Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

83 3.6K 4
Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Mỗi dân tộc tồn tại trên thế giới đều có những đặc sắc riêng về văn hoá và yếu tố tạo nên sắc diện văn hoá chính là các biểu tượng. Văn học là một bộ phận của văn hoá, chịu sự chi phối và ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hoá thời đại và truyền thống văn hoá của dân tộc, đồng thời cũng là nơi thể hiện văn hoá của mỗi cộng đồng, mỗi thời đại. Nghiên cứu biểu tượng trong văn học là cách thức tìm về cội nguồn văn hoá, tìm kiếm những giá trị chân – thiện – mĩ của dân tộc. Biểu tượng là một thủ pháp nghệ thuật nhằm xây dựng thế giới hình tượng của tác phẩm văn học. Với tài năng và bản lĩnh sáng tạo, các nhà văn đã xây dựng những biểu tượng, tạo những tín hiệu thẩm mĩ đa nghĩa, mới mẻ cho tác phẩm văn học. Việc nghiên cứu các biểu tượng góp phần triển khai hướng nghiên cứu thi pháp hình tượng, đem lại những khám phá mới mẻ và lý giải quá trình sáng tạo nghệ thuật. 1.2. Trong văn học Việt Nam, đã có nhiều tác giả thành công trong việc sử dụng biểu tượng biểu đạt tư tưởng nghệ thuật, trong đó có Nguyễn Minh Châu – ngòi bút tiêu biểu của thời kỳ văn học đổi mới – người mở đường đầy tài hoa và tinh anh (Nguyên Ngọc) của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Với một sự nghiệp văn học có bề dày đáng kể và kết tinh về chất lượng nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã khẳng định sự thành công trên cả hai chặng đường sáng tác trước năm 1975 và sau năm 1975. Bằng tâm huyết với nghề, nhà văn đã luôn trăn trở, khát khao về việc đổi mới tư duy nghệ thuật và không ngừng tìm kiếm những hướng đi mới, những phương thức thể hiện mới mẻ. Với sự nghiệp văn học khá đầy đặn, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một vị trí không thể thay thế trong nền văn học nước nhà. Để tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, người nghiên cứu có thể tiếp cận từ rất nhiều góc độ, theo nhiều cách khác nhau. Chọn hướng đi rất ngẫu nhiên từ các thủ pháp nghệ thuật mà Nguyễn Minh Châu đã sử dụng nhằm biểu đạt tư tưởng cũng như quan niệm về con người và hiện thực, chúng tôi thực sự bị hấp dẫn bởi hệ thống biểu tượng khá đặc trưng trong truyện ngắn của ông. Dùng biểu tượng để biểu đạt tư tưởng, sử dụng biểu tượng như một thủ pháp nghệ thuật – đó là một trong những yếu tố làm nên thành công trong nghệ thuật của nhà văn. Đi vào nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh 1 Châu, chính là để hiểu rõ hơn phong cách nghệ thuật của một nhà văn lớn cũng như những đóng góp mới mẻ của ông cho nền văn học Việt Nam. 1.3. Nguyễn Minh Châu là một tác giả giữ một vai trò quan trọng và nổi bật trong chương trình giáo dục thuộc các cấp Do đó, việc nghiên cứu về những biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là một hướng đi hữu ích, bổ sung một nguồn tài liệu về tác giả, tác phẩm, đồng thời giúp học sinh, sinh viên đi vào khám phá, tìm hiểu về những nét mới mẻ, độc đáo trong tác phẩm của ông. Với những lí do trên, vấn đề “Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” có tính cấp thiết cả về mặt lí luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu chung về sáng tác của Nguyễn Minh Châu Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học thời kỳ đổi mới. Tác phẩm của ông thu hút sự chú ý của đông đảo giới phê bình, nghiên cứu. Chúng tôi khái quát những nội dung nổi bật nhất trên hai chặng sáng tác của nhà văn này: Giai đoạn trước 1975 và sau 1975. 2.1.1 Những nghiên cứu chung về sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước 1975 Trong giai đoạn này, giới nghiên cứu thường tập trung phân tích, đánh giá về các cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu, từ Cửa sông (1967) đến Dấu chân người lính (1972). Có thể kể đến các công trình: - Hướng đi và triển vọng của Nguyễn Minh Châu của Nguyễn Đăng Mạnh và Trần Hữu Tá (Báo văn nghệ, số 364 – 1970). - Đọc dấu chân người lính của Trung Dũng (Báo Nhân Dân, chủ nhật 10- 12- 1972). - Nguyễn Minh Châu một cây bút văn xuôi nhiều triển vọng của Phan Cự Đệ (tạp trí Văn nghệ quân đội số 1 – 1973). - Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu của Hà Minh Đức (Tác phẩm văn học – phân tích và bình giảng, NXB Văn học, 2001). - Từ Dấu chân người lính nghĩ đến những cuốn tiểu thuyết lớn xứng đáng với dân tộc, với thời đại của Trần Trọng Đăng Đàn (tạp chí Văn học, số 3 – 1974). Tìm hiểu giá trị của các tác phẩm trên góc độ tiếp cận, phản ánh hiện thực, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật thể hiện Các nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Minh Châu đã kịp thời viết những tác phẩm phục vụ trực tiếp cho cuộc chiến đấu. Dù chưa có một khoảng thời gian và không gian để bao quát, 2 nghĩ suy và tổ chức lại cái hiện thực đang xiết chảy mãnh liệt, tươi rói và rực sáng, nhưng nhà văn bị cuốn vào trong lòng hiện thực ấy, gắn bó với nó và viết về nó bằng tâm huyết của mình. Đóng góp của Nguyễn Minh Châu được khẳng định trong việc phản ánh lý giải một vấn đề thời sự nóng hổi: Hai thế hệ trong cuộc chiến đấu với sự trưởng thành nhanh chóng đến kỳ lạ của thế hệ trẻ như một tất yếu, một quy luật, một thực tiễn; thể hiện rất rõ một đặc điểm của hiện thực chống Mỹ: Thế hệ trẻ đang kế tục xứng đáng cha anh mình. Trần Trọng Đăng Đàn khẳng định: Ở tác phẩm Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện tốt và tương đối toàn diện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu mà cụ thể là đã “đẩy những hình tượng người anh hùng cách mạng lên gắn với những điển hình mà công chúng đang chờ đợi”, “tạo được những điển hình văn học đúng với tầm vóc của thời đại”[12;66]. Giới phê bình, nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm hạn chế cần rút kinh nghiệm ở Nguyễn Minh Châu. Đó là cách tiếp cận hiện thực còn sơ lược, “quá nặng về trực quan, chưa vượt qua những khoảng cách về thời gian và không gian”, “chưa kết hợp chặt chẽ việc phục hồi vốn sống trực tiếp với việc tái hiện cuộc sống thông qua tưởng tượng”. Người đọc chưa thấy trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu “cái hùng tráng dữ dội của cuộc chống Mỹ cứu nước vĩ đại”[12;37]. Như vậy, có thể nhận thấy thời kỳ này giới nghiên cứu chưa có ý kiến nào đề cập đến vấn đề “vì sao phải viết như thế” mà chỉ xoay quanh giải đáp những câu hỏi: viết cái gì, viết cho ai, viết như thế nào. Mặt khác, các bài viết ấy cũng chỉ tập trung vào phân tích đánh giá những tác phẩm cụ thể, chưa có những bài viết mang tính chất tổng hợp về thế giới nghệ thuật Nguyễn Minh Châu. 2.1.2. Những nghiên cứu chung về sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975 Sau 1975, khi Nguyễn Minh Châu trình làng Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra… dư luận bạn đọc đã có nhiều ý kiến khác nhau mà cuộc “Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu”[12;238] do tuần báo Văn nghệ tổ chức vào tháng 6 – 1985 đã thể hiện tương đối đầy đủ. Có hai luồng ý kiến nổi trội. Một bên tỏ ra dè dặt về hướng tìm tòi đổi mới của ông, một bên khác lại khẳng định sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu và xem những tìm tòi đó là cần thiết, có hiệu quả tích cực. Ở hướng thứ nhất, một số ý kiến cho rằng sự tìm tòi của Nguyễn Minh Châu được đẩy “Theo một hướng có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa chắc là sâu sắc hơn”, vì thế trong tác phẩm “Cái niềm tin ấy phần nào như bị hẫng hụt. Đồng thời hình tượng 3 quả có kém đi vẻ chân thực sinh động và sức mạnh thuần phục”[12;240], hoặc “do có điều gì đó bối rối trước hiện thực xã hội diễn biến phức tạp” nên người đọc “rất khó nắm bắt chủ đề tư tưởng của thiên truyện”[12;247], “Một số nhân vật được xây dựng có tính chất khiên cưỡng”, “độc đáo nhưng hơi cá biệt”, “cảm hứng của tác giả hơi gán ghép”[12;243]. Có ý kiến nhấn mạnh rằng các truyện ngắn của ông “bị rối, có phần hơi khó hiểu”, “nghiêng về những nhân vật dị thường”[12;252]. Hướng thứ hai tiếp tục khẳng định năng lực của Nguyễn Minh Châu ở khả năng “nhìn đâu cũng ra truyện ngắn”[12;248], chỉ với “những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong cuộc sống hàng ngày, dưới con mắt và ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý”[12;245]. Ông là nhà văn mà “cái đa giọng điệu, cái đa thanh của cuộc đời đã đi vào tác phẩm”, và do nhận thức “cái quyết định không phải là đề tài” nên “Nguyễn Minh Châu đã dần dần tạo ra thế giới nghệ thuật riêng của mình”[12;249]. Với “đối tượng mới”, văn phong Nguyễn Minh Châu như “hoạt hẳn lên”, “tỏ rõ thêm một khía cạnh trong tài năng của mình”, một sự “thật sự hết mình trong lao động nghệ thuật” [12;252]…Trước những ý kiến ấy, nhà văn đã mạnh dạn phát biểu những suy nghĩ về hiện thực đất nước, con người sau chiến tranh và không ngần ngại nói rõ quyết định xông vào mặt trận đạo đức với mong muốn “dùng ngòi bút tham gia trợ lực vào cuộc giao tranh giữa cái tốt và cái xấu bên trong mỗi người, một cuộc giao tranh không ồn ào nhưng xẩy ra từ ngày từng giờ và khắp mọi lĩnh vực đời sống” [12;244]. Khảo sát hành trình tư tưởng của Nguyễn Minh Châu cũng là một vấn đề rất được giới phê bình chú ý. Các bài viết chủ yếu dựa trên lịch sử sáng tác (tác phẩm và các bài tiểu luận phê bình) trên di cảo của ông, đã tập trung phân tích để một mặt vừa thấy được sự nhất quán trong quan niệm nghệ thuật của ông, một mặt khẳng định sự vươn lên, vượt lên để trở thành “một trong những đại diện sớm sủa, kiên định và có uy tín của trào lưu văn học đổi mới”[11;6]. Cuộc hành trình đó của Nguyễn Minh Châu là cuộc hành trình của một con người “mải miết với cái đẹp”[11;6], để trở thành “người kế tục xuất sắc truyền thống văn xuôi tâm lý được hình thành trong sáng tác của Nam Cao”, “thành công của ông trong những năm gần đây là sự gặp gỡ kỳ diệu của thời đại và cảm quan nghệ thuật nhạy bén của nghệ sỹ với những tìm kiếm chân lý kiên trì, những suy ngẫm, trăn trở đầy trách nhiệm của một nhà văn tài năng và tâm huyết”[11;6]. 4 Trên cơ sở tác phẩm cùng với những tư liệu mang tính kỷ niệm, hồi ức ngày ông còn sống, Vương Trí Nhàn, Ngô Thảo, Nguyễn Trung Thu…đã góp một cái nhìn toàn diện về Nguyễn Minh Châu. Nghiên cứu về sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của ông, Lã Nguyên có bài viết “Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật”[12;340]. Bài viết quan tâm đến một Nguyễn Minh Châu luôn luôn trăn trở trước những đổi thay của cuộc đời và những biến động của nền văn học: “Nếu không có công cuộc đổi mới trong xã hội, trong văn nghệ ta hôm nay thì sự hiểu biết và đánh giá của chúng ta về Nguyễn Minh Châu chắc chắn không thể nào đầy đủ và chính xác. Bởi không có công cuộc đổi mới đó, Nguyễn Minh Châu không thể nói hết những gì ông muốn nói” [12;346]. Lã Nguyên phát hiện “trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu suy tưởng triết lý tràn vào mạch trần thuật, mạch kể nhiều khi phải đuổi theo mạch miêu tả, dòng sự kiện hồi cố lấn át dòng sự kiện tiến trình cốt truyện làm cho khung cốt truyện ngày càng giống khuynh hướng nới lỏng[12;345]. Nguyễn Trọng Hoàn đã phát hiện rằng “Vẫn là một Nguyễn Minh Châu tài hoa, tinh tế trong những phát hiện và phân tích, miêu tả hiện thực cuộc sống và tâm lí nhân vật nhưng trong giai đoạn này, sự tài hoa tinh tế ấy không bay bổng trên đôi cánh lãng mạn, hùng tráng chất sử thi của một thời mà thể hiện qua bút pháp trần thuật trầm tĩnh, đề cập những góc cạnh xù xì, phức tạp của cuộc sống, vì thế nó hướng tới tính đa dạng phổ quát” [12;18]. Di sản văn chương của Nguyễn Minh Châu trong mấy thập kỉ qua đã thu hút sự chú ý tìm tòi, nghiên cứu của rất nhiều tác giả trong và ngoài nước. Các tác giả đều có điểm chung khi nhấn mạnh đến những đóng góp của ông trong cả hai giai đoạn sáng tác, đặc biệt, vai trò tiên phong của nhà văn trong tiến trình đổi mới văn học thời đương đại. 2.2. Những nghiên cứu về biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu Ở lĩnh vực này, đã có một số ý kiến chú tâm luận bàn: Một số bài viết tiếp cận phân tích tác phẩm bằng việc chỉ ra các hình tượng ám ảnh ngay trong văn bản tác phẩm của ông như: Đường tới Cỏ lau của Chu Văn Sơn[12;196]; Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu của Đỗ Đức Hiểu[12;177]; Đọc Nguyễn Minh Châu (Từ Bức tranh đến Phiên chợ Giát) của Hoàng Ngọc Hiến[12;191]… Tất cả đều có xu hướng khẳng định hình ảnh biểu tượng là những tín hiệu thẩm mĩ mới mẻ mang lại chiều sâu cho các truyện ngắn 5 của Nguyễn Minh Châu…Tác giả Nguyễn Văn Long đã có bài viết đăng trên báo văn nghệ, số 46/1992 với tựa đề: Vẻ đẹp mảnh trăng cuối rừng, bằng tâm huyết nghề nghiệp của mình, Nguyễn Văn Long đưa ra những ý kiến nhận xét về nghệ thuật biểu tượng được tác giả Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ nét qua hình ảnh mảnh trăng, đồng thời ngợi ca cũng như chứng minh rõ nét thêm cho hình ảnh biểu tượng trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu. Ở một bài viết khác: Bức tranh – cuộc tự vấn lương tâm để nhận ra khuôn mặt bên trong con người, Nguyễn Văn Long lại hướng vào khai thác đời sống trên bình diện đạo đức thế sự, khẳng định việc sử dụng những hình tượng biểu trưng trong tác phẩm như một hướng đi tích cực nhằm bóc tách được chiều sâu nội tâm nhân vật, sự tự nhận thức, nhìn ra cái “khuôn mặt bên trong” của mình [12;211]. Đặc biệt là với bài viết Chiếc thuyền ngoài xa – một biểu tượng nghệ thuật giàu sức ám ảnh của Nguyễn Minh Châu[22;221], tác giả khẳng định ý nghĩa của biểu tượng chiếc thuyền ngoài xa, hình tượng người phụ nữ, hình tượng người chồng… như thể hiện rõ nét những tàn dư mà cuộc chiến tranh để lại, đó là bức tranh một xã hội với đầy những nghịch lý không có hướng giải thoát mà chỉ biết đổ thừa cho số phận. Với bài nghiên cứu: Bến quê – sự chiêm nghiệm về đời người hay là một bản di trúc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, tác giả Nguyễn Văn Long đi vào tìm hiểu truyện ngắn Bến quê và những hình ảnh biểu tượng tiêu biểu được Nguyễn Minh Châu sử dụng trong tác phẩm. Trong bài viết, ông khẳng định Bến quê như “một sự chiêm nghiệm sâu sắc, minh triết về cuộc đời con người”[12;205]. Tác giả Dương Thị Thanh Hiên với bài viết Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Tạp chí Nhà văn, số 7/2001) đã cho rằng Nguyễn Minh Châu sử dụng biểu tượng để “tạo thành một mô típ số phận - chủ yếu là những số phận bi kịch với nhiều dạng khác nhau: Bi kịch của đói nghèo, lạc hậu; bi kịch của chiến tranh, li tán; bi kịch của những mất mát đau khổ”[12;314]. Nguyễn Tri Nguyên trong bài Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhấn mạnh: “Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đặc biệt là trong truyện ngắn thường xuất hiện những biểu tượng ẩn dụ đa nghĩa không tham gia vào cốt truyện và hành động nhân vật. Nhưng nó giãi bày được nhiều suy nghĩ của tác giả, nâng tác phẩm lên ý nghĩa triết học và tượng trưng” [11;8]. 6 Tôn Phương Lan lại nhận thấy “Nguyễn Minh Châu thường khái quát vấn đề, cô đọng vấn đề bằng sự triết lý, bằng những hình tượng mang tính biểu trưng” [11;8]. Nói về hệ thống biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, luận văn Hệ thống hình ảnh biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu[11] là một công trình cần được kể đến. Tác giả đã chỉ ra sự gắn bó mật thiết giữa hệ thống hình ảnh biểu tượng và phong cách nghệ thuật của tác giả, giữa hệ thống biểu tượng và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông, từ đó thử giải mã biểu tượng trong ba tác phẩm (Mảnh trăng cuối rừng, Cỏ lau, Phiên chợ Giát). Đây là một đóng góp mà chúng tôi – những người đi sau đã có sự kế thừa, mặc dù tác giả luận văn chỉ dừng lại ở mức độ ban đầu: Thử giải mã theo quan niệm thẩm mĩ và cách tiếp cận riêng. Như vậy, nhìn một cách tổng quát, đã có một số nhà khoa học quan tâm đến vấn đề biểu tượng trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, thậm chí đã đặt vấn đề nghiên cứu về nó. Tuy nhiên, nghiên cứu về biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, đi sâu giải mã nó trong nhiều truyện ngắn, gắn liền với cách cắt nghĩa, lí giải của nhà văn về con người và đời sống là một hướng nghiên cứu vẫn cần được bổ khuyết. Đề tài “Biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” sẽ là một định hướng nghiên cứu tích cực, góp phần làm rõ thêm những đóng góp của Nguyễn Minh Châu đối với nghệ thuật văn xuôi Việt Nam hiện đại. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Đề tài nghiên cứu hệ thống các biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975, từ đó khám phá quan niệm của nhà văn về con người, hiện thực và nghệ thuật. 3.2. Nhiệm vụ - Xác định khái niệm công cụ: Biểu tượng. - Khảo sát hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975. - Thông qua hệ thống biểu tượng, tìm hiểu cách cắt nghĩa, lí giải về con người, hiện thực, quan niệm sáng tác của Nguyễn Minh Châu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu : 7 Đề tài nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong cả hai giai đoạn trước và sau 1975. Trong đó, chúng tôi tập trung vào những truyện ngắn mà biểu tượng được sử dụng với tần suất cao: - Nguồn suối (1970) - Nhành Mai (1970) - Mảnh trăng cuối rừng (1975) - Bức tranh (1976) - Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) - Bến quê (1985) - Bên đường chiến tranh (1987) - Chiếc thuyền ngoài xa (1987) - Cỏ lau (1989) - Phiên chợ Giát (1989) 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp kí hiệu học Sử dụng phương pháp này, chúng tôi tiếp cận trực tiếp với biểu tượng (thông qua cái biểu đạt – kí hiệu) trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, giải mã kí hiệu, từ đó tìm ra ý nghĩa cái được biểu đạt trong sáng tác của ông. 5.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Chúng tôi sử dụng công cụ của thi pháp học nhằm chỉ ra sự vận động trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua hai chặng đường sáng tác. Cụ thể là: Tìm hiểu những biến đổi quan niệm nghệ thuật về con người, quan niệm về hiện thực trong truyện ngắn của nhà văn. 5.3. Phương pháp loại hình Dùng phương pháp loại hình, đề tài tìm ra những nét giống nhau của những hiện tượng cùng loại. 5.4. Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp so sánh, đề tài nhằm đối chiếu cách thức sử dụng biểu tượng, ý nghĩa và chiều sâu tư tưởng được thể hiện thông qua việc sử dụng biểu tượng qua hai giai đoạn trước và sau năm 1975, từ đó thấy được những đổi mới cũng như những đóng góp của tác giả cho nền văn học dân tộc trong giai đoạn chuyển mình quan trọng này. 8 5.5. Phương pháp hệ thống Từ những vấn đề đã được khảo sát, đề tài đi vào hệ thống những đặc trưng của biểu tượng, những bình diện thể hiện của biểu tượng từ đó rút ra những giá trị của nghệ thuật biểu tượng được Nguyễn Minh Châu sử dụng trong các truyện ngắn của mình. 6. Đóng góp của đề tài - Đề tài khảo sát, hệ thống và phân tích một số hình ảnh biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ở cả hai giai đoạn trước và sau 1975, chỉ ra cách cắt nghĩa, lí giải về đời sống và con người của Nguyễn Minh Châu. - Đưa ra một định hướng tích cực trong khai thác thế giới nghệ thuật của nhà văn. - Là một tài liệu bổ ích phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu về tác giả Nguyễn Minh Châu nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 7. Giới thiệu cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài sẽ triển khai qua 3 chương: Chương 1: Biểu tượng – Cơ sở hình thành, quan điểm tiếp cận, giải mã biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Chương 2: Giải mã biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Chương 3: Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu nhìn từ hệ thống biểu tượng. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 BIỂU TƯỢNG – CƠ SỞ HÌNH THÀNH, QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN, GIẢI MÃ BIỂU TƯỢNG TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 1.1. Về thuật ngữ “biểu tượng” Biểu tượng là một thuật ngữ đã và đang tiếp tục được nghiên cứu trên toàn thế giới, trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Bắt nguồn từ Hy Lạp, thuật ngữ biểu tượng (Symbolon) có nghĩa là kí hiệu (Sign), dấu hiệu, lời nói, tín hiệu, triệu trứng, hợp đồng v.v Trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là “bày ra”, “trình bày”, “dấu hiệu”, để người ta dễ nhận biết một điều gì đó. Tượng có nghĩa là “hình tượng”. Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, kí hiệu tượng trưng, nhằm diễn đạt một ý nghĩa mang tính trừu tượng. Theo từ điển Tiếng Việt (GS. Hoàng Phê chủ biên): “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”[35;19]. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống Biểu tượng trong đó xếp hàng đầu là ngôn ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo…”[14;XXIII]. Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng theo nghĩa rộng biểu tượng thể hiện “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật” và theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển mã của lời nói” đặt bên cạnh ẩn dụ, hoán dụ hoặc là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt “có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời”[32;23]. Trong đời sống, biểu tượng được dùng với ý nghĩa không nhất quán. Nó có thể được hiểu là một hình ảnh tượng trưng mang tính ổn định (“chim bồ câu” biểu tượng cho hòa bình); cũng có thể được hiểu là một lô gô, một kí hiệu đã chuyển thành hình họa được thiết kế mang ý nghĩa cố định (“Trâu vàng” là biểu tượng của Seagames 22 được tổ chức tại Việt Nam); được dùng chỉ dấu hiệu đặc trưng, một cảnh quan thiên nhiên hoặc một công trình kiến trúc nổi bật của một khu vực, quốc gia (tượng Nữ thần tự do của Mỹ, tháp Epphenb của Pháp, Tháp Rùa, 10 [...]... một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, ổn định trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu Được ông sử dụng hầu hết trong các sáng tác từ trước những năm 1975, tuy nhiên đến giai đoạn sau năm 1975 thủ pháp nghệ thuật này được ông sử dụng nhiều và rộng rãi hơn, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn Có thể khẳng định rằng: hệ thống hình ảnh biểu tượng là một trong những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật. .. phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu Nó vừa là một thủ pháp nghệ thuật góp phần tạo dựng nên một thế giới hình tượng sinh động giàu tính biểu cảm, vừa là những mốc để đánh dấu sự phát triển của tư duy nghệ thuật trong tiến trình đổi mới nền văn học dân tộc 23 CHƯƠNG 2 GIẢI MÃ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU Xuyên suốt hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu, chúng ta nhận thấy... tưởng – nghệ thuật vốn tiềm ẩn sâu xa của mình Trong những ngày lâm bệnh hiểm nghèo, Nguyễn Minh Châu vẫn cố viết thêm về lão Khúng của mình Phiên chợ Giát (in trong tập Cỏ lau – 1989) là sự phát sáng cuối cùng tư tưởng và tài năng Nguyễn Minh Châu Phiên chợ Giát được coi là thông điệp nghệ thuật được thể hiện bằng một bút pháp tài hoa Nguyễn Minh Châu 1.3.2 Quan điểm tiếp cận, giải mã biểu tượng trong. .. đề có ý nghĩa triết lý nhân sinh, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu không tỏ ra dễ dãi Với cái nhìn nhiều chiều, Nguyễn Minh Châu luôn thể hiện khả năng khám phá sắc bén về hiện thực và con người Các tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985) là minh chứng tiêu biểu Trong những sáng tác cuối đời của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Khách ở quê ra nổi lên như một cột mốc quan... vào trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu vừa kế thừa được những đặc điểm truyền thống của nền văn học dân tộc, lại vừa có sức sáng tạo mới mẻ Qua ngòi bút tài tình giàu sức tưởng tượng, “trăng” trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu không phải là vầng trăng, ánh trăng, hay cả một đêm trăng tròn căng, viên mãn mà là “mảnh trăng” – đây là một dụng ý nghệ thuật vô cùng đặc sắc, một biểu tượng nghệ thuật. .. của Nguyễn Minh Châu cũng đủ để chúng ta cảm nhận và thấu hiểu được một nhà văn, một phong cách văn chương hết sức tiêu biểu và độc đáo Điều đáng nói nhất chính là ở việc ông sử dụng biểu tượng trong các sáng tác ở cả hai giai đoạn, chúng tôi đánh giá cao về vấn đề này, bởi chính nghệ thuật biểu tượng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu. .. tiếp cận sáng tác Nguyễn Minh Châu trong tính hệ thống và cắt nghĩa chúng trong ngữ cảnh cụ thể Khám phá thế giới biểu tượng trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, chúng ta phải tiếp cận chúng trong hệ thống và đặt chúng trong mối quan hệ với nhau Sự trở đi trở lại của nhiều chi tiết, hình tượng có sức ám ảnh khá lớn Nó đặt ra yêu cầu tiếp nhận biểu tượng trên mạch liên kết nhiều tác phẩm trong một hệ thống... cảnh cụ thể trong tác phẩm, chúng ta càng có cơ hội phát hiện những giá trị mới cho những sự vật mà biểu tượng quy chiếu Đó cũng là cách khẳng định đóng góp của Nguyễn Minh Châu đối với hành trình phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại 1.3.3 Vài nét về biểu tượng và cách phân nhóm biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu 1.3.3.1 Vài nét về biểu tượng trong sáng tác Nguyễn Minh Châu 20 Tìm... Giải mã một số biểu tượng tiêu biểu 2.2.2.1 “Bến quê” và “bến” của mỗi người Cũng như nhiều truyện ngắn thành công khác, ở Bến quê, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc, minh triết về cuộc đời con người, đây là “bản di trúc nghệ thuật (chữ dùng của Nguyễn Văn Long) mà Nguyễn Minh Châu gửi lại cho đời, bởi lẽ chỉ vỏn vẹn khoảng 6 trang sách nhưng mỗi một câu chữ đều đắt giá,... của Nguyễn Minh Châu chúng tôi nhận thấy: biểu tượng xuất hiện trong sáng tác của ông với tần số cao, trong thể loại tiểu thuyết, độc giả bắt gặp hình ảnh người nông dân trong Cửa sông, hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa trong Lửa từ những ngôi nhà và Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu…Đặc biệt, biểu tượng tham gia vào yếu tố cấu trúc truyện ngắn của ông với tần suất khá lớn: “mảnh trăng” trong . biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Chương 2: Giải mã biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Chương 3: Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu nhìn từ. khổ”[12;314]. Nguyễn Tri Nguyên trong bài Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhấn mạnh: Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đặc biệt là trong truyện ngắn thường. tượng trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, thậm chí đã đặt vấn đề nghiên cứu về nó. Tuy nhiên, nghiên cứu về biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, đi sâu giải mã nó trong nhiều truyện ngắn,

Ngày đăng: 06/11/2014, 20:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan