truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa

12 1.1K 4
truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc được xem là hai nhà văn tiêu biu của Nam Bộ sau 1945, sau thời kỳ của những nhà văn như Hồ Biu Chánh, Phi Vân Giá trị tác phẩm của hai nhà văn này được nhiều người nhìn nhận qua việc phần lớn những tác phẩm đó phản ánh chân thực hình ảnh thiên nhiên và con người nơi đây, hòa nhập làm thành một gương mặt văn học mới ở vùng đất phương Nam. Sơn Nam viết về miền Tây Nam Bộ, Bình Nguyên Lộc viết về miền Đông Nam Bộ, tác phẩm của hai nhà văn này đã đưa người đọc trở về với thời những lưu dân Việt đi mở đất phương Nam với những nét độc đáo của riêng Nam Bộ. Xưa nay, có một số công trình nghiên cứu riêng về Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc nhưng chưa đặt chung hai tác giả này dưới góc nhìn văn hóa. Việc nghiên cứu hai nhà văn này trong thế đối sánh không những chỉ ra phong cách của từng người mà còn cho thấy sự khác nhau giữa hai vùng văn hóa miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Công trình không những chỉ ra những giá trị văn học đặc sắc của của truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hoá mà còn chỉ ra những đóng góp của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc cho văn học và văn hóa Nam Bộ. Trong quá trình viết về truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hoá, người viết có liên hệ các tác phẩm của Nam Cao, Ngô Tất Tố đ qua đó làm rõ những sắc thái văn hoá Nam Bộ. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về Sơn Nam, trước 1975, chủ yếu là ở miền Nam, có một số bài viết của những tác giả như Tạ Tỵ, Nguiễn Ngu Í… Sau 1975, Sơn Nam được nghiên cứu ngày càng nhiều hơn, Hương rừng Cà Mau là tác phẩm được nói đến nhiều nhất (có truyện Bắt cá sấu rừng U Minh Hạ được đưa vào sách giáo khoa lớp 12). Phần lớn những bài viết về Sơn Nam là những bài báo đưa tin, cảm nhận, lời giới thiệu sách hoặc hồi ký của các văn nghệ sĩ. Tiêu biu là các bài viết của Lê Minh Đức (1987), Võ Phiến (1994), Viễn Phương (1997), Hoàng Phủ Ngọc Tường (1998), Nguyễn Mạnh Trinh (2008), Trần Hữu Dũng (2009), Nguyễn Trọng Tín (2010), Nguyễn Trung Quốc (2010)… Tên tuổi Sơn Nam được nói đến một cách trang trọng trong Từ điển văn học (mục từ Sơn Nam do Trần Hữu Tá viết), Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam (Bùi Đức Tịnh), Bình văn (Văn Giá…), Tâm tình văn nghệ sĩ (Lê Phương Chi), Tiếng vọng những mùa qua (Nguyễn Thị Thanh Xuân)… Sơn Nam được xem là nhà “Nam Bộ học” (Huỳnh Công Tín), “dề lục bình Nam Bộ” (Trần Mạnh Hảo), “người đánh đàn độc huyền kể chuyện Nam Bộ” (Hoài Anh)… Ngoài ra, còn có khá nhiều luận văn về Sơn Nam, tiêu biu như: Đặc đim truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 – 1975 (Lê Thị Thùy Trang), Văn hóa và con người Nam Bộ trong truyện Sơn Nam (Đinh Thị Thanh Thủy)… Lúc nhà văn Sơn Nam qua đời, có rất nhiều bài báo viết về ông… Nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc, trước 1975, có các bài viết của những tác giả như Nguiễn Ngu Í, Nguyễn Hiến Lê, Phương Thảo, Bàng Bá Lân, Lê Phương Chi, Nguyễn Nam Anh, Trần Văn Nam, Cao Huy Khanh… Tác phẩm của Bình Nguyên Lộc từng đoạt giải thưởng trong nước, được đưa vào sách giáo khoa trung học, gây được sự chú ý của dư luận. 1 Sau 1975, tên tuổi của Bình Nguyên Lộc lắng xuống, mãi đến sau thời kỳ Đổi mới, tên tuổi của ông một lần nữa, lại được khẳng định. Các nhà văn Viễn Phương, Trang Thế Hy, Nguyễn Mẫn, Thanh Việt Thanh, và các nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá, Nguyễn Q. Thắng … đánh giá cao sở trường truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. Nguyễn Q. Thắng có khá nhiều công trình tuyn chọn, phê bình tác phẩm của nhà văn này, đặc biệt là bộ Tuyển tập Bình Nguyên Lộc ( 4 cuốn) với nhiều truyện dài và truyện ngắn tiêu biu của Bình Nguyên Lộc và cuốn “Bình Nguyên Lộc với hương gió Đồng Nai” (2010)… Nhìn chung, hơn nửa thế kỷ qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hai nhà văn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc. Phần lớn các bài viết khẳng định một trong những nét đặc sắc trong sáng tác của hai ông là chất văn hóa Nam Bộ. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và liên hợp về hai nhà văn này từ góc nhìn văn hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những giá trị của văn hóa Nam Bộ qua tác phẩm văn học. Phạm vi khảo sát của luận án là những truyện ngắn của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, nhất là những tác phẩm viết về thiên nhiên và con người Nam Bộ. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau: -Phương pháp tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa -Phương pháp thi pháp học -Phương pháp hệ thống -Phương pháp so sánh -Phương pháp lịch sử - xã hội 5. Đóng góp của luận án Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị của truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hoá. Mặt khác, luận án cũng chứng minh những đóng góp của hai nhà văn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc cho văn học và văn hóa Nam Bộ. Việc tiếp cận văn hóa từ tác phẩm văn học và trong cái nhìn so sánh là một vấn đề tương đối mới mẻ. Hy vọng luận án sẽ đem đến cho người đọc một cái nhìn mới về truyện ngắn của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, qua đó thêm yêu quí và hiu hơn những tác phẩm của hai tác giả này qua hình ảnh thiên nhiên và con người Nam Bộ được th hiện trong tác phẩm. 6. Kết cấu luận án Luận án gồm có 195 trang, ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm bốn chương: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc với không gian văn hóa Nam Bộ Chương 3. Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc với thời gian văn hóa Nam Bộ Chương 4. Con người Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc 2 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quan hệ văn học – văn hóa và hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa học Văn hóa là những giá trị do con người tạo ra, trong đó có văn học. Tác phẩm văn học được sinh ra từ cội nguồn văn hóa và trong một chừng mực nào đấy, có tác động trở lại với mảnh đất sinh thành nó. Một trong những chức năng cơ bản của văn học là lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc. Từ đây, nảy sinh hai xu hướng: nghiên cứu văn hóa tác phẩm văn học và tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa. 1.1.2. Văn hóa vùng và vùng văn hóa Nam Bộ Về không gian văn hóa: vùng văn hóa Nam Bộ chia làm hai khu vực: miền Đông và miền Tây. Nét nổi bật về địa lý của Nam Bộ là địa hình sông nước chằng chịt, có mùa nước nổi, khí hậu chia hai mùa mưa nắng rõ rệt. Người dân ở đây được thiên nhiên ưu đãi, đồng ruộng bạt ngàn, sản vật dồi dào… Về thời gian văn hóa: ở Nam Bộ từng tồn tại một nền văn hóa (Óc Eo) của vương quốc Phù Nam nhưng ngày nay không còn lại dấu vết đáng k nào. Những lưu dân người Việt đã mang văn hóa từ miền ngoài vào đây và cải biến nó liên tục trong suốt hơn ba trăm năm qua đ có th thích nghi với vùng đất mới Nam Bộ. Văn hóa Việt ở Nam Bộ có ba lớp cơ bản: lớp mở đất, lớp giữ đất và lớp hội nhập quốc tế. Về chủ th văn hóa: Chủ nhân chính của vùng đất Nam Bộ hiện nay là người Việt. Ngoài ra còn có các tộc người khác cùng sống chung như Khmer, Chăm, Stiêng, Mạ, Chơ ro… Theo sau người Việt, còn có người Hoa. Ngoài ra, người Pháp và người Mỹ cũng đã từng sống trên vùng đất đa văn hóa này trong một thời gian dài. Các thành tố văn hóa Nam Bộ: Về nhận thức, người Nam Bộ rất coi trọng tín ngưỡng, thích triết lý sống quân bình, chan hòa với thiên nhiên. Về tổ chức cộng đồng, họ sống theo làng xã nhưng cơ cấu lỏng lẻo, rộng mở, thích xê dịch. Về ứng xử với môi trường tự nhiên, người Nam Bộ rất tôn trọng và sống hòa đồng với thiên nhiên, họ biết linh hoạt ứng xử với điều kiện sông nước. Về ứng xử với môi trường xã hội, người Nam Bộ thích dung hòa, bộc trực, hiếu khách, luôn tiếp thu cái mới đ tiến bộ. 1.2. Nhà văn Sơn Nam với văn hóa Nam Bộ 1.2.1. Vài nét về cuộc đời nhà văn Sơn Nam Sơn Nam (1926 – 2008), quê Rạch Giá, học trung học ở Cần Thơ, tham gia kháng chiến chống Pháp, làm cán bộ văn nghệ ở ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Kỳ. Sau 1954, ông về Sài Gòn làm báo, viết văn, suốt cuộc đời, sống giản dị, được đồng nghiệp quí mến, bạn đọc đánh giá cao nhân cách và sự nghiệp của ông. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Sơn Nam Sơn Nam xây dựng một sự nghiệp văn học rất đồ sộ, có khoảng 30 cuốn biên khảo, 10 cuốn tiu thuyết và khoảng 300 truyện ngắn. Phần lớn tác phẩm của ông nói về văn hóa và con người Nam Bộ, nổi tiếng nhất là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau. Sơn Nam không chỉ là một nhà văn lớn mà còn là là một nhà văn hoá học chuyên tâm viết về Nam Bộ. 1.3. Nhà văn Bình Nguyên Lộc với văn hóa Nam Bộ 1.3.1. Vài nét về cuộc đời nhà văn Bình Nguyên Lộc 3 Bình Nguyên Lộc (1914 – 1987), quê Biên Hòa, học xong trung học, ông đi làm nhân viên hành chính nhưng sau đó nghỉ và về dưỡng bệnh ở Bình Dương. Sau đó chuyn về Sài Gòn làm báo, chủ nhiệm tờ Vui sống và cộng tác chặt chẽ với nhiều tờ báo lớn. Từ 1985, ông sang định cư ở Hoa Kỳ và mất tại đây. 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác của Bình Nguyên Lộc Bình Nguyên Lộc sáng tác rất sớm, từ trước 1945, và trở thành một trong những cây bút chủ lực của văn xuôi miền Nam trước 1975. Ông có khoảng 50 tiu thuyết, hơn 1000 truyện ngắn và 4 cuốn biên khảo. Cuốn Đò dọc được trao giải Nhất văn chương quốc gia 1959 – 1960. Phần lớn tác phẩm của Bình Nguyên Lộc nói về văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa miền Đông Nam Bộ. 1.4. Sơn Nam – Bình Nguyên Lộc từ góc nhìn so sánh Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc là hai nhà văn sống và sáng tác ở Nam Bộ nhưng bên cạnh những nét giống nhau, họ cũng có nhiều nét khác biệt. Sơn Nam chủ yếu viết về đất và người miền Tây còn Bình Nguyên Lộc viết rất nhiều về đất và người miền Đông. Cả hai người cùng sáng tác văn chương, viết biên khảo và cùng viết về làng quê Nam Bộ với nỗi nhớ thương da diết. Cả hai đều có ý thức dùng văn chương đ tái hiện quá trình mở đất và giữ đất, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng Sơn Nam chỉ làm điều đó bằng th loại truyện ngắn, trong khi Bình Nguyên Lộc thành công ở hai th loại truyện ngắn và tiu thuyết. Sơn Nam thường miêu tả những nét gân guốc của người miền Tây thời mở cõi, còn Bình Nguyên Lộc thường miêu tả quá trình giữ đất của người nông dân miền Đông trước sự cám dỗ của ánh sáng văn minh đô thị. Giọng văn của Sơn Nam có vẻ mộc mạc, “bình dân” hơn giọng văn của Bình Nguyên Lộc. Bù lại, chi tiết, cốt truyện của Sơn Nam kỳ thú hơn Bình Nguyên Lộc. Sơn Nam thường dùng giọng văn hóm hỉnh với mọi đối tượng nhưng Bình Nguyên Lộc chỉ dùng giọng văn này với con người đô thị. Nhân vật của Bình Nguyên Lộc có đời sống nội tâm phong phú hơn nhân vật của Sơn Nam. Hai nhà văn với hai cá tính sáng tác khác nhau đã cho thấy sự đa dạng trong văn hóa Nam Bộ. CHƯƠNG 2 TRUYỆN NGẮN SƠN NAM VÀ BÌNH NGUYÊN LỘC VỚI KHÔNG GIAN VĂN HÓA NAM BỘ 2.1. Miền đất mới Nam Bộ vừa hoang sơ đầy thử thách vừa phong nhiêu đầy hứa hẹn trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc 2.1.1. Bình Nguyên Lộc với Đông Nam Bộ, nơi những lưu dân đầu tiên dừng bước Trước khi người Việt đặt chân đến, vùng đất Nam Bộ rất hoang vu, him trở. Ban đầu những lưu dân “sống nghề săn bắn y như thời thượng cổ ” Thế quân bình trong thiên nhiên). Rồi họ trồng trọt nhưng “mùa màng mất sạch trong một hai đêm ” bởi heo rừng, khỉ, chim… Cảnh nghèo khó lại thêm bệnh tật liên miên luôn hành hạ những cư dân đầu tiên trên vùng đất miền Đông. Trên mảnh đất này, thiên nhiên là kho dự trữ thức ăn hào phóng và vô tận: “Mỗi mùa, một nông dân trong một làng quê hứng cá cả thúng giạ cá lạc mạ, tức là hằng mấy trăm ngàn con”. (Bám níu). Đất miền Đông còn thích hợp đ trồng cây cao su, 4 đem lại một nguồn lợi lớn cho người dân nơi đây: “Rừng cao su dày mịt hai bên đường đuổi cả nắng ở đây không còn sót giọt nào” (Tre phải tàn) 2.1.2. Sơn Nam với Tây Nam Bộ, miền đất xa xôi cuối cùng của đất nước Sơn Nam chủ yếu miêu tả những khó khăn của đoàn người khai khẩn miền Tây. Cọp và cá sấu là hai kẻ thù đáng sợ nhất của người dân (Hát bội giữa rừng). Ngoài ra, muỗi mòng, rắn rít…cũng gây khó khăn không ít. Vào “Mùa len trâu”, đồng bằng sông Cửu Long ngập nước, đi lại khó khăn, mùa màng thất bát, bệnh dịch phát sinh… Thiên nhiên rất ưu đãi người dân miền Tây, nhất là khi cuộc sống đã ổn định, người ta có th “làm chơi, ăn thiệt” “tha hồ ăn xài suốt tháng”. Ruộng đất phì nhiêu, có sẵn “lúa trời”, rau cỏ cũng nhiều, chim chóc bạt ngàn, cá tôm vô k, quanh năm có th “ăn rùa, ăn rắn trừ cơm”. Nhờ nguồn lợi “trời cho” rất phong phú, người dân Nam Bộ cũng sinh ra những cách chế biến thức ăn đ dành khi ăn không hết hoặc bán sang các vùng khác. 2.2. Hai vùng Tây và Đông Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc 2.2.1. Sơn Nam với sông nước miền Tây Trong truyện Sơn Nam, sông rạch mênh mông, người ta cất nhà dọc bờ sông, chủ yếu đi lại bằng ghe xuồng. “Ngã năm, ngã bảy rộng rãi, ghe xuồng đậu ken nhau (…) nhiều người bày ra hình thức mua bán lưu động” (Bến Nghé xưa). Sông nước miền Tây đã làm nảy sinh ra chợ nổi, điệu hò trên sông nước và những mối tình lãng mạn của khách giang hồ (Con Bảy đưa đò…). Vào mùa nước nổi ở miền Tây, “nước chạy dài đến chân trời, không bờ bến”. Người ta đã quen với ứng phó với mùa nước nổi, nước lụt gây nhiều khó khăn nhưng cũng mang đến nhiều nguồn lợi như lượng phù sa và nhất là cá tôm, thậm chí, làm cho đất và người sinh sôi nảy nở, trưởng thành hơn sau mùa nước nổi. Mùa khô, người dân miền Tây cũng ít bị ảnh hưởng, thậm chí, đôi khi còn có lợi: “Mùa khô, đìa cạn nước, cá gom lại nổi đầu khít rịt như trái mù u rụng” (Cá nước, chim trời). 2.2.2. Bình Nguyên Lộc với đất và nước miền Đông Truyện của Bình Nguyên Lộc thường đưa ta về những xóm làng heo hút cạnh bờ rừng ở miền Đông Nam Bộ. Người dân miền Đông dùng ghe xuồng chở hàng hóa và gỗ cát đi bán, chờ lúc mưa to là “mặt sông Đồng Nai dâng lên cao, bè thả xuống Sài Gòn dễ dàng mà không tốn một đồng xu xăng” ( Bè luột). Miền Đông ít sông nước nên bị thiệt hại khá nhiều vào mùa nắng, “mùa khô thiếu nước, làm ruộng không được”, “Mỗi năm họ chịu cực ba tháng chở nước sông bằng xe bò”. Những mảnh đất khô cằn đầy cỏ cháy đã không giữ lại được những thanh niên bỏ quê lên phố. Bình Nguyên Lộc miêu tả sinh động những cơn mưa rừng dai dẳng ở miền Đông và những con đường ngập nước ở Sài Gòn. 2.3. Ứng xử hòa hợp với tự nhiên của con người Nam Bộ qua truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc 2.3.1. Lẽ sống “tự nhiên nhi nhiên” trong truyện ngắn Sơn Nam Người miền Tây rất linh hoạt trong ứng xử với tự nhiên. Họ thích cất nhà ven sông đ dễ dàng đi lại, mua bán… Họ nắm được qui luật tương giao giữa trời và đất, người và vật, biết “bệnh ở đâu thì thuốc ở đó (Cao khỉ U Minh). Gặp xứ sở “muỗi như sáo thổi”, cứ tối là họ rúc trong mùng tâm sự với vợ và… phát trin dân số. Khi cần thiết thì họ giết cọp và cá sấu nhưng khi giết xong thì lập miếu thờ (Sông Gành Hào). Đó là cách ứng xử có văn hóa với môi trường tự nhiên. 5 2.3.2. Tình tri kỷ giữa con người và thiên nhiên trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc Từ thuở mới đặt chân lên đất Nam Bộ, người dân đã học được những phép ứng xử thân thiện với tự nhiên. Họ đổ mồ hôi trên trên mảnh đất này và không muốn xa rời nó. Họ “ghiền hửi mùi đất xông lên sau mấy trận mưa đầu mùa”. Họ tin rằng “đất có đời sống, có linh hồn, hễ nơi nào nhiều sinh khí thì đất có nước và phì nhiêu” ( Bình Nguyên Lộc). 2.4. Nghệ thuật thể hiện không gian văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc 2.4.1. Những câu chuyện mang phong vị dân gian của Sơn Nam - “ông già Nam Bộ” Về nghệ thuật, truyện Sơn Nam mang tính dí dỏm và làm ta liên tưởng đến truyện cười Bác Ba Phi. Có nhiều chỗ, Sơn Nam không ngại dùng lối nói phóng đại mà người đọc vẫn tưởng thật do thiên nhiên miền Tây quá phong phú, kỳ lạ. Ta có th thấy nhiều chi tiết “Nói dóc có căn cứ” trong: Ông già xay lúa, Người mù giăng câu, Hát bội giữa rừng Bác Ba Phi và Sơn Nam đều có cách k chuyện mang phong cách dân gian, hình ảnh thiên nhiên miền Tây Nam Bộ trong tác phẩm đều gây nhiều ấn tượng với người đọc. Điều đọng lại trong lòng người đọc khi xem, dù truyện cười hay truyện ngắn, chính là tấm lòng thiết tha của Bác Ba Phi và Sơn Nam với vùng đất cực Nam này 2.4.2. Cảm quan tinh tế của Bình Nguyên Lộc – người con xứ Đồng Nai Bình Nguyên Lộc lại đi sâu vào miêu tả phát hiện những sự việc đời thường bằng một cảm quan tinh tế. Ông khắc họa rất thành công những bức tranh sống động của rừng miền Đông trên nhiều phương diện âm thanh, mùi vị, màu sắc. Ông có nhiều truyện miêu tả rất hay cái mùi đất đ cho thấy sự gắn bó máu thịt giữa đất và người miền Đông (Đất không chết, Thèm mùi đất ). CHƯƠNG 3 TRUYỆN NGẮN SƠN NAM VÀ BÌNH NGUYÊN LỘC VỚI THỜI GIAN VĂN HÓA NAM BỘ 3.1. Nam Bộ thời khẩn hoang trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc 3.1.1. Trong tác phẩm Bình Nguyên Lộc: Niềm hoài hương, hoài cổ “bám níu” “cuống rún chưa lìa” Chúng ta có th tìm hiu văn hóa Nam Bộ qua dòng thời gian lịch sử, tính từ khi những lưu dân Việt đầu tiên đặt chân đến miền Đông. Những thế hệ đầu tiên phải tốn biết bao nhiều mồ hôi, xương máu đ tạo dựng ra những làng mạc trù phú (Tre phải tàn) Một số tiếp tục dấn thân vào miền Hậu Giang chưa có dấu chân người, chấp nhận hy sinh làm cây mắm, cây đước ( Rừng mắm ) đ con cháu có trái ngọt mà ăn. Số khác bỏ quê đi theo tiếng gọi của “Hòn ngọc Viễn Đông”. Truyện của Bình Nguyên Lộc thường mang tâm sự “bám níu”, “cuống rún chưa lìa”. Họ bám lấy “Những ngôi mả tổ”, nơi lưu giữ bóng dáng tổ tiên, bất chấp cuộc sống đói nghèo, cay đắng. Họ quyết giữ thanh niên ở lại làng, không cho lên phố (Ma ném đá). Nội dung giữ đất, bảo tồn 6 văn hóa thường xuất hiện trong văn Bình Nguyên Lộc, bởi chỉ có miền Đông mới đứng trước sự cám dỗ ghê người của văn minh đô thị. 3.1.2. Trong tác phẩm Sơn Nam: “Vạch một chân trời” tìm kiếm tương lai Nếu như truyện của Bình Nguyên Lộc thường nói về vấn đề giữ đất thì truyện của Sơn Nam thường nói về công cuộc mở đất của lưu dân Việt. Họ “Vạch một chân trời” rồi đi mãi, năm nay ở vàm này, năm sau ở rạch khác. Thấy chỗ nào thuận lợi thì dừng lại, thấy chưa thích hợp thì đi tiếp. Họ đi vì bất mãn, đ trốn nợ, đ tìm hạnh phúc, đ tìm một “miếng đất nhỏ nhưng là của mình làm chủ”, không phải cống nộp cho ai. Hành trình phiêu bạt của người dân miền Tây không chỉ vì miếng cơn manh áo mà còn là cuộc hành trình đi tìm chốn tự do (Hòn Cổ Tron). 3.2. Nam Bộ thời giao lưu, tiếp xúc với phương Tây trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc 3.2.1. Sơn Nam: Đau buồn trước sự xâm lăng của thực dân Pháp Sơn Nam miêu tả cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam qua những nhân vật như ông Sáu Bộ, ông Từ Thông, Lục cụ Tăng Liên…. Ông đã khắc họa thành công nhiều anh hùng sẵn sàng xả thân vì nước và những quần chúng cách mạng đã nhiệt tình cưu mang giúp đỡ cách mạng rất hào phóng theo phong cách Nam Bộ. Qua đó, ta cũng thấy bóng dáng của nhà văn – chiến sĩ Sơn Nam, một con người giàu cảm xúc và thường trăn trở về vận mệnh đất nước. 3.2.2. Bình Nguyên Lộc: Trầm ngâm trước những biến đổi do chiến tranh và quá trình đô thị hóa Nam Bộ thời Mỹ đến Bình Nguyên Lộc ít viết về chiến tranh nhưng ông lại quan tâm đến sự biến đổi của văn hóa dân tộc trước sự xâm nhập của văn hóa phương Tây. Mảnh đất Đồng Nai nằm gần “Hòn ngọc Viễn Đông” nên tốc độ đô thị hóa diễn ra rất mau lẹ. Truyện Tre phải tàn miêu tả sự khác biệt về lối sống của một gia đình gồm nhiều thế hệ. Qua đó, bộc lộ sự suy tư trăn trở của tác giả về sự sàng lọc, hội nhập văn hóa Việt Nam thời hiện đại. 3.3. Ứng xử của con người Nam Bộ dung hợp với môi trường xã hội qua truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc 3.3.1. Hòa nhập văn hóa Việt - Khmer - Hoa - Chăm Tác phẩm Sơn Nam thường nói lên sự gắn bó các dân tộc trên nền tảng những giá trị văn hóa. Ông thường miêu tả sự giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Việt – Miên ở miền Tây. Các tác phẩm Chuyện con mèo, Hát bội giữa rừng… k về việc hợp tác làm ăn, tương trợ giữa hai dân tộc. Người Việt tiếp thu nhiều từ ngữ và địa danh Khmer như Cà Mau, Sóc Trăng, Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng…Họ cũng học hỏi người Khmer kỹ thuật cấy lúa “lò bom”, sử dụng chiếc nóp, cái cà ràng…trong đời sống hàng ngày. Cả hai cùng tổ chức nhiều lễ hội văn hóa chung. Tác phẩm Bình Nguyên Lộc miêu tả từ sự xung đột đến những cảm thông, cộng tác trong quá trình tiếp xúc giữa những lưu dân Việt đầu tiên với người Hời ở miền Đông Nam Bộ. Buổi ban đầu, sự va chạm giữa hai dân tộc có nhiều nỗi buồn (Bà Mọi hú) nhưng về sau lại có nhiều niềm vui (Cô Hời bán thuốc). Ở lưu vực sông Đồng Nai, người Việt còn chung sống đoàn kết với các dân tộc Mạ, Stiêng, Chu ru… Cả Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc đều có nhiều tác phẩm hay dựng lên chân dung của người Hoa ở Nam Bộ: Lữ Bất Vi nguyên tử, Ông Bang cà ròn, Pì pế hán Phần lớn họ giỏi buôn bán, làm thủ công, mỹ nghệ. Người Hoa cũng mang đến nền văn hóa độc đáo và “đã tô lên một góc Sài Gòn một biệt sắc riêng”. Sự giao lưu văn hóa Việt – 7 Hoa diễn ra rất tự nhiên và ảnh hưởng qua lại rất sâu sắc, họ sống chung “lai bậy hết, thét rồi không còn biết ai là Trung Hoa, ai là An Nam nữa” (Lò chén Chòm Sao). 3.3.2. Tiếp biến ảnh hưởng văn minh Phương Tây, đồng thời gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc Truyện của Sơn Nam thường viết về các cuộc giao lưu của người miền Tây với văn hóa Pháp. Nhất là trong tầng lớp trí thức, quan chức và dân thành thị. Người Pháp đã làm cho bộ mặt vùng sông nước miền Tây có nhiều thay đổi lớn về giao thông vận tải, khoa học giáo dục, ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục… Nhiều người dân đã biết vận dụng thành tựu khoa học phương Tây đ chế tạo những sản phẩm mang đặc trưng của Việt Nam (Bác vật xà bông ) Bình Nguyên Lộc thường viết về sự ảnh hưởng của văn hóa Mỹ ở miền Đông (Xe lửa Mỹ bung vành, Săn cọp Đồng Nai…). Nền văn minh vật chất đã lôi cuốn nhiều cô bỏ quê lên phố học Ăng Lê, uốn tóc phi dê, mang giày cao gót làm nữ chiêu đãi trong hiệu sang trọng và lấy Mỹ kiều. Một số chạy theo ái tình thực dụng, làm vợ bé cho các đại gia lắm tiền (Ngõ hẻm vợ bé). Tuy nhiên, cũng có một số người muốn Về làng cũ đ tìm sự yên tĩnh của tâm hồn. Nhiều giá trị văn hóa phương Tây đã được tiếp biến, tạo thành những nét mang bản sắc Việt Nam. 3.4. Nghệ thuật thể hiện thời gian văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc 3.4.1. Dấu ấn sự giao thoa sắc thái các địa phương, các chủng tộc qua bút pháp, văn phong của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc Đ tạo không khí cho câu chuyện, hai nhà văn đã sử dụng lớp từ ngữ hội thoại của từng dân tộc. Ta bắt gặp trong truyện của Sơn Nam nhiều từ ngữ có nguồn gốc Khmer như: xà rông, cà ràng, cần xé, cù nèo, mắm bồ hóc, cà ròn, cà om, thốt nốt, vàm, cá linh, cá chốt, cá hô… (Ông Bang cà ròn, Ruộng Lò Bom). Ta cũng bắt gặp trong văn Bình Nguyên Lộc nhiều từ ngữ của người Hoa như: hủ tiếu, lẩu, lạp xưởng, thèo lèo, lì xì, xí mụi, tài công, tằng khạo, chạp phô, chánh hẩu, tẩm quất ( Pỳ Pế Hán, Huôi Nhị Tỳ ). Miền Đông là cửa ngõ giao lưu văn hóa của Nam Bộ, từ nước ngoài đến, từ miền Bắc, miền Trung vào. Văn Bình Nguyên Lộc có sự giao thoa hai miền Nam Bắc (Mưa thu nhớ tằm, Cây đào lộn hột ). Ngoài ra, ta còn gặp khá nhiều từ tiếng Anh, nhất là trong Xe lửa Mỹ bung vành. Trong khi đó, văn Sơn Nam “rặt ròng” Nam Bộ và nhìn chung là không sử dụng tiếng Pháp tùy tiện mặc dù có nói tới người Pháp khá nhiều. 3.4.2. Dấu ấn sự tổng hợp Đông - Tây, truyền thống và hiện đại qua bút pháp, văn phong của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc Cả hai nhà văn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc đều từng được đào tạo trong nhà trường Pháp thuộc, bởi vậy, họ tiếp thu khá tốt nền văn minh phương Tây. Khi cả hai bắt đầu sự nghiệp làm báo cũng là lúc miền Nam chuyn sang chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Mỹ. Tuy nhiên, họ vẫn không phải là những nhà văn mất gốc bởi được sinh ra từ nông thôn Nam Bộ, nơi lưu giữ những giá trị truyền thống dân tộc. Sơn Nam sinh trưởng ở miền Tây, nơi mảnh đất hoang sơ vẫn còn giữ nguyên vẹn những giá trị cổ truyền, nhất là văn học dân gian. Bởi vậy, ta thấy bút pháp truyện Sơn Nam có nhiều nét giống truyện Bác Ba Phi. Bình Nguyên Lộc sinh trưởng ở miền Đông, nơi chịu nhiều ảnh hưởng của văn minh đô thị hơn. Bởi vậy, văn phong của ông hiện đại hơn, có sự giao hòa nhiều yếu tố Đông – Tây . 8 CHƯƠNG 4 CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM VÀ BÌNH NGUYÊN LỘC 4.1. Tính cách con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc 4.1.1. Con người trọng nghĩa - hào hiệp Mỗi người Nam Bộ đều có ít nhiều tính cách trọng nghĩa, hào hiệp của Lục Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh. Tính cách này được hình thành từ những ngày đầu khai hoang mở cõi. Do hoàn cảnh khó khăn, nguy him, lưu dân Việt phải nương tựa lẫn nhau, quý trọng nghĩa tình làng xóm, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau lúc hoạn nạn. Nhân vật ông Năm Hên, Tư Đức giết cá sấu cứu người mà không đòi hỏi điều gì. Đến khi “Con sấu cuối cùng” bị hạ cũng là lúc “hiệp sĩ” lẳng lặng ra đi không cần nhận một lời cảm ơn nào. Cái nghĩa của con người có th hình thành trong gian khó hoặc do chung sở thích, hai người xa lạ bỗng trở thành tri kỷ qua cuốn Quốc văn giáo khoa thư. Trong kháng chiến chống Pháp, có rất nhiều gia đình sẵn sàng giúp đỡ những người tản cư. Có bà mẹ bỏ ra 4 lượng vàng đ nuôi bộ đội, đến khi hết tiền túng thì đi vay, mượn rồi buôn thúng bán bưng trả nợ lần hồi (Một bức chân dung). Có ông lão thà chết chứ không chịu tản cư, bỏ đất mà đi (Đảng Cánh buồm đen). Trong truyện Đồng đội, Tư Nết thà chết chứ không chịu mang tiếng bội nghĩa với cách mạng. Tính cách này cũng thấy ở các nhân vật đầu trộm đuôi cướp. Ba Khện (Lương tâm kẻ trộm) thà mất xe bò vừa cướp được đ làm việc thiện. Hai Tước chỉ dẫn cho người khác bí quyết đột nhật vào nhà Bà vợ thứ mười của mình đ xé tờ giấy ghi nợ. Ta cũng gặp những hảo hớn trong Chuyện rừng tràm hết lòng giúp đỡ lẫn nhau lúc hoạn nạn. Hoặc tướng cướp Đảng Cánh buồm đen không hề “xâm phạm tài sản của người chài lưới”. 4.1.2. Con người hiếu khách Thuở mới vào khai phá miền đất hoang vu này, lưu dân Việt sống rất cô đơn nên rất “thèm người”. Họ luôn mơ ước có khách đến chơi mặc dầu nghèo, họ vẫn nấu cơm dư để sẵn sàng mời những người khách đến bất thình lình, sẽ rất vui nếu khách nhận lời ở lại ăn cơm ( Gạo nhà nghèo). Họ có gì thì mời nấy, không sợ khách chê, vì người ta không lấy miếng ăn đ đánh giá đẳng cấp xã hội. Một trong những lý do nữa tạo nên tính hiếu khách của người miền Tây là do thiên nhiên ưu đãi. Họ có th nuôi khách cả tháng trời mà không sợ tốn, miễn là vị khách ấy dễ mến và chịu chơi (Ba kiểu chạy buồm). Nhân vật của Sơn Nam thường đi – về liên tục và thường lặp lại mô típ: một hôm, có một người khách lạ đến làng, tự xưng là… Và cả làng vui vẻ đón rước về nhà. Một kiu bộc lộ lòng hiếu khách rất thường thấy ở người Nam Bộ là mời khách uống rượu. Nhờ uống rượu nhiệt tình mà nhân vật “tôi” dẫn đi tới nhà ông Hai Khị (Cao khỉ U Minh). Qua tiệc rượu, mọi khó khăn, hiu lầm được hóa giải. 4.1.3. Con người chất phác, bộc trực Người Nam Bộ ăn nói rất bộc trực, họ nghĩ sao nói vậy và không dùng lời lẽ văn hoa, rào trước đón sau. Họ thật thà và thẳng tính, không nịnh cúi ai. Bản tính này được th hiện rõ nét trong các truyện ngắn của Sơn Nam. Truyện Bức tranh con heo miêu tả hai vợi chồng từ quê ra phố, thấy bức tranh con heo rất lạ, bà hương trưởng Neo ăn nói bộc trực, không hề che giấu sự lạc hậu của 9 mình: “Ngộ quá! Đem về dán trước cửa nhà. Vui quá! Làm ăn tấn phát, thiệt vậy hả ông?” Hoặc ông Từ Thông được quan tỉnh đưa từ Hòn Cổ Tron về Rạch Giá quản thúc cả năm, đến khi thả ra, ông hỏi rất thành thật: “Ủa, tui bị giam hồi nào ?”. Người Nam Bộ không thích sự quanh co, cầu kỳ. Nghe ông Tây thuyết giảng lòng vòng về các tôn giáo, chú Tư Đức thú thật “Tôi chưa hiểu hai tiếng tín ngưỡng là gì. Tôi tin Trời, tin Phật, thờ cha kính mẹ, quý mến ông già bà cả” (Sông Giành Hào). Có nhân vật trốn nợ sang xứ khác làm ăn, bị tra vấn, anh ta thành thật nói thẳng, không úp mở, che giấu. Hoặc có những người không thích ba hoa mà lấy sự im lặng đ giao tiếp: Anh quen làm thinh cả ngày, nên chỉ nhìn khách chớ không chào hỏi bằng lời hay bằng cử chỉ nào hết (???) 4.1.4. Con người bao dung, độ lượng, cởi mở Sống giữa miền sông nước hoang vu, him trở, người dân Nam Bộ đối đãi nhau bằng tấm lòng, sẵn sàng cưu mang người khác. Trong Một cuộc bể dâu, cha thằng Kìm mất trong mùa nước nổi và được ông bà Hai Tích lo mai táng rất chu đáo, mặc dù trước đó không quen biết. Vì người khác, họ sẵn sàng dám gánh trách nhiệm để cho kẻ khác vui sướng. Người Nam Bộ tuy dễ nổi nóng nhưng không đ bụng lâu. Trong truyện Đóng gông ông thầy Quýt, dân làng sẵn lòng góp gạo nuôi ông Đạo phát cỏ nhưng khi ông bỏ trốn, dân làng giận dữ nhưng cũng nhanh chóng bỏ qua. Thậm chí, khi biết kẻ trộm đã ăn năn hối cải thì dân làng giúp đỡ vốn liếng làm ăn: “Tui cho chú em mướn hai chục công ruộng tốt, hai năm đầu tôi giúp vốn, giúp lúa không ăn lời” (Một vũng máu tầm thường). Người Nam Bộ có tấm lòng cởi mở, “tứ hải giai huynh đệ”. Trên sông nước miền Tây, ta thường thấy cảnh khách đi “quá giang” và được “đối xử bình đẳng, cơm nước như chủ ghe”. Hoặc giúp kẻ lỡ đường vài bữa cơm, cho ngủ nhờ vài đêm là chuyện quá dễ dàng. Họ không coi trọng giàu nghèo, không phân biệt thân sơ, cần biết khách lạ từ đâu tới, miễn khách thật lòng thì họ cũng mở lòng ra với khách. 4.1.5. Con người năng động, sáng tạo Sống trong một môi trường thiên nhiên mới lạ, đa dạng, người Nam Bộ phải năng động, sáng tạo đ thích nghi. Bình Nguyên Lộc giới thiệu cho ta những sáng kiến của người miền Đông về cách thức làm máng xối tre, cái che ép mía, tìm hiu tập quán sinh hoạt của từng loài cá đ biết cách đánh bắt thích hợp, tận dụng nước sông Đồng Nai đ buôn bán… Người dân miền Tây cũng sáng tạo ra nhiều kiu chạy ghe xuồng thích hợp với mỗi loại địa hình kênh rạch (Ba kiểu chạy buồm, Vẹt lục bình). Ta cũng thấy hình ảnh những nông dân mưu trí trong Bắt sấu rừng U Minh, Con heo khịt, Cọp Gò Quao… Họ biết cách nhỏ vài giọt rượu đ câu cá, chế biến cá khô, cá sặt thêm ít dầu ô liu của Tây đ ăn ngon hơn… Hoặc nhanh chóng ăn cắp nghề của ông Bác vật xà bông đ chế tạo ra kiu xà bông riêng rồi đem bán khắp nơi. Truyện của Sơn Nam thường có các nhân vật đến từ một nơi xa, mang tới làng nhiều điều lạ, có khi là một điệu võ (Cây Huê xà) hoặc một kiu cấy lúa lạ (Ruộng Lò Bom)…Truyện Con rắn voi ri k về việc lột da rắn đ xuất khẩu, trong số những sáng kiến tích cực cũng có những sáng kiến tiêu cực do chạy theo lợi nhuận trước mắt nên mất cơ hội làm ăn lâu dài. Bình Nguyên Lộc cũng có khá nhiều truyện k về nhịp sống năng động trong giới thương nhân của “Hòn Ngọc viễn Đông”. 4.2. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc 10 [...]... rừng), Chăm (Cô Hời bán thuốc) KẾT LUẬN Tác phẩm văn học là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc Khi tìm hiểu truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, người ta thấy được hình ảnh thiên nhiên và bóng dáng của người Nam Bộ được tái hiện rõ nét, gây được nhiều ấn tượng với người đọc Truyện ngắn của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc đưa ta về với vùng đất Nam Bộ với không gian thiên nhiên hoang sơ đầy thách... trong cuộc đời và trong tác phẩm của hai ông Truyện ngắn của Sơn Nam và Bình nguyên Lộc đã tái hiện những hình ảnh quen thuộc, gần gũi của Nam Bộ yêu dấu như ngôi làng heo hút với những cánh đồng, những dòng sông, những con suối và những con người thật thà, chất phác, lạc quan yêu đời với tấm lòng rộng mở dù sống ở thôn quê hay nơi thị thành Qua nhiều truyện ngắn, Sơn Nam và Bình nguyên Lộc làm cho người... rốp” 4.2.2 Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc Tính cách nhân vật trong truyện của Bình Nguyên Lộc phức tạp hơn truyện Sơn Nam Để miêu tả tính cách con người đô thị, Bình Nguyên Lộc thường khai thác nội tâm nhân vật:” em đẹp như một sợi mây trắng lững lờ trôi trên nền trời xanh ngắt tháng giêng ta của miền Nam Ông cũng khắc họa nét riêng nhân vật qua ngôn ngữ:... không gian thiên nhiên hoang sơ đầy thách thức nhưng cũng trù phú, phong nhiêu Trong nhiều truyện ngắn của mình, hai nhà văn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc đã làm sống lại quá khứ phương Nam vài trăm năm về trước, từ chuyện khẩn hoang đến những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên nơi đây Từ những câu chuyện đó, hai nhà văn đã phần nào tái hiện được cuộc khẩn hoang quyết liệt, cam go, phức tạp nhưng cũng đầy... Nguyên Lộc thường viết về nền văn hóa Mỹ (Xe lửa Mỹ bung vành, Săn cọp Đồng Nai…) Văn hóa phương Tây cũng đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn hóa Nam Bộ 12 Trong truyện ngắn Sơn Nam, ta thấy người Việt không chỉ giao lưu với các dân tộc khác mà còn thường xuyên giao lưu lẫn nhau giữa các vùng miền Vùng đất miền Đông trong văn chương của Bình Nguyên Lộc có đời sống vật chất cao hơn nhưng cũng bị sự cám... nhà văn đều có nhiều tác phẩm viết về người Hoa Những lưu dân người Hoa đã có mặt ở Nam Bộ khá sớm và góp phần không nhỏ vào nền kinh tế công – thương ở đây (Ông Bang cà Ròn, Nước Tàu muôn thuở, Lò chén Chòm Sao…) Ngoài ra, người Việt Nam Bộ còn còn ảnh hưởng sâu sắc văn hóa phương Tây Sơn Nam thường viết về người Pháp (Tây đầu đỏ, Sông Gành Hào…) trong khi Bình Nguyên Lộc thường viết về nền văn hóa. .. sức hấp dẫn lớn, tạo được cảm tình của đồng bào cả nước Hơn nữa, nó còn góp phần làm cho miền Nam có nền kinh tế năng động nhất cả nước Bởi vậy, truyện ngắn của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, không chỉ giúp người đọc thưởng thức văn chương mà còn làm cho người đọc thấy được bản sắc văn hóa của vùng đất Nam Bộ và vai trò, tiềm năng của vùng đất này trong vấn đề hội nhập quốc tế hiện nay./ ... thiên nhiên và nương tựa nhiều vào thiên nhiên, người dân Nam Bộ thường hòa đồng với cây cỏ, muôn thú Họ cất nhà gần sông nước, chòi lá tạm bợ, không có rào dậu Họ thường ăn những thức ăn, rau cỏ có sẵn trong thiên nhiên Muông thú khá nhiều, có thể ăn cá, ăn rùa quanh năm suốt tháng để thay cơm Đọc truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, chúng ta chứng kiến nhiều cuộc chung đụng văn hóa của lưu dân... đất Nam Bộ ngày xưa trong cuộc khẩn hoang của lưu dân và những câu chuyện về cuộc đời của họ, cuộc đời của những con người cần cù, đầy tình người và những nỗi nhọc nhằn ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc Trên bước đường phiêu tán ở vùng đất phương Nam, những lưu dân Việt đã hình thành nên nền văn hoá đậm chất Nam Bộ, làm phong phú và có nhiều đóng góp chung cho văn hoá Việt Nam Thiên nhiên và con người Nam. .. cuộc chung đụng văn hóa của lưu dân Việt với các tộc người đã sống từ lâu đời nơi đây Đó là cuộc giao lưu có những giọt nước mắt nhưng cũng có cả nụ cười với dân tộc Chăm trong Bà Mọi hú, Cô Hời bán thuốc…của Bình Nguyên Lộc Trong khi Sơn Nam thì thường miêu tả sự giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt – Khmer Văn hóa Việt ở Nam Bộ đã bổ sung thêm nhiều yếu tố Khmer trên các lĩnh vực: trang . góp của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc cho văn học và văn hóa Nam Bộ. Trong quá trình viết về truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hoá, người viết có liên hệ các tác phẩm của Nam. trị của truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hoá. Mặt khác, luận án cũng chứng minh những đóng góp của hai nhà văn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc cho văn học và văn hóa Nam Bộ. Việc. Bình Nguyên Lộc nói về văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa miền Đông Nam Bộ. 1.4. Sơn Nam – Bình Nguyên Lộc từ góc nhìn so sánh Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc là hai nhà văn sống và sáng tác ở Nam

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan