phân tích tows hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần bắc sơn máy công trình

40 1.4K 3
phân tích tows hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần bắc sơn máy công trình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thị trường Việt Nam đang ngày càng mở rộng cho các công ty nước ngoài tham gia, đặc biệt là việc gia nhập WTO. Do vậy, các công ty Việt Nam phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng và có tính quốc tế. Cách duy nhất để các công ty Việt Nam hoạt động thành công và bảo vệ được thị phần trong nước là phải có các chiến lược rõ ràng. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì để tồn tại duy trì được hoạt động kinh doanh thì các nhà quản trình phải xác định được các chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đang theo đuổi là gì và đưa ra được các chính sách để thực thi chiến lược đó có hiệu quả, tạo được lợi thế cạnh tranh, không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Để làm được công ty cần phải đánh giá được thực trạng phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty để tìm ra được những hạn chế mà công ty đang gặp. Mục tiêu chủ yếu của quản lý chiến lược là tạo được sự thành công lâu dài cho công ty. Vì vậy doanh nghiệp cần phải phân tích được các yếu tố thời cơ/thách thức từ môi trường bên ngoài và các yếu tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp điểm mạnh/điểm yếu có tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào. Từ đó xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình từ khi đi vào hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm máy công trình xây dựng buôn bán vật tư, thiết bị công nghiệp và dân dụng, máy móc thiết bị xây dựng, thiết bị thi công trình, thiết bị công nghệ tự động hoá, điện và điều khiển tự động. Hiện nay do sự phát triển khá mạnh của nền kinh tế thị trường nên ngành xuất nhập khẩu cũng đã và đang phát triển khá mạnh. Có nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành này vì vậy sức cạnh tranh của ngành ngày một khốc liệt. Qua quá trình thực tập và điều tra tìm hiểu em thấy rằng cho đến thời điểm này công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình vẫn chưa nhận thấy được tầm quan trọng của phân tích TOWS hoạch đinh chiến lược kinh doanh của công ty. Điều này ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như bỏ lỡ các có hội kinh doanh và ngày càng khó khăn hơn khi phải chống đỡ với sự thay đổi của thị trường. Xuất phát từ thực của môi trường kinh doanh đầy biến động, cũng như từ thực tiễn cuộc sống và do sự cuốn hút bởi vai trò quan trọng không thể thiếu của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp, em quyết định chọn đề tài “Phân tích tows hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình”. 2. XÁC LẬP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI SVTH: Đặng Thị Ngà Lớp: K6 – HQ1D 1 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Đề tài khóa luận: “Phân tích tows hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình”. Đề tài khóa luận sẽ nghiên cứu và trả lời các câu hỏi: - Phân tích tows chiến lược kinh doanh (thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, cạnh tranh)? Khái niệm, mục tiêu, nội dung, mô hình? - Doanh nghiệp có phân tích tows chiến lược không? Thực trạng phân tích tows chiến lược của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình như thế nào? Thành công và hạn chế? - Giải pháp nào để công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình hoàn thiện phân tích tows chiến lược kinh doanh (thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, cạnh tranh). 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xây dựng khung lý luận cơ bản về phân tích tows chiến lược kinh doanh (Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, cạnh tranh) tại công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình. - Phân tích thực trạng phân tích tows hoạch định chiến lược kinh doanh (thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, cạnh tranh) tại công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình. Từ đó đánh giá được những thành công và hạn chế trong phân tích tows của công ty. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích tows hoạch định chiến lược kinh doanh (thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, cạnh tranh) của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU • Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các nhân tố, điều kiện, lực lượng, ảnh hưởng tới hiệu quả phân tích tows chiến lược kinh doanh (Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, cạnh tranh) của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình. • Giới hạn nghiên cứu: - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu tình hình phân tích TOWS chiến lược kinh doanh (Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, cạnh tranh) giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 và đề xuất những giải pháp cho công ty trong 3 năm tiếp theo (2012 – 2015) - Về không gian: Đề tài nghiên cứu các ảnh hưởng của môi trường kinh doanh của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình trên địa bàn Hà Nội, Khu vực Miền Bắc và các tỉnh lân cận về buôn bán vật tư, thiết bị công nghiệp và dân dụng, máy móc thiết bị xây dựng, thiết bị thi công trình, thiết bị công nghệ tự động hoá, điện và điều khiển tự động - Về nội dung: Tập trung vào hoạt động phân tích tows hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu SVTH: Đặng Thị Ngà Lớp: K6 – HQ1D 2 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn bên trong công ty: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các hợp đồng mua bán hàng hóa Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các phương pháp - Phương pháp sử dụng phiếu điều tra - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu - Phương pháp phân tích, so sánh - Phương pháp minh họa bằng đồ thị, bảng biểu 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu  Sử dụng phần mềm ứng dụng tin học văn phòng Excel để xử lý dữ liệu từ đó mô hình hóa dưới dạng biểu đồ và đồ thị. 6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt, kết luận, các tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tows hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình. Chương 2: Thực trạng nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phân tích tows hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình. Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh cảu công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình đến năm 2015 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TOWS HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN BẮC SƠN MÁY CÔNG TRÌNH SVTH: Đặng Thị Ngà Lớp: K6 – HQ1D 3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Chiến lược và các nhân tố cấu thành chiến lược • Khái niệm chiến lược Alfred Chandler (1962) “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này.” Johnson & Scholes (1999) “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan.” • Khái niệm hoạch định chiến lược Theo Anthony: “Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định các mục tiêu của doanh nghiệp, về những thay đổi trong các mục tiêu, về sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu, các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng và sắp xếp các nguồn lực.” Theo Denning: “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong tương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm – thị trường, khả năng sinh lợi, quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinh doanh.” • Khái niệm quản trị chiến lược Quản trị chiến lược là một tập hợp quyết định và hành động. Thể hiện thông qua kết quả của công việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu hạn của tổ chức  Các nhân tố cấu thành chiến lược - Định hướng kinh doanh của công ty trong dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. - Khu vực thị trường mục tiêu mà công ty theo đuổi - Quy mô của công ty - Các nguồn lực của công ty - Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty 1.1.1.2. Chiến lược kinh doanh (Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, cạnh tranh) • Khái niệm chiến lược kinh doanh Alan Rowe: “Chiến lược kinh doanh là chiến lược cạnh tranh (Chiến lược định vị), là các công cụ, giải pháp nguồn lực để xác lập vị thế chiến lược nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.” SVTH: Đặng Thị Ngà Lớp: K6 – HQ1D 4 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Từ khái niệm của chiến lược có nhiều học giả như Alfred Chandle. Johnson & Scholes, Fred R. David đã đưa ra các khái niệm về kinh doanh với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, nói một cách tổng quát thì “Chiến lược kinh doanh là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, nó cho thấy công ty đang và sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì và công ty sẽ đi vào lĩnh vực kinh doanh gì.” Nói một cách cụ thể ta có thể hiểu: Chiến lược kinh doanh liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào doanh nghiệp có thể cạnh tranh nhiều hơn trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan tới các quyết định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được cơ hội mới ”  Chiến lược thâm nhập thị trường Khái niệm: Thâm nhập thị trường là chiến lược gia tăng thị phần của các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của thông qua các nỗ lực marketing. Nội dung: - Thị trường sản phẩm – dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp chưa bão hòa - Tỷ lệ tiêu thụ của khách hàng có khả năng gia tăng - Khi thị phần của đối thủ cạnh tranh giảm trong khi doanh số toàn ngành đang gia tăng. - Có mối tương quan giữa doanh thu và chi phí marketing - Việc tăng kinh tế theo quy mô đem lại các lợi thế cạnh tranh chủ yếu.  Phát triển thị trường Khái niệm: Phát triển thị trường là chiến lược giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp vào các khu vực thị trường mới (địa lý). Nội dung: - Doanh nghiệp có sẵn các kênh phân phối mới tin cậy, có chất lượng, chi phí hợp lý. - Doanh nghiệp đạt được thành công trên thị trường hiện có. - Các thị trường khác chưa được khai thác hoặc chưa bão hòa. - Có đủ nguồn lực quản lý doanh nghiệp mở rộng. - Khi doanh nghiệp có công suất nhàn rỗi. - Khi ngành hàng của doanh nghiệp phát triển nhanh thành quy mô toàn cầu.  Chiến lược cạnh tranh Khái niệm: Chiến lược cạnh tranh tổng quát phản ánh những cách thức mà 1 doanh nghiệp cạnh tranh trên những thị trường của mình dựa trên 2 đặc điểm cơ bản: Chi phí thấp và khác biệt hóa Nội dung: Kết hợp với phạm vi hoạt động của doanh nghiệp tạo nên 3 chiến lược cạnh tranh tổng quát: - Chiến lược chi phí thấp SVTH: Đặng Thị Ngà Lớp: K6 – HQ1D 5 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp - Chiến lược khác biệt hóa - Chiến lược tập trung hóa 1.1.2. Các lý thuyết cơ bản 1.1.2.1. Khái niệm, mô hình, ,mục tiêu phân tích tows a. Khái niệm: TOWS là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. b. Mô hình cấu trúc mô thức tows Trên cơ sở phân tích các cơ hội và thách thức cũng như các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp kinh doanh có thể thiết lập cấu trúc mô thức tows để đưa ra các phương án chiến lược kinh doanh phù hợp. Bảng 1.1: Cấu trúc mô thức TOWS STRENGHTS Các điểm mạnh WEAKNESSES Các điểm yếu OPPORTUNTIES Các cơ hội SO Strategies Chiến lược phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội WO Strategies Chiến lược hạn chế điểm yếu để tận dụng cơ hội THREATS Các thách thức ST Strategies Chiến lược phát huy điểm mạnh để hạn chế thách thức WT Strategies Chiến lược vượt qua (hạn chế) điểm yếu của doanh nghiệp và né tránh các thách thức (Nguồn: Bài giảng quản trị chiến lược, Trường Đại Học Thương Mại) c. Mục tiêu phân tích TOWS Thực hiện đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xây dựng các chiến lược thế vị phù hợp. 1.1.2.2. Các bước phân tích TOWS Bước 1: Liệt kê các cơ hội Bước 2: Liệt kê các thách thức Bước 3: Liệt kê các thế mạnh bên trong Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong Bước 5: Kết hợp các thế mạnh bên trong với những cơ hội bên ngoài (SO) Bước 6: Kết hợp các điểm yếu bên trong với các cơ hội bên ngoài (WO) Bước 7: Kết hợp các điểm mạnh bên trong với các thách thức bên ngoài (ST) Bước 8: Kết hợp các điểm yếu bên trong với các thách thức bên ngoài (WT) SVTH: Đặng Thị Ngà Lớp: K6 – HQ1D 6 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1. Nghiên cứu trong nước - Bài giảng Quản Trị Chiến Lược, Bộ môn Quản trị chiến lược, Trường Đại Học Thương Mại. - GS.TS Nguyễn Bách Khoa (2003), Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế, NXB Thống Kê. - GS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản Trị Chiến Lược, NXB Thống Kê. - Phạm Vũ Luận (1997), Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại, Trường Đại Học Thương Mại, Hà Nội. Các tài liệu trên đã có trình bày một cách có hệ thống từ những khái niệm chung cho đến những vấn đề chiến lược cụ thể. Tham khảo các tài liệu này giúp tác giả trình bày được các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tows hoạch định chiến lược kinh doanh, đồng thời tiếp cận được các công cụ dung để phân tích tows hoạch định chiến lược kinh doanh. Những công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể nào đó có thể kể đến những luận văn tốt nghiệp của sinh viên các trường kinh tế 12.2. Nghiên cứu trên thế giới Có một số công trình nghiên cứu về quản trị chiến lược kinh doanh như cuốn “ chiến lược đại dương xanh” của W. Chan Kim & R. Mauborgne, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter trong cuốn “ chiến lược cạnh tranh”…làm căn cứ và giúp ích rất nhiều khi nghiên cứu đề tài này. 1.3. MÔ HÌNH NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH TOWS HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC SƠN MÁY CÔNG TRÌNH 1.3.1. Mô hình nội dung nghiên cứu SVTH: Đặng Thị Ngà Lớp: K6 – HQ1D 7 Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh (Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, cạnh tranh) Phân tích môi trường bên ngoài Phân tích môi trường bên trong Định vị các nhân tố trong mô thức TOWS , EFAS, IFAS Kết hợp các loại hình chiến lược thế vị SO, ST, WO, WT Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Hình 1.1: Mô hình nội dung nghiên cứu (Nguồn: Tác giả) 1.3.2. Nội dung nghiên cứu 1.3.1.1. Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh (Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, cạnh tranh) Mục tiêu chiến lược: là chỉ đích cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được, được suy ra trực tiếp từ chức năng nhiệm vụ nhưng cụ thể và rõ ràng hơn, được lượng hoá thành những con số: mức tăng trưởng, mức lợi nhuận, doanh số, thị phần Thường có hai loại mục tiêu: ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu dài hạn: là toàn bộ kết quả mong muốn cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian dài hơn một năm với các nội dung cụ thể: mức lợi nhuận, năng suất, vị thế cạnh tranh, phát triển vệc làm, quan hệ cộng đồng, vị trí công nghệ, trách nhiệm xã hội. Mục tiêu ngắn hạn: là các kết quả cụ thể doanh nghiệp kỳ vọng đạt được trong mét chu kỳ, được lượng hoá thành con số. 1.3.1.2. Phân tích môi trường bên ngoài Phân tích môi trường bên ngoài là một tập phức hợp và liên tục các yếu tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vận hành và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Việc phân tích môi trường bên ngoài giúp danh nghiệp thấy được các cơ hội và mối đe dọa quan trọng để công ty có thể soạn thảo được các chiến lược nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và tối thiểu hóa những ảnh hưởng từ các đe dọa. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô (môi trường ngành)  Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô bao gồm các lực lượng rộng lớn có ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược trong dài hạn của doanh nghiệp. Hình 1.2: Các nhân tố môi trường vĩ mô SVTH: Đặng Thị Ngà Lớp: K6 – HQ1D 8 Lựa chọn chiến lược Nhân tố kinh tế Nhân tố chính trị- pháp luật Nhân tố công nghệ Nhân tố văn hóa - hộixã Doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp (Nguồn: Bài giảng quản trị chiến lược, trường Đại học Thương Mại) • Môi trường kinh tế Các yếu tố kinh tế có tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến sức hút của các chiến lược khác nhau. Các nhân tố chủ yếu mà doanh nghiệp thường phân tích: tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế, lãi suất, cán cân thương mại, đầu tư nước ngoài, định hướng thị trường, trình độ phát triển kinh tế, phân phối thu nhập và sức mua, cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên • Môi trường chính trị - pháp luật Các nhân tố chính trị, luật pháp tác động đến doanh nghiệp theo nhiều hướng khác nhau. Sự ổn định chính trị, vai trò và thái độ của chính phủ, hệ thống luật, hệ thống tòa án, hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ. Các yếu tố này có vai trò ngày lớn đến hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, buộc nhà quản trị chiến lược phải không những quan tâm đến các yếu tố hiện tại mà cỏn phải dự đoán được chính xác các xu hướng chính trị, chính phủ và luật pháp trong nước và quốc tế. Đối với ngành xuất nhập khẩu chính phủ đã đưa ra một số luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, luật thương mại, các thủ tục hải quan để quản lý các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. • Môi trường văn hóa – xã hội Những thay đổi về văn hóa, xã hội, địa lý và nhân khẩu học có ảnh hưởng rất lớn đối với sản phẩm và người tiêu dung. Do đó tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng từ các cơ hội và thách thức. Vì vậy doanh nghiệp cần phải phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết được cá cơ hội và thách thức có thể xảy ra. Sự xuất hiện của hiệp hội những người tiêu dùng là một cản trở đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo lợi ích người tiêu dùng. Trình độ dân trí ngày càng cao, đa dạng và sẽ là một thách thức đối với nhà các nhà sản xuất. • Môi trường công nghệ Đây là loại nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh của lĩnh vực, ngành cũng như nhiều doanh nghiệp. Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tăng khă năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợ nhuận, đảm bảo choc ho quá trình tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp.  Môi trường vi mô SVTH: Đặng Thị Ngà Lớp: K6 – HQ1D 9 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Ta sẽ áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter để phân tích cấu trúc ngành kinh doanh. Theo mô hình này 5 yếu tố cơ bản tạo thành bối cảnh cạnh tranh của một doanh nghiệp Quyền lực tương ứng của Đe dọa gia nhập mới Các bên liên quan Quyền lực thương lượng Của người mua Quyền lực thương lượng Đe dọa của sản phảm dịch vụ Của người cung cấp thay thế Hình 1.3: Mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của M.Porter (Nguồn: Bài giảng quản trị chiến lược, trường Đại học Thương Mại • Phân tích áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ là tình trạng ngành cấu trúc của ngành và các rào cản rút lui khỏi ngành, mức độ tập trung của ngành, mức độ tăng trưởng của ngành. • Phân tích quyển lực thương lượng của khách hàng (người mua) Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, bởi họ có thể gây áp lực với doanh doanh nghiệp về giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. • Quyền lực thương lượng của người cung cấp Người cung cấp bao gồm các đối tượng: người bán vật tư, thiết bị, cộng đồng tài chính, nguồn lao động. Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đếp áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. • Phân tích sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn SVTH: Đặng Thị Ngà Lớp: K6 – HQ1D 10 Gia nhập tiềm năng Đối thủ cạnh tranh trong ngành Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại Các bên liên quan Người mua Người cung cấp Sự thay thế [...]... CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TOWS HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC SƠN MÁY CÔNG TRÌNH 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC SƠN MÁY CÔNG TRÌNH 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Bắc Sơn máy công trình Địa chỉ: P707, Tòa nhà Plaschem, số 562 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội Giấy phép kinh doanh số: 0102179677 do phòng đăng ký kinh doanh số 01 – Sở KH&ĐT... chung của công ty 3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân 3.1.2.1 Những hạn chế Qua nghiên cứu thực trạng phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình có thể thấy rằng công ty chưa có một quy trình phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đầy đủ và cụ thể mà chỉ tuân theo một số bước khi phân tích môi trường bên ngoài, bên trong công ty mới... chiến lược kinh doanh Quan điểm 3: Phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh phải đảm bảo triển khai được chiến lược kinh doanh hiệu lực Quan điểm 4: Phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh phải phát triển đồng bộ các yếu tố nguồn lực: con người, tài chính, hệ thống thông tin 3.3 ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TOWS HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC SƠN ĐẾN... cho hợp lý 3.3.3 Đề xuất mô thức TOWS kỳ vọng của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình và lựa chọn chiến lược kinh doanh đến năm 2015 Thực trạng các nội dung phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình chưa đáp ứng được về lý luận và thực tiễn Để có thể đưa ra được các chiến lược có tính khả thi thì công ty cần đi phân tích kỹ lưỡng các yếu tố thuộc môi... điểm hoàn thiện phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình đến năm 2015 Quan điểm 1: Phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh phải đảm bảo tính khả thi Cần nhận thức đúng phân tích TOWS là thực hiện đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xây dựng các chiến lược thế vị phù hợp... HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TOWS HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC SƠN MÁY CÔNG TRÌNH ĐẾN NĂM 2015 3.2.1 Định hướng phát triển của công ty đến năm 2015 Việc không ngừng nâng cao chất lượng các thiết bị máy công trình xây dựng, mở rộng quy mô nhà xưởng và tiêu thụ luôn được đánh giá là những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình Vì... CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC SƠN MÁY CÔNG TRÌNH 3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TOWS HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC SƠN MÁY CÔNG TRÌNH 3.1.1 Những thành công Nhìn chung công tác phân tích tows hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đã được quan tâm chú trọng và đem lại những kết quả khả quan Công ty đã xác định được đây là bước khởi đầu quan trọng, chỉ rõ hướng đi, là cơ... chiếm 30% và chiến lượng phát triển sản phẩm 20% và chiến lược khác 10% Qua phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thanh Vân – Giám đốc công ty: Chiến lược hiện nay công ty theo đuổi chiến lược thâm nhập thị trường nhằm gia tăng thị phần của sản phẩm hiện tại của công ty CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TOWS HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC SƠN MÁY CÔNG TRÌNH 3.1 ĐÁNH... cao uy tín, vị thế của công ty trên thị trường Công ty đã có những khách hàng chung thành và các sản phẩm dịch vụ của công ty được nhiều người biết đến Và điều quan trọng khác, trong quá trình phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cũng thực hiện chiến lược kinh doanh, phân tích môi trường, các chiến lược kinh doanh giúp cho đội ngũ lãnh đạo, nhân viên trong công ty làm quen, thực... về thực trạng phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty 2.2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Nguồn từ công ty: - Sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty , Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 – 2011 , cơ cấu lao động 2011, cơ cấu nguồn vốn… Báo cáo tình hình phân tích TOWS của công ty năm 2009 -2011 . lược kinh doanh của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình. Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh cảu công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình. ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC SƠN MÁY CÔNG TRÌNH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC SƠN MÁY CÔNG TRÌNH 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ. tích tows chiến lược của công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình như thế nào? Thành công và hạn chế? - Giải pháp nào để công ty cổ phần Bắc Sơn máy công trình hoàn thiện phân tích tows chiến lược

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN

    • 1.1.1 Một số khái niệm

      • 1.1.1.1 Chiến lược và các nhân tố cấu thành chiến lược

      • Khái niệm chiến lược

      • Alfred Chandler (1962) “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này.”

      • Johnson & Scholes (1999) “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan.”

      • Khái niệm chiến lược kinh doanh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan