giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101

101 939 12
giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính MỤC LỤC SV : Cao Thị Quyên 1 Lớp : CQ47/11.01  Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính LỜI MỞ ĐẦU Năm 2012 trôi qua đánh dấu một năm khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam, do những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và bộc lộ những yếu kém nội tại. Theo thông tin công bố tại cuộc họp chiều ngày 4/1của Bộ Kế hoạch Đầu tư thì trong năm 2012, cả nước có 54,261 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động (con số này cao hơn so với năm 2011 là 53,922 doanh nghiệp). Đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc như thế, các doanh nghiệp đều phải đề cao phương châm “tự cứu mình” bằng cách tự tìm cho mình một hướng đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong quản lý tài chính. Tài chính doanh nghiệp lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định và bền vững của chính doanh nghiệp. Khi xem xét đánh giá hiệu quả quản lý tài chính, có một yếu tố quan trọng không thể không đề cập đến đó là tình hình quản lý công nợ của doanh nghiệp bởi nó góp phần phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, và đôi khi công tác quản lý công nợ yếu kém chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản. Theo điều 3, luật phá sản 2004 định nghĩa: “ doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”,như vậy cụm từ mà bất kể ông chủ doanh nghiệp nào cũng lo sợ đó là “ phá sản doanh nghiệp” thường rình rập các doanh nghiệp có tình hình tài chính hỗn loạn, không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.Sự mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn này có thể do tổng tài sản của doanh nghiệp nhỏ hơn tổng số nợ hoặc cũng có khi mặc dù tổng tài sản vượt quá tổng số nợ nhưng do trình độ công tác quản lý công nợ không tốt nên không đảm bảo lượng tiền mặt cần thiết để trả nợ đến hạn. Thực trạng thanh toán công nợ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, người cho vay vốn, người cung ứng, khách hàng… trước SV : Cao Thị Quyên 2 Lớp : CQ47/11.01  Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính khi họ ra quyết định có nên đầu tư hay tài trợ vốn cho doanh nghiệp hay không. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn huy động từ bên ngoài, đây là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Qua đây ta có thể thấy công tác quản lý công nợ góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng và trình độ quản lý tài chính của nhà quản trị. Công nợ luôn là một vấn đề bức xúc khiến các nhà quản trị “ đau đầu” trong việc tìm ra giải pháp hiệu quả để giải quyết. Sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ phần xây dựng HUD101,em nhận thấy điểm nổi bật ở tình hình tài chính của công ty là công tác quản lý công nợ tại công ty vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế cần phải nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên và tình hình thực tế tại công ty Cổ phần xây dựng HUD101, bằng những kiến thức mà em đã được học ở nhà trường cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn phó giáo sư- tiến sĩ Nghiêm Thị Thà và các cô chú phòng Kế toán- Tài chính của công ty, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty Cổ phần xây dựng HUD101”. - Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu những ưu nhược điểm trong công tác quản lý công nợ của Công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý công nợ giúp Công ty hoạt động có hiệu quả trong thời gian tới. hơn - Đối tượng, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Tình hình công nợ và giải pháp làm tăng hiệu quả quản lý công nợ tại công ty + Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần xây dựng HUD101 SV : Cao Thị Quyên 3 Lớp : CQ47/11.01  Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứ sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá dựa trên các số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty, các số liệu trong báo cáo tài chính và các thông tin có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên phòng Tài chính- kế toán kết hợp với suy luận để làm sáng tỏ đề tài. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về công nợ- quản lý công nợ trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng công nợ và quản lý công nợ tại công ty Cổ phần xây dựng HUD101 Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý công nợ tại công ty Cổ phần xây dựng HUD101 Qua thời gian thực tập tại Công ty, với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ và lãnh đạo phòng Tài chính – Kế toán và được sự hướng dẫn của cô giáo phó giáo sư- tiến sĩ Nghiêm Thị Thà em đã hoàn thành bài luận văn này. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và phân tích nhưng do hạn chế về trình độ nhận thức không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo, phòng Tài chính – Kế toán của công ty Cổ phần xây dựng HUD101. Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên: Cao Thị Quyên Lớp : CQ47/11.01 SV : Cao Thị Quyên 4 Lớp : CQ47/11.01  Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NỢ - QUẢN LÝ CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về công nợ trong doanh nghiệp 1.1.1. Cơ sở hình thành công nợ trong doanh nghiệp Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của các thành phần kinh tế cùng với cơ chế tự chủ tài chính đã thực sự tạo môi trường canh tranh cho tất cả các doanh nghiệp. Không còn được bao cấp về tài chính, mỗi chủ thể của nền kinh tế phải tự tìm nguồn vốn ngay từ khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp thì còn một nguồn vốn mà bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn tiếp cận được đó là vốn vay từ các ngân hàng. Chính vì huy động vốn từ bên ngoài cho nên doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho các ngân hàng, các chủ nợ của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó đã được hai bên thỏa thuận. Như vậy, ngay từ khi thành lập doanh nghiệp đã có các khoản công nợ phải trả liên quan đến nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sau này, vốn tiền tệ của các đơn vị sản xuất kinh doanh được vận động liên tục qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất và lưu thông hàng hóa. Do đó, nếu như mua bán không khớp nhau về không gian, thời gian và số lượng sẽ nảy sinh nhu cầu vốn tạm thời cần được bổ sung ngay để tiến hành sản xuất kinh doanh liên tục. Rất may là trong xã hội, xét tại một thời điểm bất kì nào đó luôn xảy ra hiện tượng có những người có vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, có đơn vị lại thiếu vốn, do đó họ có thể cho vay hoặc đi vay để bổ sung vốn thiếu hụt trong kinh doanh, vốn vay chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân SV : Cao Thị Quyên 5 Lớp : CQ47/11.01  Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính hàng, tổ chức tín dụng và các đối tượng khác…Khi đi vay vốn, doanh nghiệp phải đảm bảo vốn vay được hoàn trả đầy đủ đúng kỳ hạn cả gốc và lãi theo cam kết. Do vậy vốn vay để bổ sung khi thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh là một trong những nguồn chính hình thành nên công nợ phải trả của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán cũng là một yếu tố quan trọng hình thành nên công nợ phải thu hoặc công nợ phải trả của doanh nghiệp. Do có một số doanh nghiệp có hàng hóa muốn bán, trong đó lại có một số doanh nghiệp khác muốn mua nhưng lại không có tiền, khi đó doanh nghiệp với tư cách là người bán muốn tiêu thụ sản phẩm của mình họ có thể bán chịu hàng hóa cho người mua và hình thành nên công nợ phải thu. Ngược lại, công nợ phải trả được hình thành khi doanh nghiệp đi mua chịu hàng hóa của đơn vị khác hoặc chiếm dụng các khoản nợ ngân sách nhà nước bằng cách chậm nộp thuế, các khoản nợ lương cán bộ công nhân viên, Tóm lại, chính các giải pháp huy động vốn, các chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đã làm nảy sinh công nợ trong doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, theo dõi sát sao tình hình thanh toán công nợ và chi tiết theo từng đối tượng. Vậy công nợ là gì? Công nợ phản ánh nghĩa vụ thanh toán của khách nợ (con nợ) với chủ nợ. Công nợ trong doanh nghiệp bao gồm: Công nợ phải thu và công nợ phải trả. Đây là hai mặt trái ngược của một vấn đề nhưng tồn tại song song và khách quan với nhau, chúng có ảnh hưởng tới công tác tài chính của doanh nghiệp. SV : Cao Thị Quyên 6 Lớp : CQ47/11.01  Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính 1.1.2 Nội dung công nợ 1.1.2.1 Công nợ phải thu a, Khái niệm “ công nợ phải thu” Công nợ phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị và các cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Các đơn vị ở đây có thể là các doanh nghiệp mà trong quá trình mua hàng đã nợ tiền của doanh nghiệp hoặc các đơn vị mà doanh nghiệp đã ứng trước tiền mua hàng của đơn vị đó. Các cá nhân có thể là cá nhân bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, họ chiếm giữ tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp. Toàn bộ phần tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị hoặc các cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi ở đây có thể là tiền, tài sản, các loại hình vật chất có thể quy đổi ra tiền, các khoản thiệt hại mà các cá nhân hoặc tổ chức gây ra và có trách nhiệm phải bồi thường. b, Nội dung “công nợ phải thu”  Các khoản công nợ phải thu gồm: - Các khoản phải thu từ khách hàng - Trả trước cho người bán - Các khoản phải thu nội bộ - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Các khoản tiền tạm ứng cho công nhân viên - Các khoản dùng để cầm cố, đặt cọc, kí cược, kí quỹ - Các khoản phải thu khác  Nội dung cụ thể các khoản công nợ phải thu như sau: SV : Cao Thị Quyên 7 Lớp : CQ47/11.01  Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính - Các khoản phải thu từ khách hàng: Là những khoản cần phải thu do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, thành phẩm hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, để có thể đứng vững và giành thị phần lớn trên thị trường, doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, chế độ hậu mãi,… mà còn phải cạnh tranh về các chính sách ưu đãi trong thanh toán tiền hàng đó là trả tiền sau khi mua hàng hay còn gọi là bán chịu, chính từ chính sách bán chịu này đã hình thành nên các khoản phải thu từ khách hàng của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của khách hàng mua chịu ảnh hưởng rất lớn tới mức độ chắc chắn thu hồi số tiền nợ phải thu. Để tránh rủi ro do khách hàng mất hoặc giảm khả năng thanh toán, doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác thu hồi công nợ đối với từng khách hàng, đặc biệt với các khách hàng có số tiền phải thu lớn, khách hàng dây dưa nợ,… Doanh nghiệp cần đề ra chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp, với từng khách hàng, từng mặt hàng,… - Trả trước cho người bán (doanh nghiệp áp dụng hình thức trả trước khi mua hàng) là việc doanh nghiệp ứng trước tiền hàng cho người cung ứng nhưng chưa nhận được hàng, mục đích nhằm cung cấp tín dụng cho người bán để người bán chuẩn bị hàng. - Các khoản phải thu nội bộ: Là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau trong đó đơn vị cấp trên là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đơn vị cấp dưới là các đơn vị thành viên phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán riêng. Quan hệ tài chính nội bộ giữa doanh nghiệp độc lập với các thành viên của nó chủ yếu về các SV : Cao Thị Quyên 8 Lớp : CQ47/11.01  Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính khoản: Cấp phát, điều chuyển vốn, các khoản thu hộ, chi hộ giữa cấp trên với cấp dưới trực thuộc, nghĩa vụ tài chính giữa cấp dưới với cấp trên - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Chỉ phát sinh ở những cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT được khấu trừ là số thuế đầu vào của những hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ mà cơ sở kinh doanh mua vào để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT. - Các khoản tiền tạm ứng cho công nhân viên: Là những khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp ứng trước cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có trách nhiệm chi tiêu cho những mục đích nhất định thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động khác của doanh nghiệp, sau đó phải có trách nhiệm thanh toán tạm ứng với doanh nghiệp. Tạm ứng có thể là các khoản: Chi cho các công việc thuộc về hành chính quản trị (tiếp khách, mua văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị…), tạm ứng tiền tàu xe, phụ cấp lưu trú, tiền công tác phí của công nhân đi công tác, tạm ứng cho người đi mua nguyên vật liệu, hàng hóa, trả tiền vận chuyển, bốc vác nguyên vật liệu… - Các khoản cầm cố, đặt cọc, kí cược, kí quỹ: Trong kinh doanh sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên có quan hệ hợp đồng kinh tế rất quan trọng. Mức độ tín nhiệm cao hay thấp sẽ quyết định các hình thức ràng buộc khác nhau phát sinh trong quá trình vay mượn, ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh. + Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tài sản cầm cố có thể là động sản hoặc các giấy tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu,…). SV : Cao Thị Quyên 9 Lớp : CQ47/11.01  Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính + Đặt cọc: Là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. + Ký cược: Là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Số tiền ký cược do bên cho thuê quy định có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản cho thuê. + Ký quỹ: Là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. - Các khoản phải thu khác, bao gồm: + Giá trị tài sản thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý; + Các khoản phải thu về bồi thường vật chất; + Các khoản cho vay mượn tài sản, tiền bạc có tính tạm thời; + Các khoản phải thu về cho thuê TSCĐ, lãi đầu tư tài chính; 1.1.2.2. Công nợ phải trả a, Khái niệm công nợ phải trả Công nợ phải trả là số tiền vốn mà doanh nghiệp đi vay, đi chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức cá nhân và do vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả. Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn lớn và nhất là nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải huy động cao độ nguồn vốn bên trong, đồng thời phải tìm cách huy động tối đa nguồn vốn bên ngoài bằng cách đi vay, hoặc tạm thời chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Từ đó hình thành nên các khoản công nợ phải trả. SV : Cao Thị Quyên 10 Lớp : CQ47/11.01  [...]... CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HUD101 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng HUD101 * Thông tin về công ty Cổ phần xây dựng HUD101 Tên tiếng Việt Công ty cổ phần xây dựng HUD101 Tên giao dịch quốc tế HUD101construction Joint Stock Company Chủ tịch hội đồng quản trị Ông Ngô Quang Đạo Giám đốc Nguyễn Đức Khương Ngày thành lập Ngày 27/04/2007 tại Hà Nội Số đăng... Tấn, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội Điện thoại 04.3868.9892 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Công ty Cổ phần Xây dựng HUD101 (gọi tắt là Công ty ) là công ty thành viên của công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 thuộc Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị HUD hoạt động theo Luật Doanh nghiệp - Hình thức pháp lý: Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật... vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ - Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công nợ và những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tình hình công nợ 1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý công. .. Trình độ quản lý còn thể hiện ở việc biết tổ chức hợp lý công nợ, phân chia công nợ hợp lý từ đó sẽ có biện pháp để thu hồi công nợ, hạn chế được rủi ro như phân công nợ theo tuổi thọ, theo khả năng thu hồi nợ và đối tượng nợ từ đó doanh nghiệp sẽ biết được khoản nợ nào đã đến hạn, khoản nợ nào quá hạn để có biện pháp thu hồi - Khối lượng sản phẩm hàng hoá bán chịu cho khách hàng: Để có thể tăng thêm... CQ47/11.01 Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính + Tài sản thừa chờ giải quyết + Kinh phí công đoàn + Bảo hiểm xã hội + Bảo hiểm y tế… 1.2 Quản lý công nợ trong doanh nghiệp 1.2.1 Sự cần thiết và mục đích của công tác quản lý công nợ - Sự cần thiết của công tác quản lý công nợ: Khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp thì công nợ của doanh nghiệp là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng mà bất kì... Chính 1.3.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công nợ phải trả Những khoản nợ phải trả xuất hiện khi Công ty mua chịu sản phẩm dịch vụ Đây là những sản phẩm dịch vụ mà công ty đã nhận được và sẽ phải trả trong tương lai Quản lý những khoản nợ phải trả này là việc rất quan trọng Việc không trả được nợ sẽ đem đến những vấn đề rất nghiêm trọng cho công việc kinh doanh của công ty, kể cả việc phá... nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, tăng cường vốn lưu động, góp phần tăng cường thanh toán nợ phải trả - Mục đích của công tác quản lý công nợ phải trả Phân tích tình hình nợ phải trả để thấy được phần tài sản thực tế của doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh toán đánh giá hiệu quả công tác quản lý quỹ tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán, đánh giá tình hình vốn lưu... doanh tác động đến Để có thể đưa ra được các biện pháp tăng cường quản lý công nợ hợp lý nhất thì cần phải quan tâm nghiên cứu tác động của từng nhân tố đến công nợ Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đến quản lý công nợ: Các nhân tố khách quan là các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, có rất nhiều những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công nợ, dưới đây chúng ta sẽ xem xét một số những... pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả quản lý công nợ Nhưng nhìn chung để công tác quản lý công nợ tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay đạt hiệu quả cao thì có một số giải pháp chủ yếu sau: SV : Cao Thị Quyên 32 32 Lớp : CQ47/11.01 Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính 1.3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công nợ phải thu Vì trong các khoản mục phải thu thì khoản phải thu của khách... nghiệp quá lạm dụng giải pháp chiếm dụng vốn bất hợp lý thì tình trạng tài chính không những không tiến bộ mà sẽ càng ngày rơi vào ngõ cụt Do vậy, các doanh nghiệp phải có chính sách quản lý công nợ thích hợp, từ chỗ theo dõi chi tiết công nợ phải thu, phải trả đến việc phân tích công nợ hàng quý, hàng năm, cuối cùng phải đưa ra quỹ dự phòng công nợ nếu xét thấy cần thiết để doanh nghiệp giải toả được những . lý luận về công nợ- quản lý công nợ trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng công nợ và quản lý công nợ tại công ty Cổ phần xây dựng HUD101 Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý. cứu + Đối tượng nghiên cứu: Tình hình công nợ và giải pháp làm tăng hiệu quả quản lý công nợ tại công ty + Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần xây dựng HUD101 SV : Cao Thị Quyên 3 Lớp : CQ47/11.01  Luận. Tài chính của công ty, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty Cổ phần xây dựng HUD101 . - Mục

Ngày đăng: 03/11/2014, 18:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • EBIT

    • EBIT- I

      • a, Phân tích tình hình thanh toán công nợ

      • Phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu

      • Để phân tích tình hình thanh toán công nợ phải thu, ta dựa vào các chỉ tiêu sau:

      • Số vòng luân chuyển các khoản phải thu:

      • Kỳ thu tiền trung bình:

      • Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn

      • Hệ số nợ phải thu:

      • Số vòng luân chuyển các khoản phải trả

      • Kỳ trả tiền trung bình

      • Hệ số nợ

      • Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan:

        • Tình hình nguồn vốn năm 2011-2012.

        • 1. Doanh thu bán hàng tính theo giá thanh toán trong kỳ

        • 1. Doanh số mua hàng thường niên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan