Xây dựng quy trình phát triển cây nghệ cho vùng đất phú thọ

10 950 6
Xây dựng quy trình phát triển cây nghệ cho vùng đất phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hoá, hoặc hôn mê có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn được, loại nào có độc không ăn được. Kinh nghiệm dần dần tích lũy, không những giúp cho loài người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn dùng để dùng làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn hay trong lúc tự vệ chống ngoại xâm. Lịch sử nước ta cho biết ngay từ khi lập nước nhân dân ta đã biết chế tạo và sử dụng tên độc để chống lại kẻ thù. Như vậy, việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cổ, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tòi thức ăn mà có được. Nguồn gốc tìm ra thức ăn, thuốc và cây có chất độc chỉ là một. Về sau dần dần con người mới biết tổng kết và đặt ra lý luận. Hiện nay đi sâu và tìm hiểu những kinh ng hiệm trong nhân dân Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, con người đã sử dụng hàng vạn loài thực vật để làm thuốc. Vì giá trị kinh tế của cây dược liệu ngày càng cao hơn rất nhiều so với cây lương thực, thực phẩm nên việc trồng loại cây này đang được quan tâm và phát triển. Nhìn nhận một cách cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thì Tỉnh Phú Thọ phù hợp cho rất nhiều loài dược liệu phát triển song chúng tôi thấy Nghệ là một cây dễ trồng, cho thu hoạch nhanh, giá trị kinh tế cao đa tác dụng (vừa làm thực phẩm vừa làm nguyên liệu cho ngành y). Do vậy chúng tôi “xây dựng quy trình phát triển cây nghệ cho vùng đất Phú Thọ”. 1 NỘI DUNG 1. Đặc điểm thực vật. Cây Nghệ: Tên khoa học: Curcuma longa L, họ gừng Zingiberaceae. Tên khác: Nghệ, Khương hoàn, Uất kim, Co hem (Mường), Co khản min (Thái), Khinh lương (Tày). Nghệ là loại thân cỏ cao 60 - 100 cm. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng đến màu cam sẫm. Thân rễ sống nhiều năm, thân khí sinh tàn lụi hàng năm. Lá hình trái xoan, thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45 cm, rộng 18 cm, cuống lá có bẹ. Hoa tự bung hình trụ ở ngọn, lá bắc màu lục pha vàng ở đầu, cánh hoa ngoài phía gốc màu xanh lục vàng dần lên các thuỳ nên toàn bông hoa có màu vàng, lá bắc gần ngọn pha màu hồng ở đầu lá; cánh hoa chia 3 thuỳ, 2 thuỳ hai bên đứng và phẳng, thuỳ giữa lõm thành máng sâu. Quả khi chín hạt có áo hạt. Mùa quả tháng 7 và tháng 8. 2. Điều kiện sinh thái và phân bố. Nghệ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu á như: ấn Độ, Campuchia, Lào, Thái Lan. Nghệ được trồng ở hầu hết các tỉnh ở nước ta. Nghệ là loài sinh trưởng và phát triển mạnh. Từ mầm ngủ của rễ củ mọc lên thành thân giả mang lá và hoa sống suốt năm, đến mùa đông thì tàn lụi. Nghệ ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển là 20 - 250C, lượng mưa trung bình trong năm từ 2.000 - 2.500 mm, ẩm độ không khí 80 - 85%, nghệ ưa đất cao ráo, thoát nước, có độ pH = 6,5 - 7. 2. Tác dụng của nghệ 2.1. Tác dụng của nghệ trắng - Nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu - Nghệ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. - Mới đây người ta đã chứng minh được rằng có thể sử dụng nghệ để chống ung thư và nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng. - Có thể dùng nghệ để khử trùng và mau lành vết thương. 2 Sử dụng nghệ đúng cách để phát huy hết tác dụng: - Đối với bệnh ung thư ruột: Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột. Hiện nay, các chuyên gia sức khỏe Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ. - Chữa bệnh viêm khớp: Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bị viêm khớp. Cách làm rất đơn giản, đun một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và mỗi ngày uống 3 lần. - Khi gặp rắc rối với tiêu hóa: Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hóa và giải phóng ra các enzim tiêu hóa, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. -Ung thư tuyến tiền liệt: Ăn nhiều rau xanh, kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoăn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này. - Bệnh tim: Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ. - Đối với người hút thuốc: Bằng cách nạp vào cơ thể 1,5g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư. Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư. 2.2. Tác dụng của nghệ đen Nghệ đen là vị thuốc được dùng trong đông y và tây y. Theo tài liệu cổ, Nghệ đen có vị đắng, cay, tính ôn. Các chất trong Nghệ đen có tác dụng hành khí, phá huyết, tiêu tích hóa thực giúp chữa ngực và bụng đau, ăn uống không tiêu. Nghệ đen giúp cho sự tiêu hóa, chữa đau bụng, kích thích, bổ. Ngoài ra còn có tác dụng chữa ho (Đỗ Tất Lợi, 2009). 3 Tinh dầu Nghệ dùng để tắm trị vàng da, trị bệnh ngoài da; chống histamin; làm tan các cục máu đặc. Tinh dầu chứa nhiều chất độc tế bào (curzeronon, diferuloilmetan, feruloil–p–counlaroil–metan, di–p–coumaroil– metan) dùng trị bướu, ung thư (Phạm Hoàng Hộ, 2006). 2.3. Tác dụng của nghệ vàng Không chỉ tốt trong trị bỏng, làm liền sẹo, củ nghệ vàng còn chữa viêm đường mật, đi tiểu ra máu và nhất là an thai khi phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng. Củ nghệ vàng còn có tên gọi khác là khương hoàng, uất kim Theo y học cổ truyền, khương hoàng có vị cay, đắng, tính bình tâm, can, tỳ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu ứ và giảm đau, bụng trướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương… Trong nhân dân, nghệ dùng bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo. Mới đây, các nhà khoa học nghiên cứu và xác định được nghệ vàng còn có tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung, chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin, lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật, làm giảm lượng cholesterol trong máu, tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram; tác dụng kháng viêm tương đương hydrocortison và phenylbutazon. Tác dụng giảm tỷ lệ mắc ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ dinh dưỡng có nhiều chất nghệ. Chữa bỏng nhẹ: Lá chè tươi 100g, nghệ vàng 50g, đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành một dung dịch sền sệt, chấm thuốc bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Cứ bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát, lấy gạc sạch che vết bỏng lại. Những ngày sau, bôi thuốc mỗi ngày 2 - 3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ 2 - 3 ngày chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo. Phòng và chữa các bệnh sau khi đẻ: Dùng một củ nghệ nước, nhai ăn, uống với rượu hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khoẻ mạnh). Chữa sau khi đẻ, máu xấu xông lên tim: Dùng nghệ đốt tồn tính, tán bột, uống 2 đồng cân (8g với giấm). 4 3. Điều kiện tự nhiên ở Phú Thọ 3.1. Đặc điểm địa hình Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi. 3.2. Khí hậu Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 0 C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng. So với điều kiện sinh trưởng của cây nghệ nói chung thì Phú Thọ có điều kiện khá thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của chúng. Trồng nghệ làm dược liệu là một hướng đi có triển vọng khi thị trường sử dụng nghệ trong y học ngày càng tăng. 3.3. kinh tế Phú Thọ là một tỉnh đông dân nhưng diện tích đất trồng lớn, mức thu nhập của người dân còn thấp việc phát triển nền nông nghiệp còn nhiều hạn chế 4. Kỹ thuật trồng 4.1. Chọn đất trồng Những vùng đất cát pha ở đồng bằng hoặc đất thịt nhẹ ở trung du và miền núi đều thích hợp để trồng cây nghệ. 4.2. Chuẩn bị củ giống Nghệ là loài sinh sản vô tính trồng bằng mầm củ, nghệ có nhiều giống khác nhau: Nghệ đen, nghệ vàng, nghệ đỏ (quy trình này chỉ khuyến cáo, hướng dẫn cho giống nghệ vàng). 5 Chọn cây làm giống: Là cây một năm trải qua hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng ra củ và giai đoạn hoa tàn lụi. Cây phải sinh trưởng và phát triển bình thường không bị nhiễm sâu bệnh, tách các nhánh bánh tẻ để làm giống. - Củ giống là củ bánh tẻ, không non quá và cũng không già quá, có từ 2 - 3 mắt mầm. - Lượng giống cho 1 ha là: 2.000 kg 4.3. Thời vụ trồng Từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4 hàng năm. 4.4. Đất trồng và kỹ thuật làm đất Trước khi làm đất nên phun thuốc trừ cỏ bằng một số loại như: Dual Gold 960EC, Hecco 600EC, Lasso 48EC Cày sâu, bừa kỹ. Lên luống cao 30 cm, mặt luống rộng 0,9 m, rãnh rộng 0,3 m. Bổ hốc sâu 10 cm, 3 hàng/luống theo kiểu nanh sấu. Bón phân lót vào hốc, trộn đều rồi lấp đất 3 - 4 cm. 4.5. Phân bón và kỹ thuật bón phân Chuẩn bị đủ lượng phân chuồng 20 tấn, phân supe lân 400 kg, phân kali clorua 200 kg và 200 kg đạm urê cho 1 ha. Phân lân cần được ủ lẫn với phân chuồng ngay từ lúc đầu và dùng để bón lót cùng với phân kali và phân đạm. Rắc phân lên rãnh rồi trộn đều với đất. 4.6. Mật độ, khoảng cách trồng - Khoảng cách: 30 x 35 cm - Mật độ: 70.000 hốc/ha. 4.7. Kỹ thuật trồng Mầm đem trồng là những nhánh bánh tẻ tách ra từ củ giống chọn lọc, trồng theo hốc đã bổ đặt củ giống xuống rồi lấp đất 4 - 5 cm. Nếu có điều kiện phủ lên mặt luống một lớp rơm rạ hay trấu để giữ cho đất ẩm. 6 4.8. Chuẩn bị phân bón - Phân chuồng hoai mục: 20 tấn/ha. - 200 kg N/ha; 300 kg P205 /ha; 200 kg K20/ha Quy đổi ra 1 sào Bắc bộ (360 m2): Phân chuồng: 720 kg, đạm urê 46%: 15 - 16 kg; lân supe 16%: 65 - 70 kg; kali 60%: 9 - 10 kg. 4.9. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng Sau khi trồng, cần thường xuyên giữ độ ẩm vừa phải trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Để đất quá khô cây không mọc được, ngược lại quá ẩm hay úng nước, cây dễ bị chết. Khi cây còn nhỏ, cần xới phá váng tạo điều kiện cho rễ củ phát triển tốt. Sau khi trồng 4 đến 5 tháng, cây đã hình thành củ không nên xới xáo làm đứt rễ củ mà chỉ nên làm cỏ bằng tay. 4.10. Phòng trừ sâu bệnh Nghệ ít bị sâu bệnh phá hại vì cây này có khả năng chống chịu cao, đáng chú ý là bệnh thối củ khi bị úng nước, cần khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa, đồng thời việc chọn giống, chọn và làm đất cũng được chú ý đúng mức. 4.11. Chế độ luân canh hoặc xen canh Có thể xen canh với lạc, đậu tương hoặc một số cây ngắn ngày khác. 5. Thu hoạch, chế biến và bảo quản 5.1. Thu hoạch Thời gian thu hoạch từ khi lá ngả màu vàng, nhiều lá gốc đã khô đến hết thời gian tàn lụi, thường vào cuối tháng 12 hàng năm. Khi cây đã mọc mầm mới thì ngừng thu hoạch. Tiến hành thu hoạch vào ngày nắng ráo đất khô. Trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ thân lá trên mặt đất, cuốc từng khóm rũ sạch đất. Có thể để ngoài ruộng một vài hôm cho khô rễ sau đó rũ sạch dễ dàng, cũng có thể dùng cày lật từng luống rồi nhặt củ, tránh gãy và dập củ nghệ. 5.2. Chế biến Cắt rễ con và đầu thân, rửa sạch đất cát, sơ chế tuỳ theo mục đích sử dụng: - Nếu dùng làm giống: Phải chọn lọc củ mẹ sau đó tách mầm giống đem trồng ngay hay ủ vào cát ẩm để bảo quản giống. 7 - Dùng tươi: Nghệ sau khi thu hoạch cắt bỏ rễ, chỉ cần rửa sạch đất để cho ráo nước bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát từ 2 - 3 tháng. - Dùng khô: Nghệ rửa sạch thái lát mỏng, phơi hay sấy ở nhiệt độ 40 - 500C trong 2 - 3 ngày. Nghệ khô đựng trong túi ni lông ngoài bao tải dứa buộc kín miệng, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Phương pháp chế biến: Sau khi thu hoạch rửa sạch, ráo nước, thái phiến đem nghiền để chiết xuất theo quy trình thu hồi Curcumin sấy khô hoặc phơi hoặc sấy khô bảo quản dùng chế biến sau này. 6. Triển vọng Nghệ là cây dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh, đa tác dụng lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn cây tr ồng nông nghiệp nên việc phát triển cây nghệ là hướng đi rất có triển vọng. Ngoài cây chè là cây hàng hóa thì việc tìm ra cây trồng khác phù hợp với nhiều loại đất trồng, địa hình trong tỉnh Phú Thọ mà lại cho kinh tế thật sự cao là khó. Song đối với vùng Phú Thọ thì có đất, khí hậu phù hợp cho trồng cây nghệ, các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế không cao, việc đầu tư dự án phát triển cây dược liệu đang được tỉnh quan tâm. Việc trồng xen lạc với nghệ hiện ở một số vùng nhỏ huyện Gia Bình tỉnh Hòa Bình đang cho hiệu quả kinh tế cao và cho thu nhập từ 150-200 kg lạc/sào ở giai đoạn đầu của cây nghệ, bên cạnh đó còn có tác dụng chống cỏ dại, bổ sung nguồn phân hữu cơ, giữ ẩm và tạo độ xốp cho đất giúp cây nghệ phát triển tốt. Sau khi thu hoạch lạc, nông dân tiến hành bón thúc đợt 1 và bảo đảm giữ độ ẩm cho nghệ ở giai đoạn nẩy mầm và vun xới, tưới dưỡng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Kết quả cụ thể cho thấy tỷ lệ nẩy mầm của cây nghệ đạt 98%, năng suất tại ruộng đạt 1,8 tấn/sào, giá bán cho cơ sở về thu mua 9.000đ/kg, người dân thu về 16,2 triệu đồng, trong đó chi phí cho 1 sào nghệ thấp chỉ 3,5 triệu đồng, người dân còn thu từ lạc khoảng 1 triệu đồng . Ngoài ra đây là vùng gần với các viện 8 nghiên cứu như: Viện y học bản địa Việt Nam, viện dược liệu,…nên dễ dàng cho viêc nghiên cứu về chất lượng và kinh tế. Do vậy nghệ là một cây trồng triển vọng cao cho vùng đất Phú Thọ. 9 KẾT LUẬN Từ việc nhìn nhận yêu cầu sinh thái cây nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên, việc phát triển cây dược liệu lại nằm trong hướng đi mới của tỉnh, nghệ lại là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể trồng xen với một số loại cây lạc, dứa,… cho hiệu quả kinh tế cao và quan trọng là cây dược liệu có đa tác dụng như: chữa bệnh dạ dày, tiêu hóa, bệnh tim, bỏng,… và việc trồng lại tiết kiệm nguồn tài nguyên đất như chúng ta có thể trồng quang bờ ao, quanh vườn rau, dưới tán cây trồng khác,… Sản phẩm nghệ có thể sử dụng ngay hoặc làm các bài thuốc cổ truyền và là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thuốc. Do vậy việc trồng nghệ và biến nghệ thành cây trồng kinh tế mũi nhọn của tỉnh đã được chúng tôi xây dựng quy trình như trên. 10 . thực phẩm vừa làm nguyên liệu cho ngành y). Do vậy chúng tôi xây dựng quy trình phát triển cây nghệ cho vùng đất Phú Thọ . 1 NỘI DUNG 1. Đặc điểm thực vật. Cây Nghệ: Tên khoa học: Curcuma longa. của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng. So với điều kiện sinh trưởng của cây nghệ nói chung thì Phú Thọ có điều kiện khá thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển. trồng, địa hình trong tỉnh Phú Thọ mà lại cho kinh tế thật sự cao là khó. Song đối với vùng Phú Thọ thì có đất, khí hậu phù hợp cho trồng cây nghệ, các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế không

Ngày đăng: 06/11/2014, 19:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan