Tập đọc Quê Hương lớp 3

6 9.4K 44
Tập đọc Quê Hương lớp 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

giáo án nhằm giúp cho các bạn sinh viên có thêm tư liệu để có một bài giáo án chi tiết và có một tiết dạy hoàn chỉnh, phong phú hơn. Giáo án còn có một vài sơ sót mong các bạn có thể góp ý để có một bài dạy sinh động và hấp dẫn.

Ngày soạn: 20/08/2014 Ngày dạy: 03/09/2014 Tuần: 10 Môn: Tiếng việt (lớp 3). Tiết: 10 Bài: Quê hương . I. Mục đích, yêu cầu: 1) Kiến thức: - HS nắm được những hình ảnh thân thuộc gắn liền với quê hương Việt Nam. - HS hiểu rõ hơn về quê hương, hình ảnh quê hương sẽ khắc sâu vào tâm trí của các em. - HS nhớ lại những hình ảnh đẹp về quê hương qua bài hát một cách dễ dàng. 2) Kĩ năng: - Kĩ năng đọc thành tiếng + Đọc đúng các từ, tiếng khó: trèo, rợp bướm vàng bay, con diều, tuổi thơ, thả, khua, tre, nón lá, nghiêng che. + Ngắt, nghỉ đúng nhịp ( 2/4 hoặc 4/2) ở từng đoạn. + Đọc trôi chảy toàn bài, thể hiện tình cảm qua giọng đọc và bước đầu đọc với giọng nhẹ nhàng truyền cảm. - Kĩ năng đọc hiểu: + Đọc tương đối nhanh và nắm được nội dung của bài. + Hiểu được ý nghĩa của bài thơ. 3) Thái độ: - Học sinh có thái độ tích cực trong học tập. 4) Giáo dục: - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: + SGK Tiếng Việt lớp 3 ( tập 1). + Tranh ảnh minh họa bài tập đọc. + Bảng phụ. - Học sinh: + SGK Tiếng Việt lớp 3 (tập 1). + Đồ dùng học tập. III Địa điểm, thời gian: - Địa điểm: Phòng học. - Thời gian: 40 phút. IV Phương pháp: - PP thuyết trình 1 - PP đặt câu hỏi. - PP thảo luận nhóm. - PP chơi trò chơi. V Hoạt động dạy-học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: - GV cho cả lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Các em hãy kể lại câu chuyện Giọng quê hương ( cho mỗi em kể 1 đoạn). Câu 2: Câu chuyện giúp em hiểu gì về giọng quê hương. 3. Bài mới: Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5p 12p a ) Giới thiệu bài: - GV cho HS nghe một đoạn nhạc bài hát Quê hương. - GV đặt câu hỏi: + Các em có biết bài hát này nói đến chủ đề gì? - GV nhận xét. - GV: Đây là một bài hát nói về tình yêu quê hương, đất nước do nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sáng tác phổ nhạc từ bài thơ Quê hương của tác giả Đỗ Trung Quân. Bài thơ Quê hương là một bài thơ đầy ý nghĩa nói về tình yêu quê hương, đất nước. Trong mỗi chúng ta đều có những kí ức gắn với quê hương. Để tái hiện lại những hình ảnh đẹp về quê hương nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài Quê hương. b ) Khai thác: Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc. - GV yêu cầu HS mở sách trang 79 bài tập đọc Quê hương. - GV đọc mẫu toàn bài một lượt - HS lắng nghe. - Quê hương. - HS lắng nghe. - HS mở SGK trang 79. - HS lắng nghe. 2 với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. - GV hướng dẫn HS luyện đọc giải nghĩa từ. + GV hướng dẫn HS đọc từng câu và luyện phát âm các từ khó ở mỗi câu • Bài thơ gồm có 16 câu • Các từ khó: trèo, rợp bướm vàng bay, sông, con diều, tre, nón lá nghiêng che. + GV hướng dẫn HS cách đọc và cách ngắt nhịp. • Cách đọc: đọc theo nhịp 2/4 hoặc 4/2. Giọng đọc thong thả nhẹ nhàng tình cảm, nhấn giọng vào những từ ngữ có hình ảnh. Quê hương /là chùm khế ngọt Cho con/ trèo hái mỗi ngày. Quê hương/ là đường đi học. Con về/ rợp bướm vàng bay. GV: Cô khen các con đã luyện đọc từng câu rất tốt. Ai cũng phát âm đúng, bây giờ chúng ta sẽ luyện đọc từng đoạn của bài. + GV hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. • Bài này có thể chia làm 4 đoạn. Các con nhìn vào sách này. Đoạn 1: " Quê hương…rợp bướm vàng bay". Đoạn 2: " Quê hương…khua nước ven sông". Đoạn 3: " Quê hương…rụng trắng ngoài hè". Đoạn 4: đoạn còn lại. - GV: Cô mời 4 bạn đọc nối tiếp - HS theo dõi và thực hiện. - HS đọc mỗi em 1 câu, nối tiếp nhau đọc từ đầu đến hết bài (2 lượt) - HS cùng đọc theo GV. - GV cho 1-2 HS đọc, các em còn lại lắng nghe. - HS quan sát SGK và lắng nghe. - HS đọc nối tiếp nhau (2 3 10p nhau từng đoạn của bài. • GV treo tranh minh họa từ ngữ mang nghĩa hình ảnh: chùm khế ngọt, đường đi học, rợp bướm vàng bay, cầu tre nhỏ, con đò nhỏ, vầng trăng tỏ. - GV cho lớp đọc bài theo nhóm đôi. GV theo dõi và quan sát HS đọc. - GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm đọc 1 đoạn nối tiếp nhau. - GV cho cả lớp đọc đồng thanh lại cả bài. GV: Cô thấy các con đã nhớ bài rồi đấy. Vừa rồi lớp chúng ta đã luyện đọc rất tốt bài thơ này. Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung để thấy được cái hay của bài nhé. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV cho HS đọc thầm 3 khổ thơ đầu , trả lời câu hỏi: + Qua ba khổ thơ đầu em hãy nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương? GVKL: Qua 3 khổ thơ đầu, tác giả đã vẽ ra trước mắt chúng ta một bức tranh quê hương giàu hình ảnh , đầy màu sắc về 1 vùng quê yên bình. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp đoạn thơ cuối để hiểu lượt). - HS làm việc theo cặp em đọc trước đọc đoạn 1, 2; em đọc sau đọc đoạn 3,4. Sau đó đổi ngươc lại. - Bắt đầu từ tổ 1 đọc đoạn 1 của bài. - Cả lớp cùng đọc lại toàn bài. - HS lắng nghe. - Cả lớp đọc thầm. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu 1 hình ảnh: chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, … - HS lắng nghe. 4 được ý nghĩa của quê hương với mỗi con người. - GV cho cả lớp đọc thầm khổ thơ cuối. - GV hỏi: ( thảo luận theo từng bàn) + Vì sao quê hương được so sánh như mẹ? + Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài thơ như thế nào? - GV mời 1 bạn đọc lại cả bài. - GV hỏi: Qua bài thơ này các em có nhận xét gì? - HS đọc thầm. - Quê hương được so sánh với mẹ vì quê hương là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Giống như mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng ta thành người. - HS phát biểu theo suy nghĩ và cách nghĩ của mình: Nếu ai không nhớ quê hương sẽ không lớn nổi thành người được. Vì quê hương được so sánh như mẹ, vậy ai không nhớ quê hương, không yêu quê hương cũng giống như không nhớ, không yêu mẹ. - 1 em đọc, các HS còn lại lắng nghe. - HS trả lời theo suy nghĩ và cảm nhận của mình về bài. 4. Củng cố: - GV chia lớp thành 4 nhóm cho các nhóm thi đọc: + Mỗi nhóm cử ra 1HS thi đọc với các nhóm khác. + Nhóm nào đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng nhịp, giọng đọc truyền cảm sẽ thắng cuộc. - GV nhận xét trò chơi. - GV giáo dục tư tưởng cho HS: Qua bài thơ này các em phải biết yêu quê hương, đất nước. Yêu nơi mình đã sinh ra và lớn lên với bao kỉ niệm đẹp. - GV nhận xét tiết học. 5 5. Dặn dò: - Dặn dò HS về nhà học thuộc bài thơ và chuẩn bị trước bài tập đọc Thư gửi bà trang 81. VI. Giáo viên nhận xét, đánh giá: ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… 6 . Ngày soạn: 20 /08 /20 14 Ngày dạy: 03/09 /20 14 Tuần: 10 Môn: Tiếng việt (lớp 3). Tiết: 10 Bài: Quê hương . I. Mục đích, yêu. dàng. 2) Kĩ năng: - Kĩ năng đọc thành tiếng + Đọc đúng các từ, tiếng khó: trèo, rợp bướm vàng bay, con diều, tuổi thơ, thả, khua, tre, nón lá, nghiêng che. + Ngắt, nghỉ đúng nhịp ( 2/ 4 hoặc 4 /2) . nhau đọc từ đầu đến hết bài (2 lượt) - HS cùng đọc theo GV. - GV cho 1 -2 HS đọc, các em còn lại lắng nghe. - HS quan sát SGK và lắng nghe. - HS đọc nối tiếp nhau (2 3 10p nhau từng đoạn của bài. •

Ngày đăng: 04/11/2014, 20:35

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan