áp dụng thủ tục kiểm toán hàng hóa tại công ty cổ phần cao su vinaconex

36 220 0
áp dụng thủ tục kiểm toán hàng hóa  tại công ty cổ phần cao su vinaconex

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA  BÀI TIỂU LUẬN MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 2 ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU VINACONEX GV HƯỚNG DẪN : LÊ THỊ HỒNG HÀ LỚP :CDKT13BTH THANH HÓA THÁNG 06 NĂM 2014 Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà DANH SÁCH NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP GHI CHÚ 1 Nguyễn Thị Phượng 11015383 CDKT13CTH 2 Tống Thị Thu Phương 11017643 CDKT13CTH NT 3 Cao Thị Phượng 11015203 CDKT13BTH 4 Nguyễn Thị Phượng 11013463 CDKT13CTH 5 Phạm Thị Quyên 11010313 CDKT13ATH 6 Lê Thị Diệu Oanh 11015143 CDKT13BTH 7 Lê Thị Phương 11022543 CDKT13DTH Lớp :CDKT13BTH Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Thanh Hóa, ngày…tháng…năm 2014 Giáo viên hướng dẫn (Ký, ghi rõ họ tên) Lớp :CDKT13BTH Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà MỤC LỤC     !"# $#%&' ($)*(++,"-./01+ ##023456378269:;<=2>?9@A82B9:2CD #-E68F656?9GHIJ4;K42B9:2CD #,6L7MN9204O@7>39=2>?9@A82B9:2CD7M>9:=4O@7>39)3>83>B482P92 ##A8QE6=4O@7>39=2>?9@A82B9:2CD7M>9:=4O@7>39)3>83>B482P92 #RS=T2>U82=4O@7>39V #2W824X9=T2>U82=4O@7>39Y #0T772Z8=4O@7>39## $%[01+\]-^[!"_# #^,"(]-^[!"_# ##2`9:Q9;<8`9:7L# #)a@3L7b82c88dD8`9:7L# # [01+\]-["_# #2W824X9=4O@7>39# e $%*[[fg","*]01+h #i9:8D>82j7Gkl9:92i9;4E9h  J4;K48`9:;4X8=4O@=E2B9:2CDh  4<6=4X972W824X9:4?4S23S2>B9724X95647MN92=4O@7>392B9:7m9=2>h #<S2PD8n56D92B9kK8h <S2PD8388`9:7L=4O@7>39o Lớp :CDKT13BTH Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà <S2PD2a49:2<9:24XSo 0p"q +g"0*# Lớp :CDKT13BTH Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện bước đầu hội nhập nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã và đang tiến dần đến thế ổn định. Nhiều cơ hội mới mở ra cho các doanh nghiệp, đi kèm với đó là những thách thức, những rủi ro không thể né tránh. Ngành kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Từ trước đến nay, Báo cáo tài chính luôn là đối tượng chủ yếu của kiểm toán độc lập. Báo cáo tài chính là tấm gương phản ánh kết quả hoạt động cũng như mọi khía cạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các thông tin đưa ra trên Báo cáo tài chính phải luôn đảm bảo tính trung thực, hợp lý. Trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, hàng hóa thường là một khoản mục có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh xoay quanh hàng hóa rất phong phú, phức tạp. Sự phức tạp này ảnh hưởng đến công tác tổ chức hạch toán cũng như việc ghi chép hàng ngày, làm tăng khả năng xảy ra sai phạm đối với hàng hóa. Thêm vào đó, các nhà quản trị doanh nghiệp thường có xu hướng phản ánh tăng giá trị hàng hóa so với thực tế nhằm mục đích tăng giá trị tài sản doanh nghiệp, minh chứng cho việc mở rộng quy mô sản xuất hay tiềm năng sản xuất trong tương lai… Các sai phạm xảy ra đối với hàng hóa có ảnh hưởng tới rất nhiều chỉ tiêu khác nhau trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiểm toán chu trình hàng hóa được đánh giá là một trong những phần hành quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Với những lý do trên nhóm sinh viên chúng em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Áp dụng thủ tục kiểm toán hàng hóa tại công ty Cổ phần cao su Vinaconex” Do thời gian và kiến thức còn hạn chế , bài viết của chúng em không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Lớp :CDKT13BTH Trang:1 Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNG HÓA VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG HÓA 1.1. Khái quát chung về khoản mục hàng hóa Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 02- Hàng hóa quy định: Hàng hóa là những tài sản: Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doan bình thường; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng hóa của mỗi Doanh nghiệp có thể gồm: Hàng hóa mua về để bán: Hàng đang nằm trong kho, hàng gửi đi bán, hàng mua đang đi đường, hàng gửi gia công chế biến. Thành phẩm: Thành phẩm tồn kho và thành phẩm mang đi bán Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa nhập kho. Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho 1.2.Yêu cầu quản lý đối với hàng hóa Xuất phát từ những đặc điểm của hàng hóa mà yêu cầu Doanh nghiệp phải quản lý hàng hóa thật chặt chẽ: -Đối với quá trình mua hàng và nhận hàng: Đầu tiên nghiệp vụ mua hàng phát sinh do bộ phận kho hoặc bộ phận có nhu cầu mua hàng hóa hoặc dịch vụ viết phiếu yêu cầu mua. Phiếu này cần phải được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền và chuyển tới bộ phận cung ứng để xử lý và triển khai kế hoạch mua hàng. Đơn đặt hàng phải xác định đúng số lượng, chất lượng vật tư, hàng hóa mua vào để phù hợp với mục đích sử dụng. Sau đó tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm nhà cung cấp phù hợp và tiến hành soạn thảo ký kết hợp đồng. -Tổ chức kiểm nhận nhập kho hàng mua và bảo quản hàng hóa: Sau khi vận chuyển hàng hóa mua về, sẽ được thủ kho kiểm tra lại lần nữa về số lượng, chất lượng, chủng loại rồi tiến hành lập phiếu nhập kho và theo dõi chi tiết trên thẻ kho, đồng thời báo cho bộ phận kế toán của đơn vị về số lượng hàng nhận và cho nhập kho. Yêu cầu của khâu này là Lớp :CDKT13BTH Trang:2 Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà thủ kho và kế toán phải tách biệt không kiêm nhiệm, sổ sách của kế toán và thủ kho cần được đối chiếu thường xuyên để đảm bảo sự khớp đúng, đầy đủ và kịp thời hàng hóa, hàng hóa nhập kho cần được bảo quản tuân theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại riêng biệt. -Tổ chức nhập kho sản phẩm sản xuất hoàn thành: Sau khi được sản xuất hoàn thành, sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng và thực hiện các thủ tục nhập kho. -Tổ chức xuất hàng hóa để tiêu thụ: Sau khi xử lý đơn đặt hàng và được sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền trong đơn vị, tiến hành ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng. Hàng hóa sẽ được chuyển giao cho bên mua và được ghi nhận trên các chứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển, sổ kế toán hàng hóa, thẻ kho…Khâu này yêu cầu thủ kho phải kiểm tra chặt chẽ các phiếu yêu cầu xuất kho sản phẩm, hàng hóa xem có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền hay không, thủ kho và kế toán phải thường xuyên đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán để đảm bảo sự khớp đúng. 1.3.Quy trình Kiểm toán khoản mục hàng hóa trong kiểm toán Báo cáo Tài chính 1.3.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng hóa trong kiểm toán Báo cáo Tài chính -Mục đích chung của kiểm toán chu kỳ hàng hóa là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan. Đồng thời cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan. - Mục tiêu cụ thể khi kiểm toán các nghiệp vụ hàng hóa: + Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ hàng hóa được ghi sổ trong kỳ là phát sinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến các khoản chi phí phát sinh. + Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ hàng hóa được xác định theo đúng các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đắn không có sai sót. + Đầy đủ: Các nghiệp vụ hàng hóa (nghiệp vụ xuất kho, nhập kho từ quá trình sản xuất), phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán. Lớp :CDKT13BTH Trang:3 Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà + Đúng đắn: Các nghiệp vụ hàng hóa phát sinh trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp, các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán. + Đùng kỳ: Các nghiệp vụ nhập, xuất hàng hóa đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc dồn tích đặc biệt với các khoản chi phí trả trước và chi phí phải trả… Mục tiêu cụ thể khi kiểm toán số dư các tài khoản hàng hóa: + Sự hiện hữu: Tất cả hàng hóa được doanh nghiệp trình bày trên Báo cáo Tài chính là phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên các báo cáo phải khớp đúngvới số liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp. + Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ hàng hóa được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, không có một bộ phận hàng hóa được báo cáo nào thuộc sở hữu của các đơn vị khác mà doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý. +Đánh giá: Số dư các tài khoản hàng hóa được đánh giá theo đúng quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp. Đặc biệt là các khoản chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phải được xác định trên cơ sở số liệu kiểm kê tin cậy với phương pháp đánh giá phù hợp. Trường hợp hàng hóa cuối kỳ của doanh nghiệp có xu hướng bị giảm giá làm cho giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc thì cần phải trích lập dự phòng giảm giá cho hàng hóa. Các khoản dự phòng phải được xác định một cách hợp lý dựa trên các căn cứ phù hợp: + Tính toán: Việc tính toán xác định số dư hàng hóa là đúng đắn không có sai sót. + Đầy đủ: Toàn bộ hàng hóa cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các Báo cáo Tài chính. + Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết hàng hóa được xác đình đúng đắn. Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang các sổ kế toán tổng hợp và sổ cái không co sai sót. + Báo cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến hàng hóa và chi phí trên các Báo cáo Tài chính được xác định đúng theo các quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và không có sai sót. Lớp :CDKT13BTH Trang:4 Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà 1.3.2. Lập kế hoạch kiểm toán a.Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán - Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán - Nhận diện các lý do kiểm toán - Ký hợp đồng kiểm toán - Lựa chọn đội ngũ kiểm toán: b. Thu thập thông tin cơ sở - Xem xét lại kết quả kiểm toán của lần kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung. - Tham quan nhà xưởng, kho bãi bảo quản hàng hóa. - Nhận diện các bên hữu quan. - Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài. c. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng - Các thông tin pháp lý cũng được kiểm toán viên tìm hiểu và thu thập từ khách hàng như: Giấy phép thành lập, điều lệ công ty. - Các Báo cáo Tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra kiểm tra của năm hiện hành hoặc một vài năm trước. - Biên bản của các cuộc họp cổ đông, họp hội đồng quản trị và Ban giám đốc. - Các hợp đồng và các cam kết quan trọng. d. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ - So sánh số liệu về mức biến động số dư hàng hóa cuối niên độ này với hàng hóa cuối niên độ trước tính theo số tuyệt đối hoặc số tương đối. - So sánh giá bán bình quân sản phẩm của công ty với giá bán bình quân ngành, so sánh dự trữ hàng hóa bình quân của các công ty cùng ngành có cùng điều kiện kinh doanh cũng như quy mô hay công nghệ sản xuất. - So sánh số liệu thực tế của khách hàng và số liệu kế hoạch đặt ra như: mức tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ với chi phí kế hoạch, định mức chi phí nguyên vật liệu của một đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch. e. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán + Ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu. + Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho từng bộ phận, từng khoản mục. Lớp :CDKT13BTH Trang:5 [...]... bước công việc thực hiện cho phù hợp với từng đơn vị khách hàng cụ thể mà vẫn đảm bảo tính tuân thủ các chuẩn mực cũng như là các quy định hiện hành Lớp :CDKT13BTH Trang:11 Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU VINACONEX 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU VINACONEX 2.1.1 Thông tin về công ty Tên công ty: ... ty Tên công ty: Công ty Cổ phần cao su Vinaconex Công ty Cổ phần cao su Vinaconex là công ty được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 4603000509 ngày 03/3/2008 do sở kế hoạch và đầu tư Bình Dương cấp Công ty Cổ phần cao su Vinaconex là một trong các đơn vị có diện tích lớn trong ngành cao su Việt Nam → Ngành nghề kinh doanh: - Trồng cây cao su - Khai thác... nhà máy Lớp :CDKT13BTH Trang:13 Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà 2.2 ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP CAO SU VINACONEX 2.2.1 Thực hiện kiểm toán a Khảo sát về kiểm soát nội bộ Qua quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với Công ty CP Cao Su Vinaconex bước đầu KTV đánh giá kiểm soát nội bộ đối với hàng hóa là tương đối đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp... các thủ tục kiểm toán chi tiết khoản mục hàng hóa → Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ tăng hàng hóa: Lớp :CDKT13BTH Trang:8 Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà -Đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài, kiểm toán viên có thể tham chiếu kết quả của kiểm toán chu kỳ mua vào thanh toán -Đối với các loại hàng hóa do đơn vị tự sản xuất, KTV áp dụng các thủ tục kiểm toán sau: + Kiểm tra... Thủ tục phân tích: Kiểm toán viên tiến hành thu thập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm, các sổ chi tiết tài khoản hàng hóa Dựa vào số liệu thu thập được, Kiểm toán viên tiến hành phân tích, đánh giá tổng quát hàng hóa của Công ty CP Cao Su Vinaconex như sau: Chương trình kiểm toán Tên khách hàng : Công ty CP Cao Su. .. các cuộc kiểm toán của một số công ty chưa tốt làm ảnh hưởng đến uy tín của các công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực này 3.3.2 Về phía các công ty kiểm toán Đối với các công ty kiểm toán nói chung và AVA nói riêng cần nâng cao hơn nữa trình độ của các kiểm toán viên, tổ chức những cuộc tập huấn nhằm phổ biến những kỹ thuật kiểm toán mới của Việt Nam cũng như thế giới Các công ty kiểm toán nên... Công ty CP Cao Su Vinaconex Đồng thời, kiểm toán viên tiến hành thu thập giá cả thị trường một số nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hóa vào ngày 31/12/2011 để đối chiếu Qua tìm hiểu, KTV nhận thấy: Trong kỳ kế toán, công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng hóa KTV đã thực hiện công việc: + Đánh giá hàng hóa trong kỳ dựa vào kết quả đã kiểm kê, hàng hóa chủ yếu là nguyên vật liệu, hàng hóa, ... trên các sổ chi tiết vào sổ cái các tài khoản hàng hóa của công ty Công việc được thực hiện qua các giấy tờ làm việc sau: Chương trình kiểm toán Tên khách hàng : Công ty CP Cao Su Vinaconex Niên độ kế toán: 31/12/11Tham chiếu: Công việc : Thủ tục kiểm tra việc cộng dồn Người thực hiện: Lê Viết Cường Kiểm tra sổ sách hàng hóa năm 2011 Sổ cái Số liệu Số KTV kiểm Điều chỉnh Ghi chú ngày31/12/11 tra TK 151... một công ty kiểm toán được tạo nên từ chính những người thực hiện kiểm toán Vì vậy xây dựng được một đội ngũ nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm cũng chính là xây dựng thương hiệu của công ty 3.2.Đối với công việc kiểm kê hàng hóa Kiểm kê hàng hóa và quản lý việc kiểm kê hàng hóa là nhiệm vụ của ban quản lý khách hàng Trách nhiệm của KTV là quan sát kiểm kê vật chất hàng hóa Mặc dù việc quan sát kiểm kê... vòng hàng hóa với các kỳ trước: Thủ tục này được áp dụng đối với khoản mục hàng hóa và thành phẩm tồn kho Giá vốn hàng bán trong kỳ Số vòng luân chuyển hàng hóa = Số dư hàng hóa bình quân Từ đó cho phép KTV đáng giá tính hợp lý của giá vốn hàng bán, nếu số vòng luân chuyển hàng hóa cao hơn so với dự kiến, có thể do đơn vị khách hàng đã khai tăng giá vốn hàng bán và khai giảm hàng hóa c.Thực hiện các thủ . 2: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU VINACONEX 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU VINACONEX 2.1.1. Thông tin về công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần cao su Vinaconex Công. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA  BÀI TIỂU LUẬN MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 2 ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN. máy Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà 2.2. ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP CAO SU VINACONEX 2.2.1. Thực hiện kiểm toán a. Khảo sát về kiểm soát nội

Ngày đăng: 04/11/2014, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan