du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang

58 831 0
du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu thoả mãn đời sống tinh thần của con người cũng trở nên quan trọng. Vì vậy, du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới và theo nhận định thì ngành du lịch hiện nay chỉ đứng sau ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp dầu khí. Những năm gần đây, hoạt động du lịch trên thế giới đang có sự thay đổi khi số lượng khách du lịch ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các loại hình du lịch bền vững như: du lịch sinh thái, du lịch văn hoá .Trong đó du lịch văn hoá được quan tâm nhiều nhất. Du khách muốn khám phá, tìm hiểu những giá trị truyền thống của dân tộc mình cũng như của các dân tộc trên thế giới. Việt Nam là một nước có ngành du lịch đang phát triển nhưng là nước có nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú. Ngoài những thế mạnh về cảnh quan tự nhiên, những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc thì làng nghề truyền thống cũng là một trong những thế mạnh cho Việt Nam phát triển du lịch. Đến với làng nghề, du khách được chứng kiến tận mắt những công đoạn tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân dân gian để họ hiểu hơn về quá trình tạo ra sản phẩm, để được nghe kể về lịch sử làng nghề, để từ đó trân trọng hơn những giá trị truyền thống của dân tộc, góp phần trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị đó. Các làng nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo thiết thực luôn đem lại lợi ích kinh tế cho người lao động. Sản phẩm làng nghề không chỉ phục vụ đắc lực cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân mà giờ đây chúng đã trở thành những sản phẩm có giá trị xuất khẩu, mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hiện nay, công việc khôi phục và bảo vệ các làng nghề là rất quan trọng. Đó không phải là công 1 việc riêng của từng cá nhân của từng làng nghề mà là công việc chung của các cấp, các ngành có liên quan vì thực trạng làng nghề Việt Nam nói chung đang gặp nhiều khó khăn, cần có sự quan tâm giúp đỡ để giữ gìn, phát huy một nét đẹp văn hoá trong kho tàng văn hoá truyền thống của dân tộc. Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống,những địa phương có nhiều làng nghề truyền thống phải kể đến Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đã nẵng… trong đó các làng nghề ở Thừa Thiên - Huế đã trải qua nhiều bước thăng trầm, gắn liền với những biến động của lịch sử.Một số làng nghề và ngành nghề truyền thống đã được bảo tồn,các làng nghề thủ công truyền thống đã lưu giữ lại những bản sắc, dấu ấn của vùng văn hóa Huế, thể hiện sự khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của những cư dân vùng đất giàu văn hóa. Đặc biệt, với vị thế là một trong những trung tâm du lịch quan trọng của quốc gia, là thành phố Festival của cả nước, sản phẩm thủ công nghiệp truyền thống Huế có một vị trí quan trọng để tạo nên tính hấp dẫn và ấn tượng đối với khách du lịch đến Huế. Những sản phẩm thủ công truyền thống Huế thường tinh xảo, đẹp mắt và mang đậm tính thương hiệu Huế.Và các làng nghề thủ công truyền thống ở Phú Vang là một trong những làng nghề mang lại nhiều giá trị quan trọng trong quá trình phát triển du lịch đối với Huế nói chung và Phú Vang nói riêng.Điển hình là làng nghề hoa giấy Thanh Tiên,Tranh Làng Sình,làng chằm nón lá Mỹ Lam,mộc mỹ nghệ Phú Thượng Trong tình hình hiện nay vị trí của nhiều mặt hàng thủ công đã có sự hồi sinh và cải biến rất hợp lí nhưng cũng có những mặt hàng thủ công dần dần bị mai một. Tuy có lịch sử phát triển lâu đời cùng với lợi ích mà nghề sẽ đem lại kinh tế cho cá nhân, cho địa phương và cho đất nước nhưng các làng nghề vẫn chưa được quan tâm đúng mức để phát triển và phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giải quyết khó khăn cho địa phương trong việc giảm 2 thiểu thất nghiệp, giảm thiểu tệ nạn xã hội. Phát triển du lịch làng nghề là một loại hình du lịch phát triển bền vững thúc đẩy làng nghề phát triển, góp phần bảo lưư những giá trị văn hoá vốn có của làng nghề truyền thống. Trong những năm gần đây, sở Văn Hoá - Thể Thao - Du Lịch Huế và phòng Văn Hóa Thông Tin huyện Phú Vang đă quan tâm tới sự phát triển của các làng nghề, phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh: nghiên cứu, xây dựng các tour, các tuyến du lịch đưa du khách về với làng nghề. Đây là bước mở đầu có ý nghĩa đối với các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang. Với hy vọng các làng nghề truyền thống không bị mai một và phát triển, vừa là ngành kinh tế quan trọng của dân địa phương, vừa là sản phẩm du lịch độc đáo của ngành du lịch Huế em đã chọn đề tài báo cáo tôt nghiệp của mình là “du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang- Thừa Thiên Huế".Với đề tài này em hy vọng các làng nghề truyền thống ở Phú vang sẽ được mọi người sẽ biết đến nhiều hơn nữa, các cấp chính quyền có sự quan tâm hơn nữa để các làng nghề phát triển hơn nữa hòa nhịp với tốc độ phát triển chung của du lịch Huế. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Các làng nghề thủ công truyền thống từ lúc thành lập qua quá trình tồn tại và phát triển với những tiến triển mới,những sự thay đổi thích nghi của các làng nghể để tạo ra những mặt hàng thủ công truyền thống góp phần phát triển hoạt động du lịch ở Phú Vang-Thừa Thiên Huế. Những định hướng và giải pháp để bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống trong hoạt động du lịch Huế nói chung và Phú Vang nói riêng. 3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu +Đối tượng nghiên cứu: du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang-Thừa Thiên Huế. +Phạm vi nghiên cứu: các làng nghề thủ công truyền thống trên địa bànhuyện Phú Vang,tỉnh Thừa Thiên Huế. 3 4.Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình làm báo cáo, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng: Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu. Phương pháp thống kê, phân tích. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp. 5.Đóng góp của đề tài: Với đề tài “du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang" em nhằm mục đích sau: Tìm hiểu giá trị của làng nghề truyền thống góp phần cho sự phát triển của du lịch của Phú Vang bằng cách tạo ra sản phẩm du lịch mới cho du lịch trên địa bàn huyện đó là sản phẩm du lịch làng nghề. 6.Bố cục đề tài: ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung bài báo cáo gồm có ba chương +Chương 1: Giới thiệu chung về huyện Phú Vang-tỉnh Thừa Thiên Huế +Chương 2: Một số làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang.Đánh giá tiềm năng du lịch. +Chương 3: Thực trạng và giải pháp khai thác các làng nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch hiện nay trên địa bàn huyện Phú Vang. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ 1.1.Vài nét về huyện Phú Vang 1.1.1.Điều kiện tự nhiên a.Vị trí địa - Đặc điểm địa hình: Phú vang là huyện vùng đầm phá ven biển, địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông đầm, gò cát. Phia bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Hương Thủy và phía Đông giáp huyện Phú Lộc. Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên 28,031ha, chiếm 5,6% diện tích đất tự nhiên cả Tỉnh. Phú Vang thuộc vùng địa đình đất trũng, diện tích đềm phá lớn, đất đai bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông ngòi, doi cát. Đất đai thổ nhưỡng Phú Vang đa dạng, mặt nước chưa sử dụng còn nhiều. Với chiều dài 45km bờ biển và Cảng biển Thuận An; 8,626ha diện tích mặt nước đầm phá nước sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển tiềm năng du lịch sinh thái biển và đầm phá trên địa bàn toàn Huyện. b.Đặc điểm khí hậu và thời tiết: Phú Vang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của vùng ven biển, có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm sau; Lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3000mm. Mưa phân bố không đồng đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm gây úng lụt. Mùa nắng gió Tây Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất từ tháng 2 đến tháng 4( đúng lúc nước thủy triều thấp). 5 Nhiệt độ không khí trung bình năm tương đối cao, dao động từ 24,9 o C đến 26,4 o C, ít thay đổi theo mùa. Thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều, biên độ thủy triều dưới 0,5m-2m. Tại Thuận An có độ cao thủy Triều trung bình khoảng 0,4m-0,5m. Vùng Bắc và Nam Thuận An có độ cao thủy triều trung bình 0,6m-1,2m. Độ cao thủy triều trong các đầm, phá vũng, vịnh thường nhỏ hơn các vùng biển. Là huyện ven biển, đầm phá nên Phú Vang còn có đặc thù của hệ sinh thái ven bờ, hàng năm có mưa to, gió bão nên cần chú ý khai thác Du lịch ở mùa nắng khô. c.Đặc điểm thủy văn: Trong phạm vi huyện Phú Vang, hệ thống sông ngòi trải dài và ôm kín khắp địa bàn của Huyện, bắt nguồn từ sông Hương, sông Như ý, sông Phổ Lợi chảy qua các xã Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh và Thị trấn Thuận An đỗ ra biển. Sông An Cựu, Lợi Nông, Thiệu Hóa và sông Đại Giang chảy qua các xã Phú Mỹ, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Đa, Vinh Thái, Vinh Hà, xuôi về đầm Cầu Hai trước khi tưới mát cho các đồng ruộng của các xã. Ngoài hệ thống sông ngòi, Phú Vang còn có nhiều đầm phá nước lợ như: Đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú, đầm Sam, đầm Chuồng và một phần phía Bắc đầm Cầu Hai nối liền nhau thông qua Phá Tam Giang rộng lớn. d.Tài nguyên khoáng sản: Phú Vang tài nguyên khoáng sản không nhiều, một số loại điển hình như Titan ở xã Phú Diên, có chất lượng tốt đang được khai thác, xong quy mô không được lớn. Ngoài ra, ở xã Phú Đa – Phú Thứ, huyện Phú Vang còn có cát trắng và đặc biệt là nguồn tài nguyên nước khoáng nóng Mỹ An là nguồn tiềm năng cho việc phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh. e.Điều kiện môi trường sinh thái: Huyện Phú Vang là huyện giáp biển, có diện tích đầm phá lớn, mức độ khai thác và quy mô sản xuất còn nhỏ, chủ yếu là sản xuất lúa, hoa màu, đánh 6 bắt, nuôi trồng thủy hải sản; Việc khai thác các ngành công nghiệp khác còn rất hạn chế nên môi trường tự nhiên của Phú Vang rất trong sạch, ô nhiễm không khí ít, môi trường sống còn rất trong lành, phù hợp cho việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên, đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lich sinh thái biển và đầm phá. Tuy vậy, Phú Vang cũng là một vùng đất hội tụ nhiều điều kiện bất lợi như bão lụt, hậu quả của chiến tranh tàn phá, là điểm cuối của các con sông đổ về nên môi trường có phần bị ảnh hưởng xấu. Chính vì vậy, vấn đề khai thác tiềm năng du lịch biển và đầm phá cần phải được quy hoạch để bảo vệ môi trường và môi sinh. *Đánh giá chung về tài nguyên tự nhiên: Phú Vang là mảnh đất còn hoang sơ: các bãi biển và đầm phá còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, đây là một hạn chế, song dưới góc độ môi trường du lịch thì đây lại là một lợi thế vì tất cả tài nguyên thiên nhiên còn ở dạng nguyên sơ. Tài nguyên thiên nhiên của Phú Vang tuy không đặc sắc nhưng khá dầy đặc và nói chung tương đối dễ tiếp cận, dễ khai thác cho tuyến du lịch Huế và vùng phụ cận. 1.1.2.Điều kiện nhân văn: Để đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của Phú Vang, cần xem xét một số vấn đề sau: a.Dân số và nguồn nhân lực: Dân số trung bình toàn huyện năm 2006 là 186.000 người ( chiếm khoảng 16,6% dân số toàn tỉnh ). Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,3%. Dân số thành thị chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 11,2% dân số toàn huyện. Mật độ dân số trung bình là 650 người/km 2 , nhưng phân bố không đồng đều giữa các xã, dân cư tập trung đông nhất là ở thị trấn Thuận An, Xã Phú Thượng, Phú Mỹ, Phú Diên, Phú Đa; thấp nhất là ở Vinh Phú, Vinh Thái, Phú Lương, Phú Hồ và Phú Thanh. Năm 2006, nguồn lao động của huyện có khoảng người chiếm 7 khoảng % dân số. Trong đó lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm khoảng %, dịch vụ chiếm khoảng % còn lại là hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Nhìn chung, huyện có nguồn nhân lực dồi dào, tuy nhiên trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao còn hạn chế. Trình độ dân trí còn thấp, số lượng lao động được đào tạo ngành nghề chính qui còn it. Nhưng hạn chế trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của toàn huyện trong đó có phát triển du lịch. b.Đặc điểm kinh tế xã hội: Trong báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế dự thảo lần 3 vào tháng 3-2001; phương hướng phát triển ngành Dịch vụ Du lịch là phát triển bền vững ngành Du lịch nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng chiến lược phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch theo nhu cầu thị trường vùng đầm phá định hướng 2001-2010 phát huy mọi tiềm lực và lợi thế, tập trung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và đầm phá trở thành vùng phát triển năng động toàn diện bao gồm thủy sản, du lịch, nông lâm công nghiệp chế biến. Mặc dù còn có nhiều khó khăn về vốn đầu tư, song sau khi Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội Huyện Phú Vang thời kỳ 2001 – 2010 được phê duyệt, huyện Phú Vang dần dần có được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật không ngừng được củng cố, đời sống xã hội được nâng cao là cơ hội để nhân dân tham gia du lịch, trực tiếp đầu tư phát triển du lịch. Nền kinh tế của huyện đã phát triển với tốc độ khá cao, bình quân giai đoạn 2000 – 2005 đạt 11,7%, cao hơn mức tăng 4,5% của 5 năm trước. Trong đó, khu vực công nghiệp, TTCN – Xây dựng đạt 14,4% năm; Các ngành Dịch 8 vụ đạt 9,5%/năm và khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp đạt 12,2%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng khu vực công nghiệp, TTCN - xây dựng trong GDP tăng từ 16,77% ( năm 2000 ) lên 23,8% ( năm 2005 ); Các ngành Dịch vụ duy trì mức đóng góp 25,2% ( trong đó, du lịch đóng góp 6% ); Khu vực Nông - Lâm – Ngư nghiệp giảm tương ứng 56% xuống còn 51% nhưng tổng số sản phẩm vẫn tăng cao. Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn có những thay đổi cơ bản, phát triển đa dạng, sản phẩm nông nghiệp đang có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, số hộ thuần nông giảm từ 63,8% ( năm 2000 ) xuống còn 59,1% ( năm 2005 ); Hộ Thương nghiệp – Dịch vụ tăng từ 8,95% lên 15,1%. Đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên đầu tư cho giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, bệnh viện quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh ở Phú Thượng, thị trấn Thuận An, Phú Đa đáp ứng ngay càng tốt hơn nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân. 1.1.3.Các nguồn tài nguyên du lịch * Tài nguyên du lịch tự nhiên - Khu nước khoáng chữa bệnh Mỹ An: Mạch suối khoáng Mỹ An nằm cách thành phố Huế 6km về phía Đông, tại Làng Mỹ An, thuộc xã Phú Tân, huyện Phú Vang. Suối nằm ngay cạnh đường Quốc lộ, trong một vùng đất khá bằng phẳng và rộng. Đặc điểm địa chất của khu vực và tính chất lý hóa của nước khoáng ở đây có công dụng chữa các bệnh về khớp, cột sống, viêm dây thần kinh, Nước khoáng Mỹ An được xác định đạt tiêu chuẩn quy định quốc tế về chữa bệnh. Con suối này đã có từ rất lâu, hiện nay đang được Công ty Du lịch Hương Giang khai thác cho người dân để tắm và chữa bệnh rất hiệu quả. - Bãi biển Thuận An thuộc thị trấn Thuận An là nơi nghỉ mát lý tưởng cho các du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có các bãi tắm thuộc xã Phú Thuận và Phú Diên đã và đang được khai thác có hiệu quả. Bãi tắm Thuận An nằm cách thành phố Huế 13km. Đây là một nơi tắm 9 biển thú vị cho mọi du khách sau một ngà tham quan lăng tẩm, chùa chiền, phong cảnh ở Huế. Từ trung tâm thành phố Huế khách chỉ mất 15 phút là đến được bãi tắm Thuận An. Mùa hoạt động của bãi tắm từ tháng 4 đến tháng 8. * Tài nguyên du lịch nhân văn: - Khu Đình Làng Dương Nỗ: Khu này thuộc Làng Dương Nổ, Xã Phú Dương, huyện Phú Vang. Trong hệ thống di tích Đình Làng Dương Nổ có cụm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Làng Dương Nổ, cụm di tích bao gồm Nhà lưu niệm. Đình Làng, Bến Đá, Am Bà trong đó có 2 di tích được công nhận là di tích quốc gia: - Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nơi người đã sống và học tập những năm 1898 - 1990; Đình Làng Dương Nổ, ngoài ý nghĩa là nơi lưu niệm dấu ấn danh nhân còn là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của thiết chế làng xã Việt Nam. Với vai trò vị trí đó, nhiều năm qua cụm di tích này đã được từng bước quan tâm đầu tư và phát huy tác dụng. Hằng năm, cụm di tích này đã thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước, góp phần tích cực trong việc tuyên truyền giáo dục tư tưởng, thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diễu thuộc Làng Thanh Tiên Xã Phú Mậu, nơi đây lưu niệm những dấu tích của cụ Nguyễn Chí Diễu. Trấn Hải Đài, nằm ở thị trấn Thuận An, là một di tích văn hóa lịch sử trong thời gian khách chiến. Hiện nay, Trấn Hải Đài không được bảo vệ và gìn giữ nên đã xuống cấp nhiều, cần được quan tâm tu bổ tôn tạo và bảo vệ. Tháp Chàm ở xã Phú Diên. - Căn cứ địa Cách mạng Thanh Lam Bồ, nằm ở xã Vinh Thái, là nơi xảy ra những cuộc chiến ác liệt của quân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống xâm lược. - Căn cứ địa Cách mạng Phú Thứ, nằm ở xã Phú Đa, huyện Phú Vang, nay quy hoạch là trung tâm huyện lỵ Phú Đa, là nơi xảy ra những cuộc chiến ác liệt 10 [...]... " làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập" Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị của toàn làng Làng nghề theo cách phân loại về thời gian gồm có: Làng nghề truyền thống và làng nghề mới Theo tiến sỹ Phạm Côn Sơn trong cuốn "Làng nghề truyền thống Việt Nam" thì làng nghề được định nghĩa như sau: Làng nghề. .. DU LỊCH 2.1.Vai trò của làng nghề đối với hoạt động du lịch Phú Vang Giữa hoạt động du lịch và làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững.Ngược lại làng nghề truyền thống cũng là trung tâm thu hút khách du lịch. .. người thợ thủ công Và có thể mua về những sản phẩm đặc trưng làm quà tặng cho mỗi người thân trong gia đình Chính vì vậy, du lịch thăm quan làng nghề truyền thống là một trong những loại hình du lịch mới đang được đưa vào khai thác cho các tour du lịch Bởi vậy làng nghề truyền thống có một ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động du lịch của Phú Vang Du lịch làng nghề truyền thống đã... thành và phát triển của làng nghề truyền thống Và tạo ra nét văn hóa rất riêng của mỗi làng nghề truyền thống Phong cảnh làng nghề cùng với những giá trị chứa đựng bên trong làng nghề truyền thống sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, mua sắm tại các làng nghề Làng nghề truyền thống còn là nơi sản xuất ra những hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị... khách du lịch khi đến Phú Vang và các làng nghề truyền thống được dễ dàng khi tham quan du lịch Làng nghề truyền thống Phú Vang đã được hình thành và phát triển lâu đời, vì vậy mỗi sản phẩm của làng nghề truyền thống đều chứa đựng trong đó những yếu tố văn hoá, mang những nét rất riêng của vùng miền Điều đó cũng tạo nên được sự hấp dẫn cho du khách khi lựa chọn mua những sản phẩm của các làng nghề truyền. .. ngành nghề truyền thống đó đang dần bị mai một Vậy nên, chủ trương khôi phục lại các làng nghề truyền thống ngoài mục đích tạo việc làm cho lao động nông thôn còn có ý nghĩa phục hồi, duy trì những giá trị truyền thống trong lao động sản xuất gắn với bản tính cần cù, chịu khó của người dân huyện Phú Vang 30 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH... với du lịch, quảng bá sản phẩm truyền thống đến du khách trong và ngoài nước Năm 2012, Phòng đã tham mưu UBND huyện đề nghị UBND tỉnh công nhận Tranh ảnh dân gian Làng Sình là nghề truyền thống, Hoa giấy Thanh Tiên là nghề truyền thống và làng nghề truyền thống + Nghề chế biến từ gỗ, tre: Cưa xẻ gỗ, sản xuất hàng mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, chạm khảm, đan đác mây tre Tập trung phát triển ở các làng nghề. .. phương Vì vậy du khách đến với các điểm du lịch làng nghề truyền thống còn mong muốn chiêm ngưỡng, mua sắm các sản phẩm thủ công làm vật kỷ niệm trong chuyến đi của mình Thực tế nhu cầu mua sắm của du khách là rất lớn, làng nghề truyền thống sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tinh tế và đa dạng của du khách.Với sự đa dạng các làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống văn... mỗi làng nghề Và chỉ khi tham gia vào những tour du lịch như vậy thì du khách mới có thể cảm nhận được những yếu tố văn hoá của mỗi vùng miền Làng nghề truyền thống Phú Vang còn góp phần làm tăng doanh thu không chỉ cho nhân dân mỗi làng nghề thông qua tiêu thụ sản phẩm mà nó còn góp phần làm tăng doanh thu cho ngành du lịch Phú Vang khi mà khách du lịch mua tour, tham gia vào hoạt động du lịch tại các. .. niệm, khách du lịch đều được coi là người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình .Ở nước ta theo luật du lịch Việt Nam thì khách du lịch được định nghĩa như sau: " Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến" Cũng theo luật du lịch Việt Nam 2006 về khách du lịch: Bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc . các tour, các tuyến du lịch đưa du khách về với làng nghề. Đây là bước mở đầu có ý nghĩa đối với các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang. Với hy vọng các làng nghề truyền thống không. du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang& quot; em nhằm mục đích sau: Tìm hiểu giá trị của làng nghề truyền thống góp phần cho sự phát triển của du lịch của Phú Vang bằng cách. tìm hiểu các làng nghề truyền thống Phú Vang - Thừa Thiên Huế. 15 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN PHÚ VANG - ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH 2.1.Vai trò của làng nghề đối

Ngày đăng: 06/11/2014, 08:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan