Phân tích tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

20 1.7K 7
Phân tích tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thành lập trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và 03 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Lữ Gia, Thành Công và chính thức đi vào hoạt động ngày 21121991.

1. Tổng quan Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thành lập trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và 03 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Lữ Gia, Thành Công và chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991. Sacombank ra đời trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tín dụng đầu năm 1990 với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và hoạt động, đến nay Sacombank đã phát triển lớn mạnh theo mô hình Ngân hàng bán lẻ với một mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước và mở rộng sang các nước Đông Dương với 424 điểm giao dịch và gần 2,6 triệu khách hàng gắn bó. Đến thời điểm 11/03/2013, với mức vốn điều lệ vào khoảng 12.425 tỷ đồng, Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam về vốn điều lệ, về mạng lưới hoạt động cũng như về tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Trong suốt quá trình hoạt động, Sacombank luôn kiên định với chiến lược phát triển, mở ra những lối đi riêng và trở thành ngân hàng tiên phong trong nhiều lĩnh vực. 1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn Sứ mệnh: Tối đa hóa giá trị cho khách hàng, nhà đầu tư và đội ngũ nhân viên, đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng. Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương. 2. Phân tích hoạt động 2.1. Sản phẩm/dịch vụ cốt lõi Các sản phẩm/dịch vụ Sacombank được đánh giá là phong phú, đáp ứng hiệu quả nhu cầu của khách hàng. Sacombank cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, hiện đại (tín dụng, tiền gửi, dịch vụ thẻ, mobile banking, internet banking, sản phẩm đầu tư, bảo hiểm,…) cho nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, các công ty thành viên Sacombank kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói, không ngừng mở rộng quan hệ khách hàng và thị phần hoạt động. 2.2 Mạng lưới Sacombank hiện đang là ngân hàng TMCP có ưu thế về mạng lưới hoạt động. Mạng lưới hoạt động của Sacombank từ 3 chi nhánh và 1 Hội sở lúc thành lập đã phát triển đến gần 424 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh thành Việt Nam và 2 nước láng giềng Lào, Campuchia (tính đến ngày 31/12/2013). Dự kiến đến 2015, mạng lưới hoạt động của Sacombank sẽ đạt 500 điểm. Hiện tại, Sacombank có 05 công ty con bao gồm: (1) Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – SBA (2) Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – SBR (3) Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – SBL (4) Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – SBS (5) Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – SBJ. Các thành viên hợp tác chiến lược với Sacombank gồm có:  Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI);  Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal);  Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex);  Công ty Cổ phần Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP);  Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). Ngoài ra ngân hàng có 03 đối tác chiến lược nước ngoài là International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, Dragon Financial Holdings Capital thuộc Anh Quốc; tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ). 2.3 Tình hình góp vốn, đầu tư giai đoạn 2008 – 2013 (Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank qua các năm) Tình hình góp vốn – đầu tư của Sacombank trong giai đoạn 2008 – 2013 có xu hướng giảm theo từng năm với trong giai đoạn 2009 – 2011 và 2011 – 2013. Cụ thể:  Năm 2008, Sacombank thực hiện đầu tư 1.254.261.000.000 đồng với hình thức góp vốn dài hạn, liên doanh vào các công ty liên kết. Đâu cũng là mức cao nhất của cả giai đoạn phân tích. Sacombank đầu tư mua sắm tài sản cố định và mở rộng mạng lưới kênh phân phối, điểm giao dịch ATM, POS nhằm tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và tính hiệu quả của hệ thống phân phối để nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách đầu tư này, nhất là đầu tư mua đứt bất động sản làm trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch thay vì thuê mướn đã làm cho chi phí hoạt động gia tăng mạnh. Đơn vị tính: Triệu đồng  Để kiểm soát việc các chi phí có thể gia tăng mất kiểm soát, từ năm 2009 đến năm 2011 Sacombank giảm đầu tư vào công ty liên kết, giảm góp vốn liên doanh, kiểm soát và chuyển dần các hướng đầu tư.  Đến giai đoạn 2012 – 2013, cũng như các ngân hàng trên thị trường, Sacombank thực hiện tăng trích lập dự phòng rủi ro, giảm mạnh đầu tư dài hạn vì hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2008 ảnh hưởng đến các giao dịch trên thị trường tài chính. Do đó các khoản đầu tư – góp vốn trong năm 2012 và 2013 giảm mạnh so với giai đoạn trước đó (trong đó năm 2012 chỉ đạt 240.936.000.000 đồng – mức thấp nhất). 2.4 Công nghệ Ban lãnh đạo Sacombank xác định việc đầu tư vào công nghệ là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động và phát triển kinh doanh. Ngay từ ngày đầu thành lập, Sacombank đã sớm định hướng rõ việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động ngân hàng, nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Từ 2011, Sacombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công dự án Data Ware House (kho dữ liệu tập trung) vận hành trên hệ thống máy chủ dữ liệu Oracle Exadata. Năm 2012, Sacombank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho Sacombank. Năm 2013, Sacombank đang hợp tác với Công ty Infosys triển khai hệ thống Ngân hàng điện tử mới với nhiều chức năng và tiện ích tối ưu hơn để phục vụ khách hàng. Chính sự ra đời của hệ thống Ngân hàng điện tử mới này là bước đột phá mới trong thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, thu hút khách hàng, gia tăng thị phần của Sacombank. Ngoài ra Sacombank triển khai thành công hệ thống xếp hạng tự động dành cho tất cả khách hàng trong và ngoài nước. Theo đó, 100% khách hàng mới và trên 80% khách hàng cũ đã được xếp hạng và cập nhật liên tục trên hệ thống. Hệ thống tính toán tổn thất được xây dựng dự kiến hỗ trợ việc phán quyết và cấp phát tín dụng, giúp hạn chế thấp nhất rủi ro với sự tư vấn của Công ty Ernst &Young. Các chương trình CIC, hệ thống đánh giá môi trường cũng được triển khai thành công. 2.5 Chiến lược kinh doanh  Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao • Đây là yếu tố trọng tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển 10 năm (2011 – 2020) của Sacombank trên cơ sở nhận thức nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất. Từ 100 cán bộ nhân viên khi mới thành lập, đến nay, nguồn nhân lực của Sacombank đã lên đến gần 10.000 người trên toàn hệ thống tại Việt Nam, Lào và Campuchia. • Sacombank đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo mọi cấp. Nội dung đào tạo được mở rộng dần từ các kỹ năng mềm đến các kiến thức chuyên môn, với sự giảng dạy của các chuyên gia uy tín trong, ngoài nước và đội ngũ giảng viên nội bộ của Sacombank. • Ngoài ra, Sacombank thực hiện theo chủ trương xã hội hóa giáo dục của Nhà nước thông qua chương trình "Thực tập viên tiềm năng" được tổ chức định kỳ trên phạm vi rộng. Thông qua chương trình, Sacombank đã chủ động được nguồn nhân sự dự trữ để phục vụ cho nhu cầu mở rộng hoạt động của Ngân hàng.  Xây dựng nền tảng vận hành hiện đại và vững chắc thông qua việc đầu tư công nghệ  Tăng cường năng lực tài chính • Vốn chủ sở hữu của Sacombank tăng qua từng năm. Tính đến 2013 vốn chủ sở hữu của Sacombank (12.425 tỷ đồng) lớn hơn đến 4.142 lần so với con số 3 tỷ đồng tại thời điểm thành lập. Việc tăng trưởng nguồn vốn này đảm bảo cho Sacombank có nguồn lực phát triển chiều sâu về mạng lưới, công nghệ thông tin, quy mô các công ty con, đào tạo nguồn nhân lực… • Sacombank tiếp nhận sự tham gia góp vốn, hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn trên thế giới. Đây là nguồn vốn ổn định với giá thành phù hợp để tăng vốn tự có, nhưng không gây áp lực tăng cổ tức, không gây pha loãng giá cổ phiếu.  Phát huy tác dụng và hiệu quả của lợi thế mạng lưới • Sacombank là đơn vị có kinh nghiệm và ưu thế trên thị trường bán lẻ với mạng lưới rộng khắp gần 424 điểm giao dịch khu vực Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Ngoài ra, Sacombank đã thiết lập mối quan hệ đại lý với hơn 300 ngân hàng tại 82 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, để thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại, tài trợ dự án, thanh toán và chuyển kiều hối. • Trên nền tảng lợi thế về mạng lưới rộng khắp, Sacombank có điều kiện thuận lợi để đưa đến tận tay mọi đối tượng khách hàng cá nhân cũng như các DN cơ hội tiếp cận nguồn vốn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, phát triển sản xuất kinh doanh và hàng loạt các dịch vụ ngân hàng - tài chính hiện đại, đa tiện ích. 3. Phân tích tài chính 3.1 Tăng trưởng tài sản Đơn vị tính: Tỷ đồng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản 67.469 98.474 141.799 140.137 151.282 160.170 Mức tăng trưởng 45.95% 43.96% 1.17% 7.95% 5.88% Dư nợ cho vay 33.708 55.497 77.486 79.429 98.728 107.848 Mức tăng trưởng 64.63% 39.62% 2.51% 24.3% 9.24% (Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank qua các năm) Nhìn tổng quan thì tổng tài sản của Sacombank từ năm 2008 đến 2013 có sự tăng trưởng ổn định từ 67.469 tỷ đồng lên 160.170 tỷ đồng, tức tăng xấp xỉ gần 140%. Đạt được kết quả này là do có sự tăng trưởng trong hoạt động cấp tín dụng, đầu tư vào hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại và mở rộng hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch. Dư nợ cho vay có tốc độ tăng trưởng bình quân (28.06%) lớn hơn tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân (20.05%), nguyên nhân là do vào năm 2009 dư nợ cho vay có mức tăng trưởng mạnh đạt 55.497 tỷ đồng, tức 64.63%. Vào năm 2011 là một năm thật sự khó khăn của cả khách hàng vay vốn và ngân hàng. Dư nợ trong năm này của toàn hệ thống tăng chậm với nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do việc cắt giảm dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng; việc huy động vốn tuy có tăng nhưng không ổn định, các chi nhánh không mạnh dạn cho vay để đảm bảo tính thanh khoản; do tình hình giá cả tăng nhanh, chỉ số lạm phát tăng, lãi suất cho vay cao, nếu đẩy mạnh cho vay sẽ không đảm bảo an toàn vốn. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và môi trường hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro, Sacombank cũng không nằm ngoài phạm vi chịu sự ảnh hưởng, lượng tiền mặt của ngân hàng giảm và đặc biệt tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác giảm mạnh từ 21.209 tỷ đồng xuống 9.621 tỷ đồng, điều này dẫn đến làm tổng tài sản năm 2011 giảm từ 141.799 tỷ đồng xuống 140.137 tỷ đồng (tương đương 1.17%). 3.2. Tăng trưởng nguồn vốn Đơn vị tính: Tỷ đồng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn chủ sở hữu (1) 7.638 10.289 13.633 14.224 13.414 16.703 Vốn điều lệ (2) 5.116 6.700 9.179 10.740 10.740 12.425 Tổng nguồn vốn huy động (3) 58.635 86.335 126.204 111.513 123.753 140.770 (Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank qua các năm) Nguồn vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của Sacombank giai đoạn 2008 – 2013 đều có sự gia tăng qua các năm và tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 18,07% và 20,13%. Tuy nhiên vào năm 2012, vốn chủ sở hữu giảm từ 14.224 tỷ đồng xuống 13.414 tỷ đồng (tương đương 5.7%). Điều này được lý giải do năm 2012 Sacombank giữ nguyên cơ cấu vốn điều lệ là 10.740 tỷ đồng trong khi khoản mục lợi nhuận chưa phân phối giảm mạnh từ mức 1.756 tỷ đồng xuống còn 911 tỷ, trong khi các khoản mục khác của vốn chủ sở hữu thì không có sự thay đổi nhiều. Đồng thời, vốn điều lệ tăng thêm chủ yếu được chuyển đổi từ nguồn vốn chủ sở hữu như lợi nhuận chưa phân phối, thặng dư vốn thông qua hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu hay thưởng cổ phiếu. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2008 – 2013 của Sacombank là 21%. Năm 2013, Sacombank chiếm 3,6% thị phần huy động vốn của toàn ngân hàng. Nổi bật vào năm 2010 khi tổng nguồn vốn huy động gia tăng mạnh từ 86.335 tỷ đồng đến 126.204 tỷ đồng, tức 46.17%. Sacombank huy động vốn chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ cấu vốn huy động vốn gồm: tiền gửi của khách hàng (chiếm tỷ trọng trên 70% từ năm 2008-2013), vốn tài trợ ủy thác từ pháp nhân bên ngoài và phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên, vào năm 2011 tổng nguồn vốn huy động lại giảm 11.6% so với đầu năm (cụ thể là từ 126.204 tỷ đồng xuống còn 111.513 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Sacombank có xu hướng giảm do quy định ngừng huy động vàng của NHNN, lãi suất huy động giảm và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. 3.3. Tình hình cho vay Đơn vị tính: Tỷ đồng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ 35.008 59.657 82.484 80.539 96.334 110.565 Nợ đủ tiêu chuẩn 34.671 59.168 82.010 79.840 93.932 108.175 Nợ cần chú ý 129 104 29 235 428 779 Nợ dưới tiêu chuẩn 81 35 31 101 312 169 Nợ nghi ngờ 57 167 60 193 764 422 Nợ có khả năng mất vốn 69 180 352 167 896 1.017 Tỉ trọng nợ xấu 0,60% 0,64% 0,54% 0,58% 2,05% 1,46% (Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank qua các năm) Giai đoạn từ 2008 -2013 là một giai đoạn mà tình hình kinh tế xã hội trải qua nhiều diễn biến phức tạp, đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tài chính dây chuyền bắt đầu ở Mỹ năm 2007, dẫn đến suy thoái trên diện rộng tại nhiều quốc gia năm 2008, kéo theo lạm phát và nợ công tăng cao và dư âm còn kéo dài đến năm 2010. Bên cạnh bối cảnh chung của thế giới thì tình hình trong nước cũng không mấy khả quan, sản xuất đình đốn, nhu cầu vốn thị trường gần như chạm đáy và Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tín dụn nhưng Sacombank vẫn đạt được sự tăng trưởng tổng dư nợ khá tốt với tốc độ tăng trưởng hơn 215% trong giai đoạn từ 2008 đến 2013. Về cơ cấu khách hàng, Sacombank chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và đây cũng sẽ là nhòm khách hàng mục tiêu tiếp tục hướng đến của Sacombank vì nhu cầu vay ổn định, chênh lệch lãi suất hấp dẫn và rủi ro tín dụng thấp. Về cơ cấu ngành, cho vay các ngành sản xuất, nông nghiệp và thương mại chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dư nợ. Đây là những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định, có nhiều tiềm năng khai thác và chất lượng nợ tương đối tốt. Tính đến 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay khách hàng chiếm 68.86% tổng tài sản. Thị phần cho vay Sacombank đạt 3,17%, tăng nh‰ so với đầu năm. Tín dụng tăng trưởng tốt nhưng chất lượng các khoản vay giảm. Cụ thể, tăng trưởng tổng dư nợ vào năm 2012 tăng gần 20% so với năm 2011 và kết quả này là nhờ các khoản cho vay bất động sản và xây dựng. Sacombank đã dùng khoản cho vay ngắn hạn (giá trị lớn) để giải ngân cho các dự án bất động sản dài hạn. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, việc tăng tỷ trọng tín dụng như vậy có thể khiến rủi ro nợ xấu tăng trong tương lai. So với các ngân hàng niêm yết khác, Sacombank đang có tỷ trọng cho vay bất động sản và xây dựng cao hơn từ 5% đến 10%. Song song với việc tăng trưởng tín dụng vẫn duy trì qua các năm, Sacombank cũng đã cố gắng duy trì tỷ lệ nợ xấu trong hạn mức cho phép (không quá 3%), năm 2013 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm chỉ còn 1.46% so với 2.05% vào năm 2012. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2012 là nợ xấu đã tăng hơn gấp 3 lần, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vào năm 2012 có sự gia tăng đột biến lên 2.05% so với 0.58% vào năm 2011. Nguyên nhân là vào thời điểm 2012 là giai đoạn khó khăn đối với ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng, nhất là thời kỳ bất động sản đóng băng, hàng hóa tồn kho dài hạn khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ và không có khả năng để trang trải các khoản nợ vay tại ngân hàng khiến cho tỷ lệ các nhóm nợ quá hạn tăng lên nhanh. 3.4 Tình hình thanh khoản Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro đặc trưng và phổ biến trong hoạt động ngân hàng thương mại tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). Tình trạng này nh‰ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản. Rủi ro thanh khoản xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:  Dòng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xã hội vào các NHTM bị hạn chế do tác động của lạm phát và lòng tin.  Các NHTM đã không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản.  Rủi ro thanh khoản cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng của tài sản không ổn định. Một tổ chức tài chính (ngân hàng) có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó.  Rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro tín dụng. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá rủi ro thanh khoản, dựa trên báo cáo thường niên và sự thuận lợi, nhóm sẽ xem xét 4 chỉ tiêu để đánh giá thanh khoản của Sacombank: Chỉ số tiền mặt/tổng tài sản Chỉ tiêu này cần đảm bảo đủ cao và ổn định, thể hiện khả năng đáp ứng cho nhu cầu thanh toán tức thời. (Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank qua các năm) Qua biểu đồ ta thấy:  Giai đoạn 2008 – 2010: chỉ tiêu này của Sacombank cao và ổn định (>20%)  Giai đoạn 2011 – 2013: chỉ tiêu này giảm mạnh so với các năm trước. Năm 2013 Sacombank giảm mạnh về khả năng thanh khoản, lượng tiền mặt chiếm tỉ lệ thấp nhất (7,54%). Nguyên nhân là do Sacombank đã thay đổi tỉ lệ các khoản mục trong cơ cấu: tăng mạnh khoản mục cho vay khách hàng và giảm lượng tiền mặt nắm giữ. Chỉ số cho vay/tổng tài sản (Càng cao càng rủi ro) (Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank qua các năm) Chỉ số cho vay/tổng tài sản của Sacombank có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008- 2013, chỉ số này đạt cao nhất vào cuối năm 2013. Sacombank có thể gặp phải rủi ro về lãi suất nếu chỉ tiêu này quá cao. Tuy nhiên, khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để đảm bảo khả năng thanh toán, các ngân hàng buộc phải thay đổi giảm chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và cho vay, việc tăng cường cho vay là hoạt động phù hợp. Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank qua các năm) Tỷ lệ cho vay/huy động được hiểu là ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm tiền gửi của khách hàng để cung ứng tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại. Từ biểu đồ ta thấy tỷ lệ cho vay/huy động tăng qua các năm. Năm 2011, chỉ tiêu này tăng vượt trội so với các năm trước (84,89%) Tuy nhiên theo quy định của Thông tư 13 về “Giới hạn tỷ lệ cho vay trên vốn huy động không quá 80%” thì giai đoạn 2011-2013 Sacombank đã vượt quá mức này. Nếu Sacombank tiếp tục để vượt quá mức này thì buộc ngân hàng phải vay TCTD khác để đảm bảo khả năng thanh khoản. Nguyên nhân là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN làm lãi suất giảm nên ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. Trong khi đó, Sacombank lại tiếp tục tăng dư nợ cho vay khách hàng để đạt mục tiêu lợi nhuận. Tỷ lệ tiền gửi và cho vay TCTD/tiền gửi và vay từ TCTD (Chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại) (Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank qua các năm) Qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ này của Sacombank qua các năm đều khá cao. Đặc biệt trong năm 2009, tỷ lệ này lên tới 595,68% cho thấy nguồn vốn Sacombank khá dồi dào. Lúc này Sacombank đã gửi nhiều hơn đi vay các TCTD khác và ngân hàng có nhiều lợi thế trong việc huy động đảm bảo thanh khoản của mình. Ngược lại, năm 2011 tỷ lệ này khá khiêm tốn chỉ đạt 77.75% lúc này hoạt động tiền gửi và cho vay không thật sự tốt do biến động về lãi suất, chính sách thắt chặt của NHNN ngoài ra năm 2011 Sacombank đã thua lỗ khá nhiều trong việc đầu tư chứng khoán dẫn đến Sacombank phải đi vay nhiều hơn cho vay các TCTD khác. [...]... các đối thủ Trong nhiều năm, Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB) đã định hình top 5 ngân hàng thương mại cổ phần (Nhà nước không nắm tỷ lệ sở hữu chi phối) hàng đầu tại Việt Nam.Sự định hình này có cơ sở từ quy mô vốn, tổng tài sản, mạng lưới, thị phần và đặc biệt là hiệu quả... động rộng là lợi thế để ngân hàng cạnh tranh trong dài hạn, gia tăng thị phần tín dụng, thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư đồng thời cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tài chính bán lẻ đến tất cả các đối tượng khách hàng Có lợi thế mảng Ngân hàng bán lẻ  Việc sở hữu mạng lưới rộng khắp tạo lợi thế phát triển cho mô hình Ngân hàng bán lẻ Trong cơ cấu khách hàng, tỷ trọng khách hàng cá nhân chiếm gần... của đơn vị là cao NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại NĂM 2008 2009 2010... nhập chính của Sacombank vẫn từ hoạt động tín dụng mà tập trung chủ yếu vào tín dụng cá nhân, một lĩnh vực có mức rủi ro cao  Sản phẩm dịch vụ của Sacombank cũng không đa dạng bằng một số ngân hàng khác, đặc biệt là ngân hàng nước ngoài  Trong hoạt động ngoại hối, do chưa dự báo chính xác diễn biến của thị trường tài chính cũng như không thể lường hết diễn biến bất thường của thị trường tài chính, ... trong tổng tài sản, tổng tài sản 2010 là 152.387 tỷ đồng tăng hơn gấp đôi so với năm 2008 là 68.439 tỷ đồng Trong giai đoạn này chúng ta cũng phải công nhận Sacombank có mức tăng trưởng tốt, dư nợ tín dụng cao, phát huy được điểm mạnh về thương hiệu và công nghệ ngân hàng Tuy nhiên tính đến 31/12/2013, tổng tài sản Sacombank đạt 161,378 tỷ đồng Trong đó cho vay và cho thuê tài chính khách hàng chiếm... thời gian giao dịch với khách hàng còn chậm, thường xuyên bị rớt mạng 4.3 Cơ hội Ngành ngân hàng bán lẻ còn nhiều tiềm năng khai thác  Thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong vài năm tới Với quy mô thị trường 90 triệu dân sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại nói chung và Sacombank nói riêng nhằm giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản và quản lý tốt hoạt động... tương ứng giảm 85,29% Theo báo cáo tài chính quý 3/2013, tổng tiền gửi của khách hàng tại Southern Bank là 66.545 tỷ đồng, tuy nhiên, số tiền cho khách hàng vay chỉ có 43.367 tỷ đồng Phần tài sản còn lại chủ yếu nằm trong khoản phải thu là 24.995 tỷ đồng Điều đáng nói ngân hàng vẫn chưa trích lập bất kỳ một khoản tiền nào cho khoản phải thu khổng lồ này Báo cáo tài chính gần nhất cho thấy tỷ lệ nợ xấu... động kinh doanh của ngân hàng do việc kinh doanh của Southernbank thời gian gần đây có diễn biến không tốt 6 Kết luận Qua bài phân tích này chúng ta cũng phần nào hiểu rõ tình hình tài chính, khả năng thanh toán, triển vọng phát triển của Sacombank Số liệu phân tích cho thấy Sacombank đã trải qua giai đoạn khó khăn và đang có những tăng trưởng ổn định, vững chắc Bên cạnh những yếu tố tích cực, Sacombank... cường quy mô hoạt động và năng lực tài chính thông qua việc phát hành thêm cổ phần, nghiên cứu khả năng sát nhập với tổ chức tài chính khác Việc sáp nhập trong tương lai chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động, nhưng những dấu hiệu tích cực của các năm trước cho thấy Sacombank sẽ nhanh chóng ổn định và tiếp tục thực hiện chiến lược trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam ... giềng Lào, Campuchia (tính đến ngày 31/12/2013) Dự kiến đến 2015, mạng lưới hoạt động của Sacombank sẽ đạt 500 điểm giao dịch  Sacombank đã thiết lập mối quan hệ đại lý với hơn 12.300 đại lý của 328 ngân hàng tại 82 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, để thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại, tài trợ dự án, thanh toán quốc tế và chuyển kiều hối So với các ngân hàng niêm yết khác, Sacombank . Báo cáo thường niên Sacombank qua các năm) Chỉ số cho vay/tổng tài sản của Sacombank có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008- 2013, chỉ số này đạt cao nhất vào cuối năm 2013. Sacombank có thể gặp. cáo thường niên Sacombank qua các năm) Qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ này của Sacombank qua các năm đều khá cao. Đặc biệt trong năm 2009, tỷ lệ này lên tới 595,68% cho thấy nguồn vốn Sacombank khá dồi. nhập của Sacombank thay đổi khá nhiều từ năm 2008 đến 2013. Năm 2008 thu nhập của Sacombank khá đa dạng, với thu nhập từ lãi thuần chỉ chiếm khoảng 47% tổng thu nhập kinh doanh của Sacombank

Ngày đăng: 03/11/2014, 23:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.4 Tình hình thanh khoản

  • 3.5 Chất lượng tài sản

  • 3.6 Chất lượng thu nhập

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan