đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần khoáng sản hòa bình

72 531 1
đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần khoáng sản hòa bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá LỜI MỞ ĐẦU Từ nửa cuối thế kỷ IXX phân tích tài chính đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị. Cho đến nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự lớn mạnh của các hệ thống tài chính và tập đoàn kinh doanh, khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin, phân tích tài chính đã thực sự phát triển, được chú trọng và trở thành công việc không thể thiếu đối với nhà quản trị doanh nghiệp hiện đại. Với các doanh nghiệp Việt Nam, phân tích tìa chính phần nào còn khá mới mẻ, chưa chuyên sâu và chưa thực sự được chú trọng. Chúng ta cần xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế biến chuyển nhanh chóng với nhiều màu sắc khác nhau. Chính vì vậy muốn tồn tại, đứng vững và phát triển trong bối cảnh này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức được vai trò quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, thường xuyên phân tích đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó đưa ra được các biện pháp hữu hiệu và quyết định hợp lý cho phương án hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận. Do nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp, với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Bùi Văn Vần, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú trong công ty cổ phần khoáng sản Hoà Bình, em đã tiến hành đi sâu nghiên cứu đề tài “ Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Khoáng sản Hoà Bình”. Em rất mong nhận được sự đóng góp của của các thầy cô giáo cùng toàn thể các cô chú trong công ty Cổ phần Khoáng sản Hoà Bình để hoàn thiện bài luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02/05/2012 Sinh viên:Lê Văn Hùng Lớp: CQ46/11.09 SV: Lê Văn Hùng - 1 - Lớp: CQ46/11.09 Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1-HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường là môi trường hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó có quyền tự chủ, tự do sản xuất kinh doanh nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật, thực hiện tốt các quy luật kinh tế. Theo điều 4 luật doanh nghiệp năm 2006 quy định “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Theo kinh nghiệm các nhà kinh tế học đã chỉ ra,trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều phải giải quyết được 3 vấn đề kinh tế cơ bản: - Thứ nhất : quyết định sản xuất cái gì. - Thứ hai : quyết định sản xuất như thế nào. - Thứ ba : quyết định sản xuất cho ai. Đây là những vấn đề được coi là kim chỉ nam hoạt động của các doanh nghiệp trên thương trường. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều cần phải tuân thủ các quy luật về cạnh tranh, cung cầu, quy luật giá cả. Mỗi doanh nghiệp là một cá thể trong môi trường cạnh tranh do đó, hơn ai hết, bản thân mỗi doanh nghiệp phải xác định được những nhân tố cơ bản nhất, chính yếu nhất ảnh hưởng đến sự tồn tại của mình, xác định được năng lực của bản thân cũng như năng lực của đối thủ cạnh tranh hay nói một cách khác phải biết vị trí của mình trên thương trường. Và quan trọng hơn cả doanh nghiệp còn phải xác định được nhu cầu của thị trường về sản phẩm của mình, phát huy mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu nhưng phải biết dừng lại khi cung đã quá dư thừa… SV: Lê Văn Hùng - 2 - Lớp: CQ46/11.09 Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá 1.1.2-Tài chính doanh nghiệp và hoạt động tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1-Tài chính doanh nghiệp Xét về hình thức biểu hiện, tài chính doanh nghiệp là sự vận động, chuyển hoá của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Bản chất của tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị (các quan hệ tài chính) phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu là: – Quan hệ giữa DN và nhà nước : phát sinh khi DN thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp… – Quan hệ giữa DN với thị trường tài chính : Quan hệ này thể hiện thông qua việc DN tìm kiếm các nguồn tài trợ trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Ngược lại DN phải trả lãi vay, vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. – Quan hệ giữa DN với thị trường khác : bên cạnh thị trường tài chính, DN còn có quan hệ với nhiều thị trường khác như thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động. Đó là các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào và phân phối các yếu tố đầu ra cho DN. – Quan hệ trong nội bộ DN: Quan hệ này thể hiện trong việc DN thanh toán tiền công, tiền lương và các khoản khác với công nhân viên trong DN, quan hệ thanh toán với các bộ phận trong DN trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của DN. 1.1.2.2-Hoạt động tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động SXKD của DN nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình SXKD và được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Hoạt động tài chính trong DN bao gồm việc tổ chức thu chi tiền tệ phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch SXKD của DN. Hoạt động tài chính của DN sẽ thúc đẩy và phát triển hoạt động SXKD qua đó đẩy mạnh các quan hệ tài chính DN. SV: Lê Văn Hùng - 3 - Lớp: CQ46/11.09 Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá 1.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1.1- Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỉ XIX. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự được phát triển và chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý DN có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Nghiên cứu phân tích tài chính là khâu quan trọng trong quản lý DN. Vậy phân tích tài chính là gì? Nội dung phân tích và sử dụng phương pháp phân tích như thế nào? Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý DN, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của DN, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, các quyết định quản lý phù hợp. Phân tích hoạt động TCDN mà trọng tâm là phân tích các BCTT và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kĩ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động TCDN, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp. 1.2.1.2-Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp Xét trên các giác độ khác nhau, phân tích tài chính hướng tới các mục tiêu cụ thể khác nhau,cụ thể : -Trên giác độ là nhà quản trị doanh nghiệp : qua phân tích đánh giá tình hình tài chính sẽ cung cấp các thông tin tài chính cần thiết về DN mình, từ đó : + Đánh giá tình hình sử dụng vốn và làm cơ sở cho các dự báo, các quyết định đầu tư tài trợ phân phối lợi nhuận. + Đánh giá tình hình công nợ , tìm kiếm cách thức thu hồi công nợ. SV: Lê Văn Hùng - 4 - Lớp: CQ46/11.09 Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá -Trên gác độ nhà đầu tư : qua phân tích tài chính giúp họ biết được khả năng sinh lời cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. -Trên gác độ những người cho vay : Mối quan tâm của họ là doanh nghiệp có khả năng trả nợ vay hay không, do vậy họ phân tích tài chính doanh nghiệp là nhằm nhận biết khả năng thanh toán khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ngoài ra phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp, cán bộ thuế, thanh tra, cơ quan chủ quản… 1.2.2-Tài liệu phân tích tài chính DN Để tiến hành phân tích người ta thường sử dụng nhiều tài liệu khác nhau trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính . Những bộ phận quan trọng nhất cốt lõi của báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Bảng cân đối kế toán : Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thức tiền tệ. Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần tài sản và nguồn vốn. -Phần tài sản : phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp. -Phần nguồn vốn : phản ánh nguồn hình thành các tài sản hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo.  Báo cáo kết quả kinh doanh : Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh trong năm của DN. Số liệu báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài chính và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh gồm hai phần : Phần 1 lãi lỗ : phản ánh tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. SV: Lê Văn Hùng - 5 - Lớp: CQ46/11.09 Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá Phần 2 Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước : phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. 1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích hay đánh giá tình hình TCDN đó là tập hợp các phương pháp phân tích và đánh giá tình hình đã qua và hiện tại cũng như dự đoán tình hình tài chính trong tương lai giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác, đồng thời giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định phù hợp. Phương pháp phân tích tài chính là các cách thức, kỹ thuật để đánh giá TCDN trong quá khứ,hiện tại và dự đoán TCDN trong tương lai. Từ đó giúp cho nhà quản lý đưa ra được các quyết định kinh tế phù hợp với các mục tiêu mong muốn của họ. Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính người ta thường sử dụng các phương pháp sau : -phương pháp so sánh -phương pháp hệ số -phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính. 1.2.3.1- Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý tới điều kiện so sánh cũng như những kỹ thuật so sánh. * Về điều kiện so sánh : -Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu -Các đại lượng chỉ tiêu khi so sánh với nhau phải có cùng nội dung kinh tế và phải có cùng một tiêu chuẩn biểu hiện * Về kỹ thuật so sánh : -So sánh về số tuyệt đối : là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. -So sánh về số tương đối : là xác định phần trăm số tăng giảm giữa số thực tế với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. SV: Lê Văn Hùng - 6 - Lớp: CQ46/11.09 Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá Số liệu của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là gốc so sánh.Khi phân tích BCTT có thể sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc hoặc phân tích theo chiều ngang. +Phân tích theo chiều ngang : là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên cùng một hàng (cùng một chỉ tiêu ) trên các BCTT. Qua đó thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu. +Phân tích theo chiều dọc : Là việc xem xét xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể quy mô chung. Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể. 1.2.3.2- Phương pháp hệ số Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp, chia một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác để thấy được mức độ ảnh hưởng và vai trò của các yếu tố, chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu, yếu tố khác. 1.2.3.3- Phương pháp phân tích MQH tương tác giữa các hệ số tài chính (Dupont) Mức sinh lời của vốn CSH của một DN là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của DN, để thấy sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của DN người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích tác động đó. Dupont là công ty đầu tiên của Mỹ đã thiết lập và phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính. Phương pháp này có ý nghĩa thực tế rất cao: *Ngoài ra người ta còn sử dụng phương pháp khác như : phương pháp liên hoàn, phương pháp biểu đồ, đồ thị phương pháp hồi quy tương quan…tuy nhiên trong đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình tài chính dựa trên phương pháp so sánh và các phương pháp tỷ lệ. 1.2.4. Nội dung phân tích tài chính DN 1.2.4.1- Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp a- Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn SV: Lê Văn Hùng - 7 - Lớp: CQ46/11.09 Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá  Phân tích tình hình tài sản Tài sản của doanh nghiệp trên BCĐKT thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và ảnh hưởng đến tương lai của DN SV: Lê Văn Hùng - 8 - Lớp: CQ46/11.09 Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá Phân tích tình hình TS là phân tích biến động các khoản mục TS nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỉ trọng của tài sản qua các thời kì như thế nào, sự thay đổi này bắt đầu từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình SXKD, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch SXKD của DN hay không.  Phân tích tình hình nguồn vốn Đây là sự phân tích biến động các mục NV nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỉ trọng của nguồn vốn qua các thời kì như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình SXKD, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ, khả năng khai thác NV trên thị trường cho hoạt động SXKD hay không. Đồng thời phải xem xét mối quan hệ cân đối giữa nguồn tài trợ ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn; giữa nguồn tài trợ dài hạn so với tài sản dài hạn. từ đó đánh giá xem doanh nghiệp có đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính hay chưa.  Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn • Mục đích cuối cùng của các nhà quản trị trong việc hoạch định tài chính cho kỳ tới là trả lời cho câu hỏi “vốn lấy từ đâu” và “sử dụng cho mục đích gì”. Việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho phép nắm được tổng quát diễn biến thay đổi của nguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định giữa 2 thời điểm lập BCĐKT, từ đó có thể định hướng cho việc huy động và sử dụng vốn trong kỳ tiếp theo. • Cách thức - Lập “bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn”. Chuyển toàn bộ các khoản mục trên BCĐKT thành cột dọc, song song số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục - Sự thay đổi của mỗi khoản mục sẽ được phản ánh vào cột diễn biến nguồn vốn hoặc sử dụng vốn trong “Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn” theo nguyên tắc sau: SV: Lê Văn Hùng - 9 - Lớp: CQ46/11.09 Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá + Các trường hợp giảm TS hoặc tăng NV được phản ánh trên cột “diễn biến nguồn vốn” + Các trường hợp tăng TS hoặc giảm NV được phản ánh trên cột “Sử dụng vốn” + Riêng đối với phần TS có các khoản mục thể hiện bút toán đỏ (số âm) thì khi đưa vào bảng phân tích sẽ thực hiện ngược lại với nguyên tắc trên Diễn biến nguồn vốn Tiền % Sử dụng vốn Tiền % ……… ….… …. ……… ……. …. Tổng … 100% Tổng … 100% b-Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mục tiêu cơ bản của việc phân tích khái quát kết quả h/đ KD đối với 1 DN là tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của thu nhập, chi phí, lợi nhuận của DN đó. Quá trình này tập trung vào những vấn đề cơ bản sau: - Thu nhập, chi phí, lợi nhuận có thực không và tạo ra từ những nguồn nào, sự hình thành như vậy có phù hợp với chức năng hoạt động SXKD của DN hay không. - Thu nhập, chi phí, lợi nhuận thay đổi có phù hợp với đặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh hay không. Việc xem xét này cần được kết hợp so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc các mục trên báo cáo kết quả kinh doanh trên cơ sở am hiểu về những chính sách kế toán, những đặc điểm SXKD, những phương hướng SXKD của doanh nghiệp. 1.2.4.2. Phân tích tài chính qua các hệ số tài chính Trong phân tích tài chính, các hệ số tài chính chủ yếu được phân thành 5 nhóm chính: • Hệ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng của các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. • Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. • Hệ số hiệu suất hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. SV: Lê Văn Hùng - 10 - Lớp: CQ46/11.09 [...]... cú trin vng sinh li cao hay cụng ty ú cú tc tng trng nhanh v n nh 1.3- S CN THIT PHI NNG CAO HIU QU KINH DOANH CA DOANH NGHIP Hiu qu kinh doanh l thc o cht lng phn ỏnh trỡnh t chc qun lý kinh doanh Hiu qu kinh doanh v kh nng sinh li l mt phm trự kinh t phn ỏnh trỡnh s dng cỏc ngun lc sn cú ca DN v lao ng, vt t tin vn t kt qu cao nht vi chi phớ ớt nht V mt nh lng hiu qu kinh doanh phi c th hin ... doanh (t sut sinh li kinh t ca ti sn)- ROAE Ch tiờu ny phn ỏnh kh nng sinh li ca ti sn hay vn kinh doanh khụng tớnh n nh hng ca thu thu nhp doanh nghip v ngun gc ca vn kinh doanh SV: Lờ Vn Hựng - 15 - Lp: CQ46/11.09 Hc vin Ti Chớnh ROAE Lun vn cui khoỏ = Li nhun trc lói vay v thu Ti sn hay vn kinh doanh BQ T sut li nhun trc thu trờn vn kinh doanh Ch tiờu ny th hin mi ng vn kinh doanh trong kỡ cú kh... qu sn xut kinh doanh v hiu nng qun lý doanh nghip T s li nhun sau thu trờn doanh thu (h s lói rũng) H s ny phn ỏnh mi quan h gia li nhun sau thu v doanh thu thun trong kỡ ca doanh nghip Nú th hin khi thc hin mt ng doanh thu trong kỡ, doanh nghip cú th thu c bao nhiờu li nhun T sut li nhun sau thu = Li nhun sau thu trong kỡ Doanh thu trong kỡ T sut li nhun trc lói vay v thu trờn vn kinh doanh (t sut... nn kinh t th trng, hiu qu kinh t l iu kin sng cũn i vi 1 DN Nú l MQH hng u i vi cỏc nh qun tr, l mc tiờu ca nhng chin lc kinh doanh dự ngn hn hay di hn DN kinh doanh cú hiu qu thỡ mi cú th tn ti v khng nh v trớ, ch ng ca mỡnh trờn thng trng Xột trờn phm vi rng hn, vic nõng cao hiu qu kinh doanh ca DN cng rt cn thit, bi l mi DN l n v kinh t c s v quan trng ca xó hi Nu cỏc DN khụng m bo c yu t hiu qu kinh. .. Chớnh Lun vn cui khoỏ b-Kt qu hot ng kinh doanh Nhỡn bng 2.3- kt qu kinh doanh trong 3 nm gn nht ta thy kt qu kinh doanh ca cụng ty qua cỏc nm gn õy cú nhng thay i ỏng chỳ ý Doanh thu thun khụng ngng tng lờn ( t 11.204 tr nm 2009 lờn 26.186 tr nm 2010 v 28.144 tr nm 2011) vi tc tng khỏ (t l tng doanh thu nm 2010 so vi nm 2011 l 17,8%) Tuy nhiờn, li nhun t hot ng kinh doanh li b gim ỏng k ( nm 2009 l... Nu cỏc DN khụng m bo c yu t hiu qu kinh doanh, lm n thua l v tt yu dn ti s phỏ sn, thỡ xó hi s b nh hng ln nh nn tht nghip v hng lot cỏc tn tht khỏc Nh vy nõng cao hiu qu hot ng kinh doanh ca DN l rt cn thit v l mc ớch cui cựng ca mi DN v cỏc cỏ nhõn tham gia hot ng kinh doanh ú l tin phỏt trin i vi bn thõn DN cng nh ton xó hi cú th nõng cao c hiu qu kinh doanh trc ht nh qun tr phi nm c thc trng... chung: S bin ng: Sau mt nm hot ng, quy mụ vn kinh doanh ca cụng ty ó tng ỏng k Tng NV ca cụng ty trong nm tng 29.970 tr (t 81.648 tr lờn 111.618 tr) vi t l 37,6% Tng NV ca cụng ty tng l do tng VCSH lờn 34.925 tr v gim N phi tr xung 4.955 tr Tng hp li tng NV ca cụng ty ó tng lờn 29.970 tr C cu: C u nm v cui nm t trng vn ch s hu trong tng ngun vn ca cụng ty rt cao (u nm l 83,2%, cui nm l 92,1%) T trong... ca cụng ty Cỏc khon u t ti chớnh di hn tng 4.125 tr (t 1762 tr lờn 5887 tr) tng ng t l 234,1% Thc cht ca vic ny l s thay i tng gúp vn vo cụng ty liờn doanh, liờn kt (thay i tng s vn gúp t 875 tr lờn 5 t ng vo cụng ty c phn ỏ Spilit, nõng t l s hu ca mỡnh trong cụng ty ny t 16,61% lờn 25%) õy l mt trong nhng cụng ty liờn doanh, liờn kt chuyờn cung cp nguyờn liu u vo l qung nguyờn khai cho cụng ty Vic... gim xung ỏng k so vi nm trc - Nm 2010 : EPS = 2009 ng SV: Lờ Vn Hựng - 22 - Lp: CQ46/11.09 Hc vin Ti Chớnh Lun vn cui khoỏ - Nm 2011 : EPS = 763 ng 2.1.1.2-Ngnh ngh kinh doanh: Ngnh ngh kinh doanh theo giy ng ký chng nhn kinh doanh ca cụng ty bao gm: trng rng v chm súc rng; Khai thỏc, thu gom than; Khai thỏc qung kim loi mu(tr qung Uranium v qung thorium); Khai thỏc ỏ; Dch v khoan n mỡn;Sn phm phõn... 12/2011 ó tng lờn mc 2,9 tr/thỏng Thu nhp bỡnh quõn ca cỏn b cụng nhõn viờn tng, gúp phn nõng cao i sng cỏn b cụng nhõn viờn Nhng do cụng ty cú nhiu lao ng ph thụng cho nờn thu nhp bỡnh quõn vn cha c cao v cũn ang ng mc trung bỡnh ca ngnh 2.1.2 c im hot ng ca Cụng ty 2.1.2.1-Nhng hot ng sn xut kinh doanh chớnh: Cụng ty hin cú cỏc sn phn khai khoỏng truyn thng l cỏc sn phm t qung ỏ Talc, t ỏ trng CaCO3, . các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Khoáng sản Hoà Bình . Em rất mong nhận được sự đóng góp của của các thầy cô giáo cùng toàn thể các cô chú trong công ty. hết là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn về cơ cấu vốn tình hình đảm bảo công nợ. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN HOÀ BÌNH SV:. đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: Tài sản lưu động và tài sản ngắn hạn khác, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. Tỉ suất đầu tư vào TS ngắn hạn hay TS lưu động = Tài sản ngắn

Ngày đăng: 05/11/2014, 23:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.1.1- Khái niệm phân tích tài chính

  • + Riêng đối với phần TS có các khoản mục thể hiện bút toán đỏ (số âm) thì khi đưa vào bảng phân tích sẽ thực hiện ngược lại với nguyên tắc trên

  • Diễn biến nguồn vốn

  • Tiền

  • %

  • Sử dụng vốn

  • Tiền

  • %

  • ………..

  • ….…

  • ….

  • ………

  • …….

  • ….

  • Tổng

  • …..

  • 100%

  • Tổng

  • …..

  • 100%

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan