Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào hà nội

88 227 2
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bước vào thời kỳ của hội nhập kinh tế, Việt Nam với xuất phát điểm thấp, gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Những nước đang phát triển như Việt Nam muốn thúc đẩy kinh tế tiến bước, không chỉ dựa vào nội lực, mà còn rất cần nguồn lực bên ngoài, trong đó quan trọng hơn cả là dòng FDI đang đổ về từ các quốc gia trên thế giới. Với những lợi thế về nền chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế khá cao, nguồn lao động dồi dào giá rẻ…, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế đang phát triển được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất. Trong bối cảnh thế giới đã đi lên khỏi đáy cuộc khủng hoảng kinh tế, dòng FDI vốn sụt giảm và chững lại, thì nay lại đang từng bước lưu thông trở lại. Từ nơi bắt nguồn và bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ, vốn FDI đã tiếp tục được đổ về Việt Nam, và Hoa Kỳ lại tiếp tục vai trò đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam. Để tận dụng cơ hội phát triển, Hà Nội với những lợi thế của một thủ đô và với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước cũng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để thu hút FDI của đối tác chiến lược này.

Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thời kỳ của hội nhập kinh tế, Việt Nam với xuất phát điểm thấp, gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Những nước đang phát triển như Việt Nam muốn thúc đẩy kinh tế tiến bước, không chỉ dựa vào nội lực, mà còn rất cần nguồn lực bên ngoài, trong đó quan trọng hơn cả là dòng FDI đang đổ về từ các quốc gia trên thế giới. Với những lợi thế về nền chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế khá cao, nguồn lao động dồi dào giá rẻ…, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế đang phát triển được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất. Trong bối cảnh thế giới đã đi lên khỏi đáy cuộc khủng hoảng kinh tế, dòng FDI vốn sụt giảm và chững lại, thì nay lại đang từng bước lưu thông trở lại. Từ nơi bắt nguồn và bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế - Hoa Kỳ, vốn FDI đã tiếp tục được đổ về Việt Nam, và Hoa Kỳ lại tiếp tục vai trò đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam. Để tận dụng cơ hội phát triển, Hà Nội - với những lợi thế của một thủ đô và với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước - cũng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để thu hút FDI của đối tác chiến lược này. Đứng trước tình hình trên, với mong muốn tăng cường thu hút luồng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội, em đã chọn đề tài: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội” nhằm mục đích trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội trong thời gian qua, từ đó đề ra một số giải pháp đề thu hút nhiều hơn nữa FDI của Hoa Kỳ vào phát triển kinh tế- xã hội của thủ đô, xứng với tiềm năng và mối quan hệ vốn có của hai bên. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội; chỉ ra thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân; từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thu hút FDI của Hoa Kỳ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội trong thời gian qua * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội từ trước đến nay, cụ thể là đến năm 2010. Đề tài chỉ nghiên cứu về các dự án FDI của Hoa Kỳ nằm ngoài các KCN, KCX và KCNC ở Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Kết hợp lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng với thực tiễn của Hà Nội để lý giải những vấn đề mà luận văn đặt ra. - Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, tổng hợp và phân tích, đối chiếu so sánh để khái quát những vấn đề thực tiễn đặt ra và đề xuất một số những giải pháp xử lý. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục thì nội dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội Chương 2: Thực trạng FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01 3 CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI 1.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư trong đó nhà đầu tư nước ngoài bỏ toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư vào các dự án nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn. Bản chất của FDI là sự di chuyển của khối lượng nguồn vốn kinh doanh dài hạn (hình thức xuất khẩu tư bản) giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau: Một là, đây là hình thức đầu tư được thực hiện chủ yếu bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh đó. Đây là hình thức mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần trực tiếp cho nền kinh tế. Hai là, chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy theo tỷ lệ vốn góp của mình. Ba là, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý… là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Bốn là, nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và vốn trong quá trình hoạt động, mà nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01 4 1.1.2. Các hình thức của FDI - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Là một thực thể kinh doanh quốc tế, có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn pháp định, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp liên doanh: Là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng góp vốn cùng kinh doanh, nhằm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp liên doanh, phù hợp với khuôn khổ luật pháp nước nhận đầu tư. - Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Là một loại hình thức đầu tư được ký giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước chủ nhà để tiến hành họat động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Các loại hợp đồng hợp tác kinh doanh gồm: Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT). Ngoài ra, tùy từng quốc gia còn có nhiều hình thức FDI khác như: hình thức công ty quản lý vốn, mua lại, sáp nhập… 1.1.3. Vai trò của FDI với sự phát triển kinh tế- xã hội * Đối với quốc gia đầu tư Bằng việc bỏ vốn tiến hành sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư, các chủ đầu tư nước ngoài đã tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư, giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh thông qua các dự án mới tại quốc gia khác, các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. FDI bằng việc đưa lại tỷ suất lợi nhuận cao, vươn mình ra nhiều thị trường và được khuyến khích ở nhiều quốc gia, đã giúp các chủ đầu tư bành trướng Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01 5 sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ và trách được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước. * Đối với quốc gia nhận đầu tư (là nước có nền kinh tế đang phát triển): Các quốc gia đang phát triển thường có xuất phát điểm thấp, thiếu các nguồn lực để phát triển, đặc biệt là vốn. Mặt khác, huy động vốn trong nước lại rất khó khăn vì thu nhập của dân cư còn thấp. Vì vậy, FDI với ưu điểm là không để lại gánh nặng nợ cho nền kinh tế, sẽ là nguồn vốn quan trọng để các quốc gia đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới. Không những thế, FDI thường chảy vào những nơi có tỷ suất lợi nhuận cao như một số ngành công nghiệp, dịch vụ, công nghệ cao, … từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vốn nông nghiệp là chủ đạo theo hướng công nghiệp, hiện đại. Bên cạnh đó, với yêu cầu cao hơn về lao động, FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ cao, đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động. Ngân sách của các nước đang phát triển vốn nhỏ bé lại thường hay bị thâm hụt, FDI với họat động kinh doanh thường có hiệu quả cao, sẽ tạo nguồn thu khá lớn (thuế, phí, lệ phí…) cho ngân sách vốn eo hẹp của nước chủ nhà, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội cũng những quốc gia này. Các quốc gia đầu tư với mạng lưới phân phối lớn trên thị trường thế giới, khi đầu tư vào một quốc gia, sẽ giúp doanh nghiệp quốc gia đó mở cửa và bước đầu thâm nhập thị trường hàng hóa thế giới. Điều này rất có ích cho những doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển, thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có năng lực cạnh tranh chưa cao. Đặc điểm của FDI là gắn liền với khoa học - công nghệ. Các quốc gia đang phát triển với đa phần công nghệ còn chưa hiện đại, khi tiếp nhận FDI sẽ có cơ hội được chuyển giao khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01 6 tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp… để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Khi FDI chảy vào một quốc gia, cũng đồng nghĩa là các doanh nghiệp nội địa phải sẵn sang để cạnh tranh. Trong khi đó, ở những nước đang phát triển, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp, nếu không tự đổi mới để sản xuất kinh doanh hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, thì doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Có thể nói, FDI là động lực để tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế các nước đang phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò tích cực, FDI cũng có một vài hạn chế sau: Thứ nhất, luồng vốn FDI chỉ đi vào những nước có môi trường kinh tế - chính trị ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn. Thứ hai, mục tiêu của FDI là lợi nhuận, vì vậy nếu nước đầu tư không có quy hoạch cụ thể, kế hoạch chi tiết và những công cụ quản lý cần thiết, FDI có thể đi chệch hướng, làm mất cân đối cơ cấu đầu tư, cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, trở thành bãi rác công nghệ Thứ ba, doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển đa phần là doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh còn chưa cao nên dễ bị các doanh nghiệp FDI chèn ép, thôn tính… 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI Dòng chảy của vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp quốc tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, không chỉ có những yếu tố ở bản thân quốc gia nhận đầu tư mà còn do yếu tố nội tại của quốc gia đầu tư và yếu tố khách quan của nền kinh tế thế giới. 1.1.4.1. Tình hình kinh tế thế giới Sức khỏe của nền kinh tế thế giới có ảnh hưởng rất lớn đối với FDI chảy ra và chảy vào một quốc gia. Nếu kinh tế thế giới tăng trưởng tốt, ổn định, có nghĩa là hoạt động đầu tư diễn ra sôi động, sản phẩm và dịch vụ tạo ra nhiều, sức mua của thị trường tăng, các chỉ số về giá cả và tài chính lành mạnh khuyến khích các nhà đầu tư trong các hoạt động đầu tư và kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, làm FDI dồi dào và mạnh mẽ hơn. Khi kinh tế thế giới khó Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01 7 khăn hay bất ổn, dòng vốn này khan hiếm, các nhà đầu tư không những cắt giảm vốn đầu tư mà còn thận trọng hơn trong việc đầu tư, hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác an toàn hơn, đầu tư trong nước, hoặc cất giữ tiền dưới dạng ngoại tệ mạnh hay vàng. Trình độ phát triển của kinh tế thế giới cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới luồng FDI. Nền kinh tế phát triển đến trình độ cao, thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng và nhanh chóng, các nhà đầu tư càng muốn vươn mình ra thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư ở những nước khác, FDI cũng vì thế mà không ngừng dịch chuyển giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, mức độ hội nhập kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng trong thu hút FDI. Khi các nền kinh tế mở cửa, quan hệ giữa các nền kinh tế sẽ ngày càng chặt chẽ và ràng buộc lẫn nhau, tất yếu dẫn đến sự ra vào dễ dàng hơn của luồng vốn đầu tư giữa các quốc gia. Nhờ đó mà dòng FDI lưu thông mạnh mẽ hơn. 1.1.4.2. Tình hình kinh tế của quốc gia đầu tư Tình hình kinh tế của quốc gia đầu tư là một yếu tố quyết định đến lượng vốn FDI và tốc độ chảy của dòng vốn này. Nếu nền kinh tế quốc gia đó tăng trưởng tốt, vốn dồi dào, sẽ kích thích các nhà đầu tư tăng đầu tư và đầu tư mới, kể cả ở trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế quốc gia tăng trưởng kém, đầu tư ra nước ngoài của quốc gia đó chưa chắc đã chậm lại, vì có thể nhà đầu tư lo rằng đầu tư trong nước sẽ gặp nhiều rủi ro hơn và chuyển sang đầu tư ở quốc gia khác an toàn và có lợi hơn. Cạnh tranh giữa các chủ thể trong nền kinh tế quốc gia đó cũng là yếu tố tác động đến việc đầu tư ra nước ngoài. Nếu cạnh tranh quá gay gắt, nhà đầu tư buộc phải tìm thị trường khác dễ hoạt động hơn, cạnh tranh ít hơn và lợi nhuận nhiều hơn. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một quốc gia như: tình hình chính trị - xã hội của quốc gia đầu tư, Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01 8 thị trường trong nước, trình độ phát triển của nền kinh tế đó, luật pháp về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tập quán và văn hóa kinh doanh… 1.1.4.3. Tình hình quốc gia nhận đầu tư a. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Các quy định của luật pháp và các chính sách trực tiếp liên quan bao gồm: các quy định về việc thành lập dự án FDI và hoạt động của dự án; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư; cơ chế hoạt động của thị trường trong đó có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nươc ngoài… Sự minh bạch, rõ ràng và đồng bộ của các quy định trên tạo ra bước đi thuận lợi đầu tiên khi nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị đầu tư vào nước chủ nhà. Bên cạnh đó, một số quy định trong các ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng đến FDI như: chính sách thương mại ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư do FDI gắn liền với họat động sản xuất kinh doanh; chính sách tỷ giá ảnh hưởng đến giá trị tài sản ở nước nhận đầu tư, đến lợi nhuận thu được của nhà đầu tư… Một yếu tố không kém phần quan trọng tạo ra môi trường pháp lý hấp dẫn là những ưu đãi đầu tư. Việc quy định về ngành nghề, địa bàn được ưu đãi, các ưu đãi cụ thể… làm việc đầu tư trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Nói chung, nhà đầu tư nước ngoài thường thích đầu tư vào những nước có hành lang pháp lý, cơ chế chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, minh bạch và có thể dự đoán được… giúp đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. b. Môi trường chính trị Môi trường chính trị ổn định, trong sạch cũng là một yếu tố thu hút FDI. Một quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư và hoạt động đầu tư khỏi những rủi ro: quốc hữu hóa, chiến tranh, biểu tình Nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào quốc gia có nền chính trị bất ổn - nơi mà tài Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01 9 sản và họat động sản xuất kinh doanh của họ có thể mất mát và bị tổn hại bất cứ lúc nào. Bên cạnh sự ổn định, nền chính trị trong sạch hay không, tỷ lệ tham nhũng cao hay thấp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến FDI vào một quốc gia. Tham nhũng ở đây được hiểu là việc đưa hối lộ cho quan chức để có được một số “ân huệ” (trong cấp giấy phép đầu tư, thuế và phí…). Tóm lại, đây được coi như một khoản “ chi phí”. Bên cạnh việc làm giảm lợi nhuận dự kiến của nhà đầu tư, nó còn gián tiếp làm mất cơ hội đầu tư, mất thời gian, thậm chí còn làm nhà đầu tư không thể tiến hành hoạt động đầu tư ở nước sở tại. Nhà đầu tư sẽ không đầu tư, hoặc dè chừng và do dự nếu đầu tư vào một đất nước hay một địa phương có tỷ lệ tham nhũng cao. c. Môi trường kinh tế Có thể nói, đây là yếu tố quyết định đến việc thu hút FDI của một quốc gia. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ muốn đầu tư vào quốc gia có môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thể hiện ở một vài khía cạnh như: tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, lạm phát ổn định ở mức vừa phải, lãi suất hợp lý… Bên cạnh đó, tùy vào mục tiêu đầu tư mà môi trường kinh tế ảnh hưởng đến thu hút FDI. Nếu mục tiêu của nhà đầu tư là tìm kiếm thị trường thì yếu tố quyết định đến FDI là: dung lượng thị trường, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng của thị trường, khả năng tiếp cận với thị trường khu vực và thị trường thế giới, cơ cấu thị trường… của nước nhận đầu tư. Nếu mục tiêu đầu tư là tìm kiếm yếu tố đầu vào và hạ thấp chi phí, thì các yếu tố tác động đến FDI là: tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ hay nhân công có tay nghề, trình độ khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng ( đường đi, bến cảng, hệ thống cung cấp năng lượng, mạng lưới viễn thông…)… của quốc gia nhận đầu tư. d. Các yếu tố khác Bên cạnh các yếu tố trên còn có rất nhiều yếu tố khác của quốc gia nhận đầu tư có tác động đến dòng FDI vào quốc gia đó như: Điều kiện tự nhiên - Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV Lê Thị Thanh Huyền Lớp: CQ45/08.01 10 khí hậu, đặc điểm văn hóa - xã hội, vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp… 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO HÀ NỘI 1.2.1. Hà Nội và vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước Hà Nội - Thủ đô nước Việt Nam là một thành phố được hình thành và phát triển 1000 năm, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Sau khi được mở rộng vào tháng 8/2008, Hà Nội hiện nay rộng 3300 km2 với trên 6,5 triệu dân. Với lợi thế về vị trí địa lý, diện tích và dân cư, Hà Nội đã và đang phát huy truyền thống Thăng Long ngàn năm văn hiến, phát triển ngày càng hiện đại, văn minh. Không chỉ là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, Hà Nội đang là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước. Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy Thủ đô Hà Nội đã đạt được những thành tựu rất to lớn và đáng tự hào, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của cả nước. Trong 5 năm đầu đổi mới (1986 - 1990), tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7,1%, giai đoạn 1991 - 1995 là: 12,52%, giai đoạn 1996 - 2000 là 10,6%, giai đoạn 2000- 2005 là 11,3%, giai đoạn 2005 - 2010, giai đoạn 2006 -2010 là 10,6%. Riêng trong năm 2007, GDP tăng 12,1%, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Năm 2008 và 2009, trong bối cảnh khó khăn chung, GDP của Hà Nội tăng 10,58% và 6,67%. Năm 2010, dù chưa thoát hẳn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, Hà Nội vẫn đạt được tỷ lệ tăng trưởng GDP là 11%. GDP bình quân đầu người của Hà Nội cũng không ngừng tăng từ 470 (năm 1991) USD lên 915 USD (năm 1999), 1500 USD (năm 2008) và 1900 USD (năm 2010). Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, năm 2010 có 225 dự án FDI được cấp phép và 19 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 311,3 tỷ USD. Thành phố cũng là địa điểm của khoảng hơn văn phòng đại diện và chi nhánh nước ngoài. Thành phố Hà Nội có 17 KCN và KCX, 2 KCNC với tổng diện tích trên 4.000 ha đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Trong đó có 8 [...]... có Hoa Kỳ, là thực sự cần thiết Đối với riêng FDI của Hoa Kỳ, từ sau hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ có hiệu lực, FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam nói chung và vào Hà Nội nói riêng đều tăng lên đáng kể Tuy nhiên, Hoa Kỳ mới chỉ là nhà đầu tư lớn chứ chưa trở thành nhà đầu tư chính của Hà Nội So với Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore thì FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội là rất nhỏ bé Cho đến hết năm 2010, Hoa Kỳ. .. cần thiết để tăng cường thu hút FDI nói chung và FDI của Hoa Kỳ nói riêng SV Lê Thị Thanh Huyền 21 Lớp: CQ45/08.01 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI 2.1 TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI 2.1.1 Khái quát tình hình thu hút FDI ở Hà Nội Kinh tế thế giới đang bước vào kỷ nguyên của hội nhập, mở ra cơ hội đầu tư lẫn nhau của các quốc... quát tình hình FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam Những năm vừa qua, FDI từ Hoa Kỳ liên tục tăng, Hoa Kỳ đang trở thành đối tác đầu tư chiến lược của Việt Nam Tính đến ngày 09/03/2011, Hoa Kỳ có 565 dự án FDI đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 13,132 tỷ USD Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh hết luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam do có rất nhiều công ty Hoa Kỳ như Tập đoàn... chuyển sang địa phương khác Hà Nội cần có các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội, có những khuyến khích ưu đãi… để thu hút được nhiều FDI hơn nữa 2.1.2 Thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội Tính đến hết năm 2010, có 63 dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp, cá nhân Hoa Kỳ được cấp phép tại Hà Nội với tổng vốn đầu tư đạt 226,6 triệu USD,... số vốn đầu tư đăng ký vào Hà Nội (hơn 210 triệu USD) và đứng thứ 6 về tổng số dự án đầu tư (59 dự án) Các năm về trước - sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, số vốn đầu tư của Hoa Kỳ cũng chỉ quanh quẩn ở các vị trí này Hà Nội cũng chưa phải là địa phương hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ nhiều nhất Hoa Kỳ có xu hướng đầu tư vào khu vực phía Nam hơn, đặc biệt là một số tỉnh, thành... vực dịch vụ lưu trú và ăn uống dẫn đầu số đầu tư chiếm 45,2% tổng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thì ở Hà Nội con số này rất khiêm tốn với 0,009% tổng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh bất động đứng thứ hai chiếm 28,3% tổng số vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thì tại Hà Nội chỉ hạn chế là 8,45% Nhìn chung các dự án FDI của Hoa Kỳ tại Hà Nội có ít dự án công nghệ cao (chỉ... nhiểu hơn, thúc đẩy tăng trưởng đầu tư giữa hai nước, đặc biệt là đầu tư trực tiếp b FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO Như đã thấy ở trên, việc gia nhập WTO của Việt Nam có tác động rất tích cực lên dòng vốn FDI đang chảy vào Việt Nam, Hà Nội cũng không là ngoại lệ Bên cạnh sự dồi dào của dòng FDI từ các đối tác đầu tư khác vào Hà Nội, FDI của Hoa Kỳ cũng gia tăng rất nhanh chóng... được các nhà đầu tư Hoa Kỳ Những ngành được quan tâm là những ngành chế tạo, công nghệ cao và dịch vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý của lao động cao Thứ bảy, FDI của Hoa Kỳ còn chịu ảnh hưởng của chính sách đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Hoa Kỳ Cơ chế chính sách đầu tư của Hoa Kỳ luôn hướng vào việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài Chính phủ Hoa Kỳ thành lập nhiều... thứ 3 và nhập khẩu đứng đầu thế giới, chiếm gần 20% GDP toàn cầu Về đầu tư nước ngoài, Hoa Kỳ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới * Đặc điểm FDI của Hoa Kỳ: Ngoài những đặc điểm chung của FDI, FDI của Hoa Kỳ còn có những đặc điểm riêng sau: Thứ nhất, mục tiêu kinh doanh của Hoa Kỳ là luôn vươn tới tối... 18,13%) Sở dĩ số vốn FDI vào lĩnh vực văn hóa - xã hội cao như vậy là do số vốn đầu tư rất lớn của dự án “Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ là 50 triệu USD (đã chiếm 80,25% tổng vốn đầu tư của toàn lĩnh vực văn hóa - xã hội); lĩnh vực cơ khí đứng thứ 2 về tổng vốn đầu tư là nhờ có dự án “Cty Liên doanh TNHH Crown Hà Nội với tổng vốn đầu tư là 49,177 triệu USD (chiếm 97,72% tổng vốn đầu tư của lĩnh vực cơ khí) . tình hình trên, với mong muốn tăng cường thu hút luồng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội, em đã chọn đề tài: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội nhằm mục đích trên cơ sở. CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI 1.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài. phải tăng cường thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội Chương 2: Thực trạng FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội Học viện Tài chính Luận văn

Ngày đăng: 04/11/2014, 17:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan