File word biến đổi khí hậu.Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục.

41 2K 4
File word biến đổi khí hậu.Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Thuật ngữ 2. Nguyên nhân 2.1. Tác động từ con người + Sự phát triển kinh tế +Ô nhiễm không khí +Khai thác tài nguyên quá mức +Khí nhà kính 2.2. Thiên Nhiên + Kiến tạo mảng +Thay đổi quỹ đạo + Hiện tượng núi lửa + Thay đổi ở đại dương +Các nguyên nhân khác 3. Hiện trạng 3.1. Môi trường 3.2. Sông băng 3.3. Sinh vật 3.4. Thay đổi mực nước biển 4. Hậu quả 4.1. Ấm lên toàn cầu 4.2. Tác động đến sinh vật toàn cầu

Môi trường và con người NGUYÊN NHÂN, HIỆN TRẠNG, HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU * Mục lục : 1. Thuật ngữ 2. Nguyên nhân 2.1. Tác động từ con người + Sự phát triển kinh tế +Ô nhiễm không khí +Khai thác tài nguyên quá mức +Khí nhà kính 2.2. Thiên Nhiên + Kiến tạo mảng +Thay đổi quỹ đạo + Hiện tượng núi lửa + Thay đổi ở đại dương +Các nguyên nhân khác 3. Hiện trạng 3.1. Môi trường 3.2. Sông băng 3.3. Sinh vật 3.4. Thay đổi mực nước biển 4. Hậu quả 4.1. Ấm lên toàn cầu 4.2. Tác động đến sinh vật toàn cầu * Thành viên 1. Phạm Phú Huy Thành 2001130098 04DHTH3 2. Hà Thủy Tiên 2001130010 04DHTH1 Page 1 Môi trường và con người 3. Nguyễn Võ Kim Ngân 2001130017 04DHTH1 4. Lê Thị Bảo Trân 2001130049 04DHTH1 5. Nguyễn Thị Mỹ Duyên 2001130048 04DHTH1 1. Thuật ngữ - Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. - Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân. Theo đó, những thay đổi bất thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Niño, không thể hiện sự thay đổi khí hậu. Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để nhắc đến những trường hợp đặc biệt của biến đổi khí hậu do tác động của hoạt động con người; ví dụ, trong Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là Page 2 Môi trường và con người "là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài". Trong định nghĩa cuối thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm lên toàn cầu. 2. Nguyên nhân 2.1 Tác động từ con người * Sự phát triển kinh tế Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng ấm lên toàn cầu là do sự phát triển kinh tế từ hoạt động của con người (xây dựng,kinh tế, khoa học, ). Cần phải kìm hãm tăng trưởng kinh tế hoặc chuyển đổi cách thức vận hành của nền kinh tế thế giới để làm chậm quá trình Trái đất nóng lên. Tapia Granados, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Xã Hội thuộc Đại học Michigan, cho biết: "Nếu các hoạt động kinh doanh được tiếp tục như bình thường thì việc thắt chặt quy mô kinh tế trong thời kì đại suy thoái là rất cần thiết để có thể giảm lượng CO2 trong không khí". Gavin Schmidt (2005, RealClimate) nói rằng: " Hoạt động của con người kể từ cách mạng công nghiệp đã làm tăng số lượng các khí nhà kính trong khí quyển, tăng lực bức xạ từ, CO2, metan, ô zôn tầng đối lưu, CFC và Nitơ ôxít. Nồng độ CO2 và metan đã tăng khoảng 36% và 148% kể từ giữa thập niên 1700" Các mức trên được xem là cao hơn các mức trong suốt 650.000 năm gần đây, là giai đoạn có các dữ liệu đáng tin cậy được phân tích từ các lõi băng, theo Neftel, A., E. Moor, H. Oeschger, and B. Stauffer (1985). Page 3 Môi trường và con người * Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhình xa (do bụi). Theo một kết quả nghiên cứu trên tạp chí Nature Geoscience, việc nồng độ CO2 tăng cao đối với bầu khí quyển Trái đất sẽ tạo ra những tác động không thể ngăn chặn đối với khí hậu trong ít nhất 1.000 năm tới. Khí CO2 đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, Nitơ 5%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3% Theo G.I.Plass vấn đề khí CO2 tăng liên tục sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,600C và mỗi thập kỉ sẽ tăng 0,300C. Page 4 Môi trường và con người *Khai thác tài nguyên quá mức Vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố nhân sinh là việc tăng lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển và sản xuất xi măng. Các yếu tố khác như sử dụng đất, sự suy giảm ôzôn và phá rừng, cũng góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí hậu. Hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. *Khí nhà kính Page 5 Môi trường và con người Cơ chế gây hiệu ứng nhà kính trên biểu đồ dòng năng lượng giữa khí quyển, không gian, và bề mặt Trái Đất. Sự trao đổi năng lượng tính theo W/m 2 . Carbon dioxide (CO 2 ) trong khí quyển tăng lên trong thời gian gần đây. Giá trị CO 2 đo hàng tháng dao động theo mùa nhưng nhìn chung là có xu hướng tăng lên từng năm; các năm có giá trị lớn nhất xảy ra vào thời gian cuối mùa xuân ở Bắc bán cầu, và giảm xuống trong mùa thực vật phát triển do chúng hấp thụ CO 2 trong khí quyển. Hiệu ứng nhà kính là quá trình mà theo đó các khí trong khí quyển hấp thụ và phát ra bức xạ hồng ngoại làm ấm tầng dưới của khí quyển và bề mặt của hành tinh. Hiệu ứng này được Joseph Fourier phát hiện vào năm 1824 và được Svante Arrhenius nghiên cứu đầu tiên một cách định lượng vào năm 1896. Sự tồn tại của hiệu ứng nhà kính là vấn đề không thể Page 6 Môi trường và con người chối cải thậm chí đối với những người không chấp nhận yếu tố nhiệt độ tăng lên gần đây là do các hoạt động của con người. Một câu hỏi là mức độ của hiệu ứng nhà kính làm thay đổi như thế nào khi các hoạt động của con người làm tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển. Các khí nhà kính trong tự nhiên giữ cho nhiệt độ Trái Đất trung bình khoảng 33 °C (59 °F). Các khí nhà kính chính là hơi nước, chúng góp phần tạo ra khoảng 36–70% hiệu ứng nhà kính; carbon dioxide (CO 2 ) gây ra 9–26%; metan (CH 4 ) 4–9%; và ôzôn (O 3 ) 3–7%. Mây cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng bức xạ, nhưng chúng là thành phần của nước ở thể lỏng hoặc băng và do chúng được xem xét một cách độc lập với hơi nước và các khí khác. Hoạt động của con người kể từ cách mạng công nghiệp đã làm tăng số lượng các khí nhà kính trong khí quyển, làm tăng lực bức xạ từ CO 2 , metan, ôzôn tầng đối lưu, CFC và nitơ ôxit. Nồng độ CO 2 và metan đã tăng khoảng 36% và 148% kể từ giữa thập niên 1700. Các mức này được xem là cao hơn các mức trong suốt giai đoạn 650.000 năm gần đây, là giai đoạn có các dữ liệu đáng tin cậy được phân tích từ các lõi băng. Ít có dấu hiệu địa chất trực tiếp cho thấy giá trị CO 2 này cao trong khoảng thời gian cách đây 20 triệu năm. Đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 3/4 lượng khí CO 2 tăng thêm từ các hoạt động của con người trong vòng 20 năm qua. Hầu hết các đóng góp còn lại là do thay đổi mục đích sử dụng đất đặc biệt là phá rừng. Nồng độ CO 2 đang tiếp tục tăng do việc đốt nhiên liệu hóa thạch và thay đổi sử dụng đất. Tốc độ tăng nồng độ này trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế không bền vững, xã hội, công nghệ và tự nhiên. Báo cáo về các kịch bản phát thải của IPCC đưa ra các kịch bản kịch bản CO 2 trong tương lai từ 541 đến 970 ppm vào năm 2100 (tăng 90-250% kể từ năm 1750). Nếu số lượng nhiên liệu hóa thạch đủ để đạt Page 7 Môi trường và con người đến mức này và tiếp tục phát thải sau năm 2100 nếu than, cát dầu nặng hay metan clathrat được khai thác nhiều hơn. 2.2 Thiên nhiên: *Kiến tạo mảng Kiến tạo mảng (tiếng Anh: plate tectonics; tiếng Hy Lạp: τέκτων tektōn, nghĩa là "người xây dựng", "thợ nề") mô tả các chuyển động ở quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất. Học thuyết này hoàn thiện các quan niệm trước đây về trôi dạt lục địa do Alfred Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ 20 và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960. Phần ngoài cùng nhất của Trái Đất được cấu tạo bởi thạch quyển nằm trên và quyển mềm bên dưới. Thạch quyển bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng nhất của quyển manti. Quyển mềm thuộc manti ở trạng thái rắn, nhưng có độ nhớtvà ứng suất cắt tương đối thấp nên có thể chảy giống như chất lỏng nếu xét theo thời gian địa chất. Phần sâu nhất của manti bên dưới quyển mềm thì cứng do chịu áp suất lớn hơn. Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo và chúng trượt trên quyển mềm. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ hay va chạm; tách giãn, cũng được gọi là trung tâm tách giãn; vàchuyển dạng. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này. Sự dịch chuyển sang bên của các mảng vào khoảng 50–100 mm/năm. Các mảng kiến tạo chính Page 8 Môi trường và con người Hình: Bản đồ kiến tạo mảng. Việc xác định các ranh giới mảng giúp người ta phân chia vỏ thạch quyển của Trái Đất thành 8 mảng kiến tạo chính: • Mảng châu Phi gồm toàn bộ châu Phi – mảng lục địa • Mảng Nam Cực gồm toàn bộ châu Nam Cực - mảng lục địa • Mảng Australia gồm toàn bộ Australia - mảng lục địa Page 9 Môi trường và con người • Mảng Ấn Độ gồm toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Ấn Độ Dương - mảng lục địa • Mảng Á-Âu gồm toàn bộ châu Á và châu Âu - mảng lục địa • Mảng Bắc Mỹ gồm toàn bộ Bắc Mỹ và đông bắc Siberi - mảng lục địa • Mảng Nam Mỹ gồm toàn bộ Nam Mỹ - mảng lục địa • Mảng Thái Bình Dương gồm toàn bộ Thái Bình Dương – mảng đại dương Bên cạnh đó còn có các mảng nhỏ như mảng Ả Rập, mảng Caribe, và mảng Juan de Fuca, mảng Cocos, mảng Nazca,mảng Philippin và mảng Scotia. Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục địa và đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Đều này có thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng như các dòng tuần hoàn khí quyển-đại dương. Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến các kiểu dòng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và hình thành nên khí hậu toàn cầu. Một ví dụ về ảnh hưởng của kiến tạo đến sự tuần hoàn trong đại dương là sự hình thành eo đất Panamacách đây khoảng 5 triệu năm, đã làm dừng sự trộn lẫn trực tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đều này có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các chế độ động lực học của đại dương của hải lưu Gulf Stream và đã làm cho bắc bán cầu bị phủ băng. Trong suốt kỷ Cacbon, khoảng 300 đến 365 Page 10 [...]... việc đốt cháy nhiên liệu và đốt rừng CO2 là khí nhà kính, làm tăng tính hiệu ứng nhà kính của khí quyển và do đó dẫn đến sự nóng lên của Trái đất * Quá nhiều động, thực vật biến mất do biến đổi khí hậu : Biến đổi khí hậu (BĐKH) làm dịch chuyển các vùng khí hậu Các loài sẽ phản ứng thích nghi với các điều kiện khí hậu mới Sự thay đổi của các loài sẽ làm thay đổi thành phần và phân bố địa lý của các hệ... học khí hậu, ngoại lực là các lực bên ngoài tác động vào hệ thống khí hậu (ở đây không nhất thiết là ở ngoài Trái Đất) Khí hậu phản ứng lại một số kiểu ngoại lực như thay đổi nồng độ khí nhà kính, thay đổi độ chiếu sáng của mặt trời, các vụ phun trào núi lửa, và thay đổi quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời Do đó, sự biến đổi khí hậu gần đây gây ra chủ yếu bởi 3 loại lực đầu tiên Chu kỳ quỹ đạo biến. .. chính sự biến đổi khí hậu đang diễn ra trên Trái Đất Sự đa dạng sinh vật giảm, 1 số loài thực vật đã tuyệt chủng * Động vật Page 16 Môi trường và con người Cũng giống như thực vật, các loài động vật cũng không thoát khỏi số phận bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nhiều loài đã bị suy giảm và rất nhiều động vật quý hiếm đã bị tuyệt chủng Không thể thích ứng với sự thay đổi quá nhanh của khí hậu và những... khí hậu người ta cho rằng sự tồn tại của siêu lục địa đã dẫn đến việc hình thành gió mùa *Thay đổi quỹ đạo Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên Chu kỳ Milankovitch là tên gọi cho hiệu ứng tổ hợp của các thay đổi trong chuyển động của Trái Đất lên khí hậu của nó Độ lệch tâm, độ nghiêng trục và tuế sai của quỹ đạo Trái Đất biến đổi. .. không khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ± 0,2 °C(1,1 ± 0,4 °F) Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái đất ở cuối thế kỉ 19 đã tăng +0,8 °C và thế kỉ 20 tăng 0,6 ± 0,2 °C Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C trong suốt thế kỷ 21 Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí. .. này để "dự báo" khí hậu trong tương lai Có hai điểm cần lưu ý: thứ nhất, các hiệu ứng nhân tạo (như sự ấm toàn cầu) có thể sinh ra những ảnh hưởng lớn, ít nhất là ngắn hạn; và thứ hai là cơ chế mà sự thay đổi trong quỹ đạo ảnh hưởng tới khí hậu vẫn chưa được hiểu rõ, vẫn chưa có một mô hình đủ phù hợp chứng minh mối liên quan giữa khí hậu và các thay đổi quỹ đạo này Đó là những thay đổi rất nhỏ theo... cứu được các biến đổi trong lòng đại dương và bài báo phôi thai của Hayes, Imbrie và Shackleton "Các biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất: người hướng dẫn của thời kỳ băng hà" trong tạp chí "Science" năm 1976, đã làm cho học thuyết đạt đến trạng thái hiện tại của nó Các biến thiên quỹ đạo là dự đoán trước được, do vậy nếu có một mô hình chỉ ra được mối liên hệ giữa các biến thiên quỹ đạo và khí hậu, thì ta... lượng khí carbon dioxide phát ra từ núi lửa *Thay đổi ở đại dương Đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu Những dao động ngắn hạn (vài năm đến vài thập niên) như El Niño, dao động thập kỷ Thái Bình Dương (Pacific decadal oscillation), và dao động bắc Đại Tây Dương (North Atlantic oscillation), và dao động Bắc Cực (Arctic oscillation), thể hiện khả năng dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu Trong... 20 đã diễn ra Giai đoạn từ năm 1999 đến 2009 nhiệt độ Trái Đất tương đối duy trì ổn định Biến đổi nhiệt độ đã và sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng Giáo sư Will Steffen của trường Đại học Quốc gia Australia, nói: "Chúng ta biết nhiệt độ mặt nước biển ấm lên khá nhiều trên khắp hành tinh, vì vậy sự biến đổi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp vào bản chất của cơn bão Haiyan" Haiyan là tên của một trong... trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay, và tiến động của trục Trái Đất Kết hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương quan của chúng với các chu kỳ băng hà và gian băng, . người * Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa. trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí hậu. Hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. *Khí nhà kính Page 5 Môi. chúng hấp thụ CO 2 trong khí quyển. Hiệu ứng nhà kính là quá trình mà theo đó các khí trong khí quyển hấp thụ và phát ra bức xạ hồng ngoại làm ấm tầng dưới của khí quyển và bề mặt của hành

Ngày đăng: 08/11/2014, 07:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan