đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch sông hồng

74 627 0
đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch sông hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG 3 LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I 6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 6 1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 6 1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.2.1 Khái niệm,ý nghĩa phân tích tài chính doanh ngiệp 8 1.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 9 1.2.2.1 Nguồn số liệu để phân tích 9 1.2.2.2 Phương pháp phân tích 10 1.2.2.1 Phương pháp so sánh 10 1.2.2.2 Phương pháp hệ số 11 1.2.2.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (Phương pháp phân tích Dupont) 11 1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 12 1.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 12 1.2.3.2 Phân tích và Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp qua các chỉ tiêu tài chính 17 CHƯƠNG II: 30 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RAU SẠCH SÔNG HỒNG 30 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch sông hồng. 30 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch sông hồng 30 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ kinh doanh 32 2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 34 Lê Đức Hạnh 1 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp Bộ máy tổ chức kinh doanh của công ty 34 2.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh 36 2.1.5 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 37 2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng 38 2.2.1 Đánh giá thực trạng tài chính 38 2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 38 2.2.1.2 Phân tích và đánh giá các đặc trưng tài chính chủ yếu của DN 51 2.2.2 Đánh giá tổng quát về thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty 61 2.2.2.1 Những thành tích đạt được 61 2.2.2.2Những vấn đề đặt ra 63 CHƯƠNG III 64 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NẮNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RAU SẠCH SÔNG HỒNG 64 3.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch sông hồng trong những năm tới 64 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính và cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng 65 3.2.1. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn một cách hợp lý 66 3.2.2. Quản lý vốn bằng tiền một cách an toàn và hiệu quả 67 3.2.4 Sử dụng có hiệu quả tài sản cố định hiện có của công ty 68 3.2.5 Tích cực tìm kiếm thị trường mới, đi đôi với củng cố thị trường cũ nâng cao chất lượng dịch vụ 69 3.3 Một số ý kiến đề xuất với doanh nghiệp 71 KẾT LUẬN 73 Lê Đức Hạnh 2 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG VKD : Vốn kinh doanh VCĐ : Vốn cố định VLĐ : Vốn lưu động TS : Tài sản TSCĐ : Tài sản cố định HTK : Hàng tồn kho PTPN : Phải trả phải nộp DT : Doanh thu DTt : Doanh thu thuần GVHB : Giá vốn hàng bán CPBH : Chi phí bán hàng CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp LN : Lợi nhuận LNt : Lợi nhuận thuần LNst : Lợi nhuận sau thuế HĐKD : Hoạt động kinh doanh LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ Lê Đức Hạnh 3 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp nghĩa và hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế tư nhân đã không ngừng được củng cố và phát triển giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, là mục tiêu của những chiến lược cả trong ngắn hạn và dài hạn, Để đạt được mục tiêu này hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đã tiến hành sắp xếp, điều chỉnh lại đồng thời đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp. Trong đó, đổi mới về cơ chế quản lý tài chính được xác định là một trong những khâu quan trọng có vai trò quyết định đối với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu trong quản lý tài chính để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh và những tồn tại từ đó tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua việc đánh giá, phân tích đó, doanh nghiệp nắm được thông tin và dự đoán được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình để đưa ra những định hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động của doanh nghiệp giúp ổn định, tăng cường tình hình tài chính doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu được đối với mọi doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp tư nhân, phân tích tài chính giúp các nhà quản trị kiểm tra, giám sát và đánh giá được tình hình hoạt động từ đó có cơ chế chính sách phù hợp và những quyết định đầu tư chính xác và có hiệu quả. Xuất phát từ ý nghĩa của việc phân tích tài chính và quản lý tài chính trong doanh nghiệp, sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng cùng với những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường, được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo – Th.S PHẠM THỊ VÂN ANH Lê Đức Hạnh 4 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp và các cán bộ phòng tài chính kế toán của công ty, em đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng”. Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Phân tích tình hình Tài chính và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Chương 2 . Thực trạng tài chính ở công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng. Dù đã rất cố gắng song do kiến thức, kinh nghiêm còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các chính công ty để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Lê Đức Hạnh 5 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp  Khái niệm tài chính doanh nghiệp Trong nền kinh tế tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Tài chính doanh nghiệp được phản ánh là quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động các quỹ tiền tệ gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiêp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính bao gồm các hoạt động trong quá trình vận động và chuyển hoá các nguồn lực tài chính để tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan tới các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Hệ thống các quan hệ tài chính đó bao gồm nhiều loại khác nhau, rất đa dạng, phong phú và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và nhân tố cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các quan hệ đó chủ yếu là các loại sau: - Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: thể hiện qua việc Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với doanh nghiệp Nhà nước) và doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách Nhà nước. - Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác: được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho nhau. Lê Đức Hạnh 6 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp - Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán trả tiền công, thực hiện thưởng phạt vật chất với người lao động trong doanh nghiệp và việc đầu tư hay rút vốn của chủ sử hữu đối với doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp và được thể hiện ở những vai trò chủ yếu sau: - Huy động vốn kịp thời, đầy đủ đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục. - Tổ chức sử dụng vốn chặt chẽ, tiết kiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Là công cụ rất hữu ích để kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.  Quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng gia tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đó là những biện pháp huy động nguồn tài trợ, tổ chức phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, quản trị tài chính doanh nghiệp là những tác động có ý thức của con người vào các hoạt động tài chính nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong quá trình điều hành hoạt động có nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi các nhà quản trị phải thường xuyên đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện các quyết định đó một cách kịp thời và hợp lý. Có nhiều các quyết định tài chính khác nhau trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhưng chủ yếu xoay quanh ba vấn đề chính như sau: - Vốn được lấy từ đâu và cơ cấu vốn như thế nào là hợp lý? Lê Đức Hạnh 7 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp - Vốn được sử dụng như thế nào, đầu tư vào đâu để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận? - Chính sách phân phối lợi nhuận như thế nào để có thể hài hoà lợi ích trước mắt và lâu dài? 1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm,ý nghĩa phân tích tài chính doanh ngiệp Phân tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự đánh giá, xem xét, nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận cấu thành của chúng. Trên cơ sở đó nhận thức được bản chất, tính chất và hình thức phát triển của các sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu. Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc xem xét một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động của tài chính doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định được những ưu điểm, hạn chế, những nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, từ những đánh giá, phân tích đó doanh nghiệp có thể đưa ra những định hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động của doanh nghiệp trong những kỳ sau. Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay các mối quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng và phong phú, phân tích tài chính càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế thị trường.  Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp Các đối tượng khác nhau quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp sử dụng các thông tin tài chính khác nhau và yêu cầu phân tích cung cấp các thông tin về các vấn đề chuyên môn khác nhau. - Đối với nhà quản lý: Qua phân tích đánh giá tình hình tài chính, các nhà quản lý sẽ thấy rõ hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình. Từ đó có những giải pháp để ổn định và nâng cao tình hình tài chính tốt hơn. - Đối với nhà đầu tư: Qua phân tích giúp họ khả năng sinh lời và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp để từ đó có những quyết định đầu tư phù hợp. Lê Đức Hạnh 8 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp - Đối với người cho vay: Qua phân tích giúp họ biết được khả năng hoàn trả tiền vay và khả năng sinh lời của số tiền ấy khi nhận lại để cân nhắc có nên cho vay hay không, mức cho vay là bao nhiêu và thời hạn vay như thế nào? Ngoài ra, phân tích tài chính doanh nghiệp cũng rất cần thiết đối với người lao động trực tiếp hưởng lương trong doanh nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan chủ quản… Như vậy ta thấy phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dung để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, yếu của một đoanh nghiệp, từ đó tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với vấn đề họ quan tâm. 1.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.2.1 Nguồn số liệu để phân tích Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phải có những tài liệu cần thiết để nắm được thông tin về thực trạng tài chính đoanh nghiệp đó. Tài liệu chính cần có là Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, ngoài ra còn phải có thêm các tài liệu kế hoạch hoạt động của công ty và tình hình thị trường, nền kinh tế có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu đi sâu phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản đó. Do đó, các số liệu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán được sử dụng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích tổng tài sản , nguồn vốn và kết cấu tài sản, nguồn vốn. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp bao Lê Đức Hạnh 9 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác diễn ra trong năm. Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và cùng với các số liệu trên Bảng cân đối kế toán để tính toán hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận. 1.2.2.2 Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính trong tương lai. Những phương pháp thường được sử dụng là: - Phương pháp so sánh - Phương pháp hệ số - Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính 1.2.2.1 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp phân tích này cần chú ý đến điều kiện so sánh và kỹ thuật so sánh. Điều kiện so sánh: - Phải có ít nhất hai đối tượng để so sánh - Đối tượng so sánh phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được, đó là thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường. Kỹ thuật so sánh: - So sánh số tuyệt đối: là việc xác định số chênh lệch giữa giá trị của các chỉ tiêu kỳ phân tích với giá trị của chỉ tiêu kỳ gốc so sánh để thấy được mức độ biến động của các các chỉ tiêu đó. - So sánh số tương đối: là xác định tỷ lệ tăng (giảm) giữa thực tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích để xác định tốc độ biến động của chỉ tiêu so với kỳ gốc. Lê Đức Hạnh 10 CQ45/11.07 [...]... nghiệp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RAU SẠCH SÔNG HỒNG 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch sông hồng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch sông hồng Công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng được thành lập vào ngày 25 tháng 6 năm 2008 có chức năng và nhiệm vụ sau: - Dịch vụ thu... chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau đây sẽ thực hiện đánh giá tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển rau sạch Sông Hồng, để từ đó có các giải pháp tài chính phù hợp với thực tế tài chính của công ty Lê Đức Hạnh 28 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Lê Đức Hạnh Chuyên đề tốt nghiệp 29 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG... hình thực tế của công ty mình, nhằm đưa tình hình tài chính của công ty thay đổi theo chiều hướng có lợi, cũng như nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Vấn đề đánh giá tình hình tài chính là vấn đề phức tạp,nó phụ thuộc rất lớn vào yếu tố chủ quan của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp Vì vậy, để làm sáng tỏ vấn đề lí luận về đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp tài chính. .. gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra đươc bao nhiêu đồng doanh thu thuần Qua đó ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp làm tăng vòng quay vốn kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được dùng để đầu tư hình thành nên các loại tài sản khác nhau như tài sản lưu động và tài sản cố định Và căn cứ vào... công ty * Thực hiện tốt công tác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch giá thành sản phẩm để từ đó có các biện pháp quản lý chi phí, giám sát tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm * Nâng cao năng suất lao động, quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả * Vận dụng tốt ảnh hưởng tích cực của nhân tố khoa học công nghệ để hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh 1.3.5... hệ số khả năng sinh lời phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý của doanh nghiệp Đây là cơ sở Lê Đức Hạnh 23 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và là căn cứ để các nhà quản lý đưa ra các kế hoạch tài chính trong tư ng lai 1- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: chỉ tiêu này phản ánh... thức kinh doanh, về kinh nghiệm quản lý, về tình hình và kết quả sử Lê Đức Hạnh 13 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp dụng các nguồn lực về vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ ra rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận không Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét sự biến động. .. xuất, doanh thu và khả năng sinh lời của vốn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá công tác quản lý doanh Lê Đức Hạnh 19 CQ45/11.07 Học viện Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp nghiệp từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời của đồng vốn  Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản. .. hạn tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Hai chỉ tiêu trên phản ánh bình quân 1 đồng vốn kinh doanh thì doanh nghiệp dành ra bao nhiêu đồng để hình thành tài sản lưu động còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn phản ánh tình hình trang bị cơ vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng canh tranh của doanh nghiệp Để đánh giá chính. .. vốn thì vốn kinh doanh bao gồm vốn lưu động và vốn cố định vậy nên ta cần phải phân tích hiệu quả của từng loại vốn cấu thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá một cách chính xác nhất về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp  Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp . đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng . Nội dung chính. phần đầu tư phát triển rau sạch sông hồng trong những năm tới 64 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính và cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần. 64 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NẮNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RAU SẠCH SÔNG HỒNG 64 3.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cổ

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

    • 1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp

    • 1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp

      • 1.2.1 Khái niệm,ý nghĩa phân tích tài chính doanh ngiệp

      • 1.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

        • 1.2.2.1 Nguồn số liệu để phân tích

        • 1.2.2.2 Phương pháp phân tích

        • 1.2.2.1 Phương pháp so sánh

        • 1.2.2.2 Phương pháp hệ số

        • 1.2.2.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (Phương pháp phân tích Dupont).

        • 1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

          • 1.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

          • 1.2.3.2 Phân tích và Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp qua các chỉ tiêu tài chính

          • CHƯƠNG II:

          • THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RAU SẠCH SÔNG HỒNG

            • 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch sông hồng

              • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch sông hồng.

              • 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ kinh doanh

              • 2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

              • Bộ máy tổ chức kinh doanh của công ty

              • 2.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh

              • 2.1.5 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan