an sinh xã hội cho thương,bệnh binh tại xã hồng quảng,huyện a lưới,tỉnh thừa thiên huế

57 413 0
an sinh xã hội cho thương,bệnh binh tại xã hồng quảng,huyện a lưới,tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại Học Khoa Học Huế GVHD: Trương Thị Yến PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Chiến tranh đã lùi xa hơn 1/3 thế kỷ, hòa bình đã lập lại trên đất nước Việt Nam nhỏ bé hình chữ “S”. Việt Nam đã trải qua cuộc đấu tranh với hai đế quốc lớn với những phương tiện chiến tranh hiện đại, quân đội hùng hậu, chúng đã tàn phá, hủy diệt biết bao xóm làng, bao nhiêu vùng quê của người Việt.Nhưng chủ quyền của Việt Nam là thiêng liêng, tinh thần yêu nước của người Việt là vô tận. Bao nhiêu con người đã ngã xuống, đã đổ máu xương để quyết chiến bảo vệ cho được nền độc lập ấy. Họ đã đấu tranh và đã giành được độc lập cho dân tộc, cho nước Việt ta được thống nhất.Để đạt được điều đó, bao thế hệ cha anh đã phải đánh đổi cả tuổi thanh xuân, cả tính mạng, máu của họ đã tô thắm lá cờ Việt Nam. Họ ra đi khi tuổi mười tám, đôi mươi, hiến dâng tuổi trẻ cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của nước nhà.Hàng triệu người Việt Nam đã ra đi mãi không trở về, họ đã mãi nằm dưới lòng đất mẹ. Chiến tranh mãi mãi là nỗi đau khó có thể nào vơi đi trong mỗi con người Việt Nam,dù là thế hệ đã nằm xuống hay những người đang còn ngồi đây và ôm trong mình nỗi đau về thể xác cũng như nỗi đau về tinh thần. Mất mát chồng chất đau thương suốt những thập kỉ qua,mà những người gánh chịu là những người đã trực tiếp chiến đấu và than của những người đã nằm xuống. Chiến tranh đã lấy đi những người đồng đội của họ,để lại cho gia đình nỗi đau thương vô cùng tận.Một số người trở về nhưng 1 phần than thể vẫn còn đó nơi chiến trường khốc liệt.Trở về với cuộc sống thời bình nhưng trong mình vẫn mang nhiều nỗi đau,đó là những vết sẹo,những dị tật mà thời gian khó có thể làm dịu được. Chiến tranh đã qua đi gần 4 thập kỷ nhưng những hậu quả của nó vẫn chưa thể khắc phục hết được.Đó là những người thương binh,bệnh binh nói riêng và thân nhân của họ nói chung. Vì thế mà hệ thống an sinh xã hội đã có những cơ sở để hình thành và phát triển đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của con người. An sinh xã hội ra đời vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế vừa có ý nghĩa về mặt xã hội, đặc biệt nó thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp và giá trị tinh thần nhân đạo sâu sắc. An sinh xã hội luôn lấy con người làm trung tâm, bảo vệ con người trước các biến cố, rủi ro xảy ra. An sinh xã hội tạo điều kiện cơ bản và thuận lợi SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 1 Đại Học Khoa Học Huế GVHD: Trương Thị Yến giúp các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt vượt qua khó khăn, phát huy những thế mạnh của cá nhân. Tạo môi trường công bằng cho các tầng lớp dân cư, cho người nghèo, cho người lao động và các nhóm đối tượng yếu thế. Trong đó, thương,bệnh binh là một trong những đối tượng đặc biệt cần có sự quan tâm, hỗ trợ của hệ thống an sinh xã hội. Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “ân nghĩa thủy chung”, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc tri ân, đền ơn đáp nghĩa đối với thương ,bệnh binh.Trong những năm qua, Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách, pháp lệnh ưu đãi,….để giúp họ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. An sinh xã hội đã góp phần quan trong việc hỗ trợ những đối tượng là thương,bệnh binh. Cuộc sống của những thương binh,bệnh binh đã dần được cải thiện.Tuy nhiên, việc thực hiện an sinh xã hội đối với thương,bệnh binh cũng như mức độ được hưởng phúc lợi của các đối tượng là thương,bệnh binh cũng như tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội cho thương binh,bệnh binh và góp phần thực hiện công tác “ đền ơn đáp nghĩa” có hiệu quả nên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “An sinh xã hội cho thương,bệnh binh tại xã Hồng Quảng,huyện A Lưới,tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7 tập thể lớp Công tác xã hội K35 của chúng tôi có chuyến thực tế đi qua những mảnh đất Thừa Thiên Huế anh hùng, chúng tôi – những con người sinh ra trong hòa bình cũng không khỏi bồi hồi và biết ơn sự hy sinh cao cả của những thế hệ đi trước. Chúng tôi được đến thực tế tại xã Hồng Quảng huyện A Lưới,Thừa Thiên Huế. Trong không khí cả nước hướng đến kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh liệt sỹ “27 tháng 7” thì lòng tự hào, biết ơn trong tôi lại trở nên sâu sắc. Trong không khí chung đó thì việc thực hiện đề tài “An sinh xã hội cho thương ,bệnh binh tại xã Hồng Quảng,huyện A Lưới,tinh Thừa Thiên Huế”. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về vấn đề lien quan đến thương,bệnh binh ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu như: - Đề tài nghiên cứu cấp Bộ có “Cải cách chế độ trợ cấp ưu đãi đối với thương, bệnh binh”. Cuốn “Sổ tay công tác đối với người có công với cách mạng ở xã phường” của viện Thương binh liệt sỹ. SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 2 Đại Học Khoa Học Huế GVHD: Trương Thị Yến Những cuốn sách, đề tài trên đã đề cập đến những chương trình, chính sách cụ thể liên quan đến thương ,bệnh binh và đã có những đánh gia ban đầu về hiệu quả của việc thực hiện các chương trình, chính sách đó. - Cuốn “50 năm uống nước nhớ nguồn” và “Những kỷ niệm sâu sắc về đề tài thương binh, liệt sĩ” của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đưa ra một số công tác cụ thể với người có công với cách mạng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người về công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh binh. - Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, tạp chí viết về thương,bệnh binh. Nhiều khóa luận, báo cáo tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học và nhiều cá nhân, tập thể khác.  Tuy nhiên, những nghiên cứu trên phần lớn nghiêng về mặt lí thuyết, chưa đi sâu vào tìm hiểu đời sống, nhu cầu của thương,bệnh binh. Những nghiên cứu về mặt an sinh xã hội còn ít và chưa tìm được một hướng đi thực tiễn. Vì vậy, để đi sâu tìm hiểu đời sống của thương,bệnh binh,đồng thời để vận dụng những lý thuyết về tiến trình công tác xã hội vào thực tế, để từ đó có những biện pháp can thiệp phù hợp nên tôi đã thực hiện đề tài: “ An sinh xã hội cho thương,bênh binh tại xã Hồng Quảng,huyện A lưới,tỉnh Thừa Thiên Huế”. 3 Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu tổng quát - Tiếp cận chính sách ASXH tại địa phương làm cơ sở thực hiện mạng lưới ASXH hiệu quả cho đối tượng là thương bệnh binh. 3.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng cuộc sống (vật chất, tinh thần) cũng như những thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống của thương, bệnh binh trên địa bàn. - Đánh giá hệ thống các chính sách hỗ trợ của địa phương đối với thương, bệnh binh. - Đánh giá mức độ tiếp cận những chính sách an sinh xã hội đang tồn tại ở địa phương của thương, bệnh binh. - Xác định nhu cầu của thương,bệnh binh ở địa phương. - Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện an sinh xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. 4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Các chương trình trong chính sách an sinh xã hội cho thương, bệnh binh tại xã Hồng Quảng,huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 3 Đại Học Khoa Học Huế GVHD: Trương Thị Yến 4.2. Khách thể nghiên cứu Thương, bệnh binh tại xã Hồng Quảng, tỉnh thừa thiên Huế. 4.3 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian nghiên cứu: xã Hồng Quảng,Huyện A Lưới,Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Marxist làm kim chỉ nam cho chủ nghĩa Mác – Lê nin mà cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nghĩa là, nghiên cứu vấn đề an sinh xã hội đối với thương, bệnh binh phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với các chính sách xã hội với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Đồng thời nghiên cứu phải dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, nghĩa là vấn đề nghiên cứu phải đặt trong hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể. 5.2 Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 5.2.1.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thành văn: Là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp thông qua các tài liệu có sẵn. - Để có được những thông tin cơ bản về địa bàn thực tế: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân cư,… cũng như những thông tin về chính sách an sinh xã hội đang áp dụng ở địa phương,… chúng tôi tìm hiểu một số tài liệu như: nghị định của Chính phủ, bảng báo cáo tổng kết công tác thực hiện an sinh xã hội ở địa phương, lịch sử Đảng bộ,… từ kho tư liệu của Uỷ ban nhân dân xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng được sử dụng chủ đạo trong đề tài nghiên cứu. 5.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp * Phương pháp quan sát - Quan sát là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về đối tượng nghiên cứ bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. - Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp quan sát được sử dụng để thu thập những thông tin thực nghiệm liên quan đến các vấn đề: SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 4 Đại Học Khoa Học Huế GVHD: Trương Thị Yến - Điều kiện cuộc sống ăn, ở, sinh hoạt, các vật dụng sinh hoạt, phương tiện sản xuất, … để hiểu rõ hơn về cuộc sống của những TBB. Từ đó thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn trong cuộc sống của gia đình họ và có biện pháp can thiệp phù hợp. - Quan sát những hoạt động của các cơ quan địa phương có liên quan đến TBB. Tù đó đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách đó. - Quan sát thái độ, cách ứng xử của các đối tượng. - Phương pháp quan sát được sử dụng trong những lần tiếp xúc, nói chuyện, đến thăm nhà của TBB. Thông qua cuộc nói chuyện, vừa quan sát hoàn cảnh cũng như thái độ của đối tượng quan sát. - Những thông tin thu thập được từ phương pháp này được sang lọc và kiểm tra lại để đưa vào bài báo cáo. - Phương pháp này giữ vai trò chủ đạo trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này giúp bổ sung những thông tin thực nghiệm liên quan đến đối tương nghiên cứu, giúp cho bài báo cáo trở nên thực tế hơn. * Phương pháp phỏng vấn sâu - Là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy. - Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin một cách đủ, chi tiết về một vấn đề hay nhiều vấn đề từ 1 người. Tôi tiến hành 3 cuộc phỏng vấn sâu với: trưởng thôn, 3 đối tượng là TBB. - Đây là phương pháp có vai trò hỗ trợ để thu thập thông tin sơ cấp cho bài báo cáo. * Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi - Là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp, thực chất là hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi được soạn thảo trước. Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người được hỏi tự đọc các câu hỏi rồi ghi lại câu trả lời của mình vào phiếu hỏi và gửi lại cho điều tra viên. - Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin trên diện rộng đối với các đối tượng là TBB. Phương pháp này là phương pháp chủ đạo để thu thập thông tin sơ cấp trong đề tài. 5.2.2 .Phương pháp xử lí thông tin - Phân tích thông tin tài liệu đã thu thập: Từ những thông tin đã thu thập được, tiến hành phân tích, đánh giá các thông tin. - Phương pháp tổng hợp: viết báo cáo. Sàng lọc, tổng hợp thông tin và viết thành báo cáo. 6 Đóng góp của đề tài SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 5 Đại Học Khoa Học Huế GVHD: Trương Thị Yến 6.1 Đóng góp về mặt lí thuyết Thông qua việc thực hiện đề tài, giúp việc vận dụng một số lý thuyết vào quá trình tìm hiểu, nghiên cứu trong cộng đồng như thuyết vai trò, thuyết nhu cầu, thuyết hệ thống.Từ đó, góp phần luận giải những lí luận của lí thuyết đó.Những lí thuyết này được vận dụng trong thực tế của thương, bệnh binh như thế nào? Mặt khác, công tác xã hội là một lĩnh vực vẫn còn mới ở Việt Nam, hệ thống lý thuyết của nó chưa được thực nghiệm nhiều trong thực tế. Vì vậy, với đề tài An sinh xã hội cho thương, bệnh binh sẽ tạo điều kiện vận dụng, lí giải một số lí thuyết, khái niệm của công tác xã hội mà đặc biệt là trong mảng an sinh xã hội. 6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn - Đối với chính quyền địa phương: Kết quả nghiên cứu của bài báo cáo sẽ có thể sẽ là một căn cứ, một tài liệu tham khảo cho cán bộ địa phương khi làm việc với thương binh, bệnh binh. Từ đó có những điều chỉnh hợp lý để thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp lệnh đối với thương, bệnh binh và để làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. - Đối với TBB trên địa bàn nghiên cứu: giúp họ hiểu hơn về các thông tin về chính sách xã hội mà mình đang hoặc chưa được hưởng. Thông qua tiến trình công tá xã hội sẽ giúp can thiệp, giải quyết một phần nào đó những vấn đề mà họ đang gặp phải. - Đối với bản thân: Đây làn cơ hội để tôi áp dụng những lý thuyết về công tác xã hội đã được học ở nhà trường vào thực tế, để từ đó có thể đạt hiệu quả học tập cao hơn theo tinh thần “học đi đôi với hành”. Đồng thời, đây cũng là chuyến đi thực tế đầu tiên vào cộng đồng, giúp tôi hiểu rõ hơn về cộng đồng và có những kinh nghiệm, kiến thức cho công việc của mình sau khi ra trường. 7. Bố cục của đề tài Niên luận này ngoài lời nói đầu, phần kết luận và phụ lục, nội dung chính gồm các chương sau: Chương 1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu Chương 2. Thực trạng về việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho thương, bệnh binh tại xã Hồng Quảng,huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế . Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội cho thương, bệnh binh và vai trò của nhân viên công tác xã hội. SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 6 Đại Học Khoa Học Huế GVHD: Trương Thị Yến SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 7 Đại Học Khoa Học Huế GVHD: Trương Thị Yến CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lí Hồng Quảng là một xã miền núi, cách trung tâm huyện A Lưới khoảng 1km về phía Tây. Phía bắc giáp với xã Hồng Bắc, phía Nam giáp với xã Hồng Thái, phía Tây giáp với xã Nhâm và phía Đông giáp với xã A Ngo và thị Trấn A Lưới. 1.1.1.2 Địa lí và dân cư Vì là 1 xã miền núi nên địa hình chủ yếu là đồi núi,tuy nhiên Hồng Quảng là xã gần thị trấn A Lưới nên thuận tiện cho việc đi lại giao thương với bên ngoài.Toàn xã có 06 thôn dân cư được bố trí hai bờ sông Ta Rinh có chiều rộng khoảng 2 km và chiều dài 6 km. Tổng diện tích đất tự nhiên là 568,10 ha. Tổng số hộ toàn xã là 539 hộ, với 2.099 khẩu; số hộ nghèo là 74 hộ, chiếm 14,31%, số hộ cận nghèo là 159 hộ, chiếm 30, 75%. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Pa cô chiếm trên 95%, số còn lại là dân tộc anh em khác như Tà ôi, Ka tu và Kinh. Nghề nghiệp của người dân chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm 90%, các ngành nghề khác như lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệpsản và dịch vụ chiếm khoảng 10%. 1.1.2 Về điều kiện kinh tế 1.1.2.1 Trồng trọt Tổng diện tích gieo trồng: 153,9 ha; đạt 75,18% kế hoạch, tăng 10 ha so với cùng kỳ vụ Đông xuân 2013-2014, trong đó: + Lúa nước: 25 ha; đạt 49,1% kế hoạch; giảm 0,9 ha so với cùng kỳ; + Ngô: 50 ha; đạt 100 % kế hoạch; so với cùng kỳ; + Sắn: 65 ha; đạt 100 % kế hoạch; tăng 5 ha so với cùng kỳ; + Rau màu các loại: 5,4 ha, đạt 72 % kế hoạch; tăng 1,9 ha so với cùng kỳ; + Khoai các loại: 8 ha, đạt 77,7 % kế hoạch; tăng 4 ha so với cùng kỳ; + Đậu các loại: 0,5 ha, đạt 50 % kế hoạch, bằng so với cùng kỳ. * Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận: SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 8 Đại Học Khoa Học Huế GVHD: Trương Thị Yến Vụ Đông xuân 2013-2014, được Chính phủ hỗ trợ giống từ nguồn dự trữ quốc gia khắc phục hậu quả thiên tai, xã Hồng Quảng tiếp nhận 2,62 tấn giống lúa Khang dân, 1,15 tấn giống Ngô lai và ngô nếp, 14 kg giống rau củ các loại. + Đối với cây lúa: 100 %; + Đối với cây ngô: 100 %. * Năng suất một số cây trồng chính: + Lúa nước: 50,2 tạ/ha; vượt 6,6% kế hoạch, tăng 4,5 tạ/ha so với cùng kỳ; + Ngô: 53,2 tạ/ha; vượt 1,3% kế hoạch, giảm 1,8 tạ/ha so với cùng kỳ; Sản lượng lương thực có hạt: 391,5 tấn; đạt 69,23 % kế hoạch giảm 1,9 tấn so với cùng kỳ; Lương thực bình quân đầu người: 187,8 kg/người/6 tháng; đạt 69,17 % kế hoạch, giảm 3,5 kg so với cùng kỳ; Thu nhập bình quân đầu người: 7.800.000đ/người/6 tháng, đạt 57,78% KH, tăng 500.000đ/người so với cùng kỳ. * Cây công nghiệp và chuối hàng hóa và cây mây Cây chuối: Đến nay xã Hồng Quảng đã trồng trồng mới chuối hàng hóa được 0,6 ha, đạt 40% kế hoạch, UBND xã đã chỉ đạo các hộ đăng ký trồng chuối tiếp tục tiến hành đào hố, bón lót phân chuồng, phân lân theo đúng quy trình hướng dẫn. Cây cao su: Thực hiện Đề án phát triển cây cao su theo công văn số 09/NN ngày 04/3/2014 của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện A Lưới; xã đã chỉ đạo và đăng ký theo diện tích cho 03 thôn Pất Đuh, Y Ry và Priêng tiến hành trồng cao su năm 2014. Đến nay, tổng diện tích đăng ký trồng cao su tại địa bàn xã hơn 10 ha, song chưa được tiến hành trồng do đề án cao su huyện A Lưới chưa được UBND tỉnh phê duyệt. Cây mây Thực hiện dự án 147 về phát triển mây bền vững, xã Hồng Quảng có tổng diện tích trồng mây 11.65 ha, cây mây đang phát triển tốt, tỷ lệ cây sống trên 80%. Về chăn nuôi thú y. * Tổng đàn gia súc: 1013 con, đạt 59,07% kế hoạch, giảm 7 con so với cùng kỳ; + Trâu: 90 con; + Bò: 301 con; SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 9 Đại Học Khoa Học Huế GVHD: Trương Thị Yến + Dê:111 con; + Lợn: 511 con; * Tổng đàn gia cầm: 7205 con, đạt 62,69% kế hoạch, giảm 2360 so với cùng kỳ. * Công tác tiêm phòng gia súc: - Đối với vắc xin tam liên lợn: 200 liều; - Đối với vắc xin THT trâu bò: 170 liều; - Đối với vắc xin dại chó: 25 liều; - Đối với vắc xin LMLM tuypO: 200 liều. - Hiện nay Thú y xã đang gặp rất nhiều khó khăn, do số lượng gia súc chủ yếu tập trung tại các trang trại A Sáp. Hiện nay Thú y xã đang tiếp tục tiến hành tiêm phòng Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn vụ Hè thu 2014. * Về nuôi trồng thủy sản: Vụ Đông xuân 2013-2014, toàn xã đã thực hiện diện tích ao hồ là 5 ha, đạt 62,5% kế hoạch. Thả hơn 10.000 con cá giống. 1.1.3. Điều kiện văn hóa xã hội, cơ sở vật chất 1.1.3.1. Cơ sở vật chất *Chương trình xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ Xã Hồng Quảng có 25 ngôi nhà được xét duyệt để xây dựng theo Quyết định 22. Đã thực hiện được xây dựng 23 nhà, còn lại 02 nhà chưa thực hiện được, do điều kiện gia đình khó khăn nên chưa thể tiến hành xây dựng được. Đến nay đã nghiệm thu hoàn thành và đưa vào sử dụng 3 ngôi nhà, các nhà còn lại đang trong giai đoạn hoàn thành và sẽ tiếp tục đề nghị nghiệm thu đưa vào sử dụng. * Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch Các công trình xây dựng cơ bản (đường dân sinh thuộc vốn 135, xây dựng kè chống sạt lở) trên địa bàn xã đang thực hiện phù hợp với quy hoạch. Riêng xây trụ sở UBND xã đã thay đổi vị trí, theo Quy hoạch Nông Thôn Mới xây dụng tại trung tâm thôn Pất đuh ngã 3 Nhâm nhưng hiện nay theo chỉ đạo của huyện quyết định xây mới tại ví trí cũ. * Công tác quản lý về đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng Hiện nay trên địa bàn xã đang thực hiện hai dự án, dự án xây dựng đường dân sinh tại 3 thôn Priêng, Y Ry và Pất Đuh thuộc nguồn vốn 135 năm 2014-2015 và công trình đê kè chống sạt lở tại hai thôn Priêng, Y Ry. Tổng kinh phí dự án đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2014: 533.964.000đ đạt 41,07% KH. SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 10 [...]... hưởng chế độ… Như vậy, nhu cầu c a TBB trên đ a bàn khá a dạng, mỗi người có những nhu cấu khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh c a họ.Tuy nhiên, nhu cầu hỗ trợ phần lớn là hỗ trợ về vật chất 2.2 An sinh xã hội cho thương, bệnh binh ở xã Hồng Quảng, A Lưới, tỉnh Th a Thiên Huế 2.2.1 Chính sách an sinh xã hội cho thương, bệnh binh c a nhà nước hiện hành Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng... theo quy định c a pháp luật về đất đai 2.2.2 Những chính sách an sinh xã hội cho thương, bệnh binh và công tác thực hiện các chính sách đó tại xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Th a Thiên Huế 2.2.2.1 Những chính sách an sinh xã hội cho thương, bệnh binh tại đ a phương Công tác chăm sóc các đối tượng chính sách luôn được Đảng bộ, chính quyền đ a phương đặc biệt quan tâm Hàng năm, vào các dịp lễ, tết... BINH TẠI XÃ HỒNG QUẢNG,HUYỆN A LƯỚI,TỈNH TH A THIÊN HUẾ 2.1 Thực trạng đời sống c a thương, bệnh binh tại xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Th a Thiên Huế 2.1.1 Quy mô, cơ cấu đối tượng Th a thiên Huế là một trong những mảnh đất anh hùng đã phải oằn mình chống chọi với những khắc nghiệt c a chiến tranh và phải chịu không ít những đau thương mất mát mà bom đạn và chất độc h a học để lại Những người đã... song Nghị định đã triển khai đúng hướng theo sự lãnh đạo c a Đảng và Nhà nước và phù hợp với nguyện vọng c a thương, bệnh binh CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI CHO THƯƠNG, BỆNH BINH VÀ VAI TRÒ C A NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI 3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội cho thương, bệnh binh SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 36 ... hệ gia đình thì mối quan hệ với xóm giềng cũng được những người thương binh bệnh binh duy trì tốt đẹp, bởi họ luôn đặt tình cảm lên trên, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn Hầu hết những thương, bệnh binh đều tham gia vào các tổ chức, đoàn thể c a đ a phương như: hội Cựu chiến binh, hội người Cao tuổi,…Tham gia sinh hoạt Đảng, các hoạt động tập thể c a thôn xóm đề ra Nhiều thương, bệnh binh. .. thương binh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Ban Thường trực c a Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc và gửi tặng một chiếc áo l a, một tháng lương và tiêu chuẩn một b a ăn c a nhân viên trong Phủ Chủ tịch Trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền ch a, nhà thờ c a tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe d a, ... người dân thực hiện an toàn giao thông đường bộ, đi xe đội mũ bảo hiểm Đặc biệt trên đ a bàn xã có 7 chiếc đò lớn nhỏ c a người dân hoạt động thường xuyên về A Sáp, ủy ban nhân dân xã thường xuyên nhắc nhở bà con đi đò an toàn, phải mặc áo phao, đảm bảo c a cải và tính mạng khi đi đò * Kết quả thu và sử dụng phí đường bộ Công tác thu phí đường bộ Ủy ban nhân dân xã giao cho Công an xã thực hiện, thường... gia đình và tham gia các hoạt động xã hội 2.2.2.2 Đánh giá kết quả c a công tác thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho thương, bệnh binh ở đ a phương Thấm nhuần lời căn dặn c a Bác: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, nhân dân, cho nên bổn phận c a chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ”; trong những năm qua, Đảng bộ,... giải Ba toàn đoàn nam, nữ - Tham gia thi đấu môn Bóng bàn, tại huyện Phòng VH&TT huyện A Lưới tổ chức Tổng số là 04/04 VĐV tham gia thi đấu - Tham gia phối hợp cùng với xã Đoàn tổ chức thi đấu môn Bóng đá nam, nữ nhân dịp lễ 26/3 Tổng số 06/06 thôn tham gia thi đấu SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 15 Đại Học Khoa Học Huế GVHD: Trương Thị Yến - Nhân dịp lễ 26/3, Ban VHTT xã tổ chức giao hữu bóng chuyền với 03 xã: ... quá khả năng c a cá nhân (dịch vụ xã hội) , chăm sóc trong trường hợp không có khả năng tự mình bảo đảm nhu cầu tối thiểu để tồn tại; sự phân bố lại cả về thu nhập vật chất cũng như vị trí, quyền lực xã hội; điều hành các triển vọng tương lai thông qua các tổ chức đoàn kết An sinh xã hội Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm an sinh xã hội: Theo B.R.Compton: ASXH là một thiết chế bao gồm các chính . tài An sinh xã hội cho thương ,bệnh binh tại xã Hồng Quảng,huyện A Lưới,tinh Th a Thiên Huế . 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về vấn đề lien quan đến thương,bệnh binh ở Việt Nam đã. chọn đề tài: An sinh xã hội cho thương,bệnh binh tại xã Hồng Quảng,huyện A Lưới,tỉnh Th a Thiên Huế. Vào những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7 tập thể lớp Công tác xã hội K35 c a chúng tôi có. chương trình trong chính sách an sinh xã hội cho thương, bệnh binh tại xã Hồng Quảng,huyện A Lưới, tỉnh Th a Thiên Huế. SVTH: Võ Thị Quỳnh Page 3 Đại Học Khoa Học Huế GVHD: Trương Thị Yến 4.2.

Ngày đăng: 06/11/2014, 08:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan