một số biện pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - chi nhánh lào cai

35 195 0
một số biện pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - chi nhánh lào cai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội MỤC LỤC SV: Nguyễn Hữu Sơn Lớp: TC13.06 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT VNĐ Việt nam đồng LN Lợi nhuận MHB Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long HCNS Hành chính nhân sự TG Tiền gửi NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCKT Tổ chức kinh tế SV: Nguyễn Hữu Sơn Lớp: TC13.06 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, vấn đề vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa và đầu tư phát triển kinh tế nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng cao, bền vững được Nhà nước đặc biệt quan tâm, trong đó huy động vốn từ nội lực là một nội dung quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống Ngân hàng thương mại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế giai đoạn hiện nay. Nhiều ngân hàng thương mại còn trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn, vẫn đang tìm kiếm những nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Do đó, yêu cầu về tăng cường huy động vốn với quy mô và chất lượng cao là rất cần thiết đối với các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) là ngân hàng thương mại quốc doanh đa năng, được thành lập muộn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh (năm 1997) với chức năng chủ yếu là huy động và tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng các hình thức thích hợp để đầu tư cho các chương trình phát triển nhà ở, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng ngân hàng, có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà Nước, ngày 19/8/2008 Ngân hàng MHB ban hành quyết định số 49/ QĐ – NHN –HĐQT về việc thành lập Ngân hàng MHB chi nhánh Lào Cai. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính phi ngân hàng…trên địa bàn Lào Cai đòi hỏi MHB Chi nhánh Lào Cai phải tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn kinh doanh để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước nói chung và nhu cầu sử dụng vốn của hệ thống MHB nói riêng. Vì những lý do trên, đề tài: “Một số biện pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Lào Cai” được lựa chọn nghiên cứu. SV: Nguyễn Hữu Sơn Lớp: TC13.06 1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Ngoài phần mở đầu, nội dung chính của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Lào Cai. Chương 3: Biện pháp tăng cường huy động vốn cho Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Lào Cai. SV: Nguyễn Hữu Sơn Lớp: TC13.06 2 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội CHƯƠNG 1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại. NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. 1.1.2.Chức năng của ngân hàng thương mại. + Là trung gian tín dụng:Là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. + Là trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp và cá nhân,thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. + Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. + Chức năng là trung gian để thực hiện các chính sách quốc gia. 1.1.3.Vai trò của ngân hàng thương mại. + Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế + Ngân hàng thương mại thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế + Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 1.2.NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.2.1. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu của ngân hàng là vốn ban đầu khi bắt đầu hoạt động ngân hàng, là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang SV: Nguyễn Hữu Sơn Lớp: TC13.06 3 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng, đó là toàn bộ giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập và sở hữu. Vốn chủ sở hữu của một NHTM đóng vai trị sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho ngân hàng khả năng phát triển lâu dài. + Vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm: - Vốn điều lệ. - Các quỹ dự trữ. - Các tài sản nợ khác. 1.2.2.Vốn huy động của ngân hàng thương mại. - NHTM huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng: Đây là nguồn vốn rất quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM. Ngân hàng huy động vốn bằng việc mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, gồm tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi giao dịch) và tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. + Tiền gửi không kỳ hạn: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng thường mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHTM để thực hiện việc thanh toán, chi trả, ngoài ra có thể nhận được một khoản lãi suất nhất định. Khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền hoặc thanh toán bằng cách phát hành séc hay lệnh thanh toán bất cứ lúc nào. Vì vậy, tính ổn định của loại tiền gửi này rất thấp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. + Tiền gửi có kỳ hạn: Khách hàng gửi tiền có kỳ hạn nhằm mục đích bảo toàn vốn và hưởng lãi suất. Loại tiền gửi có kỳ hạn được xác định cụ thể thời gian đến hạn thanh toán nên lãi suất thường cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn càng dài thì lãi suất sẽ càng lớn. Với loại tiền gửi này, ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực khác nhưng chi phí huy động vốn lớn vì lãi suất huy động cao. - NHTM huy động vốn thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm: Các NHTM huy động vốn bằng việc phát hành các loại sổ tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đối tượng khách SV: Nguyễn Hữu Sơn Lớp: TC13.06 4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội hàng ở đây là các tầng lớp dân cư gửi tiết kiệm với mục đích an toàn và được hưởng lãi suất - NHTM huy động vốn thông qua hình thức phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi Các NHTM đa dạng hóa các hình thức huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá - giấy tờ có giá chính là chứng nhận của các tổ chức tín dụng phát hành trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, xác nhận điều kiện trả lãi và các cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. - NHTM huy động vốn thông qua thuê tài sản (thuê văn phòng….): Các ngân hàng thường đi thuê trụ sở văn phòng làm việc trong một thời hạn nhất định. Trong thời gian đó, các tài sản thuê ngoài này được xem như là vốn của ngân hàng, các khoản tiền phải trả cho việc đi thuê tài sản được xem như chi phí vốn của ngân hàng. - NHTM huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, NHTW: Để bổ sung vào vốn hoạt động của mình, để cho vay hoặc đầu tư, để đảm bảo khả năng thanh toán hoặc bù đắp thiếu hụt dự trữ…Nguồn huy động được hình thành từ các khoản vay Ngân hàng TW, vay các tổ chức tín dụng khác và vay trên thị trường vốn. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM, các ngân hàng cần nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng để có những biện pháp huy động cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn trong từng giai đoạn. 1.3.1.Các nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế và sự ổn định về chính trị Các chỉ tiêu về kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, tình trạng thất nghiệp, tốc độ chu chuyển vốn, chỉ số lạm phát…ảnh hưởng trực tiếp đến huy động vốn của ngân hàng. Sự ổn định về chính trị mang đến niềm tin cho những người gửi tiền nói SV: Nguyễn Hữu Sơn Lớp: TC13.06 5 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội riêng và cho toàn bộ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung. - Chính sách, pháp luật của Nhà nước và môi trường kinh doanh Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên chịu tác động của nhiều chính sách, quy định của Chính phủ, hệ thống luật pháp, các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn vốn của NHTM Hoạt động ngân hàng chịu sự điều chỉnh của luật pháp : đó là Luật các tổ chức tín dụng, hệ thống các văn bản quy định cụ thể về lãi suất, các hệ số an toàn, dự trữ, hạn mức trong từng thời kỳ. Môi trường kinh doanh tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn của ngân hàng nói riêng. - Môi trường văn hóa, các yếu tố thuộc về dân cư Môi trường văn hóa quyết định các tập quán sinh hoạt, tâm lý và thói quen sử dụng tiền, sử dụng các dịch vụ ngân hàng của dân cư. Do đó, tuỳ từng thời kỳ, từng địa điểm, các ngân hàng phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các yếu tố về dân cư để đưa ra những chiến lược huy động vốn. - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ ngân hàng Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ ngân hàng và các dịch vụ thanh toán như hệ thống thanh toán điện tử, máy rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng… ngày càng nhanh chóng, an toàn, thuận tiện cho người gửi tiền, làm cho phương thức thanh toán không dựng tiền mặt ngày càng phổ biến. 1.3.2 Các nhân tố chủ quan - Thương hiệu và uy tín của ngân hàng Đây là tài sản vô hình quan trọng nhất của ngân hàng. Uy tín của ngân hàng được tạo dựng qua nhiều năm hoạt động hiệu quả, mỗi ngân hàng sẽ có được hình ảnh riêng trong lòng khách hàng, uy tín giúp ngân hàng luôn giữ được khách hàng truyền thống và thu hút được khách hàng tiềm năng. Từ vị thế của SV: Nguyễn Hữu Sơn Lớp: TC13.06 6 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội mình, uy tín của các ngân hàng sẽ tạo dựng nên thương hiệu cho ngân hàng. - Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Các ngân hàng phải dựa trên quy mô vốn chủ sở hữu của mình để đưa ra chiến lược kinh doanh, chiến lược huy động vốn phù hợp và hiệu quả. - Nguồn lực, công nghệ ngân hàng Nguồn lực và trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện qua các yếu tố: các loại sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung ứng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động ngân hàng, trình độ nghiệp vụ cán bộ nhân viên ngân hàng… - Chính sách lãi suất Chính sách lãi suất của NHTM là chính sách quan trọng nhất ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của bất kỳ một NHTM nào. Điều đầu tiên mà các cá nhân và tổ chức kinh tế quan tâm khi gửi tiền vào ngân hàng là lãi suất. Ngân hàng sử dụng chính sách lãi suất như một công cụ để huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn, cụ thể là quy mô tiền gửi. - Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là yếu tố thu hút khách hàng hiệu quả. Hiện nay các ngân hàng đưa ra nhiều hình thức huy động vốn như mở tài khoản tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tiền gửi tiết kiệm với nhiều thời hạn, có các chương trình khuyến mãi, dự thưởng hấp dẫn cho khách hàng. 1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM. 1.4.1.Mục đích của huy động vốn. Là điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. 1.4.2.Sự cần thiết đối với nền kinh tế. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa do vậy viêc tăng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại là rất cần thiết đối với nền kinh tế,giúp luân chuyển nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế đến những tổ chức, cá nhân đang cần đến vốn như vậy sẽ làm cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn,ổn định hơn. 1.4.3.Sự cần thiết đối với hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng đa dạng hóa hoạt động, tăng quy mô hoạt động, tăng uy tín thì vốn phải có quy mô lớn do đó tăng cường huy động vốn rất cần SV: Nguyễn Hữu Sơn Lớp: TC13.06 7 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội thiết cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. 1.5.VAI TRÒ CỦA HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG. - Huy động vốn là một hoạt động tạo vốn quan trọng của NHTM. Giúp ngân hàng mở rộng được quy mô,đa dạng hóa các sản phẩm khác nhau,đảm bảo được khả năng thanh toán của ngân hàng. - Các NHTM sử dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết như quảng bá, tiếp thị , đưa ra các hình thức huy động vốn hấp dẫn… để thu hút, tập trung các nguồn tiền tệ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vào ngân hàng, trên cơ sở đó, ngân hàng tiến hành sử dụng vốn như đầu tư, tài trợ, cho vay… phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. SV: Nguyễn Hữu Sơn Lớp: TC13.06 8 [...]... HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH LÀO CAI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG- CHI NHÁNH LÀO CAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 2.1.1 Khái quát về quá trình phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Lào Cai 1 Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng phát triển. .. ĐỘNG VỐN CHO NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH LÀO CAI 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH LÀO CAI 3.1.1 Định hướng chung Trong thời gian tới để duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình nhằm đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh, MHB Chi nhánh Lào Cai xây dựng định hướng phát triển như sau: - Thực hiện... 2.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Lào Cai Theo quy định của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, MHB Chi nhánh Lào Cai có các hình thức huy động vốn như sau: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác - Phát hành chứng chỉ tiền... hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi, đặc biệt là trong dân cư 3.2 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH LÀO CAI 3.2.1 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn * Đối với tiền gửi dân cư: MHB Chi nhánh Lào Cai cần duy trì các hình thức huy động vốn cũ và đưa ra nhiều các hình thức huy động vốn mới, phù hợp với nhu cầu khách hàng SV: Nguyễn Hữu... giá khác để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận - Vay vốn các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước 2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH LÀO CAI 2.3.1 Những... & Công nghệ Hà Nội 2.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH LÀO CAI 2.2.1 Tình hình huy động vốn Bảng tổng nguồn vốn huy động Đơn vị: tỷ đồng Nă m 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu ST Huy động vốn 1 Phân theo % ST % ST % + /- % + /- % 719 100 921 100 1.132 100 202 +28 211 +23 309 42,97 276 29,97 330 29,15 -3 3 -1 0,7 54 +19,5 410 57,03 645 70,03802... hoạt động huy động vốn còn nhiều tồn tại đòi hỏi cần phải tìm ra giải pháp tăng cường huy động vốn tại MHB Chi nhánh lào Cai trong thời gian tới, đây là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa quyết định trong định hướng chi n lược phát triển của ngân hàng SV: Nguyễn Hữu Sơn 20 Lớp: TC13.06 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN... cùng sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của PGS.Lê Thế Tường và các anh chị tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Lào Cai, em mong muốn những ý kiến, đề xuất trong luận văn được áp dụng thực tế giúp cho công tác huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Lào Cai hiệu quả hơn Em mong muốn nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đọc... trong huy động vốn, đây không phải là một hình thức mới mẻ, song nó là đòn bẩy hoạt động tạo thu nhập từ việc sử dụng các tài sản cố định * Mở rộng thêm các hình thức huy động vốn khác: Như đã trình bày, MHB Chi nhánh Lào Cai là chi nhánh của một NHTM, mới đi vào hoạt động nên vốn huy động chỉ bao gồm nguồn tiền gửi của khách hàng Để tăng cường huy động vốn cho ngân hàng trong giai đoạn tới, MHB Chi nhánh. .. lời Huy động vốn không chỉ mang lại lợi nhuận cho bản thân ngân hàng mà thực chất còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội nói chung Đối với Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Lào Cai, huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu và trở thành chi n lược kinh doanh của ngân hàng. Với những nghiên cứu trên đây cùng sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của PGS.Lê Thế Tường và các anh chị tại Ngân hàng . 2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH LÀO CAI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG- CHI NHÁNH LÀO CAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN. hình thức huy động vốn của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Lào Cai Theo quy định của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, MHB Chi nhánh Lào Cai có các. Ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Lào Cai. Chương 3: Biện

Ngày đăng: 04/11/2014, 18:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan