GIÁO ÁN THỰC HÀNH NHÂN GIỐNG CÂY

11 367 3
GIÁO ÁN THỰC HÀNH NHÂN GIỐNG CÂY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n Trêng Cao ®¼ng nghÒ c«ng nghÖ vµ n«ng l©m ®«ng b¾c GIÁO ÁN THỰC HÀNH Môn học: Nhân giống cây bằng phương pháp giâm, chiết, ghép Tên bài giảng: Ghép nêm chéo (Ứng dụng trên cây xoài) Họ và tên giảng viên: Đặng Minh Tuấn Quyển số: 01 GIÁO ÁN SỐ: 05 Thời gian thực hiện: 420 phút Bài học trước: Ghép nêm chéo Thực hiện từ ngày 19/8/2014 đến ngày 20/8/2014 TÊN BÀI: GHÉP NÊM CHÉO (Ứng dụng ghép trên cây xoài) MỤC TIÊU CỦA BÀI: Học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật các bước ghép nêm chéo trên cây xoài. - Ghép được cây xoài bằng phương pháp nêm chéo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đạt định mức 3 phút/mắt ghép, từ đó có thể áp dụng trên các loài cây ăn quả khác. - Rèn luyện tính chính xác, khoa học đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ sinh đồng ruộng. ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC - Dụng cụ: + Dao ghép, kéo cắt cành: Mỗi học sinh 1 chiếc + Thùng bảo quản mắt ghép, khay đựng: Mỗi nhóm 01 bộ - Nguyên vật liệu: + Cây làm gốc ghép: 50 gốc/01 học sinh + Mắt ghép: 75-80 đoạn cành/01 học sinh + Nilông ghép: 04 học sinh 01 cuộn - Trang thiết bị dạy học: + Bảng viết, phấn, máy tính, máy chiếu, phông chiếu + Bảng trình tự các bước ghép nêm chéo. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: - Hướng dẫn ban đấu: + Địa điểm: Tại phòng học chuyên môn hóa + Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân làm mẫu - Hướng dẫn thường xuyên: + Địa điểm: Tại hiện trường vườn ươm + Hình thức tổ chức: Cá nhân - Hướng dẫn kết thúc: + Địa điểm: Tại phòng học chuyê môn hóa + Hình thức tổ chức: Cả lớp I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: 1 phút …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Nội dung nhắc nhở: Bài học gắn liền với thực tế sản xuất, dụng cụ trong quá trình sử dụng dễ gây tai nạn. Do vậy, yêu cầu học sinh nghiêm túc và tự giác luyện tập, tuân thủ đúng quy trình và những hướng dẫn của giáo viên. II. THỰC HIỆN BÀI HỌC TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 Dẫn nhập - Ứng dụng ghép nêm chéo trong nhân giống cây trồng. - Những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của của quá trình ghép. Phương pháp thực hiện: Thuyết trình có minh họa, làm mẫu, phát vấn, - Thuyết trình -Thông báo - Lắng nghe - Lắng nghe 3 2 Hướng dẫn ban đầu *. Mục tiêu *. Nội dung 1. Chuẩn bị - Dụng cụ - Nguyên vật liệu - Hiện trường 2. Trình tự các bước ghép nêm chéo Làm mẫu lần 1: Thực hiện các bước công việc - Tạo gốc ghép - Thông báo - Giới thiệu trực quan các đồ dùng, nguyên vật liệu, hiện trường - Chia nhóm - Đặt câu hỏi: Quan sát các thao - Lắng nghe - Lắng nghe, quan sát - Hình thành nhón - Lắng nghe 1 3 5 - Cắt đoạn cành ghép - Áp vết ghép - Buộc vết ghép - Giới thiệu trình tự các bước ghép nêm chéo tác, anh (chị) hay cho biết ghép nêm chéo có mấy bước, kể tên các bước? - Làm chậm, dứt khoát từng bước, không giải thích. - Yêu cầu các nhóm lên bóa cáo kết quả - Tổng hợp, đánh giá và đưa ra kết luận - Dán thẻ và giải thích trình tự các bước. - Quan sát, ghi lại những tháo tác chính và phân định các bước công việc thông qua hoạt động của giáo viên. - Ghi thẻ - Dán thẻ - Lắng nghe, ghi chép - Quan sát, lắng nghe 3 Làm mẫu lần 2: Thực hiện các bước công việc - Tạo gốc ghép - Cắt đoạn cành ghép - Áp vết ghép - Buộc vết ghép - Làm chậm, giải thích các bước và các thao tác. - Treo bảng trình tự các bước và giải thích yêu cầu kỹ thuật - Quan sát, lắng nghe và ghi chép - Quan sát, lắng nghe, ghi chép 9 Học sinh thực hành : Thực hiện các bước công việc - Tạo gốc ghép - Cắt đoạn cành ghép - Áp vết ghép - Buộc vết ghép - Gọi học sinh lên thực hiện, - Yêu cầu những học sinh chưa thực hiện thì quan sát - Quan sát, nhắc nhở, uốn nắn - Thực hành - Lắng nghe - Điều chỉnh theo các yêu cầu của giáo viên 25 - Quan sát và đối chiếu với quy trinh, sẵn sàng trả lời câu hỏi của giáo viên 3. Một số sai hỏng thường gặp - Đưa mẫu vật và yêu cầu học sinh quan sát và phát hiện sai hỏng - Phân tích những sai hỏng và biện pháp phòng tránh - Quan sát, và chỉ ra những sai hỏng Lắng nghe, ghi chép 5 3 Hướng dẫn thường xuyên Học sinh thực hiện các bước công việc - Tạo gốc ghép - Cắt đoạn cành ghép - Áp vết ghép - Buộc vết ghép - Phân nhóm thực hành - Phân công nhiệm vụ, vị trí thực hành - Quan sát, uốn nắn học sinh - Thực hành theo nhóm 360 4 Huớng dẫn kết thúc - Nhấn mạnh nội dung bài - Nhắc nhở chuẩn bị nội dung bài sau - Thuyết trình - Nhấn mạnh một số những sai hỏng - Quan sát, lắng nghe 3 5 Hướng dẫn tự rèn luyện - Giao định mức cho học sinh - Hướng dẫn địa điểm thực hành 2 IV. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN: TRƯỜNG CĐN CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC HIỆU TRƯỞNG Ngày tháng 08 năm 2014 GIÁO VIÊN Đặng Minh Tuấn BÀI GIẢNG CHI TIẾT Tên bài: GHÉP NÊM CHÉO (Ứng dụng trên cây Xoài) 1. Chuẩn bị - Dụng cụ: + Dao ghép, kéo cắt cành: Mỗi học sinh 1 chiếc + Thùng bảo quản mắt ghép, khay đựng: Mỗi nhóm 01 bộ - Nguyên vật liệu: + Cây làm gốc ghép: 50 gốc/01 học sinh + Mắt ghép: 75-80 đoạn cành/01 học sinh + Nilông ghép: 04 học sinh 01 cuộn - Hiện trường: + Luống cây làm gốc ghép đã được chăm sóc, cây đạt tiêu chuẩn làm gốc ghép: có chiều cao 0,8 đến 1m, đường kính gốc đạt 0,8 đến 1,2cm, được chăm sóc đúng quy trinh trước khi ghép 15-20 ngày (tưới nước, bón phân, làm cỏ). 2. Trình tự các bước ghép nêm chéo Đặc điểm nổi trội của phương pháp ghép nêm là diện tích tiếp xúc giữa mặt cắt của cành ghép và gốc ghép lớn nên tỷ lệ sống cao. Vì vậy đây là phương pháp ghép có thể áp dụng được với nhiều loài cây trồng. Sơ đồ 01: Trình tự các bước ghép nêm chéo Tạo gốc ghép Buộc vết ghépVệ sinh Cắt đoạn cành ghép Áp vết ghép Hình 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu Bước 1. Cắt đoạn cành ghép - Cắt vết vát: Dao ghép được đặt ngay dưới mắt đầu tiên cách 1 mm, cắt vát gốc của cành ghép dài 2,0 ÷ 2,5 lần đường kính của cành ghép, chéo góc 30 0 ÷ 45 0 , mặt cắt phẳng, nhẵn . - Cắt bỏ phần lưỡi gà: Quay mặt lưng của cành ghép để cắt, cắt mặt vát của lưng cành ghép dài 1 - 2 cm. Có thể cắt vát mặt lưng 1 mm, trường hợp này gọi là ghép nêm chéo. * Chú ý: Tay cầm dao thoải mái nhưng chắc chắn - Cắt ngọn của cành ghép. Lấy ngón tay trỏ của tay không thuận làm điểm tỳ cùng với ngón tay cái giữ chặt cành ghép, các ngón tay khác giúp cố định cành để cắt. Vừa cắt vừa kéo dao lại. Mỗi cành ghép thường có 2 ÷ 3 mắt. Chú ý: Không để đầu cành ghép nhọn vì dễ chọc thủng ni lông Hình 2: Cắt vết vát Hình 4: Cắt ngọn cành ghép Hình 3: Cắt mặt lưng gốc cành ghép Bước 2. Tạo gốc ghép - Dùng kéo sắc cắt ngọn của gốc ghép - Khi cắt nên để lại 1 ÷ 2 lá, chiều cao gốc ghép 30 ÷ 40 cm * Yêu cầu: mặt cắt phải phẳng, nhẵn, không giập xước. - Dùng ngón tay trỏ và ngón giữa của tay không thuận giữ chặt cây, nếu ở xa thì đồng thời kéo về phía lòng mình, ngón tay cái đè lên sống dao. - Ngón tay trỏ của tay thuận giữ thân cây làm cữ. - Dùng lực của ngón tay cái không thuận ấn mạnh để chẻ gốc ghép, chiều dài của gốc ghép tương ứng với chiều dài của cành ghép. Yêu cầu: Mặt cắt nhẵn bóng, không gợn sóng. Bước 3. Áp vết ghép - Đặt vết cắt của cành ghép vào phần còn lại nhiều của mặt bổ dọc gốc ghép sao cho tượng tầng của cành ghép và gốc ghép trùng khít nhau. - Nếu đường kính của cành ghép và gốc ghép không bằng nhau thì đặt cành ghép sao cho tượng tầng của cành ghép và gốc ghép trùng khít ở một bên. Hình 5: Cắt ngọn gốc ghép Hình 6: Chẻ gốc ghép Hình 7: Áp vết ghép Bước 4. Buộc vết ghép: - Dùng dây nilông tự hoại có độ dầy 0,003 mm, dài khoảng 40 - 50 cm để buộc. - Mở rộng dây ni lông áp sát vết ghép bằng ngón tay nhẫn và ngón tay giữa của tay không thuận, đầu ngón cái và ngón trỏ cầm chặt vết ghép bên ngoài giấy ni lông. Tay thuận cầm đầu dây để cuốn vết ghép (khoảng 1/3 chiều dài dây ni lông). 2/3 dây ni lông còn lại cuốn cành ghép, ngón trỏ và ngón cái của tay không thuận dàn dây ni lông. - Buộc dây ni lông theo kiểu lợp mái nhà. - Trên đầu cành ghép buộc kín và cuốn 2 vòng dây, ở các mắt của cành ghép chỉ cuốn 1 vòng dây để khi mắt nảy chồi dễ đâm thủng ni lông và bật chồi lên. Chú ý: Khi thao tác ghép cần đảm bảo 4 yêu cầu sau: Nhanh: Từ khi cắt gốc cành ghép đến khi buộc dây ni lông xong không quá 60 giây để nhựa cây không bị oxy hóa. Chuẩn xác: Chiều dài vết cắt gốc cành ghép và chiều dài vết chẻ gốc ghép bằng nhau, tượng tầng của cành ghép và gốc ghép trùng khít nhau ít nhất một bên khi áp vết ghép. Phẳng, nhẵn: Vết chẻ của gốc ghép và vết cắt vát của đoạn cành ghép phải phẳng, nhẵn bóng như 2 tấm kính. Chặt, kín: Khi buộc vết ghép phải chặt, kín để cố định vết ghép và tránh sự thoát hơi nước. 3. Những sai hỏng thường gặp - Vết cắt vát không phẳng nhẵn - Chẻ gốc ghép bị vỡ - Áp vết ghép không trùng khít tượng tầng - Buộc vết ghép bị lỏng, hở, dây buộc bị đứt Hình 8: Buộc vết ghép [...]... giữa gốc ghép và mắt ghép - Quấn kín trên đoạn cành ghép - Quấn từ dưới lên theo kiểu lợp mái nhà Kết quả thực hiện /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 /30 Nhận xét của giáo viên: Ngày thực hiện: / / 20 Nhận xét đánh giá ... Ngày tháng năm 20 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Chấm điểm bài tập học sinh thực hiện: Đặng Minh Tuấn ...PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC TẬP Họ và tên: TT Tên các bước Thời gian Định mức (cây ghép / 1giờ) 1 Cắt đoạn cành 15 giây ghép 30 2 Chẻ gốc ghép 15 giây 30 3 Áp vết ghép 15 giây 30 4 Buộc vết ghép 15 giây 30 Lớp: Yêu cầu kỹ thuật - Loại bỏ hết cuống . b¾c GIÁO ÁN THỰC HÀNH Môn học: Nhân giống cây bằng phương pháp giâm, chiết, ghép Tên bài giảng: Ghép nêm chéo (Ứng dụng trên cây xoài) Họ và tên giảng viên: Đặng Minh Tuấn Quyển số: 01 GIÁO ÁN. CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 Dẫn nhập - Ứng dụng ghép nêm chéo trong nhân giống cây trồng. - Những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của của quá trình ghép. Phương pháp thực. cành ghép - Áp vết ghép - Buộc vết ghép - Phân nhóm thực hành - Phân công nhiệm vụ, vị trí thực hành - Quan sát, uốn nắn học sinh - Thực hành theo nhóm 360 4 Huớng dẫn kết thúc - Nhấn mạnh

Ngày đăng: 10/11/2014, 14:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan