chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở việt nam

41 743 2
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ *********** NGƠ HỒNG NHUNG BÀI SOẠN GIẢNG BÀI 4: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC KINH TẾ Ở VIỆT NAM Người soạn: Ngơ Hồng Nhung Đối tượng : Học viên trung cấp lý luận HÀ NỘI, THÁNG 04/2012 BÀI 4 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC KINH TẾ Ở VIỆT NAM Đối tượng học viên: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính Số tiết: 5 tiết Giáo viên hướng dẫn: ĐÀO DUY DƯƠNG Sinh viên thực hiện: NGƠ HỒNG NHUNG Lớp: Quản lý kinh tế - K28 A. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BÀI GIẢNG: 1. Đặt vấn đề 2. Nêu mục đích yêu cầu 3. Giới thiệu một số tài liệu tham khảo 4. Giới thiệu khái quát kết cấu nội dung bài 5. Thực hiện bài giảng 6. Tổng kết bài ( nhắc lại kiến thức trọng tâm ) 7. Đưa ra hệ thống câu hỏi ôn tập B. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN BÀI GIẢNG: 1. Phương pháp giảng: - Thuyết trình hoặc sử dụng Power point - Đảm bảo sự tham gia tích cực của học viên bằng việc kết hợp phương pháp hỏi – đáp và một số phương pháp dạy học tích cực khác 2. Phương pháp luận: - Phương pháp chung: Đứng vững trên lập trương Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử. - Phương pháp cụ thể:một số phương pháp khác như so sánh, phân tích tổng hợp nhằm làm phong phú và tăng tính thuyết phục cho bài giảng. C. Kết cấu nội dung, phân chia thời gian trọng tâm của bài I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế (75ph) 1. Các khái niệm 2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 3. Phương pháp phân tích và đánh giá tính hợp lý của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. II. Các ngành kinh tế và mối quan hệ giữa các ngành trong tổng thể cơ cấu kinh tế (50ph) 1. Các ngành kinh tế trong tổng thể cơ cấu kinh tế. 2. Mối quan hệ giữa các ngành kinh tế trong tổng thể cơ cấu kinh tế. III. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong những năm đổi mới (40ph) 1. Những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2. Những hạn chế. IV. Quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy vai trò của các ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững (60ph) 1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy vai trò của ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững. 3. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy vai trò của ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam. CỤ THỂ: MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Nắm vững kiến thức cơ bản: - Vận dụng vào thực tiễn: TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Giáo trình trung cấp lý luận chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - Hội đồng Trung ương biên soạn giáo trình các bộ môn lý luận Mác – Lênin. - Một số tài liệu khác như: Tạp chí cộng sản, Báo Nhân Dân…cùng các websie của chúng. BÀI GIẢNG CHI TIẾT TT NỘI DUNG BÀI GIẢNG THỜI GIAN 1 Lời dẫn vào bài: - Cơ cấu kinh tế xét về mặt bản chất, nó phản ánh trạng thái phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Bất cứ quốc gia nào muốn thoát khỏi tình trạng lạc hậu, vươn lên phát triển để phù hợp với xu thế của thế giới cũng như trong nước, thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giải pháp cơ bản. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu trong quá trình phát triển. - Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại chịu ảnh hưởng và hậu quả của mấy nghìn năm phong kiến và những cuộc chiến tranh vệ quốc tàn khốc, Việt Nam sau khi giành độc lập bắt tay vào quá trình xây dựng đất nước gặp muôn vàn khó khăn…. Trong quá trình đó, bên cạnh những kết quả đạt được, có thể nhìn thấy rõ rang, thì những yếu kém, hạn chế, những nguy cơ rình rập, đẩy lùi nền kinh tế vẫn đang tồn tại… Để hiểu rõ hơn thế nào là chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Những thành tựu, hạn chế của Đảng ta trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như các biện pháp mà Đảng và nhà nước chúng ta đã và sẽ làm trong tương lai để ổn định phát triển kinh tế đất nước… Hôm nay, mời các bạn chúng ra sẽ cùng đi nghiên cứu bài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam”. 10’ 2 I. Một số vấn đề lý luận c ơ bản về c ơ cấu kinh tế. 1. Các khái niệm. a. Khái niệm về cơ cấu kinh tế. - Trước hết, để hiểu được khái niệm về cơ cấu kinh tế, ta cần đi tìm hiểu: thế nào là cơ cấu? - Theo quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm hệ thống và trên nền tảng tư duy triết học thì mỗi hiện tượng hay sự vật là một hệ thống. Trong đó, các phần tử lien kết, phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên hệ thống trong thế vận động và phát triển. - Trong tiếng việt, cơ cấu thường được dựng để chỉ các bộ phận cấu thành của một tổng thể nào đó. - Còn theo Mác: Cơ cấu là sự phân chia về chất và một tỷ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội… - Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể rút ra: Cơ cấu là một thuật ngữ chỉ cấu trúc của một đối tượng bao gồm các bộ phận hợp thành trong mối tương quan tỷ lệ về lượng và những liên kết bên trong giữa các bộ phận đó. => Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận của nền kinh tế với quy mô, vị trí, các quan hệ tỷ lệ tương đối ổn định hợp thành trong một thời kỳ nhất định. Bất cứ một hình thái kinh tế - xã hội nào cũng tồn tại một cơ cấu kinh tế thích ứng hay phù hợp với kiểu tổ chức cua hình thái kinh tế- xã hội đó. Các Mác đã viết: “ Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất”. Từ nội hàm của khái niệm cơ cấu kinh tế, có thể rút ra một số 18’ nhận xét: - Thứ nhất, cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế, hàm chứa các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển trong tổng thể nền kinh tế quốc dân ở một thời kỳ nhất định. - Thứ hai, cơ cấu kinh tế xét về mặt vật chất kỹ thuật, bao gồm: cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực, bộ phận trong nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế theo quy mô, trình độ kỹ thuật – công nghệ phản ánh mặt chất các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế trong điều kiện tiềm năng thế mạnh về tự nhiên, kinh tế chính trị, xã hội của vùng, lãnh thổ và đặt trong mối quan hệ thống nhất với tổng thể nền kinh tế quốc dân, khu vực và thế giới. - Thứ ba, cơ cấu kinh tế xét về mặt kinh tế - xã hội bao gồm : cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh vị trí, vai trò, chức năng sản xuất của các thành phần kinh tế cũng như khả năng đóng góp của từng thành phần kinh tế vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế theo trình độ phát triển phản ánh năng lực phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu của các ngành, lĩnh vực, bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế quốc dân. - Cơ cấu kinh tế phản ánh trạng thái phát triển của nền kinh tế ở một giai đoạn cụ thể. b. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Cơ cấu kinh tế có thể hiểu một cách chung nhất như sau: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác trên cơ sở phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Đặc biệt sự biến đổi đó là nhằm phát triển với trình độ phát triển mới của nền kinh tế hiện nay. - Những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau tồn tại những cơ cấu kinh tế khác nhau. Cơ cấu kinh tế còn biến đổi tùy theo điều kiện khách quan và chủ quan trong và ngoài nước. Do đó, cơ cấu kinh tế không tồn tại vĩnh viễn. - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao hàm cả sự biến đổi về mặt lượng và mặt chất của cơ cấu kinh tế. - Về mặt lượng: đó là sự biến đổi về số lượng, quy mô, tỷ trọng giữa các ngành, lĩnh vực, bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế ; sự biến đổi của mối liên kết nội tại ( cả dầu vào và đầu ra) giữa các ngành, bộ phận, lĩnh vực của cơ cấu kinh tế. - Về mặt chất: đó là sự biến đổi về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là sự biến đổi về mặt kĩ thuật – công nghệ sử dụng trong các ngành, lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế tạo ra hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao. - Năng lực đóng góp của các ngành, lĩnh vực, bộ phận vào tăng trưởng, phát triển kinh tế cũng như sức lan tỏa, tác động của các ngành, lĩnh vực, bộ phận với nhau, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo xu hướng bền vững. - Như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế không phải là tự thân, đặc biệt trong điều kiện phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng và công nghệ, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, bất cứ một nhà nước nào cũng cần phải tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện được mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường như đã hoạch định. 2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của bất cứ một quốc gia nào cũng chịu tác động của nhiều nhân tố. Đó là những căn cứ để hình thành, xây dựng cơ cấu kinh tế cho quốc gia đó. a. Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Chiến lược mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia có ảnh hưởng quyết định tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nó đóng vai trị thúc đẩy như một chất xúc tác đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Về bản chất, cơ cấu kinh tế là sự biểu hiện tập trung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Các chủ thể của quốc gia đó, mà đại diện là nhà nước chính là người đề xướng, xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu, nội dung, định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội càng rõ ràng, có chất lượng cao càng tạo điều kiện để xây dựng, hoàn thành cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ góp phần to lớn vào quá trình thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình xây dưng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý nói riêng. Thông qua các công cụ kinh tế và phi kinh tế, nhà nước định hướng, chi phối việc xây dựng cơ cấu kinh tế và tổ chức thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ ở tất cả các ngành, lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế quốc dân. b. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đặc 20’ điểm của các nguồn lực phát triển kinh tế. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đăc điểm của các nguồn lực trong phát triển kinh tế có vai trò quyết định tới quá trình xây dựng, hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lưc lượng sản xuất phát triển có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Khi lực lượng sản xuất phát triển, việc cải tiến, phát minh ra các loại máy móc, thiết bị, công nghệ mới hiện đại sẽ làm biến đổi cơ bản quy mô cơ cấu, cách thức sản xuất. Nó sẽ làm gia tăng năng suất, chất lượng sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong cơ cấu kinh tế mới với vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận phù hợp và thích ứng với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Quá trình thay đổi hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra một cách khách quan, được chủ thể ( nhà nước) định hướng và dẫn dắt hình thành cơ cấu kinh tế mới. Đặc điểm của các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế ảnh hưởng tới hình thành cơ cấu kinh tế. Bất cứ một quốc gia nào xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cơ cấu kinh tế nói riêng cũng phải dựa vào nguồn lực hiện có. Các nguồn lực vật chất và phi vật chất của một quốc gia chính là lợi thế, là tiềm năng để hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Không thể xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý khi không dựa vào các nguồn lực. c. Yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội. - Yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội là nhân tố tác động trực tiếp thường xuyên tới việc hình thành cơ [...]... và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh tới việc hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa 3 Phương pháp phân tích và đánh giá tính hợp lý của chuyển dịch cơ cấu kinh tế a Quan niệm về cơ cấu kinh tế hợp lý Một cơ cấu kinh tế được gọi là hợp lý là cơ cấu kinh tế phát huy được sức mạnh của tất cả các ngành, lĩnh vực, bộ phận lãnh thổ vùng, thành phần kinh tế. .. cân đối trong phát triển các ngành, lĩnh vực, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững 10’ - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tốt tiềm lực kinh tế trong và ngoài nước, đảm bảo chủ động hội nhập kinh tế quốc tế - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế Trong đó kinh tế nhà nước giũ vao trị chủ đạo; kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể... rộng hay thu hẹp ngành, lĩnh vực, bộ phận của cơ cấu kinh tế e Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế chi phối sự hình thành cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong nền kinh tế hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển cần phải tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu... lý và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả Thể chế kinh tế chủ yếu trong xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm có tổ chức bộ máy của các cấp, các ngành, các lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế Trong đó, nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc định hình cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thông qua cơ chế, chính sách các công cụ điều tiết vĩ mô nhà nước có thể tác động tới việc mở... Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại Sự chuyên dịch theo hướng hiện đại đã tạo ra sự thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển ngành, vùng, lãnh thổ, thành phần kinh tế Sự phát triển đan xen giữa các ngành, lĩnh vực, từng vùng, lãnh thổ, thành phần kinh tế hình thành một số ngành mới đóng góp tích cực vào tăng trưởng phát triển kinh tế c Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo xu hướng hiện đại của nền kinh. .. chặn và đẩy lùi những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả Còn ngược lại, nếu môi trường kinh tế hạn chế, môi trường pháp lý không thuận lợi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch hiệu quả cơ cấu kinh tế - Thể chế kinh tế: Thể chế kinh tế ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp... vững 1 Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình dần dần biến đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác trên cơ sở phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải có quan điểm rõ rang, làm sao để vừa đảm bảo sự phát triển, vừa không ảnh hưởng tới các vấn đề xã hội - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo... kinh tế đúng hướng đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm, hình thành tiềm lực kinh tế ngày càng mạnh Thành tựu đó được thê hiện ở các mặt sau: - Cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực Cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế là một bộ phận cơ bản cấu thành nền kinh tế quốc dân, là nòng cốt của chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế. .. triệu đồng) Sự phát triển của kinh tế vùng đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế đất nước - Về cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng thành phần kinh tế Việc thực hiện nhiều hình thức sở hữu: ( sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân) đã tạo cơ sở vững chắc để các thành phần kinh tế phát triển đan xen, cạnh tranh và thúc đấy... tích cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực, bộ phận bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: + Cơ cấu ngành, lĩnh vực, bộ phận phân chia theo GDP + Cơ cấu ngành, lĩnh vực, bộ phận phân chia theo giá trị sản xuất + Cơ cấu lao động phân chia theo ngành, lĩnh vực, bộ phận + Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của ngành, lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế - Phân tích cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế Nó bao gồm các chỉ . cấu kinh tế (50ph) 1. Các ngành kinh tế trong tổng thể cơ cấu kinh tế. 2. Mối quan hệ giữa các ngành kinh tế trong tổng thể cơ cấu kinh tế. III. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. của cơ cấu kinh tế. e. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế chi phối sự hình thành cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh. quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 15’ -Về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là năng lực đóng góp của các ngành, lĩnh vực, bộ phận vào tăng trưởng kinh tế. Đó

Ngày đăng: 10/11/2014, 22:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan