầu của tổng cầu. Tổng cầu tăng, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển một đoạn bằng MPC.∆T từ AD 0 lên AD 1 như trên hình vẽ: AD 45 0 AD 2 E 2 AD 1 E 1 ∆T AD 0 E 0 0 Y 0 Y 1 Y 2 Y Hình 1.2 : Tác động của việc giảm thuế đến tổng cầu và sản lượng cân bằng Ng« V¨n Lîi Líp: K42F5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa kinh tÕ Giống như các chính sách chi tiêu, sự thay đổi ban đầu của tiêu dùng do chính sách thuế gây ra cũng làm tăng tổng cầu, sản lượng và thu nhập. Những thay đổi này đến lượt chúng lại tiếp tục làm tăng chi tiêu cho tiêu dùng thông qua các tác động của nhân tử chi tiêu. Tương tự như trong phần phân tích tác động của việc tăng chi tiêu của chính phủ, ta cũng có thể tính được mức tăng tổng cầu khi mà chính phủ giảm thuế một lượng (-∆T) bằng công thức: ∆AD =(-MPC.∆T).1/(1 – MPC ) Biểu thức –MPC/(1-MPC) được gọi là số nhân thuế. Khi đó đường tổng cầu dịch chuyển từ AD 1 đến AD 2 như hình vẽ. Việc giảm thuế của chính phủ đã gián tiếp làm tăng tổng cầu AD thông qua việc làm thay đổi hành vi của khu vực tư nhân. Tuy nhiên mức tăng của tổng cầu còn phụ thuộc vào độ lớn của số nhân thuế, khi MPC càng lớn thì số nhân thuế càng lớn và tổng mức tăng tổng cầu càng lớn và ngược lại. • Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng đến tổng cầu. Khi nền kinh tế bị áp lực suy thoái do tổng cầu suy giảm, muốn chống suy thoái ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, nghĩa là gia tăng cung ứng tiền tệ. Thực hiện chính sách này có thể thông qua các công cụ như mua chứng khoán trên thị trường mở, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất triết khấu, tăng lãi suất tiền gửi sử dụng séc. Khi đó lượng cung tiền trên thị trường sẽ tăng lên, điều này sẽ tác động đến tổng cầu thông qua sự thay đổi của đầu tư như sau: Ng« V¨n Lîi Líp: K42F5 [...]... Khu công nghiệp Trường An – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội, em đã lựa chọn đề tài Ảnh hưởng của các giải pháp kích cầu tiêu dùng đền cầu tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh làm chuyên đề tốt nghiệp Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã phân tích các ảnh Ng« V¨n Lîi Líp: K42F5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa kinh tÕ hưởng của tình hình kinh tế đến cầu. .. tại công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh, nhận thức được tầm quan trọng của việc kích cầu tiêu dùng, đầu tư đối với hoạt động kinh doanh nói chung và của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh nói riêng trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay, kết hợp với những kiến thức đã được học và thực tế doanh nghiệp, em đã lựa chọn đề tài : Ảnh hưởng của các giải pháp kích cầu tiêu dùng đền cầu tiêu dùng. .. chỉ tiêu, kết quả kinh doanh, thể hiện sự tăng giảm doanh thu các mặt hàng theo thời gian 2.2 Đánh giá tổng quan và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc kích cầu đến câu tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo của công ty 2.2.1 Đánh giá tổng quan về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo với nhiều mặt hàng khác nhau Hiện nay công. .. lực cạnh tranh cho mặt hàng bánh kẹo, Công ty đã quan tâm tới mở rộng thị phần của mình trên thị trường nội địa Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh cũng có những thành công trong phát triển thị trường bánh kẹo của mình Hiện nay thị trường tiêu thụ của Đức Hạnh trải khắp trên cả nước, được phân chia thành 5 khu vực : Vùng 1: Hà Nội, ngoại thành Hà Nội Vùng 2: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải... tế đến cầu tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo của công ty ở những khía cạnh sau: Thứ nhất: Ảnh hưởng của tình hình giảm phát đến hoạt động của công ty làm cho doanh thu, lợi nhuận công ty có sự biến động Thứ hai: Nhu cầu bánh kẹo giảm tuy nhiên không đều đối với từng loại mặt hàng Trên cơ sở phân tích những ảnh hưởng đó kết hợp với triển vọng phát triển của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh nói riêng... thuộc vào độ lớn của số nhân chi tiêu, khi MPC càng lớn thì số nhân chi tiêu càng lớn và tổng mức tăng tổng cầu càng lớn và ngược lại Ng« V¨n Lîi Líp: K42F5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa kinh tÕ CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÍCH CẦU TIÊU DÙNG ĐẾN CẦU TIÊU DÙNG SẢN PHẨM BÁNH KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỨC HẠNH 2.1 Phương pháp nghiên cứu... tiêu dùng mặt hàng bánh kẹo của công ty trên thị trường giảm mạnh Không những vậy mà lạm phát cao làm cho giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất bánh kẹo của công ty tăng lên đẩy chi phí sản xuất cao và làm tăng giá thành mặt hàng này trên thị trường Điều này đã làm giảm năng lực cạnh tranh cũng như làm giảm khả năng tiêu thụ của mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh trên thị trường. .. bánh kẹo của công ty bao gồm các loại : Bánh, kẹo cứng, kẹo mềm, bánh Snack Bảng 2.1 Cơ cấu mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh Sản phẩm Bánh Kẹo cứng Kẹo mềm Bánh Snack 2006 24,2 19,9 26,4 29,5 Tỷ lệ % 2007 2008 25,8 26,9 17,6 16,2 25,7 25,1 30,9 31,8 (Nguồn: Phòng Marketing bán hàng) Bảng trên cho chúng ta biết về cơ cấu mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm. .. này thì quá trình nghiên cứu mới mang lại kết quả khả quan b Nâng cao chất lượng các hoạt động Marketing cho mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa Một trong những yếu điểm của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh trong việc kích cầu phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa trong bối cảnh giảm phát hiện nay là chất lượng công tác Marketing còn chưa cao Để góp phần phát triển... kẹo nói chung trong thời gian tới, đề tài đã đưa ra những giải pháp kích cầu tiêu dùng, đầu tư trong bối cảnh giảm phát như sau: Ở tầm vi mô, để kích cầu tiêu dùng thì các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nói chung và công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh nói riêng cần chú trọng đến các chính sách xúc tiến thương mại trong đó đặc biệt là hoạt động quảng cáo và các chương trình khuyến mại, đồng thời . kinh tÕ phân tích ảnh hưởng của giải pháp kích cầu tiêu dùng đến cầu tiêu dùng sản phẩm bánh, kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh trên thị trường nội địa trong thời gian qua Ng«. cứu, tìm hiểu và giải quyết ảnh hưởng của các giải pháp kích cầu tiêu dùng đến cầu tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thức phẩm Đức Hạnh trên thị trường nội địa Ng« V¨n Lîi. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÍCH CẦU TIÊU DÙNG ĐẾN CẦU TIÊU DÙNG SẢN PHẨM BÁNH KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỨC HẠNH 2.1. Phương pháp

Ngày đăng: 10/11/2014, 22:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan