Tổ chức học sinh tự nghiên cứu SGK trong dạy học Sinh học

4 366 4
Tổ chức học sinh tự nghiên cứu SGK trong dạy học Sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4 ( 48 ) Tp 1 / Năm 2008 Khoa học Giáo dục 27 tổ chức học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học ở trờng trung học phổ thông Nguyễn Thị Hà (trờng ĐH S phạm - ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Sách giáo khoa (SGK) vừa là nguồn cung cấp thông tin, vừa là phơng tiện để triển khai các phơng pháp dạy cách tự học, tự nghiên cứu. Với vai trò là nguồn cung cấp thông tin, SGK đợc sử dụng để học sinh (HS) tổ chức, gia công, khai thác nhằm giải quyết vấn đề nhận thức do giáo viên đặt ra. Với vai trò là phơng tiện để triển khai các phơng pháp dạy cách học, cách nghiên cứu SGK đợc sử dụng để HS tra cứu các số liệu, các sự kiện, phân tích các khái niệm, các định nghĩa, các công thức. Sử dụng SGK, HS ghi nhớ, thông hiểu, khái quát hoá nội dung từ các phần, các chơng, các bài theo một chủ đề nhất định hoặc khái quát hệ thống tài liệu, HS cũng có thể dùng SGK để ôn tập, củng cố kiến thức. Với những ý nghĩa đó, trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng việc giáo viên (GV) tự trang bị cho mình phơng pháp tổ chức học sinh tự lực nghiên cứu SGK là rất cần thiết. 2. Đặc điểm của SGK sinh học THPT mới a. Về nội dung kiến thức: Nội dung thông tin trong SGK sinh học mới (bắt đầu thực hiện đại trà từ năm học 2005 - 2006) phong phú, hiện đại và khó hơn so với sách cũ. Nếu nh trong SGK cũ, nguồn thông tin chủ yếu thể hiện ở dạng văn bản thông báo có sẵn thì trong SGK mới, nguồn thông tin thể hiện ở nhiều kênh khác nhau, tăng thông tin qua kênh hình. Những thông tin này HS chỉ có thể lĩnh hội đợc bằng cách tăng cờng các hoạt động khám phá. Bên cạnh đó, SGK mới còn bổ sung thêm nhiều kiến thức ứng dụng thông qua mục Em có biết. Với những đặc điểm nội dung kiến thức phong phú nh vậy, SGK mới giúp GV có nhiều thuận lợi trong việc rèn luyện cho HS phơng pháp tự học, tự nghiên cứu qua đó phát huy tính tích cực, chủ động để HS có thể học ở bất cứ nơi đâu, tiến tới học suốt đời. b. Về cách thức trình bày: Thứ nhất, trong SGK sinh học viết theo cách đổi mới, thông tin khoa học không trình bày dới dạng thông báo có sẵn mà đợc m hoá trong các hoạt động nhận thức dới dạng các lệnh hoạt động. Những lệnh này có khi là một tình huống, câu hỏi, bài tập, cũng có khi là bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh còn thiếu thông tinVì vậy, HS không thể tự giải m đợc các thông tin trong SGK mà chỉ có thể thông qua sự định hớng, chỉ đạo của GV mới lĩnh hội đợc. Điều này đòi hỏi ngời GV không chỉ sử dụng phơng pháp thông báo - giải thích minh họa mà phải thiết kế các hoạt động để tổ chức HS tìm tòi, phát hiện và khám phá tri thức. Với quan niệm này, một lần nữa khẳng định SGK chính là phơng tiện để tổ chức hoạt động học tập cho HS dới sự gia công s phạm của ngời GV. Thứ hai, cách thức trình bày của SGK hiện nay rất thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ thông tin để tổ chức dạy học. Với các thiết bị hiện đại nh máy chiếu đa vật thể, máy chiếu overhead, projecterthì việc thiết kế các giáo án điện tử cho phép GV khai thác tối đa và có hiệu quả các hình ảnh, sơ đồ ở SGK hoặc có thể bổ sung các hình ảnh, phim t liệu vào bài giảng dới dạng các hoạt động nhận thức từ đó kích thích tính tò mò, thích khám phá và hứng thú học tập của HS, phát huy đợc tính tự học, tự nghiên cứu của HS. Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4 ( 48 ) Tp 1 / Năm 2008 Khoa học Giáo dục 28 Tuy nhiên, với nguồn thông tin trong SGK quá cô đọng nh vậy, nếu không có sự giúp đỡ của GV và các tài liệu khác thì HS khó lí giải đầy đủ và nắm chắc kiến thức. Hơn nữa, những nguồn thông tin đợc trình bày dới dạng các hoạt động hầu nh rất ít và còn thiếu các câu hỏi, bài tập hớng dẫn và thiếu cách tự kiểm tra đánh giá. Do vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK cho HS, GV cần chú ý đến cách đánh giá và hớng dẫn HS tự đánh giá. 3. Định hớng tổ chức HS tự nghiên cứu SGK trong dạy học sinh học Để tổ chức HS tự nghiên cứu SGK (TNC SGK), GV phải thiết kế hệ thống các hoạt động học tập để tổ chức HS thực hiện các hoạt động đó. Trong một bài học, GV có thể tổ chức HS TNC SGK cho một đoạn bài hoặc cho cả bài. Trớc hết, GV phải xác định xem trong bài (đoạn bài) đó, kiến thức đợc trình bày dới dạng kênh thông tin nào, kênh chữ hay kênh hình để thiết kế các hoạt động cho phù hợp. Sau đó GV tổ chức, hớng dẫn còn HS là ngời tham gia trực tiếp vào các hoạt động khám phá kiến thức. Vai trò của GV là hớng dẫn HS hoặc nhóm HS đọc đoạn văn bản, quan sát kênh hình và thực hiện các yêu cầu đề ra; tổ chức cho từng HS, nhóm HS trình bày kết quả để cả nhóm, lớp góp ý, thảo luận, bổ sung; hớng dẫn HS đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau. GV có thể hớng dẫn HS TNC SGK ở trên lớp hoặc ở nhà. Về phía HS khi tham gia vào hoạt động khám phá, HS phải tích cực, chủ động đọc SGK, quan sát hình ảnh, phân tích các chi tiết, đờng nét, các con số, tổng hợp thông tin để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi và diễn đạt kiến thức lĩnh hội đợc dới dạng sơ đồ, bảng biểu hoặc trình bày bằng báo cáo trớc tập thể, trao đổi, thảo luận trong nhóm hay cả lớp. Nh vậy, thông qua việc TNC SGK, HS vừa lĩnh hội đợc kiến thức, vừa đợc rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập với tài liệu, phát triển năng lực t duy và kĩ năng diễn đạt nội dung khoa học. Đặc biệt, HS hình thành đợc phơng pháp tự học, tạo thói quen, hứng thú và nhu cầu của việc tự học, dần dần hình thành kĩ năng tự học và năng lực nghiên cứu khoa học. Về phía GV, để xây dựng đợc các hoạt động tổ chức HS TNC SGK, thì trớc hết GV phải thờng xuyên rèn luyện phơng pháp đọc sách, kĩ năng phân tích hình vẽ, kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng tóm tắt và diễn đạt nội dung tài liệu trên cơ sở đó xây dựng các bài tập, các tình huống yêu cầu HS hoặc nhóm HS giải quyết thông qua việc TNC SGK ở ngay trên lớp hoặc ở nhà. Khi thiết kế bài tập cho HS, GV phải nêu rõ mục tiêu cần đạt đợc và những yêu cầu cụ thể. Khi tổ chức HS nghiên cứu SGK, cần rèn luyện cho các em kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng tóm tắt đoạn văn bản, kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng trả lời câu hỏi thông qua việc thực hiện các lệnh hoạt động, kĩ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, kĩ năng khai thác thông tin từ tranh ảnh, hình vẽ, và kĩ năng diễn đạt nội dung tài liệu bằng các hình thức ngôn ngữ phù hợp. Sau quá trình HS TNC SGK, trao đổi thảo luận nhóm, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá hiệu quả làm việc của từng HS hoặc nhóm HS và chính xác hóa nội dung khoa học. Ví dụ: Tổ chức HS TLNC SGK mục Năng lợng và các dạng năng lợng trong tế bào (Mục I, bài 14. SGK sinh học 10 cơ bản). Bớc 1. Xác định mục tiêu. Sau khi nghiên cứu tổ hợp kiến thức này HS phải: Phân biệt đợc thế năng và động năng; Mô tả đợc cấu trúc và chức năng của ATP. Bớc 2. Thiết kế câu hỏi, bài tập. - Đọc mục I.1 Khái niệm năng lợng và trả lời các câu hỏi sau: Năng lợng là gì? Có mấy dạng năng lợng? Thế năng và động năng khác nhau ở điểm nào? Trong tế bào có những dạng năng lợng chủ yếu nào? Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4 ( 48 ) Tp 1 / Năm 2008 Khoa học Giáo dục 29 - Quan sát hình 14.1. Cấu trúc của phân tử ATP và cho biết: ATP đợc cấu tạo từ các thành phần hoá học nào? Mô tả cấu trúc hoá học của ATP. Tại sao ATP đợc gọi là hợp chất cao năng? (GV hớng dẫn HS lu ý quan tâm đến vị trí của hai nhóm phốt phát cuối cùng). - Đọc thông tin mục I.2 ATP - đồng tiền năng lợng của tế bào và làm sáng tỏ: Tại sao ATP đợc gọi là đồng tiền năng lợng? ATP đ truyền năng lợng cho các hợp chất khác bằng cách nào? Những hoạt động nào của tế bào cần sử dụng năng lợng ATP? Bớc 3. Tổ chức bài học: - Tổ chức HS làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ, tuỳ theo số lợng HS của từng lớp mà chia đều thành các nhóm , (mỗi nhóm trung bình từ 5 6 em, hoặc có thể kết hợp 2 bàn làm một nhóm), giao bài tập cho các nhóm. Bài tập đợc thiết kế trên phiếu học tập, trong phiếu có cả phần mục tiêu và 3 bài tập nhỏ, dới mỗi câu hỏi trong mỗi bài tập có phần dành chỗ cho HS ghi câu trả lời. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1, 2 thực hiện bài tập 1, nhóm 3, 4 thực hiện bài tập 2, nhóm 5, 6 thực hiện bài tập 3. Các nhóm nghiên cứu SGK, thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập trong thời gian 10 phút. - Thảo luận giữa các nhóm: GV cho nhóm 1,3,5 trình bày kết quả, nhóm 2,4,6 nhận xét, góp ý bổ sung. GV nêu thêm các câu hỏi để HS hệ thống hoá kiến thức. GV yêu cầu các thành viên trong nhóm và các nhóm tự đánh giá kết quả làm việc, GV đánh giá chung và biểu dơng cá nhân HS và các nhóm tích cực. Cuối cùng, GV bổ sung và chính xác hoá kiến thức. 4. Kết luận Trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng, phơng pháp tổ chức HS TNC SGK có vai trò rất quan trọng, giúp cho GV thay đổi phơng pháp dạy và giúp cho HS hình thành và phát triển kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, qua đó góp phần đổi mới phơng pháp dạy học. Vì vậy, trong trờng phổ thông, giáo viên cần đợc tiếp cận với hình thức tổ chức dạy học này và trong các nhà trờng s phạm, SV cần đợc trang bị và rèn luyện những kĩ năng dạy học góp phần nâng cao chất lợng dạy học trong công cuộc đổi mới của đất nớc ta hiện nay Tóm tắt SGK có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, vừa là nguồn cung cấp tri thức cho HS vừa là phơng tiện để GV tổ chức các hoạt động dạy học. Với ý nghĩa đó, trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng, ngời giáo viên tổ chức tốt hoạt động TNC SGK cho HS sẽ góp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của ngời học. Thông qua hoạt động, HS sẽ trởng thành dần về cả kiến thức, kĩ năng, thái độ, cả về phơng pháp khoa học và phơng pháp học tập. Summary Organizing students self study of textbooks in teaching Biology in upper secondary schools Textbooks have important role in the process of the teaching, which are the source supplying knowledges to students and the means for teacher organizing activities at the same Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4 ( 48 ) Tp 1 / Năm 2008 Khoa học Giáo dục 30 time. Which this meaning, in teaching generally and in teaching Biology particularly, the teacher organize the students self study of textbooks well that will bring into play the activities, self motivated and creative of the learner. By doing the active, students will reach adulthooth most of the knowledges, skills, manner, science methods and learning methods. Tài liệu tham khảo [1]. Đinh Quang Báo Nguyễn Đức Thành. Lí luận dạy học sinh học (phần đại cơng). Nxb Giáo dục, H.2001. [2]. Nguyễn Thị Hà. Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng tổ chức HS làm việc với SGK trong dạy học ở trờng phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 168, 2007. [3]. Trần Bá Hoành. Đổi mới phơng pháp dạy học chơng trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học s phạm Hà Nội. 2007. [4]. Methods of Studying. http://www.howtustudy.org/ [5]. Methodologies for relevant skill development in biology education. UNESCO. Pari. 2/1998. . nghiên cứu SGK trong dạy học sinh học Để tổ chức HS tự nghiên cứu SGK (TNC SGK) , GV phải thiết kế hệ thống các hoạt động học tập để tổ chức HS thực hiện các hoạt động đó. Trong một bài học, GV. dùng SGK để ôn tập, củng cố kiến thức. Với những ý nghĩa đó, trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng việc giáo viên (GV) tự trang bị cho mình phơng pháp tổ chức học sinh tự lực nghiên. Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4 ( 48 ) Tp 1 / Năm 2008 Khoa học Giáo dục 27 tổ chức học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học ở trờng trung học phổ thông Nguyễn

Ngày đăng: 03/11/2014, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan