phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã hồng thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an giai đoạn 2010 - 2013

102 3.1K 21
phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã hồng thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an giai đoạn 2010 - 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HLHPN ATLC – SSCĐ PNĐTNC CTXH NVCTXH MTĐH MT BTV XKLĐ QTDND - Hội liên hiệp phụ nữ - An toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu - phụ nữ đơn thân nuôi con - Công tác xã hội - Nhân viên công tác xã hội - Mục tiêu đại hội - Mục tiêu - Ban thường vụ - xuất khẩu lao động - Quỹ tín dụng nhân dân 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Thứ tự Bảng Nội dung Trang 1 2.1 sự gia tăng số lượng phụ nữ đơn thân xã Hồng Thành (2010 - 2013) 2 2.2 thu nhập/tháng của PNĐTNC ở xã Hồng Thành năm 2010 3 2.3 Thu nhập/tháng của PNĐTNC ở xã Hồng Thành năm 2013 2 MỤC LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình là một tế bào của xã hội , đặc biệt đối với xã hội Việt thì gia đình thật sự là một điều rất thiêng liêng và đáng quý, đó là nơi tiềm ẩn nhiều giá trị văn hóa nhất. Con người ta có rất nhiều nơi để đi, nhưng lại chỉ có một chốn để quay về, đó chính là gia đình, nơi mà bạn được yêu thương vô điều kiện, nơi mà khi bạn vấp ngã, bạn khó khăn bạn sẽ tìm thấy cảm giác bình yên khi bạn trở về, nơi bạn được sống thật nhất với con người của mình mà không cần tạo ra một vỏ bọc nào cả. Vì thế, gia đình thật sự là điều tuyệt vời nhất, mà ai cũng muốn có. Trước đây, gia đình Việt thường đi theo mô hình gia đình truyền thống với nhiều thế hệ chung sống dưới một mái nhà. Tuy nhiên, cũng có những hiện tượng khá đặc biệt mà hiện nay người ta gọi nó là một dạng của gia đình khuyết thiếu đó là bà mẹ đơn thân nuôi con. “Tròng trành như nón không quai Như thuyền không lái, như ai không chồng.” Bà mẹ đơn thân nuôi con là một hình thái gia đình, xuất hiện khá sớm trong xã hội xưa. Họ mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng con cái trong đơn độc, không có người đàn ông bên cạnh và họ phải đối diện với rất nhiếu khó khăn. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, với hệ tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người, và người đàn bà lại càng phải chịu nhiều sự khắt khe của lễ giáo phong kiến thì việc “không chồng mà chửa” là một hành vi bị lên án gay gắn, không được chấp nhận bởi nó đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, với những lễ giáo, với những giá trị đạo đức mà mỗi người phụ nữ ở xã hội xưa phải có đó là “tam tòng tứ đức”. Và họ sẽ phải đối mặt với những hình thức xử phạt nghiêm khắc của chế độ xã hội xưa đề ra. Ngày nay, khi đất nước đang đi vào thời kỳ phát triển, thời kỳ hội nhập. Con người sống thoáng hơn, cách nhìn nhận tiến bộ và đổi mới hơn thì hình thái gia đình “bà mẹ đơn thân nuôi con” đang trở thành một trào lưu và có xu hướng ngày càng tăng. Phần lớn những trường hợp bà mẹ đơn thân hiện nay là những trường hợp ly hôn hoặc không kết hôn. Họ là những người phụ nữ không muốn lập gia đình, không muốn làm vợ nhưng vẫn muốn có con, muốn trở thành mẹ. Họ còn có thể là những người phụ nữ chủ động bỏ chồng để trở thành bà mẹ đơn thân – những trường hợp hiếm gặp trong xã hội Việt trước đây. 4 Mô hình “bà mẹ đơn thân nuôi con” thuộc trường hợp ly hôn và không kết hôn ngày càng nhiều, nó không chỉ xuất hiện ở các vùng đô thị hiện đại mà còn có ở cả những vùng nông thôn yên bình. Cũng giống như thế, tại địa bàn xã Hồng Thành, nơi tôi sinh sống, là một xã đang trong gia đoạn xây dựng mô hình nông thôn mới, không quá khó khăn nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề xã hội bất cập. Trong đó số lượng bà mẹ đơn thân nuôi con chiếm tỷ lệ tương đối cao. Mỗi người một lý do, một hoàn cảnh khác nhau nhưng có đều có những khó khăn và đặc điểm chung. Hơn thế nữa, dù họ có cố gắng làm tròn vai trò của cả người cha lẫn người mẹ thì vẫn khó đảm bảo cho sự phát triển trọn vẹn về cả thể chất lẫn tinh thần của những đứa con của họ. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. “Phụ nữ đơn thân nuôi con” không phải là một đề tài mới, tuy nhiên, việc nghiên cứu ở phạm vi không quá lớn sẽ cho tôi thấy được cụ thể hơn những khó khăn, nhu cầu và nguyện vọng mà đối tượng đang gặp phải. Hơn nữa, đây sẽ là cơ hội để tôi có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng mà mình học được ở giảng đường, áp dụng và thực tiễn cuộc sống. Từ đó, tự trau dồi thêm kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm, tự hoàn thiện những thiếu sót của bản thân, làm hành trang để sau này có thể vững vàng hơn khi ra trường. 2. Lịch sử nghiên cứu Gia đình là một mảng đề tài quen thuộc trong nghiên cứu khoa học ở nước ta, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu với nhiều đề tài nghiên cứu công phu, giá trị cao. Những nghiên cứu ấy đã dựng lên một tấm phông khá cơ bản để nhìn nhận nghiên cứu về vấn đề những biến đổi của gia đình người Việt, trong đó có xu hướng bà mẹ đơn thân nuôi con. Hiện nay bà mẹ đơn thân nuôi con là một hiện tượng không mới trong xã hội nhưng phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu thì thì chỉ mới khoảng gần chục năm gần đây. Những nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng này chủ yếu là những nhà nghiên cứu xã hội học chuyên về nghiên cứu về phụ nữ.Nhà nghiên cứu có nhiều quan tâm đến vấn đề bà mẹ đơn thân nuôi con đó là GS.Lê Thi.Trong hai nghiên cứu của mình là “cuộc sống của phụ nữ đơn thân Việt Nam” và “Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng”, Lê Thi đã miêu tả khá chi tiết về cuộc sống của những bà mẹ đơn thân.Tuy nhiên, hai cuốn sách này chủ yếu thiên về nghiên cứu xã hội học, chỉ 5 miêu tả về cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở một khu vực nhất định. Không những thế, đối tượng nghiên cứu của Lê Thi hướng đến khá đa dạng, cả những trường hợp góa phụ, ly hôn và không kết hôn, địa bàn khảo sát là ở một vùng nông thôn với những phụ nữ là công nhân.Tuy nhiên,cuộc sống của bà mẹ đơn thân dù ở đâu thì vẫn có những điểm tương đồng, những nghiên cứu của Lê Thi vừa mở ra những khía cạnh trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân,vừa là cơ sở để nhìn nhận, so sánh với mô hình bà mẹ đơn thân ở vùng khác. Gia đình người Việt hiện nay có nhiều biến đổi và nhiều vấn đề phức tạp. Chính vì thế những nghiên cứu về gia đình người Việt tương đối nhiều và phong phú.Tiêu biểu cho những nghiên cứu này có cuốn “gia đình người Việt ngày nay” của Trương Mỹ Hoa và Lê Thi, “Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi” mới của Nguyễn Hữu Minh chủ biên, “Nhân diện gia đình Việt Nam hiện nay”của Lê Thị Hân.v.v Những cuốn sách này có đề cập những vấn đề của gia đình Việt Nam hiện nay trong đó có hiện tượng bà mẹ đơn thân.Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ nói khái quát về sự ra đời của hiện tượng này và một vài đánh giá về hiện tượng này đối với gia đình người Việt. Những vấn đề thuộc về bản chất hiện tượng này vẫn chưa được khai thác và giải mã. Nằm trong dự án nâng cao chất lượng đời sống của những hộ bà mẹ đơn thân của trung ương hội phụ nữ Việt Nam, một số bài báo viết về mô hình này đã bắt đầu gợi mở những khía cạnh trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân. Những nghiên cứu này chú trọng đến mảng xã hội học và hướng đến xây dựng những chính sách giúp đỡ cho những bà mẹ đơn thân. Những nghiên cứu cụ thể và sâu sắc nhất với cuộc sống của những bà mẹ đơn thân có lẽ là những bài viết phản ánh xu hướng này trên báo chí. Những bài viết có nhân chứng cụ thể, có những sự kiện có thật đã phần nào mô tả những đánh giá đúng đắn về xu hướng này. Tuy chỉ dựa vào một vài trường hợp cụ thể và những đánh giá còn sơ sài, không phải là những nghiên cứu thực sự nhưng những bài viết ấy vẫn còn cung cấp nhiều dẫn chứng, tư liệu quý giá. Như vậy, có thể thấy, đề tài phụ nữ đơn thân nuôi con vẫn là một đề tài mới, có nhiều mảng trống trong nghiên cứu, nhất là nghiên cứu dưới góc độ CTXH với phụ nữ đơn thân nuôi con. 6 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “phụ nữ đơn thân nuôi con” trên địa bàn xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 3.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài “phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013” hướng đến đối tượng chính là những bà mẹ đơn thân nuôi con, đó là những người phụ nữ nuôi con một mình mà không có sự xuất hiện của người đàn ông với tư cách pháp lý là chồng, là cha. Gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã. Bao gồm các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của phụ nữ đơn thân nuôi con. Ngoài ra, người nghiên cứu còn chú ý đến một số cán bộ xã, thôn như: Cán bộ phụ nữ xã, cán bộ phụ nữ thôn, cán bộ hội nông dân.v.v 3.3. Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi không gian: xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. • Phạm vi thời gian: Từ ngày 20/03/2014 đến ngày 20/04/2014. Đây là phạm vi thời gian chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề tại địa bàn. • Phạm vi thời gian của vấn đề: phụ nữ đơn thân nuôi con là một hiện tượng không còn mới mẻ mà nó xuất hiện cũng khá lâu và trong thời gian gần đây hiện tượng này bắt đầu có sự gia tăng mạnh. Tuy nhiên, hiện nay cũng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này trên phạm vi cả nước và trên địa bàn tôi đang tiến hành nghiên cứu lại càng không có những nghiên cứu khoa học về vấn đề này có chăng chỉ là những báo cáo, đánh giá đời sống của phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã. Vì vậy, trong khuôn khổ của khóa luận chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này trong phạm vi thời gian từ năm 2010 đến năm 2013. 4. Mục tiêu nghiên cứu 4.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu về hiện tượng “phụ nữ đơn thân nuôi con” hay “bà mẹ đơn thân” sẽ chỉ rõ nguyên nhân ra đời, hiện trạng và tác động của xu hướng này đối với văn hóa – kinh tế - xã hội của đất nước cũng như địa bàn nghiên cứu là xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá đúng về hiện tượng này. Tìm hiểu về cuộc sống của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 7 Tìm hiểu hoạt động công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con đang thực hiện tại địa bàn xã cũng như nhận thức và mức độ tiếp cận các chương trình chính sách của phụ nữ đơn thân nuôi con. 4.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu rõ hơn thực trạng đời sống vật chất cũng như tinh thần của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân dẫn đến hiện trạng “bà mẹ đơn thân” trên địa bàn xã, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề một cách hợp lý. Xác định nhu cầu của phụ nữ đơn thân nuôi con và việc đáp ứng các nhu cầu đó. 5. Câu hỏi nghiên cứu • Cuộc sống của phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An như thế nào? • Nhu cầu của phụ nữ đơn thân nuôi con và việc đáp ứng các nhu cầu của họ như thế nào? • Mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã như thế nào? • Vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã? 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận • Chủ nghĩa duy vật biện chứng Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì khi xem xét, đánh giá mỗi hiện tượng – sự kiện xã hội phải đặt nó trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng – sự kiện khác. Ngoài ra phải có quan điểm toàn diện khi đánh giá về một vấn đề để tránh cách nhìn phiến diện. Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích các hiện tượng và quá trình xã hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận động và biến đổi không ngừng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được vận dụng vào việc nghiên cứu cuộc sống xã hội cũng như nghiên cứu các hình thức sinh hoạt xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu cần phải sử dụng các lý thuyết trong công tác xã hội như thuyết vai trò, thuyết hành động xã hội, thuyết hệ thống, thuyết năng động nhóm, để làm rõ nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng và khách thể nghiên cứu. Đồng thời góp phần làm thay đổi tích cực thực trạng. • Chủ nghĩa duy vật lịch sử 8 Chủ nghĩa duy vật lịch sử có quan điểm khi nhìn nhận một vấn đề cần phải xác định được hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nơi vấn đề đang tồn tại và chịu ảnh hưởng. Bởi cùng một sự vật hiện tượng nhưng trong những bối cảnh lịch sử xã hội khác nhau thì cách nhìn nhận, đánh giá về hiện tượng, sự vật đó là không giống nhau. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thành văn Để có số liệu cụ thể và chính xác liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phục vụ cho quá trình làm đề tài khóa luận, chúng tôi đã tìm hiểu và tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn, căn cứ vào các tài liệu tâm lý học, các tài liệu của các ngành xã hội có liên quan như xã hội học, tôn giáo học, các báo cáo về tình hình đời sống của phụ nữ cũng như các bảo cáo tổng kết hoạt động hàng tháng, cuối năm của hội liên hiệp phụ nữ, ban chính sách xã và các tài liệu liên quan khác. 6.2.2. Phương pháp vãng gia Vãng gia hay còn gọi là thăm hộ gia đình là một phương pháp khá hiệu quả trong việc nắm bắt thông tin cũng như tạo mối quan hệ gần gũi trong CTXH với phụ nữ đơn thân nuôi con. Khi người nghiên cứu sử dụng phương pháp này đã thu lại được nhiều thành công ngoài dự kiến. Họ không những giúp phụ nữ đơn thân hết ngại tiếp xúc mà còn giúp họ thổ lộ hết những nỗi niềm của mình. Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu tiến hành vãng gia khoảng (tiến hành vãng gia khoảng 5 hộ gia đình thuộc diện phụ nữ đơn thân nuôi con. Trong quá trình nghiên cứu cần đến thăm gia đình họ 3 và mỗi lần khoảng 20 đến 30 phút). 6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương Phỏng vấn dựa trên bảng hỏi gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Sau đó tập hợp kết quả lại, lấy thông tin và dữ liệu từ đó. Để xem xét tình hình thực tế. Đồng thời qua đó, cho người nghiên cứu hiểu được vấn đề nghiên cứu trong từng trường hợp cụ thể. 6.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh Đây là một phương pháp chủ đạo để thu thập thông tin của đề tài dựa trên nguyên lý của phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân. Chúng tôi đã sử dụng phiếu đánh giá nhanh dành cho 30 phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn. Các câu hỏi trong phiếu đánh giá nhanh tập trung vào các chủ đề liên quan đến đặc điểm, hoàn cảnh, mong muốn của các chị em. 6.2.5. Phương pháp quan sát 9 Phương pháp quan sát là một phương pháp thông dụng va rất dễ thực hiện, đống thời nó mang lại cho chúng ta cái nhìn thực tế, giúp người nghiên cứu hiểu rõ bản chất vấn đề hơn. sử dụng kĩ năng quan sát trong trường hợp này, để thấy được hoàn cảnh sống, thái độ của đối tượng trước vấn đề mà họ gặp phải. Đặc biệt là có thể quan sát đối tượng trong các hoạt động công tác xã hội cá nhân. 6.2.5. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc Trong thời gian thực tập tại địa bàn, tôi đã tiến hành 6 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc. Với 4 phụ nữ đơn thân nuôi con và 2 cán bộ phụ nữ. Phỏng vấn bán cấu trúc đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhằm thu thập các thông tin về đời sống, thái độ và tâm lý của họ trước hoàn cảnh của bản thân. Phỏng vấn bán cấu trúc đối với cán bộ phụ nữ xã và xóm nhằm biết thêm thông tin về sự hỗ trợ từ chính quyền xã, xem xét mức độ quan tâm của họ đối với vấn đề phụ nữ đơn thân nuôi con. 7. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 7.1. Ý nghĩa lý luận Khi lựa chọn đề tài “phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013” tôi mong muốn làm sáng tỏ hơn các khái niệm và lý thuyết như: lý thuyết vai trò, thuyết hành động xã hội, lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow, lý thuyết hệ thống, lý thuyết nữ quyền, lý thuyết cấu trúc – chức năng… Áp dụng những kiến thức đã được học từ sách vở đi vào thực tiễn cuộc sống, lý luận được kiểm nghiệm, đánh giá. Hiệu quả được chứng minh. Qua đó bổ sung, loại bỏ những thiếu sót không phù hợp để kiến thức được trang bị cho những khóa sau tốt hơn. Sự bổ sung và hoàn thiện cho nhau giữa một bên là kiến thức sách vở và một bên là thực tiễn cuộc sống thông qua những bài báo cáo có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn của cuộc sống. 7.2. Ý nghĩa thực tiến Thực hiện đề tài “phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2013” bởi tính cấp thiết, nóng bỏng của thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con. Nó đã để lại nhiều ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. * Đối với bản thân người nghiên cứu Hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến phụ nữ đơn thân nuôi con như vấn đề ly hôn, vấn đề bạo lực gia đình, vấn đề ngoại tình, giáo dục con trẻ trong gia đình khuyết thiếu, những tác động từ thực trạng xã hội đến tư tưởng, ý thức của con người trong gia đình hiện nay. 10 [...]... khăn, nó không còn dừng lại ở trách nhiệm của gia đình mà là của toàn xã hội 2.1.3 Thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 2.1.3.1 Số lượng, tỷ lệ và phân loại phụ nữ đơn thân nuôi ở địa bàn xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An * Số lượng, tỷ lệ bà mẹ đơn thân ở địa bàn xã Tổng số phụ nữ của toàn xã là 1389 người Trong đó, số phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt... liên quan đến vấn đề nghiên cứu Chương 2 Thực trạng về đời sống phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và những ảnh hưởng của thực trạng đó Chương 3 Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 12 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về... xây dựng hoạt động CTXH cho phụ nữ đơn thân nuôi con CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐỜI SỐNG PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON Ở XÃ HỒNG THÀNH, HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TRẠNG ĐÓ 2.1 Thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con Cho đến nay, hiện tượng “bà mẹ đơn thân không còn là một hiện tượng mới lạ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng nữa Nó đang dần trở thành một trào lưu và để... 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lý Hình 1.1 bản đồ xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Nguồn: http://muabannhadat.com.vn/ban-do/ban-do-Xa-Hong-Thanh-Huyen-Yen-Thanhp7079-q431-t26/ ) Hồng Thành là xã được tách ra từ xã Phú Thành theo nghị định ngày 28/06/1994 của Chính phủ Xã Hồng Thành là một xã nằm phía Bắc của huyện Yên Thành, cách thành phố vinh khoảng 60km về phía Nam Với diện... phụ nữ đơn thân toàn xã • Góa bụa Là hình thức bà mẹ đơn thân nuôi con xuất hiện đầu tiên trong xã hội Sau khi người chồng đã qua đời, nếu hai người có con, người phụ nữ khi ấy sẽ trở thành bà mẹ đơn thân nuôi con một mình Trên địa bàn toàn xã có 51 phụ nữ đơn thân thuộc trường hợp này chiếm tỷ lệ 55,5 % trong tổng số phụ nữ đơn thân nuôi con của toàn xã Biểu đồ 2.1: phân loại PNĐTNC trên địa bàn xã. .. Số phụ nữ đơn thân nuôi con trên toàn xã là 92 người, chiếm tỷ lệ 6,6% tổng số phụ nữ của toàn xã (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng cuối năm 2013 của Hội LHPN xã Hồng Thành) Theo thống kê của ban dân số và kế hoạch hóa gia đình xã Hồng Thành từ năm 2010 đến năm 2013 thì số lượng phụ nữ đơn thân nuôi con được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1: sự gia tăng số lượng phụ nữ đơn thân xã Hồng. .. tuổi Phụ nữ đơn thân trên địa bàn chủ yếu ở độ tuổi từ 30 trở lên Theo khảo sát của Hội LHPN xã Hồng Thành, đầu năm 2013 có 92 phụ nữ đơn thân nuôi con trong đó: + từ 15 đến 17 tuổi có 2 người chiếm 2,2 % + từ 18 đến 29 tuổi có 6 người chiếm 6,5 % + từ 30 đến 49 tuổi có 32 người chiếm 34,8 % + từ 50 tuổi trở lên có 52 người chiếm 56,5 % Biểu đồ 2.2: Độ tuổi phụ nữ đơn thân nuôi con xã Hồng Thành năm 2013. .. 3 trở đi là rất nhiều Vì thế, chúng ta có thể hiểu được vì sao tỷ lệ phụ nữ đơn thân nuôi con thứ 3 trở lên nhiều hơn 2.1.3.2 Thực trạng đời sống của phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An * Đời sống vật chất Đời sống vật chất phản ánh một phần chất lượng cuộc sống của con người Từ đó xem xét việc đáp ứng các nhu cầu, trước hết là các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi... mối quan hệ trong gia đình rất đơn giản, ngoài quan hệ trong nội bộ gia đình còn có quan hệ với hai bên gia đình nội ngoại Những mối quan hệ đa chiều, chằng chịt này khiến tình cảm gia đình trở nên đa dạng Nếu có một mối quan hệ nào đó trục trặc, những thành viên có thể tìm sự bù đắp ở các mối quan hệ khác” (Nguồn: http://www.doko.vn/luan-van/buoc-dau-tim-hieu-vehien-tuong-ba-me-don-than-o-ha-noi-321791)... địa bàn xã Hồng Thành (Nguồn: “báo cáo thống kê thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con 6 tháng đầu năm 2013 của Hội LHPN xã Hồng Thành”) 30 Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta có thể thấy sự chênh lệch rõ giữa phụ nữ đơn thân nuôi con trong đó tỷ lệ PNĐTNC do chồng chết và tỷ lệ PNĐTNC do ly hôn là chênh lệch khá lớn (55,5 % với 14,1%) Để mô tả trực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn toàn xã, tôi đã . phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 3.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. sống phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và những ảnh hưởng của thực trạng đó Chương 3. Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên. bản đồ xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Nguồn: http://muabannhadat.com.vn/ban-do/ban-do-Xa-Hong-Thanh-Huyen-Yen-Thanh- p7079-q431-t26/ ) Hồng Thành là xã được tách ra từ xã Phú

Ngày đăng: 06/11/2014, 09:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan