Đề tài luận văn: NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ CÔNG SUẤT TRÊN CƠ SỞ DÒNG NHÁNH ÁP DỤNG TRÊN LƯỚI PHÂN PHỐI SỬ DỤNG TCSC

59 1.2K 0
Đề tài luận văn: NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ CÔNG SUẤT TRÊN CƠ SỞ DÒNG NHÁNH ÁP DỤNG TRÊN LƯỚI PHÂN PHỐI SỬ DỤNG TCSC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận Văn Thạc Sĩ http://www.hcmute.edu.vn Trang 5 Chương I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài Phân bố công suất là bài toán quan trọng trong quy hoạch, thiết kế phát triển hệ thống trong tương lai cũng như trong việc xác định chế độ vận hành tốt nhất của hệ thống hiện hữu. Thông tin chính có được từ việc khảo sát phân bố công suất là trị số điện áp và góc pha tại các thanh cái, dòng công suất tác dụng và công suất phản kháng trên các nhánh. Tuy vậy, nhiều thông tin phụ thêm cũng được tính toán bằng chương trình máy tính. Với nhiều ưu điểm nổi bật như dễ dàng chuyển đổi sang dạng năng lượng khác, dễ dàng trong sản xuất, truyền tải và sử dụng. Do đó, điện năng là dạng năng lượng được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên thế giới. Vì vậy, hệ thống điện của mỗi quốc gia ngày càng phát triển để đáp ứng sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế xã hội. Cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, hệ thống điện cũng đã, đang và hình thành các mối liên kết giữa các khu vực trong mỗi quốc gia, giữa các quốc gia trong khu vực hình thành nên hệ thống điện hợp nhất có quy mô rất lớn về công suất giới hạn. Theo dự báo của lưới điện Quốc gia ngành điện vẫn còn thiếu điện, cả công suất tác dụng và công suất phản kháng. Mặt khác, hiện nay nhiều nhà máy ngoài ngành điện, vì lợi ích cục bộ, chủ yếu phát công suất tác dụng lên lưới, gây thiếu hụt công suất phản kháng rất lớn cho hệ thống. Trong thời gian gần đây, dư luận quan tâm nhất là vấn đề thiếu điện và tăng giá điện. Để góp phần giải quyết hai vấn đề này, ngành điện đang tích cực bù công suất phản kháng lưới điện phân phối: - Bù công suất phản kháng sẽ tăng công suất phát cho các nhà máy điện, tăng khả năng tải cho các phần tử mang điện, giảm tổn thất công suất góp phần khắc phục thiếu điện. - Bù công suất phản kháng sẽ giảm chi phí đầu tư nguồn và nâng cấp lưới điện, giảm tổn thất điện năng góp phần bình ổn giá điện. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật điện tử, công nghiệp chế tạo các linh kiện bán dẫn công suất lớn và kỹ thuật đo lường điều khiển trong hệ thống điện, các thiết bị bù dọc và bù ngang điều chỉnh nhanh bằng thyristor hay triắc đã được ứng dụng và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao ổn định chất lượng điện áp cũng như điều khiển dòng công suất của hệ thống điện. Các thiết bị thường dùng là: thiết bị bù tĩnh có điều khiển (SVC), thiết bị điều khiển dòng công Luận Văn Thạc Sĩ http://www.hcmute.edu.vn Trang 6 suất (UPFC), thiết bị bù dọc điều khiển bằng Thyristor (TCSC), … Các thiết bị này cho phép chúng ta vận hành hệ thống điện một cách linh hoạt, hiệu quả cả trong chế độ bình thường hay sự cố nhờ khả năng điều chỉnh nhanh công suất phản kháng và các thông số khác (trở kháng, góc pha) của chúng. Việc nghiên cứu thiết bị bù dọc TCSC có điều khiển với việc nâng cao ổn định và khả năng truyền tải của hệ thống điện Việt Nam là rất cần thiết. Khả năng truyền tải của lưới điện phân phối và các tiêu chí kỹ thuật liên quan như điện áp vận hành, ổn định, tổn thất công suất trên đường dây, là những vấn đề được các nhà nghiên cứu, kỹ sư thiết kế, vận hành đặt biệt quan tâm. TCSC có khả năng thay đổi nhanh chóng tổng trở đường dây. Vì vậy, việc lắp đặt TCSC ở một số nút quan trọng là giải pháp hữu hiệu để tăng khả năng truyền tải và phân phối của lưới điện. Nhằm mở ra một hướng mới trong việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh, điều khiển hoạt động của hệ thống điện. Bản luận văn sẽ nghiên cứu việc sử dụng TCSC và áp dụng tính toán phân bố công suất trên lưới điện phân phối 22 kV Việt Nam bằng phương pháp dòng nhánh (LFB), phương pháp Newton – Raphson và phương pháp Gauss – Seidel. 1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. − Đối tượng nghiên cứu: Nguyên lý làm việc và mô hình thiết bị TCSC. − Phạm vi nghiên cứu: Tính toán phân bố công suất của hệ thống điện có sử dụng TCSC bằng phương pháp dòng nhánh. 1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. − Nghiên cứu nguyên lý làm việc và mô hình thiết bị TCSC. − Xây dựng thuật toán tính toán phân bố công suất của hệ thống điện có sử dụng thiết bị TCSC. − Ứng dụng thuật toán mới xây dựng tính toán phân bố công suất hệ thống điện phân phối có sử dụng thiết bị TCSC. Luận Văn Thạc Sĩ http://www.hcmute.edu.vn Trang 7 1.4 Phương pháp nghiên cứu. − Trên cơ sở lý thuyết phương pháp dòng nhánh và mô hình tính toán của thiết bị TCSC, tiến hành xây dựng thuật toán tính toán phân bố công suất của hệ thống điện phân phối có sử dụng thiết bị TCSC. − Tính toán một số sơ đồ mẫu để kiểm tra tính đúng đắn của thuật toán. 1.5 Bố cục luận văn Luận văn được trình bày theo các phần sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan. Chương 2: Tổng quan về vấn đề sử dụng thiết bị TCSC trong hệ thống điện. Chương 3: Nguyên lý làm việc và mô hình của thiết bị TCSC. Chương 4: Phân bố công suất trong hệ thống điện. Luận Văn Thạc Sĩ http://www.hcmute.edu.vn Trang 8 CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ FACTS TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 2.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt ( FACTS ). Trước đây các thiết bị bù thường không có tự động điều chỉnh điện áp, hoặc có điều chỉnh nhưng rất chậm (máy bù đồng bộ) hoặc bù từng nấc. Với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực điều khiển tự động, đặc biệt kỹ thuật điện tử công suất như thyristor công suất lớn đó cho phép thực hiện các thiết bị bù điều khiển nhanh, thực tế các thiết bị bù dùng thyristor có thể thay đổi công suất từ 0 đến trị số định mức không quá 1/4 chu kỳ tần số điện công nghiệp. FACTS là hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt sử dụng thiết bị điện tử công suất hoạt động ở chế độ tự động với dòng điện và điện áp cao, cho phép điều khiển bù công suất phản kháng gần như tức thời, ngăn cản dao động để ổn định điện áp, hệ số công suất của hệ thống một cách nhanh chóng. Mặt khác việc định hướng phát triển hệ thống được căn cứ trên cơ sở dự báo phụ tải, tuy nhiên trong quá trình vận hành không phải lúc nào cũng đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu dẫn đến tình trạng hệ thống điện sẽ có thời điểm bị quá tải. Thêm vào đó, do khả năng tải của đường dây bị giới hạn bởi các yếu tố nhiệt độ, điện dung và độ ổn định, nếu không có sự điều khiển hợp lý, sẽ không tận dụng hết khả năng tải của các đường dây. Việc sử dụng thiết bị FACTS sẽ góp phần giải quyết việc vận hành hệ thống điện một cách khoa học, nâng cao hiệu quả đường dây tải điện hiện có, đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Đặc biệt ở những nơi yêu cầu về cung cấp điện an toàn và tin cậy. 2.2 Lợi ích khi sử dụng thiết bị FACTS Sử dụng thiết bị FACTS có các ưu điểm sau: − Nâng cao khả năng giữ ổn định điện áp, giảm dao động công suất làm cho việc vận hành HTĐ linh hoạt và hiệu quả hơn. − Điều khiển trào lưu công suất phản kháng theo yêu cầu. − Tăng khả năng tải của đường dây gần tới giới hạn nhiệt. − Tăng độ tin cậy, giảm tổn thất hệ thống. Luận Văn Thạc Sĩ http://www.hcmute.edu.vn Trang 9 Tuy nhiên giá thành các thiết bị FACTS là rất cao so với khả năng tài chính nước ta hiện nay. Do đó, khi nghiên cứu áp dụng thiết bị FACTS cần phải phân tích các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật để lựa chọn giải pháp phù hợp. 2.3 Phân loại thiết bị FACTS 2.3.1 Thiết bị bù ngang (Shunt Devices): Loại thiết bị này cho phép thay đổi tổng trở đường dây bằng tụ điện, điện kháng, hoặc biến đổi nguồn có tần số bằng tần số lưới nhờ thiết bị bán dẫn công suất. Về nguyên lý, tất cả các thiết bị điều khiển nối tiếp chỉ cung cấp hoặc tiêu thụ công suất phản kháng biến đổi. 2.3.1.1 SVC (Static Var Compensator) Thiết bị bù tĩnh điều khiển bằng thyristor SVC dựa trên các thyristors mà không có khả năng tắt cổng G được coi là một bộ lọc (bộ giảm chấn, bộ giảm xung) hoặc máy phát điện VAR tĩnh được kết nối song song. Ngõ ra của chúng được điều chỉnh để trao đổi dòng điện điện dung hay điện cảm. Là một thành phần quan trọng để điều chỉnh điện áp, nó thường được cài đặt tại thanh cái nhận. Trong cách trình bày này, SVC đã được coi là một nhánh song song với một công suất bù phản kháng Q SC được lắp đặt bằng các điện nạp cuộn cảm và điện dung sẵn có. 2.3.1.2 STATCOM STATCOM là một thiết bị chuyển đổi nguồn áp (VSI-Voltage –Source Inverter), nó chuyển đổi nguồn điện áp một chiều thành điện áp xoay chiều để bù công suất tác dụng hoặc công suất phản kháng cho hệ thống. STATCOM là một thiết bị bù ngang, nó điều khiển điện áp tại vị trí nó lắp đặt đến giá trị cài đặt (Vref) thông qua việc điều chỉnh điện áp và góc pha từ STATCOM. Bằng cách khống chế điện áp của STATCOM, cùng pha với điện áp hệ thống, nhưng có biên độ lớn hơn, dòng điện và công suất phản kháng chạy từ STATCOM vào hệ thống, để nâng điện áp lên. Ngược lại, nếu điều khiển điện áp của STATCOM thấp hơn điện áp hệ thống, dòng điện và dòng công suất chạy từ lưới vào STATCOM, do vậy hạn chế quá điện áp trên lưới điện. Luận Văn Thạc Sĩ http://www.hcmute.edu.vn Trang 10 2.3.2 Thiết bị bù dọc (Series Devices): Loại thiết bị này cho phép thay đổi tổng trở, thay đổi nguồn hoặc kết hợp cả hai. Tất cả các thiết bị điều khiển song song bù dòng điện vào hệ thống tại điểm nút. 2.3.2.1 TCSC ( Thyristor Controlled Series Capacitor ) Bộ bù dọc điều khiển bằng Thyristor (TCSC) được định nghĩa như là một bộ bù dung kháng, trong đó bao gồm một dàn tụ điện được nối song song với một điện cảm được điều khiển bằng thyristor để cung cấp một dung kháng (tổng trở) bù dọc thay đổi một cách nhẹ nhàng. Trong nghiên cứu dòng công suất xác lập, TCSC có thể được coi như một cuộn cảm hoặc tụ điện tĩnh cung cấp một điện kháng -jx c với một đường dây truyền tải l được bù dọc được thay thế bằng cách gộp các thông số tương đương hình π thành một khối. Trong hầu hết các trường hợp, các điện nạp shunt này của một nhánh thường được bỏ qua. Vì vậy, tụ điện tĩnh của TCSC sẽ được nối trực tiếp với trở kháng đường dây. Bộ bù dọc điều khiển bằng Thyristor (TCSC) được kết nối nối tiếp với đường dây. Tác dụng của TCSC trong lưới điện được xem như điện kháng có khả năng điều khiển được lắp đặt trên đường dây truyền tải để bù trừ điện kháng cảm ứng của đường dây. Do đó, làm giảm điện kháng của đường dây, tăng công suất truyền trên đường dây và làm giảm tổn thất công suất phản kháng. Các bộ tụ nối tiếp còn góp phần cải thiện điện áp đường dây. 2.3.2.2 TCVR (Thyristor Controlled Voltage Regulator) TCVR được coi như bộ điều chỉnh điện áp thông thường. Nó có thể thay đổi cường độ điện áp một cách mềm mại với một đầu ra thay đổi trong phạm vi cho phép từ α min <α i <α max . Một mô hình tĩnh của TCVR với một tỷ số phân nhánh được kết nối với một trở kháng nối tiếp của đường dây phân phối. Hình 2.1. Mô hình tĩnh của TCVR Luận Văn Thạc Sĩ http://www.hcmute.edu.vn Trang 11 2.3.3 Thiết bị bù kết hợp nối tiếp - nối tiếp (Combined series – series Devices) Đây là sự kết hợp các thiết bị điều khiển nối tiếp riêng rẽ, có cùng cách thức điều khiển được sử dụng trong hệ thống nhiều dây dẫn hoặc có thể là thiết bị điều khiển hợp nhất. Trong những thiết bị điều khiển nối tiếp công suất phản kháng được bù độc lập cho mỗi đường dây, tuy nhiên công suất tác dụng giữa các đường dây được trao đổi qua nguồn liên kết. Khả năng chuyển công suất tác dụng của thiết bị điều khiển nối tiếp – nối tiếp hợp nhất tạo ra sự cân bằng cả dòng công suất tác dụng và công suất phản kháng trong các dây dẫn, tận dụng tối đa hệ thống truyền tải. 2.3.4 Thiết bị bù kết hợp nối tiếp - song song (Combined series – shunt Devices) Đây là sự kết hợp các thiết bị điều khiển song song và nối tiếp riêng rẽ được điều khiển kết hợp hoặc điều khiển hợp nhất dòng công suất với các phần tử nối tiếp và song song. Về nguyên lý, những thiết bị điều khiển song song và nối tiếp kết hợp bù dòng điện và hệ thống với những phần tử điều khiển song song và bù điện áp trên đường dây với những phần tử bù nối tiếp. Thiết bị điều khiển dòng công suất được hợp nhất (UPFC): Thiết bị UPFC có thể thực hiện đầy đủ các chức năng phức tạp của việc kiểm soát dòng công suất bao gồm bù phản kháng nối tiếp, bù phản kháng song song, và chuyển đổi pha. Nó có thể độc lập điều chỉnh công suất tác dụng và công suất phản kháng bằng cách tích hợp vào một bộ điều khiển công suất tổng quát kết hợp các chức năng của TCSC, TCPAR và SVC, mà thiết bị UPFC có thể điều chỉnh độ lớn, vị trí góc và điện áp bù vào trong thời gian thực tế. Mục đích của việc này là để duy trì hoặc thay đổi dòng công suât tác dụng và phản kháng trên đường dây để đáp ứng nhu cầu phụ tải và điều kiện vận hành hệ thống. Thiết bị UPFC này bao gồm một bộ tụ bù nối tiếp và một bộ tù song song. Bộ tụ bù nối tiếp có thể điều chỉnh trở kháng lưới điện, độ lớn của điện áp thanh góp hoặc góc pha của điện áp thanh góp. Bộ tụ bù song song có thể được thay thế bằng việc bơm công suất phản kháng được yêu cầu vào mạng lưới hệ thống điện chẳng hạn như là một nguồn công suất phản kháng, và nhánh của bù song song được loại bỏ. Các mô hình xác lập của UPFC sử dụng trong phân tích dòng công suất được phát triển từ mô hình UPFC cơ bản. Luận Văn Thạc Sĩ http://www.hcmute.edu.vn Trang 12 CHƯƠNG III NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ MÔ HÌNH CỦA THIẾT BỊ TCSC 3.1 Giới thiệu về TCSC TCSC (Thyristor controlled series capacitor) là một thuyết bị dùng trong truyền tải điện, để nâng cao khả năng ổn định của hệ thống điện, đặc biệt là khả năng ổn định động trong chế độ sự cố. Thiết bị bù dọc điều khiển bằng thyristor TCSC là một phần tử cơ bản của hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt FACTS (Flexible AC Transmission System) có khả năng thay đổi nhanh, liên tục điện kháng bù dọc. Vì vậy giải pháp ứng dụng lắp đặt TCSC tại điểm nút quan trọng trên lưới điện phân phối là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống điện Việt Nam. 3.2 Cấu tạo Cấu tạo của TCSC bao gồm các tụ điện tĩnh nối tiếp (fixed series capacitor – FC) có điện dung C được mắc song song với cuộn dây điện cảm có điều chỉnh dòng điện bằng Thyristor (Thyristor controlled reator – TCR). Ngoài ra nó còn cơ chế bảo vệ như: VAR, khe hở phóng điện, máy cắt (Circuit Breaker CB) và dao cách ly, các phần bảo vệ sẽ được trình bày ở phần sau. 3.2.1 Các tác dụng của tụ bù dọc và mô hình TCSC 3.2.1.1 Các tác dụng của tụ bù dọc Mô hình hệ thống điện đơn giản có tụ điện mắc nối tiếp trên đường dây được cho ở hình 3.1. Hình 3.1. Mô hình hệ thống điện đơn giản khi có tụ bù nối tiếp Luận Văn Thạc Sĩ http://www.hcmute.edu.vn Trang 13 Công suất tác dụng truyền tải trên đường dây khi có tụ bù dọc: 1 2 sin L C U U P X X    (3.1) Khi có tụ bù dọc mắc nối tiếp vào đường dây có dung kháng X C thì sẽ làm tăng khả năng tải của đường dây do điện kháng của đường dây giảm xuống. Khi có tụ bù dọc thì 1 2 axgh m L C U U P P X X    sẽ tăng lên do đó độ dự trữ ổn định tĩnh tăng lên. Khảo sát các đường đặc tính công suất P(δ) như ở hình 3. 2. Hình 3.2. Đặc tính P(δ) ứng với trường hợp không có tụ bù dọc (a) và có tụ bù dọc (b) Từ (1) nhận thấy rằng khi (X L - X C ) giảm thì các đường đặc tính công suất P(δ) khi xảy ra sự cố (2) và sau khi xảy ra sự cố (3) sẽ được nâng cao. Khi 2 đường đặc tính này nâng cao thì diện tích tăng tốc a1 sẽ giảm xuống, còn diện tích hãm tốc a2 sẽ tăng lên. Như vậy độ dự trữ ổn định động sẽ được tăng lên khi đường dây có tụ bù dọc [1, 2]. Tụ bù nối tiếp còn có khả năng bù lại sự giảm áp do điện cảm nối tiếp trên đường dây truyền tải gây ra. Khi tải nhỏ, tổn thất điện áp trên đường dây nhỏ và tại thời điểm này điện áp bù nối tiếp do tụ bù dọc sinh ra cũng nhỏ (vì công suất phản kháng do tụ bù dọc sinh ra tỷ lệ thuận với bình phương dòng điện Q C =3I 2 X C ). Khi tải tăng cao tổn thất điện áp sẽ lớn hơn, nhưng lúc này điện áp thanh cái vẫn không bị sụt giảm mạnh do xuất hiện lượng công suất phản kháng của tụ bù dọc tỉ lệ thuận với bình phương dòng điện. Luận Văn Thạc Sĩ http://www.hcmute.edu.vn Trang 14 3.2.1.2 Mô hình TCSC TCSC là 1 dung kháng điều khiển nối tiếp có thể cho phép điều khiển liên tục công suất với một dải rộng trên đường dây truyền tải điện xoay chiều. Nguyên lý của bù nối tiếp có điều khiển là làm tăng điện áp tần số cơ bản qua tụ cố định bằng cách thay đổi góc mở α thích hợp. Điện áp gia tăng này làm thay đổi giá trị dung kháng nối tiếp. Mô hình TCSC được trình bày như ở hình 3. Hình 3.3. Mô hình TCSC (a) Mô hình cơ bản; (b) Mô hình thực tế Trong đó:  T1, T2: Thyristor,  L s : Cuộn kháng bù nối vào mạch thyristor,  CB: Máy cắt,  MOV (Metal-Oxide-Varistor): Biến trở kim loại-ôxit,  L cf : cuộn kháng cản,  I c : dòng điện qua tụ bù dọc C,  I T : dòng điện qua mạch thyristor,  I line : dòng điện trên đường dây. [...]... Seidel  Giải bài toán phân bố công suất dùng ma trận ZBUS bằng phép lặp Gauss – Seidel  Giải bài toán phân bố công suất bằng phương pháp Newton – Raphson  Giải bài toán phân bố công suất bằng phương pháp Line Flow Based 4.3 Các chương trình tính toán phân bố công suất Nhiều chương trình được viết để giải phân bố công suất của hệ thống điện thực tế Mỗi phương pháp giải bao gồm bốn chương trình Chương... 4.6 Phương pháp giải bài toán phân bố công suất bằng Line Flow Based ( LFB) 4.6.1 Mô hình dòng công suất mạng phân phối hình tia Vì dòng điện và độ lớn điện áp thanh cái có tầm quan trọng thực tế trong vận hành của một hệ thống phân phối, và các thiết bị FACTS điều khiển các đại lượng này, một mô hình dòng công suất dựa trên các dòng công suất tác dụng và phản kháng và các độ lớn điện áp thanh cái... sát phân bố công suất là xác định các giá trị điện áp và góc pha ở các nút, dòng công suất trên các nhánh và tổn thất công suất trong mạng điện Mục đích của phân bố công suất thay đổi trong phạm vi rộng trong đó nhằm phục vụ cho thiết kế và vận hành hệ thống điện, khảo sát hệ thống ở chế độ trước và sau sự cố, điều chỉnh điện áp và công suất, vận hành kinh tế hệ thống điện… Để giải bài toán phân bố công. .. bằng công suất phản kháng và công suất tác dụng ở tất cả các thanh cái ngoại trừ thanh cái hở có thể được viết bằng cách sử dụng ma trận tỷ lệ của đồ thị mạng lưới [9] Khi tất cả các kết nối song song được loại trừ trong ma trận tỷ lệ này, sự phân bố công suất tác dụng và công suất phản kháng của chúng được giải thích riêng biệt trong các phương trình cân bằng công suất Các tải công suất tác dụng và... cũng bao gồm tổn thất công suất tác dụng và công suất phản kháng của toàn bộ hệ thống 4.4 Chuẩn bị số liệu và phân bố công suất bằng phương pháp Gauss – Seidel Để thực hiện phân bố cống suất bằng phương pháp Gauss – Seidel trong môi trương Matlab, các biến sau đây phải được định nghĩa: công suất cơ bản MVA của hệ thống, độ chính xác về sai số công suất, hệ số công suất, số lần lặp tối đa Tên (viết chữ... điện kháng TCSC theo góc mở α được thể hiện ở hình 3.4 Hình 3.4: Sự thay đổi điện kháng của TCSC với góc mở α Trang 16 Luận Văn Thạc Sĩ http://www.hcmute.edu.vn CHƯƠNG IV PHÂN BỐ CÔNG SUẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 4.1 Định nghĩa bài toán phân bố công suất Khảo sát phân bố công suất thường áp dụng cho hệ thống ba pha cân bằng, dựa trên sơ đồ tương đương một pha của hệ thống điện và tính toán dựa trên đơn vị... việc phân bố công suất được khảo sát bằng bàn tính điện xoay chiều mô hình hóa một hệ thống điện Ngày nay nhờ vào máy tính điện tử, vấn đề phân bố công suất được thực hiện nhanh chóng và chính xác Khảo sát phân bố công suất đòi hỏi các dữ kiện thông tin chi tiết hơn việc khảo sát ngắn mạch chẳng hạn như tổng trở đường dây và máy biến áp, đầu phân áp của máy biến áp, điện dung đường dây, số liệu công suất. .. pha, công suất tác dụng của máy phát và phụ tải, và công suất phản kháng của tụ bù hay cuộn kháng bù ngang Ngoài ra còn bao gồm tổng công suất phát và tổng công suất phụ tải − lineflow: chương trình xuất các kết quả của đường dây, hiển thị dòng công suất tác dụng và công suất phản kháng đi vào ở các đầu đường dây, tổn thất trên đường dây cũng như tổn thất ở mỗi nút Kết quả cũng bao gồm tổn thất công suất. .. 15 nhánh khi chưa đặt TCSC SỐ LIỆU BAN ĐẦU Số nút : 16 Số nhánh : 15 Nút cân bằng : 1 Nhánh 1 : đầu 1 cuối 2 Nhánh 2 : đầu 2 cuối 3 Nhánh 3 : đầu 2 cuối 4 Nhánh 4 : đầu 2 cuối 5 Nhánh 5 : đầu 4 cuối 6 Nhánh 6 : đầu 6 cuối 7 Nhánh 7 : đầu 6 cuối 8 Nhánh 8 : đầu 6 cuối 9 Nhánh 9 : đầu 8 cuối 10 Nhánh 10 : đầu 10 cuối 11 Nhánh 11 : đầu 11 cuối 12 Nhánh 12 : đầu 12 cuối 13 Nhánh 13 : đầu 13 cuối 14 Nhánh. .. máy phát tác dụng và phản kháng và các công suất tải tại thanh cái thứ i, li và mi là tổn thất công suất tác dụng và công suất phản kháng trên đường dây l, p và q là các vectơ dòng điện tác dụng và phản kháng ở đầu nhận V2 là vector điện áp chưa xác định ngoại trừ tại thanh cái hở V2i là bình phương biên độ điện áp tại thanh cái thứ i Nếu máy phát điện phân tán tồn tại trong hệ thống phân phối, các thanh . mạch LC cho một điện kháng có tính dung thay đổi. Hơn nữa, điện kháng cuộn cảm biến đổi làm cho điện kháng tính dung tương đương của mạch kết hợp LC lớn hơn cả dung kháng của bản thân tụ C. Nếu. Trong chế độ dung kháng thay đổi của TCSC, khi điện kháng của cuộn cảm biến thiên tăng lên thì điện kháng tính dung tương đương giảm xuống dần. Giá trị nhỏ nhất của điện kháng tính dung tương. được định nghĩa như là một bộ bù dung kháng, trong đó bao gồm một dàn tụ điện được nối song song với một điện cảm được điều khiển bằng thyristor để cung cấp một dung kháng (tổng trở) bù dọc thay

Ngày đăng: 03/11/2014, 10:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan