vốn lưu động và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần vicem vật tư vận tải xi măng

80 353 1
vốn lưu động và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần vicem vật tư vận tải xi măng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Hương Quỳnh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trên trong chuyên đề là trung thực. Xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Hà Nội, ngày …. tháng …. năm .2013 Sinh viên Nguyễn Thị Gấm SV: Nguyễn Thị Gấm Lớp: LC14/11.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Hương Quỳnh MỤC LỤC Tổng cộng 36 SV: Nguyễn Thị Gấm Lớp: LC14/11.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Hương Quỳnh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TSCĐ : Tài sản cố định TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn VLĐ : Vốn lưu động VCĐ : Vốn cố định HĐKD : Hoạt động kinh doanh BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCTC : Báo cáo tài chính VTV : Công ty cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng VAT : Thuế giá trị gia tăng TKV : Tập đoàn than SV: Nguyễn Thị Gấm Lớp: LC14/11.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Hương Quỳnh DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 03: Nguồn hình thành Vốn lưu động của công ty 36 Tổng cộng 36 Bảng 10 : Các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu của công ty 53 SV: Nguyễn Thị Gấm Lớp: LC14/11.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Hương Quỳnh LỜI NÓI ĐẦU Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, là nơi tổ chức kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo nguồn tích lũy cho xã hội phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, để có một hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt thì ngay từ đầu quá trình sản xuất doanh nghiệp cần phải có vốn để đầu tư và sử dụng số vốn đó sao cho hiệu quả nhất, các doanh nghiệp sử dụng vốn sao cho hợp lý và có thể tiết kiệm được vốn mà hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn cao, khi đầu tư có hiệu quả ta có thể thu hồi vốn nhanh và có thể tiếp tục quay vòng vốn, số vòng vốn quay càng nhiều thì càng có lợi cho doanh nghiệp và có thể chiến thắng đối thủ trong cạnh tranh. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn nói chung và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động (VLĐ) nói riêng đều gắn liền vói hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là vấn đề cấp bách có tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp với những kiến thức đã được trau dồi qua quá trình học tập, nghiên cứu tại trường, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Tiến sĩ: Đoàn Hương Quỳnh và sự chỉ bảo tận tình của các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế toán tài chính tại Công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: ” Vốn lưu động và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng” Nội dung đề tài được chia làm 2 chương: Chương 1: Lí luận chung về vốn lưu động, và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về và tình hình sử dụng Vốn lưu động tại công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng SV: Nguyễn Thị Gấm Lớp: LC14/11.01 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Hương Quỳnh CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG, VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động. * Khái niệm Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được những yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh. Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Sự vận động của vốn kinh doanh như vậy được gọi là sự tuần hoàn của vốn. Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà quy mô, cơ cấu vốn kinh doanh khác nhau. Căn cứ vào công dụng kinh tế thì vốn kinh doanh của một doanh nghiệp thông thường bao gồm 3 phần: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư tài chính. Mỗi một loại vốn có một tầm quan trọng khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh các tài sản cố định, doanh nghiệp cần phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp được chia thành hai loại: Tài sản lưu động sản xuất: bao gồm những vật tư dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên SV: Nguyễn Thị Gấm Lớp: LC14/11.01 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Hương Quỳnh liệu… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Tài sản lưu động lưu thông: tài sản lưu động nằm trong quá tình lưu thông của doanh nghiệp: thành phẩm trong kho, vốn bằng tiền, vồn trong thanh toán…. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục thuận lợi. Xét về mặt kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh ( SXKD ) của doanh nghiệp là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào tạo thành yếu tố đầu ra là hàng hoá, dịch vụ đó để thu về doanh thu bán hàng và lợi nhuận. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một luợng tài sản lưu động nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. “ Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằn đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.” * Đặc điểm Vốn lưu động. Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên Vốn lưu động có những đặc điểm sau: - Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau lại có vòng tuần hoàn Vốn lưu động khác nhau. SV: Nguyễn Thị Gấm Lớp: LC14/11.01 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Hương Quỳnh 1.1.2 Phân loại vốn lưu động Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vồn lưu động thành các loại khác nhau. Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau đây: - Dựa theo hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn có thể chia vốn lưu động thành: Vốn bằng tiền và vốn và hàng tồn kho. + Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quĩ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, với một số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, Từ đó hình thành khoản tạm ứng. + Vốn về hàng tồn kho Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn về vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Xem xét chi tiết hơn cho thấy vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, Vốn vật liệu phụ, Vốn nhiên liệu, Vốn phụ tùng thay thế, Vốn vật đóng gói, Vốn công cụ dụng cụ, Vốn sản phẩm đang chế, Vốn về chi trả trước, Vốn thành phẩm. - Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với các quá trình sản xuất kinh doanh Dựa vào căn cứ trên, vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành các loại chủ yếu sau: + Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản: Vốn SV: Nguyễn Thị Gấm Lớp: LC14/11.01 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Hương Quỳnh nguyên vật liệu chính, Vốn vật liệu phụ, Vốn nhiên liệu, Vốn phụ tùng thay thế, Vốn vật đóng gói, Vốn công cụ dụng cụ nhỏ. + Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất, gồm các khoản sau: Vốn sản phẩm đang chế tạo, Vốn về chi phí trả trước. + Vốn lưu động trong khâu lưu thông, gồm các khoản: Vốn thành phẩm, Vốn bằng tiền. + Vốn trong thanh toán: Gồm nhữngkhoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng trước phá sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ. + Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn… 1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động 1.1.3.1 Nhu cầu Vốn lưu động và phương pháp xác định. * Nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp Nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho (vật tư, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá ) và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ( tiền lương phải trả, tiền thuế phải nộp….) Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết = Mức dự trữ hàng tồn kho + Các khoản phải thu - Khoản phải trả nhà cung cấp Số Vốn lưu động doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tuỳ thuộc vào nhu cầu Vốn lưu động lớn hay nhỏ trong từng thời kỳ knh doanh, nhu cầu Vốn lưu động cần thiết tương ứng với một quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định. Việc xác định nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên, cần thiết một cách đúng đắn và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp: + Là cơ sở, căn cứ để tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu Vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. SV: Nguyễn Thị Gấm Lớp: LC14/11.01 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đoàn Hương Quỳnh + Là cơ sở cho doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm tránh tình trạng ứ đọng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động. + Là nhân tố quan trọng để qúa trình sản xuất diễn ra liên tục, tránh tình trạng căng thẳng giả tạo về vốn. * Phương pháp xác định nhu cầu Vốn lưu động của doanh nghiệp Để xác định nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên, cần thiết cho doanh nghiệp, tuỳ từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà người ta có thể sử dụng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. - Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu Vốn lưu động: Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động trong từng khâu như: khâu dự trữ, hâu lưu thông để xác định được Vốn lưu động cần thiết trong mỗi khâu của quá trình chu chuyển Vốn lưu động. Trên cơ sở đó xác định tổng nhu cầu Vốn lưu động của doanh nghiệp bằng cách tập hợp toàn bộ nhu cầu Vốn lưu động trong các khâu. + Nhu cầu Vốn lưu động trong khâu dự trữ hàng tồn kho cần thiết: xác định nhu cầu Vốn dự trữ của từng loại nguyên vật liệu. Sau đó tổng hợp lại để tính mức dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hoá. + Dự kiến khoản phải thu: Dựa trên độ dài thời gian cho khách hàng nợ để dự kiến khoản nợ phải thu trung bình từ khách hàng. Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch = Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ X Doanh thu bán hàng bình quân 1 ngày trong kỳ kế hoạch + Dự kiến khoản phải trả: tính toán dựa trên kỳ trả tiền bình quân và giá trị nguyên vật liệu ( hàng hoá ) mua chịu bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch. Nợ phải trả nhà cung cấp = Kỳ trả tiền bình quân X Giá trị nguyên vật liệu ( hàng hoá ) mua vào bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch ( hoặc mua chịu ) Trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn dự trữ hàng tồn kho, dự kiến các SV: Nguyễn Thị Gấm Lớp: LC14/11.01 6 [...]... TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG 2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam được thành lập theo quyết định... thời cho các hoạt động cug ứng vật tư và dịch vụ vận tải của mình * Thị trường đầu ra Than: Công ty cung cấp than cho hầu hết các nhà máy xi măng trong Tổng Công ty CN Xi măng Việt Nam như xi măng Bỉm Sơn, xi măng Bút Sơn, xi măng Tam Điệp, xi măng Hoàng Thạch, xi măng Hải Phòng, xi măng Hoàng Mai, xi măng Hà Tiên Công ty tiến hành giao nhận trực tiếp cho các Công ty xi măng tại cảng như Xi măng Hải... than thuộc tỉnh Quảng Ninh Công ty thực hiện mua than tại đây và cung ứng cho các Công ty xi măng thuộc Tổng Công ty CN Xi măng Việt Nam Xi măng: Công ty thu mua đá Bô xít, đá Bazan, đá đen, đá xi lic, quặng sắt từ các nguồn Công ty Cổ phần Thương mại Thủy Nguyên, Doanh nghiệp tư nhân Hồng Linh, Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại và công nghiệp PETEC Đối với các mặt hàng đầu vào của Công ty, do có nhiều... cung ứng vật tư thiết bị Xi măng và công ty vận tải – Bộ xây dựng Công ty chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 05/01/1991 Ngày 12/02/1993, bộ trưởng bộ xây dựng ban hành quyết định số 022A/BXD – TCLĐ thành lập tại công ty Vật tư vận tải xi măng Ngày 22/02/2006, bộ xây dựng đã có quyết định số 280/QĐ – BXD về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Vật tư vận tải xi măng thuộc Tổng công ty Xi măng. .. lớn hơn tốc độ tăng Vốn lưu động 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động Để đánh giá được hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại doanh nghiệp có rất nhiều phương pháp khác nhau Phương pháp quan trọng nhất là phương pháp so sánh một cách có hệ thống các chỉ tiêu tài chính qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, để thấy được năm nay doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động tốt bằng năm... Số ngày cung cấp cách nhau: N c = L c Với giả thiết của phương pháp là các doanh nghiệp việc bán hàng và cung cấp vật tư là đều đặn thì mức dự trữ là: Q dt = Qn 2 Với các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro thì: Q dt = QE + Q bd 2 1.2 Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động 1.2.1 Khái niệm Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm Vốn lưu động một cách hợp lý nhằm... đọng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng - Nhân tố chủ quan + Do xác định nhu cầu vốn lưu động: Trong thời kinh tế đầy biến động như hiện nay, việc huy động vốn để tài trợ vốn lưu động là một việc không dễ dàng Do đó nếu DN xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn lưu động trong SXKD, ảnh hưởng không tốt tới quá trình SXKD và hiệu quả sử dụng Vốn. .. Phòng, xi măng Hoàng Thạch Đối với các Công ty xi măng khác, Công ty tiến hành kết hợp vận chuyển bằng cả đường thủy, đường bộ (ô tô) và đường sắt Xi măng: Công ty vận chuyển và bán cho các Công ty xi măng như xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hoàng Mai SV: Nguyễn Thị Gấm 25 Lớp: LC14/11.01 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Hương Quỳnh Sơ đồ 01: Sơ đồ bộ máy tổ chức: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ... Nam thành công ty cổ phần Vật tư vận tải xi măng Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày 24/04/2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011963 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp và thay đổi lần 3 ngày 14/11/2007 Ngày 16/11/2006 công ty chính thức được niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là VTV Ngày 03/6/2011 Công ty thay... nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng Vốn lưu động Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố khác nhau Những nhân tố này gây ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động nói riêng, nhà quản lý tài chính phải xác định và xem xét những nhân tố tác động tới . giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng Nội dung đề tài được chia làm 2 chương: Chương 1: Lí luận chung về vốn lưu. động, và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về và tình hình sử dụng Vốn lưu động tại công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng. Chương 3: Một số giải pháp. tư vận tải xi măng. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng SV: Nguyễn Thị Gấm Lớp: LC14/11.01 1 Chuyên

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 03: Nguồn hình thành Vốn lưu động của công ty

  • Tổng cộng

    • Bảng 10 : Các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu của công ty

      • 4. Kỳ thu tiền trung bình. (ngày)

      • 24

      • 15

      • 9

      • 60

      • Chỉ tiêu

      • Năm 2012

      • Năm 2011

      • Chênh lệch

      • 4. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho. (ngày)

      • 5148

      • 4978

      • 170

      • 3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan