BÀI TIỂU LUẬn địa chất cơ sở

51 1.4K 10
BÀI TIỂU LUẬn địa chất cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bài tiểu luận môn địa chất cơ sở về động đất và sóng thần , bài viết trình bày hoạt động đặc điểm cũng như các quá trình của hai hiện tượng thiên nhiên động đất và sóng thần do đó rút ra được cách phòng tránh và biện pháp khắc phục hiệu quả , hy vọng tài liệu có ích cho mọi người

BÀI TIỂU LUẬN Động đất và sóng thần Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải đương đầu với các tai họa thiên nhiên, như lũ lụt, hạn hán, bão tố, động đất, núi lửa… Trong các tai họa thiên nhiên đó, có lẽ động đất là tai họa khủng khiếp nhất, bởi vì chỉ trong vài giây đồng hồ cả một thành phố có thể bị sụp đổ hoàn toàn, cả một khu vực có thể bị sụt lún và đôi khi những dòng sông cũng bị đổi dòng do hậu quả của những trận động đất cực mạnh. Cho đến tận bây giờ - thời kì của nền văn minh và hiện đại, dù con người đã đạt những bước tiến dài trong khoa học và kĩ thuật thì vẫn chưa thể thoát khỏi sức mạnh của tự nhiên. Và minh chứng không thể chối cãi, đó chính là thảm hoạ xảy ra ngày 26/12/2004 tại vùng biển ấn độ dương gần vịnh Belgan đã gây ra thiệt hại lớn từ trước đến nay về người và của. nguyên nhân chính là trận động đất mạnh và gây ra sóng thần tràn vào đất liền. Theo các kết quả thống kê tỉ mỉ của các nhà địa chấn, hằng năm trên toàn địa cầu xảy ra hơn 1 triệu trận động đất với các độ mạnh khác nhau, trong số đó có khoảng 100 ngàn động đất con người cảm nhận được, 100 trận động đất gây tác hại và chỉ 1 trận động đất gây thảm họa lớn, nghĩa là cứ nữa phút xảy ra một động đất. Và trung bình mỗi năm trên thế giới lại có khoảng 10.000 người chết do động đất. Có thể nói động đất yếu xảy ra ở mọi nơi trên địa cầu, vì lòng đất không lúc nào yên tĩnh. Tuy nhiên động đất mạnh có khả năng gây thiệt hại chỉ tập trung trong những đới nhất định. Đó là những đới phân cách các mảng kiến tạo đang vận động tương đối với nhau. Những năm gần đây, thế giới xảy ra những trận động đất khủng khiếp như động đất ở tỉnh Tứ xuyên của Trung Quốc năm 2008, ở Italia năm 2009 và từ đầu năm 2010 đến nay đã có những trận động đất lớn ở Haiti, Chi Lê, Thổ Nhĩ Kỳ… Việt Nam những năm gần đây cũng xuất hiện những trận động đất nhỏ ở ngoài khơi biển Phan Thiết và gần đây nhất là trận động đất nhẹ tại nhiều xã của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng vào đêm 28/8.… Như vậy, nguyên nhân nào gây ra động đất ? A. HIỆN TƯỢNG ĐỘNG ĐẤT VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NÓ I. Khái niệm và nguồn gốc của động đất 1. Khái niệm Động đất (earthquake) : Động đất là sự rung chuyển trên bề mặt của vỏ Trái đất do một nguồn năng lượng được phát sinh từ một nơi đất đá bị dập vỡ và dịch chuyển bên trong lòng đất. Ở đây chỉ đề cập đến những chấn động mặt đất có nguồn gốc nội sinh, những chấn động liên quan đến hoạt động con người như việc xây dựng các hồ chứa, nổ mìn khai thác đá hay nổ mìn theo các mục tiêu khác nhau. Bình quân mỗi năm có độ 5.000.000 lần động đất nhưng đại đa số chỉ có máy móc mới phát hiện được. Động đất mang tính phá hoại từ cấp 7 trở lên, chỉ có độ 20 lần và chỉ xuất hiện ở một số ít nơi, thường hay gặp lại ở một số nơi. 2. Nguồn gốc phát sinh năng lượng động đất  Động đất có liên quan đến sự dịch chuyển các mảng kiến tạo. 2 Thuộc nhóm này là các đai động đất lớn có lịch sử phát triển lâu dài, như đai Thái Bình Dương (chiếm 80% chấn động), đai Địa Trung Hải (chiếm 15% chấn động). (Hình I.2.a)  Động đất liên quan đến dịch chuyển của các khối magma, chủ yếu là núi lửa (hot spot). Hiện nay dọc theo đới phân bố núi lửa của thế giới Ý, Nhật, Indonexia, Kamsatka đều có động đất núi lửa (tháng 8 năm 1959 ở đảo Hawaii xuất hiện một loạt động đất nhỏ, sau đó tháng 11 thì bắt đầu phun núi lửa). (Hình I.2.b)  Động đất liên quan đến đới dập vỡ, phá huỷ kiến tạo.  Động đất liên quan đến hồ chứa nước, hoạt động trượt lở tự nhiên hoặc nhân sinh và các nguyên nhân khác. Hiện tượng thấy được đầu tiên ở hồ chứa Mead của bang Colorado (Mỹ). Hồ bắt đầu chứa nước vào năm 1935, đến năm 1937 cảm thấy động đất xuất hiện trên 100 lần và năm 1939 khi hồ chứa đầy nước thì động đất cũng đạt tới muasc cao, động đất đạt cấp 5 và đến nay cũng chưa dùng hẳn (hồ chứa nông Tân Phong của vùng Quảng Đông – Trung Quốc trong năm 1962 có 1 lần động đất đạt cấp 6,4 là loại động đất lớn nhất của hồ chứa nước). Động đất ở hồ chứa gây ra thường là sau khi đưa nước vào một thời gian mới xuất hiện động đất cho thấy địa tầng vùng chứa nước gồm những đá tương đối vụ nát, phát triển nhiều cấu tạo đứt vỡ. Nước theo đới vỡ nát ngấm thấu xuống sâu và đi xa (có khả năng sâu tới 10 km ) làm cho đá dễ vỡ, dễ vỡ, dễ trượt tăng 3 thêm tính hoạt động của đứt gãy và do đó giải thoát năng lượng ứng suất để tạo động đất. Việc bơm nước cao áp trong các giếng sâu, việc gây nổ với quy mô lớn v v đều có thể tạo ra động đất cho những khu vực nhất định với những câp độ khác nhau. Hồ chứa nhân tạo Lake Mead-Colorado (Mỹ) do áp lực của nước tác động đến các tầng đất đá dưới sâu gây ra các trận động đất. (Hình I.2.c) 3. Nguyên nhân động đất Có ba nguyên chính nhân gây động đất là :  Nội sinh : Liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy.  Ngoại sinh : Thiên thạch va vào Trái đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn.  Nhân tạo : Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt haowjc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa chấn . Động đất xảy ra khi có sự lan truyền năng lượng từ một nơi đổ vỡ trong lòng đất, năng lượng này tạm gọi là năng lượng động đất. Những nơi phát sinh năng lượng động đất là ranh giới tiếp xúc của hai mảng kiến tạo, trên bề mặt của đứt gãy đang hoạt động và nơi khối magma (đặc biệt là magma giàu chất bốc) tiêm 4 nhập lên phần trên của vỏ cứng. Khi có sự dịch chuyeern của hai mảng, hoặc sự dịch chuyển tương đối của hai cánh đứt gãy hoặc của khối magma sẽ phát sinh các bộ phận vỏ cứng bị đổ vỡ, nghĩa là phát sinh năng lượng động đất.  Vị trí các vùng động đất Dưới tác dụng của một hợp lực căng-cắt, năng lượng động đất tích lũy được giải phóng, những vị trí phát triển các hợp lực căng-cắt sẽ là nói phân bố tâm động đất. Vị trí phân bố tâm động đất là : - Mặt tiếp xúc của các mảng đang hoạt động : các dãy động đất bờ Tây Nam Mỹ, các vùng Địa Trung Hải, vùng đảo Nhật Bản… - Dọc các đứt gãy sâu : đứt gãy sông Đà, đứt gãy San Andras ở bờ Tây nước Mỹ. (Hình I.3.a) Động đất thuộc hai nhóm nguồn gốc này thường phân bố tuyến tính, thời gian hoạt động kéo dài, cường độ rất mạnh, tạo thành những vùng bị động đất lặp lại nhiều lần sự lặp lại này liên quan đến sự phát triển của đứt gãy và của các mảng kiến tạo. Mỗi đợt động đất, ngoài động đất chính thường kéo theo hàng loạt các dư chấn. Mặt khác, đi cùng với tuyến động đất chính còn có các tuyến động đất nhỏ hơn về quy mô và cường độ (vùng động đất thứ cấp) liên quan đến sự hoạt động của các đứt gãy cấp II, phân nhánh từ các đứt gãy sâu hay các bề mặt dịch chuyển cấp I. - Vùng có các lò magma hoạt động (xâm nhập hay phun trào) : Các động đất thuộc kiểu nguồn gốc này thường có quy mô và cường độ rung động giới hạn theo quy mô, độ sâu phân bố của lò magma và thành phần khối 5 magma. Nhìn chung quy mô vùng bị động đất không lớn, động đất phát triển nhanh và tắt nghỉ cũng nhanh. (Hình I.3.b). Cụ thể lò động đất tập trung ở 4 đới : 1. Đới động đất vòng quanh Thái Bình Dương : Là đới hoạt động mạnh nhất. Chiếm khoàng 80% địa chất có lò nông, (90% động đất của lò ở độ sâu trung bình và chiếm gần như toàn bộ lò ở sâu. Chiếm 76% tổng số năng lượng giải thoát của Trái Đất do động đất gây ra. Đặc trưng là các lò ở nông và trung bình thì phân bố gần máng sâu và cung đảo, càng đi gần về phía lục địa thì là các lò ở sâu. 2. Đới động đất Himalaya – Anpo – Indonesia (bao gồm cả Bắc Phi) : Phân bố gần phương vĩ tuyến. Năng lượng giải thoát chiếm 22% của động đất toàn cầu. Đặc trưng là chấn tâm rất phân tán, đới động đất đất rộng. Phân bố chủ yếu là loại lò ở nông. Các lò sâu trung bình chỉ tập trung ở hai đầu vòng cung Himalaya và nơi dãy Cascade chuyển hướng từ đông tây tới phía Nam. Các lò ở sâu rất ít. 3. Đới động đất ở sống giữa đại dương : Phân bố ở đới động đất dưới biển dọc sống giữa đại dương hoặc dãy núi ở biển của Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và nam Thái Bình Dương, kéo dài hơn 60.000 km. Gần như chỉ có lò động đất ở nông. Chúng phân bố các tách giãn trung ương hoặc các dãy núi giữa biển nơi đứt gãy biến dạng. 4. Đới động đất tại các tách giãn lục địa : Phân bố tại các tách giãn Đông Phi, Hồng Hải, vịnh Aden, tách giãn biển Chết. Đều phân bố các lò ở nông. 6 (sự phân bố các lò động đất tại các đới được giải thích theo quan điểm kiến tạo mảng). - Đới quanh Thái Bình Dương và phía bờ Bắc Mỹ là nơi đứt gãy biến dạng hoặc đứt gãy bằng phát sinh. Đi về phía bờ Nam Mỹ và các vòng cung đảo ở bờ Tây là nơi hút chìm của mảng vào lục địa. Vì thế các lò động đất ở nông nằm ở phía máng nước sâu, còn các lò sâu trung bình và ở sâu thì nằm trong phía lục địa trên đới hút chìm tại mảng lục địa. - Đới Anpo đến Himalaya là nơi hai mảng lục địa đạp vào nhau, do đó các lò động đất phân bố trong diện rộng, tản mạn thường là lò nông. - Đới tách giãn lục địa cũng do nguyên nhân tách dãn nên tính chất giống như ở sống núi giữa đại dương.  Phân bố động đất ở Việt Nam Tài liệu lịch sử cho thấy động đất ở nước ta không nhiều, cường độ không mạnh. Ngày trước chưa có những cơ sở và bộ phận chuyên môn nghiên cứu. Từ năm 1924 sau khi xây dựng xong trạm nghiên cứu ở Phù Liễn (Hải Phòng) thì hiện tượng động đất được quan sát ghi chép thống kê đầy đủ hơn. Năm 1957 trạm nghiên cứu ở Nha Trang cũng xây dựng xong. Theo báo cáo của Viện khoa học Việt Nam (1974) thì ở Việt Nam có 2 vùng động đất đáng chú ý. 1. Vùng động đất cấp lớn nhất phân bố dọc các đứt gãy sâu sông Hồng và dọc biên giới Việt Lào (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái). Có thể thấy vùng nằm trong đới lớn Anpo – Himalaya, nối tiếp phần động đất ở 7 Vân Nam (Trung Quốc) kéo dài xuống Việt Nam theo hướng đứt gãy sông Hồng, sông Mã. 2. Vùng tương đối mạnh phân bố từ bác Nha Trang đến Phan Thiết. Về mặt địa lý vùng nằm gần máng nước sâu của bờ tây Thái Bình Dương, nơi đã từng có hoạt động núi lửa. - Việt Nam được biết đến như một đất nước có mối hiểm họa động đất cao. Trong lịch sử đã ghi nhân những trận động đất mạnh 6,7 – 6,8 độ Richter tại Tây Bắc, trong khi ở ngoài khơi, trên thềm lục địa đông nam đất nước cũng đã xuất hiện động đất mạnh 6,1 độ Richter. Vùng phía Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của động đất. - Động đất trên lãnh thổ Việt Nam thuộc nhóm động đất kiến tạo, phân bố dọc theo các đứt gãy khu vực và các đứt gãy phân nhánh, do vậy tập trung thành các đới động đất phân bố dọc theo các đới phá hủy sâu. Từ năm 114 – 2003 đã có 1654 trận động đất được ghi nhận (có M>=3 Richter). Từ năm 1990 – 2005 có 2 trận động đất quy mô rung động cấp 8 là Điện Biên (1935) và Tuần Giáo (1983), 17 trận động đất nhỏ, quy mô rung động cấp 7 và 115 trận động đất có quy mô rung động cấp 6-7 phân bố ở nhiều nơi. Trung bình ở Việt Nam có từ hàng chục đến hàng trăm vụ động đất mỗi năm (1-2 độ richter), hơn 10 chấn động với cường độ xấp xỉ 3 độ richter. Một số đô thị lớn của Việt Nam hiện đang nằm trong khu vực nhạy cảm cao trước những rung động địa chấn. Hà Nội hiện đang nằm trong vùng được dự báo 8 là phải chịu chấn động cấp 8. Ở TP.HCM, rủi ro địa chán lớn nhất có thể phát sinh từ sự lan truyền chấn động địa chấn từ các trận đọng đất mạnh ở phạm vi khu vực và sự khuếch đại rung động nền do tác động hiệu ứng nền địa phương gây ra dưới tải trọng của động đất. Nền đất yếu tại khu vực TP.HCM có thể là một yếu tố góp phần không nhỏ vào sự khuếch đại rung động địa chấn do các trận động đất gây ra ở phạm vi khu vực và địa phương. Trên lãnh thổ Việt Nam, động đất thường xuất hiện theo quy luật tĩnh – động, và quy luật yếu – mạnh, nghĩa là trên một vùng trước khi xảy ra động đất mạnh, thì xung quanh vùng xuất hiện nhiều trận động đất có cường độ nhỏ. Hướng phát triển các vùng động đất ngược chiều kim đồng hồ. Hiện nay thông tin về động đất trên lãnh thổ Việt Nam được thu nhập từ các trạm quan trắc địa chấn. Trên toàn quốc hiện có 26 trạm quan trắc địa chấn, bao gồm vùng Tây Bắc 10 trạm, Hòa Bình 4 trạm, Hà Nội 9 trạm, Huế 1 trạm và 2 trạm ở Đà Lạt và Nha Trang. Trạm quan trắc địa chấn Nha Trang bắt đầu hoạt động từ năm 1957 trạm địa chấn Đà Lạt hoạt động từ năm 1981. Ngoài ra còn có các trạm địa chấn tạm thời ở Trị An, Yali, Thác Bà, Thác Bà. Đầu mối trung tâm của các trạm địa chấn là Viện Vật lí địa cầu. Ngoài ra thông tin về địa chấn ở Việt Nam còn được cung cấp từ trung tâm địa chấn quốc tế (ISC – International Seismic Center, từ 1917 – 1995). Nhìn chung, kết quả đã tập hợp các thông tin về động đất lịch sử và xây dựng được các danh mục động đất ở các nước lân cận. II. Đặc điểm của động đất 1. Lò động đất, chấn tâm, khoảng cách chấn tâm 9 - Lò động đất/tâm (seismic focus) : là nơi phát sinh động đất, nơi tập trung và giải thoát năng lượng cho động đất. Thường nằm trong thung lũng đạt tới độ sâu 700 km. Tâm động đất càng ở nông thì sức phá hủy của động đất càng lớn. (Hình II.1.a) Có thể căn cứ vào độ sâu phân bố của lò động đất để phân chia: - Lò động đất ở nông cách mặt đất 0 – 70km chiếm số lượng 72,5% lò động đất. Trong số đó loại ở độ sâu từ 0 – 30km chiếm nhiều nhất. - Lò động đất ở độ sâu trung bình phân bố ở độ sâu từ 70 – 300km chiếm 23,5% tổng số lò động đất. - Lò động đất ở sâu phân bố từ 300 – 700km, chỉ chiếm độ 4%. Hiện nay được biết lò lớn nhất ở độ sâu đến 720km. - Chấn tâm (epicentre) : điểm chiếu của lò động đất trên mặt đất. Thường không chỉ tập trung ở 1 điểm mà có biểu hiện của 1 khu vực nên gọi là vùng chấn tâm. - Độ sâu lò động đất (focus depth) : khoảng cách từ chấn tâm đến lò động dất. - Khoảng cách lò động đất (nguồn động đất focus distance) : khoảng cách từ lò đến một trạm đo động đất (hoặc nơi cảm nhận được động đất). (Hình II.1.b) 80% các trân động đất xảy ra ở vỏ, đa số ở độ sâu 8 km đến 10 km. Ngoài ra động đất còn có thể xảy ra ở dưới biển gọi là hải chấn (sea quake). (Hình II.1.c). Động đất ở đáy do các đá hoặc địa tầng ở đáy biển bị phá hủy 10 [...]... Kohler và Clow (1981) đã đề xuất trình tự đánh giá tai biến động đất như sau: - Xác định vùng có nguy cơ động đất  Xác định vị trí những “ổ động đất” dựa trên phân tích các tài liệu địa chất (hệ bản đồ địa chất – kiến tạo), các tài liệu địa chấn (bao gồm cả bản đồ phân vùng địa chấn và các mặt cắt địa chấn), những vị trí chấn tâm lịch 26 sử Những ổ động đất là những vùng động đất lịch sử, những vùng... xảy ra tại các rìa mảng lục địa Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhẩy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển,... trình cần phải quan tâm (các khu vực dân cư, đập nước, hồ chứa, cơ sở tàng trữ chất độc hại…) và các biện pháp ứng cứu tương ứng - Xây dựng dữ liệu dự báo mức độ tổn thất đến con người và tài sản 3 Dự báo Dự báo chính xác khu vực xảy ra động đất, thời điểm xuất hiện động đất là biện pháp tích cực nhất làm giảm thiểu tai biến động đất Trên cơ sở dự báo mức độ rung động mặt đất và tần suất xuất hiện rủi... Francisco 1906 nhiều hơn là động đất San Francisco - Ô nhiễm môi trường – dịch bệnh 24 Mặt đất bị rung động và biến dạng dẫn đến sự pha vỡ hệ thống các kho chứa chất độc hại (các kho hóa chất, kho chứa vật liệu hạt nhân…), các cơ sở dầu khí… Các chất độc hại bị đổ vào môi trường gây ô nhiễm trên diện rộng và hậu quả có thể kéo dài trong nhiều năm, môi trường bị ô nhiễm dịch bệnh có thể phát sinh gây ra... liệu lịch sử còn ghi chép về động đất để vạch ra các đới động đất và quy luật xuất hiện theo thời gian - Dựa vào các tài liệu về động đất và kiến tạo địa chất thành lập các bản đồ khoanh vùng địa chấn (năm 1936 lần đầu tiên ở Nga lập bản đồ khoanh vùng địa chấn cho quốc gia và thế giới) - Công tác dự báo xác định nơi sẽ xảy ra động đất, cường độ động đất và thời gian sẽ xuất hiện động đất  Phương pháp... đất ở Maroc thuộc cấp 8,5 nhưng do tâm ở nông, cách mặt đất 2 km đến 3 km nên cường độ đạt tới 9 độ, gây phá hoại nặng) - Cấu tạo địa chất của khu vực động đất : Ở đới phát triển cấu tạo đứt vỡ hoặc nơi có dòng sông cổ đi qua thì cường độ thường tương đối lớn Vùng có móng địa chất vững chắc thì cường độ yếu hơn - Sự vững chắc của các công trình kiến trúc xây dựng : Trong vùng bị động đất có thể gặp giữa... TRÌNH ĐỊA CHẤT CỦA ĐỘNG ĐẤT Động đất có thể trải qua nhiều giai đoạn phản ánh quá trình tích lũy và giải phóng năng lượng ứng suất trong vỏ Trái đất 5.1 Giai đoạn trước động đất : Năng lượng được tích lũy do những tác dụng liên tục của chuyển động cấu tạo, thường tải qua hàng chục, hàng trăm năm mới xảy ra động đất Thời gian dài ngắn tùy theo tốc độ và cường độ chuyển động của vỏ Trái đất, tùy tính chất. .. Sơn (Trung Quốc) động đất cấp 7,6 vào năm 1976 thì hoàn toàn không 19 có chấn động trước Nguyên nhân có thể là do tính chất cơ lý của đá ở xung quanh lò động đất phá vỡ sẽ sinh ra nhiều nứt nẻ nhỏ, còn các đá dẻo thì trước khi phá vỡ rất ít khi có nứt nẻ Các đá như granit lại có tính chất trung gian của hai loại trên - Sự khác thường về tốc độ truyền sóng : Trong điều kiện bình thường thì tỉ số giữa... 7 km/s Vì vậy trong một trận động đất sóng P sẽ là sóng đầu tiên đến các trạm địa chấn 11 Dựa vào song dọc P có thể biết được hướng phân bố của lò Nếu có trên 2 trạm đo địa chấn thì xác định được vị trí của lò động đất - Sóng thứ cấp/sóng ngang (sóng S-Secondary wave) : Sóng có dao động thẳng góc với sóng P , uốn lượn vật chất theo phương thẳng đứng Biên độ tương đối lớn, chu kỳ tương đối lớn, tốc độ... diện tích lan truyền lớn, do vậy còn có tên gọi là Large wave (sóng L), sóng này đến trạm địa trấn muộn nhất Sóng lan truyền qua tất cả các loại vật liệu rắn, lỏng, khí Các sóng động đất được thu và ghi nhận bằng thiết bị chuyên dùng, Máy địa chấn ký Trên máy này các dao động vạch thành đồ thị gọi là biểu đồ địa chấn 3 Cấp động đất (magnitude) và cường độ rung động (intensity) Động đất được thể hiện . 1957 trạm địa chấn Đà Lạt hoạt động từ năm 1981. Ngoài ra còn có các trạm địa chấn tạm thời ở Trị An, Yali, Thác Bà, Thác Bà. Đầu mối trung tâm của các trạm địa chấn là Viện Vật lí địa cầu hoại nặng). - Cấu tạo địa chất của khu vực động đất : Ở đới phát triển cấu tạo đứt vỡ hoặc nơi có dòng sông cổ đi qua thì cường độ thường tương đối lớn. Vùng có móng địa chất vững chắc thì cường. là nơi hai mảng lục địa đạp vào nhau, do đó các lò động đất phân bố trong diện rộng, tản mạn thường là lò nông. - Đới tách giãn lục địa cũng do nguyên nhân tách dãn nên tính chất giống như ở

Ngày đăng: 08/11/2014, 12:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan