giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán đông nam á

80 499 3
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán đông nam á

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được hơn 10 năm, tuy còn non trẻ nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần khẳng định được vai trò quan trọng của nó, là một kênh huy động và luân chuyển vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì các công ty chứng khoán với tư cách là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường cũng đã ra đời và hoạt động, đóng góp rất lớn vào hoạt động của thị trường thông qua vai trò trung gian của mình. Các công ty chứng khoán hoạt động với mục tiêu mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh chứng khoán cao, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giúp cho thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, minh bạch và hiệu quả. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán và qua thực tế thực tập, tìm hiểu hoạt động của Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á. Em thấy công ty cần phải có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh để có thể đứng vững và phát triển trong điều kiện hiện nay. Với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về Công ty chứng khoán và hoạt động của Công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán. - Phân tích thực trạng hoạt động của CTCPCK Đông Nam Á, từ đó đánh giá kết quả, hạn chế, và các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của công ty. 1 - Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động của CTCPCK Đông Nam Á. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán. - Phạm vi nghiên cứu là hiệu quả hoạt động của CTCPCK Đông Nam Á trong thời gian qua. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn tập trung vào hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động của Công ty chứng khoán.Trên cơ sở những lý luận cơ bản, kết hợp với việc nghiên cứu thực trạng hoạt động của CTCPCK Đông Nam Á, luận văn đã đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTCPCK Đông Nam Á trong thời gian tới. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công ty chứng khoán và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán. Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Lê Cường, Ban lãnh đạo cùng các cán bộ phòng Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp Công ty Cổ phần Chứng Khoán Đông Nam Á đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1 Tổng quan về công ty chứng khoán 1.1.1 Khái niệm Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hút vốn đầu tư trung và dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Do vậy, để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời của các công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc một vài dịch vụ chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Theo Luật Chứng khoán 2006 và NĐ số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật của chứng khoán thì: Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp và được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau: Môi giới chứng khoán Tự doanh chứng khoán Bảo lãnh phát hành chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán 3 Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trên công ty chứng khoán còn được phép cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác theo quy định. Ngoài ra, do đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán các công ty chứng khoán còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề chứng khoán. 1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán Công ty chứng khoán có vai trò quan trọng đối với các tổ chức phát hành, đối với nhà đầu tư, đối với thị trường chứng khoán và đối với cơ quan quản lý thị trường. Với mỗi chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán thì vai trò của công ty chứng khoán thể hiện là khác nhau. - Đối với tổ chức phát hành: Mục tiêu tham gia vào TTCK của công ty phát hành là huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán vì vậy thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành. - Đối với nhà đầu tư: Thông qua hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, và các nghiệp vụ hỗ trợ khác. Công ty chứng khoán có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư. Đối với hàng hoá thông thường mua bán qua trung gian sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán. Tuy nhiên đối với TTCK sự biến động thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho những nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư. 4 Nhưng thông qua các công ty chứng khoán với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp, sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu quả. - Đối với TTCK Đối với TTCK , công ty chứng khoán thể hiện hai vai trò chính: Một là, Góp phần tạo lập giá cả điều tiết thị trường. Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định. Tuy nhiên để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các công ty chứng khoán vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Các công ty chứng khoán là những thành viên của thị trường, do đó họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp, các công ty chứng khoán cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá các các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trường. Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều công ty chứng khoán đã dành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường. Hai là, góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính nhưng các công ty chứng khoán mới tạo ra cơ chế trao đổi trên thị trường. Trên thị trường sơ cấp, do cải thiện các hoạt động như bảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá, các công ty chứng khoán không những huy động được một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính được đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán trao đổi trên thị trường trên 5 thị trường thứ cấp. Điều này làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư. Trên thị trường thứ cấp, do thực hiện các giao dịch mua và bán các công ty chứng khoán giúp nhà đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Đó là những hoạt động có thể làm tăng tính thanh khoán của những tài sản tài chính. - Đối với cơ quan quản lý thị trường: Công ty chứng khoán có vai trò cung cấp thông tin về TTCK cho các cơ quan quản lý thị trường để thực hiện mục tiêu quản lý. Các công ty chứng khoán thực hiện được vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành các chứng khoán, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện giao dịch trên thị trường. Một trong những yêu cầu của TTCK là các thông tin cần phải được công khai hoá dưới sự giám sát của Bộ tài chính, cơ quan quản lý thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các công ty chứng khoán vì công ty chứng khoán có thể cung cấp thông tin bao gồm thông tin về các giao dịch mua bán trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và thông tin về các nhà đầu tư. Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường. 1.1.3 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán Là một định chế tài chính đặc biệt, khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường. Mặt khác, TTCK cũng mang những đặc trưng mà khác hẳn với các thị trường khác. Do đó, có thể khái quát mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán theo 2 nhóm sau: 1.1.3.1. Mô hình công ty chứng khoán đa năng. Theo mô hình này, công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh 6 doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính. Theo đó, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này chia thành hai loại: - Mô hình công ty chứng khoán đa năng một phần: Các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời. - Mô hình công ty chứng khoán đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ. Ưu điểm của mô hình này là các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa dạng hóa đầu tư. Ngoài ra, mô hình này còn có ưu điểm là tăng khả năng chịu đựng của ngân hàng trước những biến động trên thị trường tài chính. Mặt khác, các ngân hàng sẽ tận dụng được lợi thế của mình là tổ chức kinh doanh tiền tệ có vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại và hiểu biết rõ về khách hàng cũng như các doanh nghiệp khi họ thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ dự án. Tuy nhiên, do khó tách bạch được hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh chứng khoán, trong điều kiện môi trường pháp luật không lành mạnh, các ngân hàng dễ gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường, và khi đó các biến động trên thị trường chứng khoán sẽ tác động mạnh tới kinh doanh tiền tệ, gây tác động dây chuyền và dẫn đến khủng hoảng thị trường tài chính. Bên cạnh đó, do không có sự tách biệt rõ ràng giữa các nguồn vốn, nên các ngân hàng có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm của dân cư để đầu tư chứng khoán, và khi thị trường chứng khoán biến động theo chiều hướng xấu sẽ tác động tới công chúng thông qua việc ồ ạt rút tiền gửi, làm cho ngân hàng mất khả năng chi trả. Do những hạn chế như vậy, nên sau khi khủng hoảng thị trường tài chính 1929 - 1933, các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh, chỉ có một số thị trường ( như Đức) vẫn còn áp dụng mô hình này. 7 1.1.3.2. Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh. Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập và chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán. Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán đi vào chuyên môn hóa sâu trong lĩnh vực chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển. Mô hình này được áp dụng khá rộng rãi ở các thị trường Mỹ, Nhật và các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan Tuy nhiên, do xu thế hình thành nên các tập đoàn tài chính khổng lồ nên ngày nay một số thị trường cũng cho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, nhưng được tổ chức thành các công ty mẹ, công ty con có sự quản lý, giám sát chặt chẽ và hoạt động tương đối độc lập với nhau. 1.2 Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 1.2.1 Các hoạt động kinh doanh chính. 1.2.1.1 Môi giới chứng khoán. Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, làm dịch vụ nhận các lệnh mua, lệnh bán chứng khoán của khách hàng, chuyển các lệnh mua bán đó vào Sở giao dịch chứng khoán và hưởng hoa hồng môi giới. Công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch chứng khoán mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Chức năng: - Hoạt động môi giới chứng khoán nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư, cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư. 8 - Nối liền những người bán và những người mua, đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính. - Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết, trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời. - Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức (điển hình là sợ hãi và tham lam), để giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo. 1.2.1.2 Tự doanh chứng khoán. Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán các chứng khoán cho chính mình. Mục đích của hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán nhằm thu lợi nhuận cho chính mình. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và sự ổn định của thị trường, pháp luật các nước đều yêu cầu các công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh phải đáp ứng yêu cầu về vốn và con người. Những yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh: - Tách biệt quản lý + Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. + Các công ty chứng khoán phải có đội ngũ nhân viên riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ tư doanh. Các nhân viên này phải hoàn toàn tách biệt với bộ phận môi giới. + Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán còn phải đảm bảo sự tách bạch về tài sản của khách hàng với các tài sản của chính công ty. - Ưu tiên khách hàng Công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty. 9 - Bình ổn thị trường Do tính đặc thù của thị trường chứng khoán, đặc biệt là các thị trường chứng khoán mới nổi, bao gồm chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ thì tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư không cao. Điều này rất dễ gây biến động bất thường trên thị trường. Vì vậy, các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp rất cần thiết để làm tín hiệu hướng dẫn cho toàn bộ thị trường. Bên cạnh hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán, các công ty chứng khoán với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình có thể thông qua hoạt động tự doanh góp phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường. 1.2.1.3 Bảo lãnh phát hành chứng khoán. Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Tổ chức bảo lãnh chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng. Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh phát hành là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được. Bảo lãnh phát hành gồm có các phương thức sau: - Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không. 10 [...]... chi phớ mc hp lý m vn m bo hiu qu kinh doanh T l chi phớ cao hay thp nh hng ti kt qu kinh doanh v nh hng n li nhun thu c t hot ng kinh doanh ca cụng ty chng khoỏn Chi phí hoạt động kinh doanh Tỷ lệ % chi phí hoạt động = chứng khoán trong kỳ x 100% Doanh thu thuần kinh doanh chứng khoán trong kỳ Chi phớ cho hot ng kinh doanh chng khoỏn bao gm: + Khon l bỏn chng khoỏn t doanh 23 + Cỏc khon chi phớ thc... hot ng kinh doanh ch yu trờn Cỏc ch tiờu hiu qu kinh t tng hp thng l: mc chi phớ cho hot ng kinh doanh chng khoỏn, doanh thu, li nhun, doanh li vn Ngoi ra cú th xem xột hiu qu kinh t ca tng hot ng kinh doanh c th m cụng ty chng khoỏn thc hin gm: - Hiu qu kinh t hot ng t doanh l s so sỏnh gia doanh thu t doanh chng khoỏn v cỏc chi phớ liờn quan n doanh thu t doanh nh khon l bỏn chng khoỏn t doanh, phớ... ng kinh doanh núi chung c hiu l cỏc li ớch kinh t, xó hi ó t c t quỏ trỡnh hot ng kinh doanh Hiu qu kinh doanh bao gm hiu qu kinh t v hiu qu xó hi, trong ú hiu qu kinh t cú ý ngha quyt nh Hiu qu hot ng kinh doanh ca cụng ty chng khoỏn cng gn vi cỏc mc tiờu kinh t xó hi m trc ht l mc tiờu ca cụng ty, sau ú l mc tiờu ca ngnh cụng nghip chng khoỏn v ton b nn kinh t Cụng ty chng khoỏn cng nh bt c mt doanh. .. ton v hiu qu kinh t lm tiờu chớ quan trng nht ỏnh giỏ hot ng kinh doanh ca mỡnh Do vy, mi cụng ty chng khoỏn u mong mun hot ng kinh doanh t hiu qu kinh t cao Hiu qu kinh t ca hot ng kinh doanh chng khoỏn ca cụng ty chng khoỏn cng l s so sỏnh gia doanh thu thu c v chi phớ b ra t c doanh thu ú Hiu qu kinh t ca cụng ty chng khoỏn cú th xem xột di dng s tuyt i, hoc s tng i S khỏc bit gia cụng ty chng khoỏn... bt k mt cụng ty no cng luụn quan tõm n hiu qu kinh doanh vỡ nú quyt nh s sng cũn ca 26 cụng ty Hot ng kinh doanh ca cụng ty li chu chi phi bi rt nhiu cỏc yu t c bờn trong ln bờn ngoi, ch quan v khỏch quan chớnh vỡ th hiu qu kinh doanh ca cụng ty cng b nh hng bi cỏc nhõn t ny 1.4.1 Nhõn t khỏch quan 1.4.1.1 Mụi trng kinh t Hot ng kinh doanh ca cụng ty chng khoỏn luụn din ra trong mt bi cnh kinh t c th... kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân - Ch tiờu ỏnh giỏ v cht lng u t t doanh 24 Ch tiờu cht lng u t t doanh ỏnh giỏ hiu qu hot ng u t t doanh ca cụng ty chng khoỏn, mt yu t quan trng úng gúp vo li nhun chung ca cụng ty Ch tiờu ny cũn cho bit cht lng chung trong danh mc u t t doanh ca cụng ty chng khoỏn.Cụng thc tớnh nh sau: Tỷ lệ thu nhập từ đầu t tự doanh trên tài = sản đầu t tự doanh Thu nhập từ hoạt. .. lói tin vay Doanh thu thun kinh doanh chng khoỏn = Doanh thu hot ng kinh doanh - chng khoỏn Cỏc khon gim tr doanh thu * Nhúm ch tiờu v kh nng sinh li Cỏc ch tiờu sinh li l c s quan trng ỏnh giỏ kt qu hot ng kinh doanh mt thi k nht nh, l ỏp s cui cựng ca hiu qu hot ng kinh doanh ca cụng ty chng khoỏn v cũn l mt lun c quan trng cỏc nh hoch nh a ra cỏc quyt nh ti chớnh trong tng lai ca cụng ty - Ch tiờu... - Ch tiờu t sut li nhun trờn doanh thu Ch tiờu t sut li nhun trờn doanh thu phn ỏnh mt ng doanh thu m cụng ty chng khoỏn thc hin trong k t c bao nhiờu ng li nhun sau thu Ch tiờu ny th hin hiu qu kinh doanh ca cụng ty chng khoỏn Tỷ lệ lợi nhuận sau Lợi nhuận sau thuế = x 100% thuế trên doanh thu Doanh thu thuần - Ch tiờu t sut li nhun vn kinh doanh T sut li nhun vn kinh doanh l ch tiờu o lng mc sinh... trng v doanh thu ngi ta thng so sỏnh doanh thu ca nm nay so vi nm trc v c xỏc nh theo cụng thc 22 Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế = x 100% vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Ch tiờu ny cũn cú th c tớnh cho tng loi hot ng nh hot ng mụi gii, hot ng t doanh, bo lónh phỏt hnh, t vn v cỏc hot ng khỏc ca cụng ty chng khoỏn Doanh thu hot ng kinh doanh chng khoỏn ca cụng ty chng khoỏn bao gm: + Doanh. .. phi tr cho t vn u t chng khoỏn ca cụng ty 1.3.2 Ch tiờu ỏnh giỏ hiu qu hot ng kinh doanh ca cụng ty chng khoỏn Tt c cỏc doanh nghip tn ti v phỏt trin u phi t ra nhng mc tiờu c th t c mc tiờu ú trc ht doanh nghip phi xỏc nh cho mỡnh chin lc kinh doanh phự hp vi s bin ng ca th trng ng thi phi tin hnh ỏnh giỏ hiu qu hot ng kinh doanh ỏnh giỏ hiu qu kinh doanh ca doanh nghip thng da trờn cỏc ch tiờu nh . công ty chứng khoán và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán. Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á. Chương 3: Giải pháp. mọi công ty chứng khoán đều mong muốn hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán cũng là sự so sánh giữa doanh. nợ, thì công ty sẽ phát mãi số chứng khoán đã mua để thu hồi nợ. 1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động Hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan