văn hóa và con người tây nguyên

22 2.2K 2
văn hóa và con người tây nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, khoảng cách không gian giữa các vùng miền khác nhau đã trở nên gần gũi hơn nhờ sự phát triển của giao thông và khoa học công nghệ. Nhưng đối với nhiều người, Tây Nguyên vẫn xa lạ, hoang dã, “rừng rú”. Để Tây Nguyên gần gũi, thân thương hơn trong mắt mọi người, nhiều nhà văn đã khai phá mảnh đất này bằng thái độ trân trọng và tình cảm yêu thương. Là người sống và làm việc tại Tây Nguyên, chúng tôi muốn khái quát toàn bộ sáng tác văn xuôi tiêu biểu nhất về Tây Nguyên dưới góc độ văn hóa và con người để có thể xác đònh vò thế cũng như sắc thái độc đáo của văn hóa, văn học Tây Nguyên trong bức tranh chung của văn hóa dân tộc. Qua đó có thể giúp cho mọi người hiểu và yêu mến hơn một vùng đất kỳ ảo Tây Nguyên. Nghiên cứu văn hóa và con người trong văn xuôi nghệ thuật viết về Tây Nguyên không chỉ giúp hiểu thêm về một mảng sáng tác trong văn chương dân tộc, thấy được vẻ đẹp về cuộc sống con người và văn hóa nơi đây, mà còn phục vụ cho việc giảng dạy, học tập môn văn trong nhà trường được đúng hướng hơn. Những chính sách về kinh tế của nhà nước nhằm phát triển Tây Nguyên cũng có hai mặt của nó. Việc khai thác rừng một cách tàn nhẫn, sự phát triển ồ ạt của các công trình thủy điện, ưu tiên mở rộng diện tích các loại cây công nghiệp v.v…đã dẫn đến sự rối loạn trong nhòp điệu của tự nhiên, xã hội ở Tây Nguyên. Trong sự rối loạn của cuộc sống đó, các tôn giáo ở nước ngoài đã nhanh chóng dành lấy một vò trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tây Nguyên. Hệ quả là rất nhiều giá trò văn hóa truyền thống tốt đẹp đã bò biến mất. Nghiên cứu vấn đề văn hóa và con người trong văn học cũng là góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên đang có nguy cơ mai một trước sức tấn công ồ ạt của các dòng chảy văn hóa khác. 1 Thời gian gần qua đã xuất hiện nhiều cách ứng xử chưa thật đúng với văn hóa Tây Nguyên. Những người làm công tác văn hóa (phần lớn là người Kinh) đã không tìm hiểu thấu đáo về đời sống Tây Nguyên nên vô tình họ đã làm “dò hóa” văn hóa Tây Nguyên. Trước thực tế đó, chọn đề tài này chúng tôi cũng mong góp một tiếng nói của mình để có thể hiểu đúng hơn về Tây Nguyên và có những cách ứng xử phù hợp hơn. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Không như văn học dân gian, không như văn học viết về Tây Bắc, văn học viết ở Tây Nguyên vẫn còn khá khiêm tốn về số lượng tác giả, tác phẩm. Ngoài số ít nhà văn với những tác phẩm gây được tiếng vang, còn lại các nhà văn đòa phương cũng viết khá nhiều nhưng chưa đủ sức vươn ra khỏi “biên giới” Tây Nguyên. Nhìn chung, văn học viết về Tây Nguyên ít gây được sự chú ý của giới học thuật. Theo đó, việc nghiên cứu về nó cũng chưa thật sự được quan tâm, mặc dù ít nhiều nó cũng đã tạo ra một diện mạo riêng. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về mảng văn học viết về Tây Nguyên. Vấn đề nghiên cứu văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn học cũng đang còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, do có một số tác phẩm đã gây được tiếng vang nên cũng có nhiều công trình nghiên cứu về nó ở cấp độ tác giả, tác phẩm. Trong số đó, nghiên cứu về Nguyên Ngọc là nhiều nhất. Những nhà văn như Y Điêng, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Thu Loan, H’Linh Niê thì chỉ có một số bài giới thiệu, bình luận tổng quát in rải rác trên các báo và tạp chí. Trong khoảng ba mươi bài nghiên cứu về Nguyên Ngọc, chỉ có một số ít bài viết tìm hiểu một cách tổng quát, còn phần lớn các tác giả tập trung phân tích tiểu thuyết Đất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu, qua đó khái quát đặc điểm văn chương Nguyên Ngọc. 2 Sau Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh cũng có nhiều tác phẩm hay về Tây Nguyên nên có một số bài viết có tính chất khái quát về chất Tây Nguyên trong văn của Trung Trung Đỉnh chứ chưa có bài viết nào tìm hiểu sâu về văn hóa Tây Nguyên trong tác phẩm của ông. Là nhà văn người Ê đê, Y Điêng có khoảng mười tác phẩm văn xuôi về Tây Nguyên, nhưng nghiên cứu về ông thì chỉ có vài bài, trong đó các tác giả đã nhìn thấy những giá trò văn hóa làm nền tảng cho văn Y Điêng. Khuất Quang Thụy có một thời gian dài sống ở Tây Nguyên, nhưng với tư cách là một người lính, anh chủ yếu viết về những chặng đường của cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Tây Nguyên. Về đề tài văn hóa, con người Tây Nguyên, anh chỉ có một số truyện ngắn, vì vậy nghiên cứu về Khuất Quang Thụy cũng chưa được chú ý. Vốn là một nhạc só, nhưng H’Linh Niê cũng khá thành công trong lónh vực văn chương, chò có khoảng hai mươi truyện ngắn về các dân tộc Êđê, M’Nông, Jrai, Bana…Tuy nhiên chưa có cồng trình nào nghiên cứu về văn của chò. Thu Loan là nhà văn sống ở Tây Nguyên khá lâu, chò có nhiều truyện ngắn viết về cuộc sống của người bản đòa Tây Nguyên. Tuy nhiên, nghiên cứu về văn xuôi của chò chưa nhiều. Một số nhà văn đòa phương khác như Phạm Kim Anh, Phạm Minh Mẫn, Nguyễn Ngọc Hòa…cũng có những tác phẩm hay về Tây Nguyên nhưng chưa tạo được ấn tượng mạnh nên cũng chưa thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Như vậy tình hình nghiên cứu văn học viết về Tây Nguyên chỉ “xôn xao” với tác phẩm của Nguyên Ngọc, còn với các tác giả khác thì khá lặng lẽ và thưa thớt. Tuy nhiên những gì có được cũng rất q và đáng trân trọng . 3 3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng Trước năm 1945, ở Tây Nguyên hầu như chỉ có văn học dân gian. Văn học viết về Tây Nguyên chỉ thật sự được đònh hình từ năm 1945 với sự xuất hiện của Nguyên Ngọc. Vì vậy, đối tượng khảo sát của luận án là những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật đặc sắc viết về Tây Nguyên từ năm 1945 đến 2000, phần lớn là tác phẩm của Ngun Ngọc. Sau đó là sáng tác của Vũ Hạnh, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Đỗ Tiến Thụy, Thu Loan và một số nhà văn khác. Về tác giả là người dân tộc Tây Nguyên, người viết tìm hiểu các sáng tác của Y Điêng, H’Linh Niê (Linh Nga Niê Kđăm), Kim Nhất. Người viết chỉ tập trung khảo sát các tác phẩm phản ánh văn hóa và con người bản đòa Tây Nguyên (trong không gian năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng). Các tác phẩm viết về người Kinh ở Tây Nguyên không thuộc phạm vi khảo sát của luận án. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học khá đa dạng. Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu những vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật (tiểu thuyết, truyện ngắn và một số tác phẩm ký giàu tính nghệ thuật) từ năm 1945 đến năm 2000. Ngoài ra người viết còn tham khảo văn học dân gian Tây Nguyên, nhất là sử thi để có được một cái nhìn hệ thống và biện chứng các giá trò văn hóa trong văn học. Và người viết cũng sẽ xem xét những tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên sau năm 2000 để cảm nhận đầy đủ hơn một diện mạo văn học. Đồng thời cũng sẽ tìm hiểu tất cả những công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa Tây Nguyên từ xưa đến nay nhằm xác đònh hướng đi mới của mình, tránh sự trùng lặp. Để tiện so sánh, người viết cũng tham khảo những tác phẩm viết về miền núi phía Bắc và các vùng miền khác. 4 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lòch sử, để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp sau: 4.1 Phương pháp xã hội học Được vận dụng để nhìn nhận cơ sở xã hội của sáng tác và tiếp nhận, từ đó phân tích hiệu quả nghệ thuật của mối quan hệ tương tác giữa xã hội và văn học. Cơ sở xã hội của văn học viết về Tây Nguyên chính là xã hội Tây Nguyên trong một khung thời gian nhất đònh làm nền cho những giá trò văn hóa và con người trong văn học. 4.2 Phương pháp hệ thống Để có được cái nhìn cụ thể và lôgíc về vấn đề văn hóa và con người Tây Nguyên, người viết sẽ đặt các nội dung một cách hệ thống theo trục dọc trong các tác phẩm, từ đó mà phân tích khái quát nhằm làm nổi rõ vấn đề. 4.3 Phương pháp liên ngành Để vấn đề được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo, người viết vận dụng những kiến thức về xã hội học, dân tộc học, lòch sử, tôn giáo, chính trò…để giải mã, cắt nghóa các hiện tượng văn học. Trong quá trình tìm hiểu, phân tích những giá trò văn hóa và đặc điểm con người, người viết không tách rời tác phẩm văn chương với môi trường, thời đại và đặc trưng thẩm mỹ của văn học. 4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu So sánh tác phẩm viết về Tây Nguyên với tác phẩm viết về các vùng đất khác. So sánh sáng tác của các tác giả với các tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu. Đối chiếu với đời sống văn hóa và con người trong thực tế để thấy được giá trò hiện thực cũng như giá trò biểu hiện của hình tượng. 4.5 Thao tác phân tích, tổng hợp Người viết chủ yếu đi vào phân tích những biểu hiện văn hóa cũng như tính cách con người Tây Nguyên để làm hiện lên một cách rõ ràng các giá trò về văn hóa 5 và con người trong văn học. Từ đó khái quát đặc trưng văn hóa con người Tây Nguyên trong hệ thống văn hóa con người Việt Nam. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Như đã nói ở trên, nghiên cứu đề tài này, người viết muốn đem đến một cái nhìn tổng thể toàn bộ sáng tác văn xuôi về Tây Nguyên. Và nó có tính chất mở đường cho nghiên cứu về văn học viết về Tây Nguyên một cách có hệ thống. Luận án góp phần làm nổi lên bức tranh văn hóa Tây Nguyên từ nhiều đường nét, màu sắc độc đáo để có thể khẳng đònh giá trò của một nền văn hóa có thể sẽ một đi không trở lại nếu không được hiểu đúng và ứng xử đúng về nó. Luận án cũng góp phần vào việc phân tích tính cách và đặc điểm hình tượng con người Tây Nguyên thông qua cuộc sống sinh hoạt, lao động và chiến đấu của họ để từ đó có thể rút ra được những ý nghóa sâu xa về sự tồn sinh, về nhân sinh quan tốt đẹp mà con người càng văn minh càng dễ bò đánh mất. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu (15 trang) và phần kết luận (6 trang), phần nội dung chính được triển khai như sau: Chương 1: Văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945-2000 (75 trang) Chương 2: Con người Tây Nguyên trong xuôi nghệ thuật 1945-2000 (55 trang) Chương 3: Nghệ thuật thể hiện văn hóa con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945-2000 (49 trang) 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT 1945 - 2000 1.1 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học Văn hóa, theo cách hiểu thông thường nhất, chính là bộ mặt tinh thần và vật chất của xã hội. Văn hóa làm nên diện mạo của dân tộc này so với dân tộc khác. Văn hóa phản ánh mọi mặt đời sống của một dân tộc. Muốn tìm hiểu bản sắc của một dân tộc thì không có cách nào khác hơn là phải đi khảo sát văn hóa của dân tộc đó. Là nhân tố quan trọng bậc nhất, văn học của một dân tộc góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Về phần mình, văn học lại góp phần quan trọng trong việc tôn tạo, bổ sung những giá trò văn hóa làm cho đời sống văn hóa ngày càng phong phú hơn. Văn học luôn có những tác động tích cực đến văn hóa. Văn học như một tấm gương phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc. Các tác phẩm văn học có thể giúp người ta nhận thức rõ hơn về hiện thực cuộc sống, ý thức sâu sắc hơn về cộng đồng, về dân tộc, về truyền thống lòch sử…Sự đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên được thể hiện khá đầy đủ trong các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật. Ở đó chúng ta sẽ được tiếp xúc với một nền văn hóa vô cùng phong phú: sự hiền minh của rừng, niềm kiêu hãnh của làng, sự huyền hoặc của cồng chiêng, sự linh thiêng của lửa, sự “ngọt ngào” của nước, tính đa chức năng của nhà rông, cái độc đáo của rượu cần, sự đa dạng của lễ hội, sự kỳ lạ của những đêm kể khan v.v… 1.2 Rừng, bản nguyên của sự sống Tây Nguyên Mỗi cộng đồng người đều gắn bó với những không gian sống cụ thể. . Đối với người Tây Nguyên, môi trường sống của họ là rừng. Rừng là bản nguyên của sự sống nên rừng cũng là cội nguồn của văn hóa nơi đây. Đời sống của người Tây Nguyên gắn bó mật thiết với rừng. Họ yêu rừng như ngư dân yêu biển. Họ trở về rừng như đứa con đi xa về với mẹ. Rừng là người mẹ 7 chở che, rừng là người bạn tâm tình, rừng là người yêu chung thủy Trong chiến đấu, người dân Tây Nguyên luôn dựa vào rừng để chống lại kẻ thù. Trong cuộc sống hòa bình, thế ứng xử của con người Tây Nguyên trước rừng luôn uyển chuyển, họ luôn tôn trọng rừng không phải chỉ do quan niệm rừng là vò thần toàn năng mà còn do chính giá trò của rừng trong đời sống con người. Con người Tây Nguyên từ ngàn đời nay đã xây dựng một nền văn hóa trong mối tương tác với rừng. 1.3 Làng, môi trường văn hóa chính yếu của người Tây Nguyên. Tây Nguyên là khu vực cư trú của nhiều tộc người. Mỗi tộc người quần tụ thành những làng riêng biệt. Làng là những khoảnh đất được cắt ra từ rừng. toàn bộ đời sống của người Tây Nguyên gói gọn trong không gian buôn làng. Làng là một khối cộng đồng thống nhất bền chặt, chính sự bền chặt ấy là yếu tố quan trọng nhất để người Tây Nguyên tồn tại trước sự dữ dội của tự nhiên, trước sự xâm chiếm lại của rừng. Làng có một vò trí đặc biệt trong đời sống và trong ý thức của người dân Tây Nguyên. Cuộc sống sinh hoạt làng buôn Tây Nguyên trong những trang văn luôn để lại những cảm xúc ngọt ngào của tình làng nghóa xóm và thường làm dấy lên những tình cảm yêu thương. Yêu thương vì ta được tiếp xúc với một cuộc sống thật đầm ấm, yên vui, thắm đợm tình người. Và đôi khi cũng xen nỗi buồn hủ tục. Có thể thấy bao điều kỳ thú trong những buôn làng bé nhỏ của người Tây Nguyên. Ở đó có tình yêu thương mộc mạc, chân thành. Ở đó có sự tương trợ nhau một cách vô tư trong cuộc sống. Ở đó có sự thăng hoa của tình làng trong mùa lễ hội. Ở đó có bao nhiêu phong tục độc đáo. Cũng không thiếu những câu chuyện đau lòng từ hủ tục. Nhưng bao trùm nhất vẫn là những mối quan hệ tốt đẹp chan hoà giữa người với người. Tính cộng đồng đã trở thành nếp sống truyền thống, chi phối hành vi ứng xử của mọi người, mọi gia đình. Nó cũng trở thành chuẩn mực đạo đức, nhân cách mà mọi thành viên trong cộng đồng tuân theo và hướng tới. 8 1.4 Nhà Rông, hồn của làng Tây Nguyên hùng vó và thơ mộng là rừng, duyên dáng và trữ tình là làng, uy nghi và kiêu hãnh là nhà rông. Nếu làng ở vùng đồng bằng có Đình thì làng ở vùng Tây Nguyên có nhà Rông. Nhà Rông là ngôi nhà chung hay ngôi nhà làng của các dân tộc ở phía bắc Tây Nguyên. Nhà rông xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên, và là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của buôn làng, của đời người. Nhà rông là nơi hội tụ diện mạo văn hóa Tây Nguyên. Linh thiêng trong việc dựng nhà và lưu giữ báu vật, nhà rông là nơi thực hành tín ngưỡng. Biểu tượng cho sự trường tồn của cộng đồng, nhà rông là nơi giữ gìn luật tục. Hội tụ sức mạnh của làng, nhà rông là nơi truyền khí anh hùng cho trai làng chiến đấu. Trung gian giữa quá khứ và hiện tại, nhà rông là nơi truyền bá giá trò văn hóa truyền thống. Nhòp cầu nối giữa hiện tại và tương lai, nhà rông là nơi tiếp nhận những giá trò văn hóa mới… 1.5 Cồng chiêng- hồn thiêng của núi rừng Nếu nói nhà rông là hồn của làng thì cồng chiêng là hồn thiêng của núi rừng Tây Nguyên. Không thể hình dung được con người Tây Nguyên, văn hóa Tây Nguyên sẽ như thế nào nếu thiếu cồng chiêng. Làm sao có thể tái hiện được “không khí” Tây Nguyên nếu không nói đến cồng chiêng? Nó là diện mạo văn hóa nổi bật của từng tộc người và của cả Tây Nguyên. Người Tây Nguyên thiếu cồng chiêng như cá thiếu nước, cây thiếu rừng, như sự vui mừng thiếu ché rượu…Có thể nói, âm thanh cồng chiêng đã ăn vào máu thòt của người Tây Nguyên. Dẫu sự biến đổi văn hóa có mạnh mẽ đến thế nào đi chăng nữa thì trong tiềm thức của họ, cồng chiêng vẫn như ngọn lửa nhà rông cứ âm ỉ cháy. 9 1.6 Lửa trong đời sống Tây Nguyên Làng, nhà rông, cồng chiêng sẽ không có sự sống và sức sống nếu thiếu lửa. Sự cộng hưởng kỳ diệu giữa ngọn lửa và cồng chiêng giống như sự cộng hưởng kỳ diệu giữa hùng vó thác nước và oai linh rừng già, giữa đàn và bà và rượu cần Tây Nguyên trường tồn cùng ngọn lửa, bất khuất với ngọn lửa, thắm tình bên ngọn lửa. Thiếu lửa và rừng già con người Tây Nguyên sẽ nhạt nhòa sức sống. Ngọn lửa âm ỉ cháy mãi trong bếp của từng nhà là sự sống hiện diện, bập bùng khi sáng khi tối là thần linh khi ẩn khi hiện trong những đêm kể chuyện ở nhà rông. Ngọn lửa bập bùng trên sân nhà rông là trung tâm của những vòng xoan mê đắm và những chế rượu sóng sánh niềm yêu… Lửa cháy là sự sống vónh hằng của người Tây Nguyên. 1.7 Bến nước, báu vật của buôn làng Ở một phương diện nào đó, bến nước đồng nghóa với làng. Người Tây Nguyên nói làng là những người cùng uống chung một nguồn nước. Xa làng là xa bến nước, nhớ làng là nhớ bến nước, về làng là về với bến nước, làm lễ Pơthi là để người ta vónh biệt bến nước…Con suối chảy qua làng hay giọt nước đầu làng là tặng phẩm của rừng già cho con người, nó được chắt ra từ sự tinh túy của rừng để đem đến sự sống tốt đẹp cho con người. Từ bến nước, con người Tây Nguyên đã tạo dựng trong làng một cuộc sống “mát rượi” tình người. Đó là tình yêu lứa đôi nảy nở trên bến nước mỗi lúc chiều về hay những đêm trăng sáng; đó là những câu hát giao duyên có tiếng nước làm nhạc đệm. Đó là tình làng được bến nước vỗ về từ thû ấu thơ và được rửa sạch bụi ẩn của thời gian trong suốt một đời người; đó là những đêm kể khan mênh mang đêm tối được tiếng suối lanh tanh hòa điệu. Bến nước lặn vào sâu thẳm tình người. 1.8 Rượu can, chất men của nghóa tình Đối với người Tây Nguyên, không có gì thú vò hơn là ngồi uống rượu cần bên đống lửa. Lửa và rượu cần đã trở thành người bạn song hành trong mọi cuộc vui, 10 [...]... 1 Con người với văn hóa, văn học Trên bình diện chung, văn hóa và con người khá thống nhất với nhau Nếu nói văn hóa là toàn bộ những sáng tạo có giá trò của con người, thì ở đây con người và văn hóa dường như là một Con người xuất hiện lúc nào thì văn hóa xuất hiện lúc ấy Trong quá trình sống của mình, con người luôn sáng tạo các giá trò văn hóa, và theo thời gian, văn hóa đã bao trùm lên đời sống con. .. thời gian, văn hóa đã bao trùm lên đời sống con người đến độ khó có thể tách rời nhau Không như văn hóa với con người, con người với văn học có phần dễ nhận diện hơn Văn hóa, văn học đều là sản phẩm có ý thức của con người Cũng như văn hóa, văn học ra đời nhằm đưa con người lên một bước tiến mới trên hành trình làm người, để con người được là người hơn Con người vừa là chủ thể sáng tạo thẩm mỹ vừa là... trai Tây Nguyên như ngọn núi, tảng đá rắn chắc và vũng chãi Họ mang theo vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên 2.3 Con người nhân ái, nghóa tình Các tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên đã đem đến cho người đọc những cảm nhận về vẻ đẹp hình thức của người Tây Nguyên, đó là một điều cần thiết Song, cái quan trọng là thông qua vẻ đẹp hình thức đó, các nhà văn đã khẳng đònh phẩm chất cao q của con người Tây Nguyên. .. tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên chính là sự ca ngợi nền văn hóa nhiều sắc màu, ca ngợi con người trung dũng kiên cường trong chiến đấu, ân tình chủng thủy trong đời thường Để hiểu rõ hơn vẻ đẹp con người Tây Nguyên, ngoài việc phản ánh những sinh hoạt văn hóa, các nhà văn đặc biệt chú ý đến việc khắc họa tính cách con người Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người Tây Nguyên đã... nhà văn là người bản đòa, các nhà văn khác đã yêu Tây Nguyên như chính quê hương mình, đã yêu con người Tây Nguyên như chính những người ruột thòt của mình, đặc biệt là Nguyên Ngọc và Trung Trung Đỉnh Chính tình yêu đó mà họ đã làm nên những tác phẩm có sức sống dài lâu trong lòng độc giả Những tác phẩm đã góp phần quảng bá và lưu giữ các giá trò văn hóa cũng như phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên. .. gian căng thẳng của giây phút hệ trọng v.v…Không gian và thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên mang nhiều giá trò biểu hiện và ý nghóa khác nhau, trong đó yếu tố thể hiện giá trò văn hóa hóa và tính cách con người Tây Nguyên đã chi phối mạnh mẽ cách tạo dựng của nhà văn 3.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Văn xuôi Tây Nguyên so với các vùng miền khác đã có được một diện mạo... hoạt văn hóa, mà còn là một cái gì hơn thế nhiều Người Tây Nguyên không phải “kể” sử thi Đơn giản và sâu xa nhiều, họ “sống” sử thi Sử thi là đời sống của họ, một đời sống khác, một đời sống thứ hai, thậm chí nhiều hơn nữa, xa hơn nữa, sâu hơn nữa…lạ lùng và kỳ diệu Có thể nói, kể khan là một đời sống kỳ diệu của con người, của rừng già và màn đêm Tây Nguyên 13 CHƯƠNG 2 CON NGƯỜI TÂY NGUYÊN TRONG VĂN... khảo cổ học gần đây đã cho thấy rằng Tây Nguyên có một bề dày văn hóa hàng nghìn năm Bề dày văn hóa ấy thể hiện trước hết ở kho tàng văn học truyền miệng với nhiều thể loại, thể hiện ở các loại hình nghệ thuật vật thể và phi vật thể Văn học viết Tây Nguyên nói chung, văn xuôi nói riêng được nuôi dưỡng trong bầu sữa văn hóa dồi dào ấy 2 Tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên dẫu không nhiều về số lượng... phản ánh tương đối đầy đủ diện mạo văn hóa Tây Nguyên Bằng sự gắn bó sâu sắc của mình với Tây Nguyên, các tác giả đã vẽ nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc mới lạ, độc đáo Nói chung, văn hóa Tây Nguyên không chỉ làm người đọc ngạc nhiên mà còn giật mình Giật mình vì nó giúp ta khám phá ra chính mình, giật mình vì nhận ra nhiều giá trò nhân văn cao đẹp từ nền văn hóa núi rừng, nhận ra biết bao nhiêu... nói của người Kinh để làm nổi bật đặc điểm văn hóa và con người các dân tộc Tây Nguyên, vì vậy nhà văn phải dùng chính cách nói, cách phát âm của người bản đòa 3.4.2 Các biện pháp tu từ Trong tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên, các biện pháp tu từ được sử dụng khá phong phú như so sánh, nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ, ngoa dụ Trong có hai biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất là so sánh và nhân hóa vì . người với văn hóa, văn học Trên bình diện chung, văn hóa và con người khá thống nhất với nhau. Nếu nói văn hóa là toàn bộ những sáng tạo có giá trò của con người, thì ở đây con người và văn hóa dường. Không như văn hóa với con người, con người với văn học có phần dễ nhận diện hơn. Văn hóa, văn học đều là sản phẩm có ý thức của con người. Cũng như văn hóa, văn học ra đời nhằm đưa con người lên. đáo của văn hóa, văn học Tây Nguyên trong bức tranh chung của văn hóa dân tộc. Qua đó có thể giúp cho mọi người hiểu và yêu mến hơn một vùng đất kỳ ảo Tây Nguyên. Nghiên cứu văn hóa và con người

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

    • 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan