tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội

81 259 0
tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH …………………………… CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐỀ TÀI: TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Hữu Nghị Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nhiên Lớp: TCDN pháp Khóa: 48 Mã sinh viên: CQ482094 Hà Nội – 5/2010 Nguyễn Thị Nhiên Lớp: TCDN tiếng Pháp 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường thì rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngành ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ đời sống – kinh tế - chính trị - xã hội của một nước và có thể lan rộng sang quy mô quốc tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua là minh chứng rõ ràng nhất cho sức ảnh hưởng của hoạt động ngành ngân hàng tới toàn bộ đời sống – kinh tế - chính trị - xã hội trên quy mô toàn cầu. Sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng lớn có thâm niên hàng trăm năm tại Mỹ đã làm rung chuyển hệ thống kinh tế không chỉ riêng nước Mỹ, mà nó đã ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế thế giới. Hậu quả của nó là suy thoái kinh tế ở mức trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và kéo dài, kéo theo đó là một loạt các tệ nạn xã hội đi kèm. Đối với Hệ thống ngân hàng Việt Nam, kể từ khi chuyển đổi qua cơ chế thị trường, đã từng bước lớn mạnh không ngừng và thu được những thành tựu quan trọng, nhưng cũng trong quá trình đổi mới, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam đã vấp phải không ít các khó khăn. Hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn, cùng với nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên. Vậy làm thế nào để quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng trong môi trường kinh doanh mới và thị trường có nhiều biến động như hiện nay luôn là một bài toán khó đặt ra đối với mọi ngân hàng. Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, mục tiêu lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu, song song với nó là mức độ rủi ro phải chấp nhận cũng tăng theo. Hoạt động tín dụng là quan trọng nhất trong ngân hàng thương mại bao gồm hai mặt: sinh lời và rủi ro. Thực tế đã cho thấy, ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới nền kinh tế, tới bản thân ngân hàng là rất lớn. Nó có thể khiến một ngân hàng phá sản, khiến nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi nhưng làm thế nào quản lý được nó, hạn chế được nó luôn là một câu hỏi lớn, một vấn đề được tất cả các nhà quản lý của ngân hàng quan tâm. Nguyễn Thị Nhiên Lớp: TCDN tiếng Pháp 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị Sau một thời gian thực tập tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội, nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, em đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng nên mạnh dạn chọn đề tài: “Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội” Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP nhà Hà nội từ đó đề xuất ra các giải pháp nâng cao khả năng quản lý hoạt động này tại ngân hàng. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội vài 3 năm trở lại đây, kết quả và nguyên nhân. Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu là thu thập , phân tích và đánh giá các tài liệu của NHTMCP nhà Hà Nội và các nguồn khác có liên quan. Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần: Chương 1: Tổng quan về tín dụng trong hoạt động của NHTM Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP nhà Hà Nội Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP nhà Hà Nội. Nguyễn Thị Nhiên Lớp: TCDN tiếng Pháp 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại (NHTM) thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần, số lượng các ngân hàng. Ngân hàng thương mại thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng là huy động vốn và cho vay vốn. Đó là cầu nối giữa các cá nhân với tổ chức kinh tế, hút vốn từ nơi nhàn rỗi bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt: "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, phần chênh lệch lãi suất chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp cũng như các tổ chức khác trong xã hội. Trong ngân hàng thương mại, tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản "nợ", tiền cho công ty và các cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản "có" của ngân hàng. Phần tài sản có tính thanh khoản cao được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút đột ngột gọi là tỉ lệ dự trữ của ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia và các quỹ dự trữ lập trên cơ sở trích từ lợi nhuận của tổ chức như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Vốn cấp 2 bao gồm: phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức, nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ khác). Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. 1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng Nguyễn Thị Nhiên Lớp: TCDN tiếng Pháp 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế đã khiến môi trường cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh doanh ngày càng gay gắt, hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với những thua lỗ và quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường. Chính điều đó đã là cho tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng lên trong những năm gần đây. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả được nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Do đó, có thể xem rủi ro tín dụng cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ của ngân hàng. “Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng” là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động của ngân hàng, của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết ( Điều 2- QĐ 493 Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng ). Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên những khoản cho vay đó luôn hàm chứa rủi ro. Một số ý kiến cho rằng trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung. Do vậy khi tổn thất xảy ra dưới mức tỷ lệ dự kiến, ngân hàng coi đó là một thành công trong quản lý. 1.2.2 Phân lọai rủi ro tín dụng Phân loại theo phương diện quản lý - Rủi ro có thể kiểm soát được Là rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể phần nào dự đoán được chủ thể gây ra nó, ước tính được mức độ ảnh hưởng của nó, dự kiến được thời gian phát sinh ra nó, từ đó có những biện pháp hợp lý để phòng ngừa, hạn chế những tổn thất mà nó có thể gây ra xuống mức tối thiểu. Những rủi ro tín dụng loại này thường do chủ quan con người gây ra, cụ thể hơn là do khách hàng gây ra hoặc do chính bản thân ngân hàng tự gây ra cho mình. - Rủi ro không thể kiểm soát được Nguyễn Thị Nhiên Lớp: TCDN tiếng Pháp 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị Là loại rủi ro tín dụng mà các ngân hàng không thể dự đoán được trước, không thể biết chúng sẽ xảy ra khi nào, cũng không thể tính toán được một cách cụ thể, chính xác những ảnh hưởng mà chúng gây ra nà chủ yếu do những bất lợi thuộc về các yếu tố tự nhiên như hạn hán, mất mùa, lũ lụt, hỏa hoạn… Các ngân hàng thương mại thường phải tập trung vào để ngăn chặn hạn chế những rủi ro có thể kiểm soát được, còn rủi ro không thể kiểm soát được thì chỉ có cách chống đỡ khi chúng xảy ra. Phân loại theo tính chất của rủi ro - Rủi ro sai hẹn: Là loại rủi ro xảy ra khi người vay vốn không hoàn trả gốc và lãi tiền vay đúng hẹn như trong hợp đồng. - Rủi ro mất vốn: Là loại rủi ro xảy ra khi người vay vốn không trả đươc gốc tiền vay một cách đầy đủ như trong hợp đồng. Dù là chia theo cách nào di chăng nữa thì rủi ro tín dụng cũng là một điều không mong muốn, luôn mang lại những tổn thất cho đối với tất cả các ngân hàng. Một khi có hoạt động ngân hàng thì còn tồn tại rủi ro trong hoạt động tín dụng. Việc tìm hiểu và đưa ra các biện pháp để quản lý tốt rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng quan tâm, chú trọng. 1.2.3 Bản chất của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng. Khi thực hiện một loạt các hoạt động tài trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất. Nhìn chung ngân hàng chỉ cho vay khi thấy rằng rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng phân tích tín dụng thích đáng. Do vậy, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm nhất trí rằng, rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ. Vì vậy, rủi ro dự kiến luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng. 1.2.4 Các chỉ số thường được dùng để đánh giá rủi ro tín dụng Nguyễn Thị Nhiên Lớp: TCDN tiếng Pháp 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị Rủi ro tín dụng là khách quan song các ngân hàng luôn phải quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các tổn thất co thể xảy ra. Những dấu hiệu chính phát sinh trong hoạt động tín dụng phản ánh rủi ro tín dụng: 1.2.4.1 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn “Nợ” bao gồm: - Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; - Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác - Các khoản bao thanh toán - Các hình thức tín dụng khác “Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn; hoặc ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng sai mục đích, hoặc tài sản đảm bảo bị giảm giá trị, hoặc khách hàng phá sản…. Tỷ lệ nợ quá hạn: Dư nợ quá hạn x 100% Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ cho vay Theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà Nước thì dư nợ cho phép đối với các ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%, điều đó có nghĩa trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn được phép tối đa là 5 đồng. Quy định này nhằm mục đích hạn chế tình trạng các ngân hàng cho vay ồ ạt, thiếu sự quản lý dẫn tới khả năng thanh khoản kém. .“Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ” là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trên hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu. 1.2.4.2 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay: “Nợ xấu” (NPL) của ngân hàng được quy định là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Tức là nó bao gồm các nhóm nợ: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nguyễn Thị Nhiên Lớp: TCDN tiếng Pháp 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị Nợ xấu x 100% Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Theo quy định hiện hành thì tỷ này không vượt quá 3% Theo quyết định QĐ 18 về sửa đổi bổ sung một số điều của QĐ 493, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nguyễn Thị Nhiên Lớp: TCDN tiếng Pháp 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Cũng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2006/QĐ- NHNN thì dự phòng cụ thể được trích lập trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo tỷ lệ tương ứng: Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0% 2 Nợ cần chú ý 5% 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20% 4 Nợ nghi ngờ 50% 5 Nợ có khả năng mất vốn 100% 1.2.4.3 Hệ số rủi ro tín dụng: Tổng dư nợ cho vay x 100% Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng tài sản có Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận cũng lớn nhưng đồng thời rủi ro cũng cao. Nguyễn Thị Nhiên Lớp: TCDN tiếng Pháp 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị 1.2.4.4 Vòng quay vốn tín dụng: Doanh số thu nợ x 100% Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của một ngân hàng tức là nó thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cao hay thấp, chất lượng quản lý vốn tín dụng tốt hay xấu. Vốn tín dụng quay được một vòng tức là tính từ thời điểm cấp tín dụng đến thời điểm thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn như trong hợp đồng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng luân chuyển càng nhanh, được sử dụng để tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Với một số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng nhanh, ngân hàng có thể tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực khác để kiếm lời. Vòng quay vốn tín dụng cao chứng tỏ khả năng quản lý vốn tín dụng cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng tốt. Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan tới thanh khoản và các rủi ro thanh khoản: Chi phí gia tăng để tìm nguồn mới chi trả cho tiền gửi và tiền cho vay đúng hợp đồng. Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng: Hy vọng thu lại tiền vay cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết. 1.2.5 Yêu cầu điều kiện đối với khoản tín dụng của Ngân hàng Tình hình tài chính và phương án, môi trường hoạt động của người đi vay. Nếu tình hình tài chính của người đi vay tốt, phương án có hiệu quả cao và môi trường hoạt động thuận lợi thì rủi ro tín dụng sẽ thấp. Những yếu tố này xuất hiện xấu đi sẽ cấu thành các khoản nợ có vấn đề. Đảm bảo tiền vay Nhiều trường hợp ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi uy tín người vay không cao hoặc hoạt động có nhiều rủi ro. Như vậy tài sản đảm bảo càng cao trên tổng dư nợ cho thấy ngân hàng đang cấp tín dụng cho những khách hàng có rủi ro cao. Tuy nhiên tài sản đảm bảo sẽ góp phần làm giảm tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ. Vì vậy, khi xem xét yếu tố tài sản đảm bảo phải chú ý tới từng trường hợp cụ thể. Nguyễn Thị Nhiên Lớp: TCDN tiếng Pháp 10 [...]... khoản huy động vốn và cho vay vốn trong hoạt động của ngân hàng; mục đích quản lý ở đây là làm cho chất lượng tín dụng của ngân hàng tốt hơn, hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận 1.3.2 Sự cần thiết của công tác quản lý rủi ro tín dụng Bản chất tự nhiên của hoạt động ngân hàng là rủi ro Quản trị rủi ro là hoạt động trung tâm của ngân hàng Rủi ro chung đối với một ngân hàng có nghĩa là mức độ không chắc... khả năng thu nợ của ngân hàng, tạo nên rủi ro tín dụng trong ngân hàng + Tính kém đa dạng tín dụng Đa dạng tín dụng là biện pháp hạn chế rủi ro Những thay đổi trong chu kỳ của người đi vay là khó tránh khỏi Nếu ngân hàng tập trung vào tài trợ cho một nhóm khách hàng của một ngành hoặc của một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hóa Để phản ánh rủi ro tín dụng, nhiều ngân hàng đã kết hợp phân... để sinh tồn trong môi trường kinh tế để phát triển, làm sao vừa đảm bảo tăng trưởng vừa đảm bảo an toàn Đó chính là quản lý rủi ro ngân hàng, và trong hoạt động tín dụng thì đó được gọi là quản lý rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng không chỉ là nỗi ám ảnh của bản thân ngân hàng, nó còn là nỗi ảm ánh của cả hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới Những bất ngờ luôn xảy ra, ngay cả với ngân hàng giỏi nhất,... RỦI RO BAN QUẢN LÝ VỐN CỔ ĐÔNG CÁC ỦY BAN CHÍNH SÁCH ỦY BAN ALCO BAN ĐIỀU HÀNH ỦY BAN CSTD CÁC BAN TRIỂN KHAI BAN QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN BAN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG BAN QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG BAN QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH NGUỒN VỐN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG CÁ NHÂN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐÁNH GIÁ VÀ PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG... tại sao làm như vậy? Do đó, để hình thành nên hoạt động quản lý trước tiên cần có chủ thể quản lý: nói rõ ai là người quản lý? Sau đó cần xác định đối tượng quản lý: quản lý cái gì? Cuối cùng cần xác định mục đích quản lý: quản lý vì cái gì? Theo đó Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng chính là Nguyễn Thị Nhiên Lớp: TCDN tiếng Pháp Chuyên đề tốt nghiệp 17 GVHD: TS Phan Hữu Nghị quản lý và điều hành... Vì thế, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng luôn luôn là vấn đề thời sự cho mỗi ngân hàng, mỗi nền kinh tế trong mỗi thời kỳ 1.3.3 Phương pháp để quản lý rủi ro tín dụng -Phân tán rủi ro trong cho vay bằng cách không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao -Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và... +Tổng dư nợ cho vay một khách hàng không được phép vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng 1.3.4 Các bước thực hiện quản lý rủi ro tín dụng Công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với ngân hàng Để đảm bảo cho công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần có những bước thực hiện cụ thể: Tính toán xác định rủi ro + Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài chính của... và ngành ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh 1.3 Quản lý rủi ro tín dụng 1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng Như chúng ta đều biết, quản lý thực chất cũng là một hành vi, đã là hành vi thì phải có người gây ra và người chịu tác động Tiếp theo cần có mục đích của hành vi,... phần nhà Hà Nội – tên viết tắt là Habubank- là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam, được thành lập từ năm 1989 theo Quyết định số 6719 QĐ/UB ngày 31/12/1988 của UBNN thành phố Hà Nội với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà Ngân hàng được ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0020/NH – GP ngày 6 tháng 6 năm 1992 Ngân hàng được thành... của ngân hàng Rủi ro tín dụng xảy ra tức là ngân hàng khi đó không thu được nợ gốc hoặc lãi hoặc đồng thời cả gốc và lãi Trong khi đó các khoản phải trả cho vốn huy động của ngân hàng vẫn không thay đổi, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự kiến, kết quả kinh doanh của ngân hàng không tốt Nếu một khoản cho vay của ngân . Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP nhà Hà nội từ đó đề xuất ra các giải pháp nâng cao khả năng quản lý. thế, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng luôn luôn là vấn đề thời sự cho mỗi ngân hàng, mỗi nền kinh tế trong mỗi thời kỳ. 1.3.3 Phương pháp để quản lý rủi ro tín dụng -Phân tán rủi ro trong. thiết của công tác quản lý rủi ro tín dụng Bản chất tự nhiên của hoạt động ngân hàng là rủi ro. Quản trị rủi ro là hoạt động trung tâm của ngân hàng. Rủi ro chung đối với một ngân hàng có nghĩa là

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan