Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng

115 2.5K 16
Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG THỊ HÒA ÁI HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN NGỌC TỪ "ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN" ĐẾN "ĐẤT QUẢNG” LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG THỊ HÒA ÁI HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN NGỌC TỪ "ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN" ĐẾN "ĐẤT QUẢNG” Chuyên ngành: Văn học Việt Nam MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. Phong Lê Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trƣơng Thị Hòa Ái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục i PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. NGUYÊN NGỌC VỚI VĂN HỌC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 10 1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học kháng chiến chống Pháp 10 1.2. Con đường vào nghề văn của Nguyên Ngọc 16 1.3. Đất nước đứng lên - một trong những đỉnh cao của văn học chống Pháp 17 1.3.1. So với loại Truyện anh hùng chiến sĩ thi đua 18 1.3.2. So với các tác phẩm đạt Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1951-1952 và 1954-1955 25 Chƣơng 2. NGUYÊN NGỌC VỚI VĂN HỌC CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC 35 2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học chống Mỹ cứu nước 35 2.2. Chặng đường sáng tác mới của Nguyên Ngọc 41 2.2.1. Giai đoạn từ 1954 đến 1964 41 2.2.2. Giai đoạn từ 1965 đến 1975 46 2.3. Rừng xà nu và Đất Quảng trong dàn đồng ca văn học chống Mỹ 58 2.3.1. Truyện ngắn “Rừng xà nu” 59 2.3.2. Tiểu thuyết “Đất Quảng” 66 Chƣơng 3. NGUYÊN NGỌC - SỰ KẾT TINH TRỌN VẸN PHONG CÁCH SỬ THI VỀ CHIẾN TRANH 72 3.1. Giới thuyết về phong cách và phong cách sử thi 72 3.1.1. Giới thuyết về phong cách 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 3.1.2. Giới thuyết về phong cách sử thi 75 3.2. Cảm hứng sử thi trong văn học Việt Nam 1945 - 1975 78 3.3. Đặc trưng phong cách Nguyên Ngọc 80 3.2.1. Chất liệu và đề tài 81 3.2.2. Nhân vật trung tâm 88 3.2.3. Ngôn ngữ và giọng điệu 98 KẾT LUẬN 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Từ đây, một nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội được khai sinh. Nền văn học mới phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, và giai đoạn từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX. Văn học Việt Nam giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 là nền văn học của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đường lối văn nghệ của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ. Ở giai đoạn này, trên đất nước ta diễn ra nhiều sự kiện lớn lao: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, Những sự kiện ấy đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật. Gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước nên quá trình vận động, phát triển của nền văn học cách mạng ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tổ quốc trở thành đề tài trung tâm, trở thành nguồn cảm hứng lớn xuyên suốt trong những bài thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Giang Nam, Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, ; trong những truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Thi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Phan Tứ, Nguyễn Minh Châu, 1.2. Nguyên Ngọc là một trong số những nhà văn - chiến sĩ đã có đóng góp xuất sắc cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Ông sáng tác ở cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Với bút danh Nguyên Ngọc và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Nguyễn Trung Thành, nhà văn đã khẳng định được tên tuổi, cũng như vị trí của mình trong nền văn học dân tộc qua nhiều tác phẩm như Đất nước đứng lên (giải nhất về tiểu thuyết - Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955), Mạch nước ngầm (truyện vừa, 1960), Rẻo cao (tập truyện ngắn, 1961), Rừng xà nu (truyện ngắn đạt Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu, 1965), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (tập truyện và kí, 1969), Đất Quảng (tiểu thuyết, 1970), Tác phẩm của ông đã được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích và rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm tìm hiểu. 1.3. Tác phẩm của Nguyên Ngọc được chọn lựa để đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa ở THPT bởi giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc của nó. Vì những lí do trên, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về Nguyên Ngọc qua những sáng tác của ông trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ xâm lược bởi đây là cơ hội để người viết hiểu sâu sắc hơn về nhà văn Nguyên Ngọc, cũng như những sáng tác của ông. Đồng thời qua Nguyên Ngọc, người viết muốn tiếp tục khẳng định những thành công và những đóng góp của văn học Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh cách mạng. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Cũng như nhiều nhà văn cùng thời, Nguyên Ngọc cầm súng trước khi cầm bút. Song ngay từ tác phẩm đầu tay Đất nước đứng lên viết năm 1955, Nguyên Ngọc đã thành công và được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Sau đó, nhà văn tiếp tục viết Mạch nước ngầm, Rẻo cao, Rừng xà nu, Trên Quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng và vẫn khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong nền văn chương hiện đại - trước hết trong tư cách của người đầu tiên đưa vùng đất Tây Nguyên vào văn chương. Với những sáng tác của mình về Tây Nguyên, Nguyên Ngọc đã thực sự trở thành “Nhà văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 của Tây Nguyên”. Không những vậy, sáng tác của ông giai đoạn 1945 - 1975 đã được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm tìm hiểu và đánh giá rất cao. Nhiều bài viết, chuyên luận, chuyên khảo của các nhà nghiên cứu, phê bình tiêu biểu như Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Trần Đăng Khoa, v.v đều thống nhất, khẳng định: Nguyên Ngọc là một trong những nhà văn tài năng và tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945 - 1975. Trong bài viết Bước đường Nguyên Ngọc, giáo sư Phong Lê đã dày công nghiên cứu dọc theo hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc bắt đầu từ những năm 1950 với tác phẩm đầu tay Đất nước đứng lên (1955) đến những năm 1960 với Mạch nước ngầm (1960). Ở bài viết này, giáo sư Phong Lê đã có những nhận định rất sâu sắc và những lý giải khá toàn diện, thuyết phục về sự thành công cùng những hạn chế trong sáng tác văn chương của Nguyên Ngọc. Khi đánh giá về Đất nước đứng lên, giáo sư Phong Lê cho rằng: “Cuốn truyện được viết và ra mắt bạn đọc sau ngày hoà bình lập lại, trong không khí sôi nổi, hào hứng của chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng có thể nói toàn bộ sự chuẩn bị của Nguyên Ngọc cho tác phẩm thành công là thuộc về những năm cuối của giai đoạn trước, giai đoạn kháng chiến chống Pháp, lúc nền văn học ta sau khi trải qua những khó khăn vướng mắc của những năm đầu đã chuyển sang giai đoạn gặt mùa” [30]. Còn khi đánh giá Mạch nước ngầm, giáo sư lại khẳng định sự thành công của tác phẩm chính là do Nguyên Ngọc “luôn luôn tỏ ra quan tâm đến việc tìm chọn cho mình những chủ đề mới mẻ, biết bám chặt vào hiện thực, hướng mạnh về phía cái mới của đời sống ”[30]. Bên cạnh việc chỉ ra "chỗ mạnh” của Nguyên Ngọc mà “không ai phủ nhận được” ấy, giáo sư Phong Lê cũng chỉ ra một số hạn chế của Nguyên Ngọc ở những tác phẩm khác như: nhìn vấn đề còn đơn giản trong truyện ngắn Pồn, sa vào một thứ tìm tòi cầu kỳ trong Em gái tôi, hay “một số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 truyện của Nguyên Ngọc thường lộ rõ vẻ sắp đặt, bố trí, thậm chí nhiều lúc lộ rõ sự bắt chước một vài sáng tác nước ngoài”[30]. Đó là những nhận xét, đánh giá hết sức thẳng thắn, chân thực. Tuy nhiên có thể thấy rằng những hạn chế này chỉ là những “hạt sạn” rất nhỏ trong toàn bộ hành trình sáng tác của Nguyên ngọc và đó cũng là “chỗ yếu chung của một lực lượng trẻ xuất hiện và trưởng thành trước sau cái mốc 1954” [30]. Kết thúc bài viết của mình, giáo sư Phong Lê khẳng định: “Con đường sáng tác mà Nguyên Ngọc đã đi qua với những thành công và chưa thành công như đã nói trên thật ra chưa dài lắm so với toàn bộ quá trình sáng tác của anh Nhưng nó vẫn là một chặng đường nhiều ý nghĩa”. Và con đường ấy "chắc chắn cũng là con đường ngắn nhất cho người viết vươn tới những đỉnh cao”[30]. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong công trình nghiên cứu Nhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong cách lại dựng lên một bức chân dung khá rõ nét, hoàn chỉnh về Nguyên Ngọc cả trong văn chương lẫn đời thực. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyên Ngọc trong đời thực là một “con người lãng mạn”, với thái độ yêu ghét phân minh không dễ thay đổi, lắm lúc dường như là cố chấp. Còn trong văn chương, Nguyên Ngọc là nhà văn có phong cách riêng. “Anh không ném ra những nhận xét, những ý nghĩ khôn ngoan như Nguyễn Khải. Cũng không có những phát hiện tinh quái đời thường như Tô Hoài. Chuyện của anh thường là những trải nghiệm khác thường, dữ dội, gây ấn tượng mạnh ”. "Nếu nói Nguyễn Tuân suốt đời săn tìm cái đẹp, thì cũng có thể nói, Nguyên Ngọc suốt đời săn tìm những tính cách anh hùng, những sự tích anh hùng” [36]. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng khẳng định: "Nguyên Ngọc đích thực là một trí thức của núi rừng, là nhà văn hoá của Tây nguyên, là nghệ sĩ thực thụ của những miền “Rẻo cao” đất nước". Văn Nguyên Ngọc "cuốn hút người ta, không phải chỉ bởi cách trần thuật bằng chính giọng điệu của nhân vật của anh, với thứ ngôn ngữ hết sức hồn nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 ngây thơ, đầy những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh, mà còn bằng cả tâm hồn rất Tây Nguyên, cũng rất Hà Giang – Mèo Vạc”[36]. Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết lời tựa cho tập truyện Rẻo cao của Nguyên Ngọc đã đánh giá rất cao tài năng văn chương của cây bút này: “Văn Nguyên Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong, lại đượm ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi. Nguyên Ngọc hơn người ở tài văn. Không có thực tài, không thể viết được thế”. Trần Đăng Khoa khẳng định giá trị của văn chương và nhân cách con người Nguyên Ngọc. Theo ông: “Cũng như thơ của Tố Hữu, ca khúc của Phạm Tuyên, Nguyên Ngọc viết văn bằng hồn mình và cái hồn ấy thuộc về cách mạng. Ông bám sát các vấn đề lớn của chính trị, phục vụ trực tiếp các nhiệm vụ chính trị mà tác phẩm vẫn vượt qua được sự minh hoạ, vẫn thành tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Không ít tác phẩm có giá trị lâu dài”[26]. Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét: “Thực tình cách viết của Nguyên Ngọc đâu có mới mẻ gì. Ông cũng chẳng phải là người cách tân hay cấp tiến gì gì. Ông vẫn viết như chúng ta đã từng viết trong những năm Sáu mươi của thế kỷ trước. Có đến hàng trăm nhà văn viết như ông. Nhưng rồi cũng có đến hàng trăm nhà văn bị đào thải. Có chăng chỉ còn lại một đôi người. Trong số rất ít người còn lại ấy, chắc chắn có Nguyên Ngọc. Nguyên Ngọc tồn tại được là nhờ tài văn. Mới hay tài văn và sự chân thành của tấm lòng người viết là vô hạn quan trọng. Vấn đề không phải viết về cái gì mà là viết như thế nào”[26]. Một trong những phẩm chất đáng quý ở Nguyên Ngọc được nhà thơ Trần Đăng Khoa rất ngưỡng mộ, kính phục đó là thái độ sống chân thành, vô tư, luôn sẵn sàng “chấp nhận và ủng hộ những tài năng hoàn toàn khác mình". Cũng theo Trần Đăng Khoa: “Văn Nguyên Ngọc là một dạng văn có ma lực. Giản dị, chắt lọc và trong veo. Đó cũng là dòng văn chủ đạo rất cần trong đời sống của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên nếu cả nền văn học mà nhìn đâu cũng thấy một kiểu Nguyên Ngọc thì [...]... vậy việc nghiên cứu Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ "Đất nước đứng lên" đến "Đất Quảng" với một cái nhìn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 toàn diện, hệ thống trong thời điểm hiện nay, theo chúng tôi là một việc làm rất quan trọng và cần thiết Thực hiện đề tài Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ "Đất nước đứng lên" đến "Đất Quảng" , chúng tôi mong... của dân tộc như Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Đất Quảng) , cũng như những đóng góp xuất sắc của nhà văn đối với nền văn học cách mạng Việt Nam Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từ đó thấy rõ hơn sự nhất quán trong cảm hứng và phong cách sáng tác của Nguyên Ngọc 4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Toàn bộ sáng tác của Nguyên. .. đến tình cảm của Nguyên Ngọc và kích thích mạnh mẽ sự sáng tạo của ông Năm 1955 tiểu thuyết đầu tay mang tên Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc ra đời Đây là tác phẩm đã được đánh giá rất cao và cũng từ đây Nguyên Ngọc chính thức bước vào nghề văn Như vậy có thể thấy, Nguyên Ngọc đến với sự nghiệp văn chương khi đã là một chiến sĩ - trí thức có kinh nghiệm trên chiến trường và có trình độ học vấn tương... luận của mình, khi đánh giá về Đất nước đứng lên cho rằng: Thành công lớn nhất của Nguyên ngọc khi viết tác phẩm này chính là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nhân vật điển hình đầu tiên trong văn xuôi kháng chiến chống thực dân Pháp: nhân vật Núp Điều đặc biệt của tác phẩm ở chỗ Núp là nhân vật được xây dựng từ nguyên mẫu có thật và Nguyên Ngọc đã làm được việc chuyển điển hình xã hội thành... nhiệm của nhà văn khi cầm bút 1.3.1 So với loại Truyện anh hùng chiến sĩ thi đua Khi Nguyên Ngọc viết Đất nước đứng lên cũng là lúc phong trào sáng tác văn chương về những người anh hùng, chiến sĩ thi đua đang phát triển mạnh mẽ khắp nơi Tuy nhiên Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc chính là cuốn tiểu thuyết đầu tiên dựng được một cách sinh động và đầy chất thơ đời sống kháng chiến gian khổ mà anh hùng của. .. thực dân Pháp 1.3.2 So với các tác phẩm đạt Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1951-1952 và 1954-1955 Cùng thời điểm ra đời với Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, hàng loạt tác phẩm xuất sắc của các nhà văn khác cũng xuất hiện Có thể kể đến như: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Tất cả... trong loạt sáng tác đạt giải của Hội Văn nghệ Việt Nam 1951-1952 và 1954-1955, cùng khai thác đề tài chiến tranh cách mạng giữ nước, cùng hướng ngòi bút khám phá cảnh sắc thiên nhiên và con người ở những vùng núi cao, xa xôi của Tổ quốc, bên cạnh Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, chúng ta phải kể đến tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài Đây có thể coi là hai tác phẩm thành công và xuất sắc nhất của nền văn... trọng giúp nhà văn thành công ngay từ buổi đầu cầm bút 1.3 Đất nước đứng lên - một trong những đỉnh cao của văn học chống Pháp Tiểu thuyết Đất nước đứng lên được Nguyên Ngọc viết khi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc vừa kết thúc Theo nhà văn kể lại: vào khoảng cuối năm 1955, ông được triệu tập về dự trại viết truyện anh hùng Ông đã chọn viết về Núp - người chiến sĩ du kích Tây Nguyên mà mình đã... trọng nhất tạo nên sự thành công và giá trị cho tác phẩm Ông viết: “Một trong những phẩm chất đặc biệt tạo nên giá trị của Rừng xà nu là việc miêu tả thành công hình tượng cây xà nu Thiên nhiên ở vùng rừng núi Tây Nguyên đã góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp và đặc điểm cho những câu chuyện từ Đất nước đứng lên cho đến Rừng xà nu” Và “Liên hệ đến cuộc sống của làng Xô Man, Nguyên Ngọc muốn chỉ ra những... anh hùng ca Tác giả vừa tái dựng được hoàn cảnh diễn biến của một chiến dịch lớn, vừa miêu tả cụ thể những hành động và sự kiện làm nổi bật ý chí kiên cường và lòng dũng cảm của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955 có các tác phẩm như: Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng và Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện . toàn diện và hệ thống về văn chương của Nguyên Ngọc. Vì vậy việc nghiên cứu Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ " ;Đất nước đứng lên& quot; đến " ;Đất Quảng& quot; với một cái nhìn Số. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG THỊ HÒA ÁI HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN NGỌC TỪ "ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN" ĐẾN "ĐẤT QUẢNG” Chuyên. kết thúc bài viết " ;Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc& quot;, giáo sư Hà Minh Đức khẳng định: Đất nước đứng lên là sáng tác tuy còn có những mặt hạn chế nhưng đã đứng lại được với thời gian”

Ngày đăng: 09/11/2014, 19:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan