Một số quan niệm sai của HS trong việc học môn VL tại trường THPT

24 381 2
Một số quan niệm sai của HS trong việc học môn VL tại trường THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUAN NIỆM CỦA HỌC SINH 1. Cách phát hiện quan niệm sai lệch của học sinh và biện pháp khắc phục 1.1. Cách phát hiện quan niệm sai lệch của học sinh - Bằng các câu hỏi về các hiện tượng, sự vật gần gũi trong đời sống hàng ngày: Đây là biện pháp đơn giản dựa vào kinh nghiệm sống hành ngày để làm bộc lộ quan niệm của học sinh. Ví dụ bằng câu hỏi chúng ta có thể làm bộc lộ quan niệm của học sinh về sự chuyển động hay đứng yên của Trái Đất so với Mặt Trời. - Bằng các thí nghiệm đơn giản, dễ làm: Với các thí nghiệm đơn giản, GV cho HS quan sát hiện tượng và đặt câu hỏi để học sinh bộc lộ sự nhận thức của mình về một hiện tượng, một khái niệm mới. - Bằng các bài tập đơn giản: Thông qua các bài tập đơn giản có thể đưa vào trong các giai đoạn của giờ học giáo viên có thể phát hiện ra những quan niệm, cách hiểu sai của học sinh về một vấn đề, một khái niệm vật lí. 1.2. Biện pháp khắc phục các quan niệm sai lệch của học sinh Để khắc phục các quan niệm sai lệch của học sinh trong quá trình dạy học vật lí người thầy giáo có thể sử dụng các biện pháp sau - Sử dụng các thí nghiệm đơn giản, dễ làm: Đây là biện pháp đặc thù, là thế mạnh của bộ môn vật lí. Bằng các thí nghiệm có sẵn ở trường hoặc các thí nghiệm đơn giản do giáo viên tự tạo sẽ thuyết phục học sinh về những quan niệm sai lầm của mình. Ví dụ bằng thí nghiệm với các ống mao dẫn sẽ giúp học sinh có những hiểu biết đúng đắn về hiện tượng mao dẫn. - Sử dụng các kiến thức khoa học: Với những lập luận chặt chẽ dựa vào các kiến thức khoa học đã biết giáo viên có thể giúp học sinh có những nhận thức, hiểu biết đúng đắn về một hiện tượng, một khái niệm vật lí. Ví dụ bằng các biến đổi từ những kiến thức đã biết giáo viên có thể chứng minh để học sinh thấy rằng trên một đoạn mạch điện xoay chiều thì công suất tiêu thụ trên các phần tử là cuộn cảm L và tụ điện C đều bằng 0. Trong hai biện pháp trên thì biện pháp sử dụng các thí nghiệm vẫn là biện pháp quan trọng có tính thuyết phục cao. Trong quá trình dạy học vật lí người thầy giáo nên tìm cách khai thác biện pháp này. 2. Một số quan niệm sai lầm của học sinh A. PHẦN CƠ HỌC Quan niệm 1: Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ 1. Phát hiện GV: Thả một mẫu giấy và một hòn đá ở một độ cao, cho học sinh quan sát, đặt câu hỏi vật nặng và vật nhẹ, vật nào rơi nhanh hơn ? HS: Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. 2. Khắc phục Lấy hai mẫu giấy có cùng hình dạng, cùng kích thước, cho học sinh biết hai mẫu giấy có cùng khối lượng. Lấy một mẫu vo tròn, một mẫu để nguyên rồi thả hai mẫu giấy ở cùng một độ cao thì mẫu giấy bị vo tròn rơi xuống trước,rút ra kết luận: Không phải vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. GV: Vậy tại sao các vật nặng nhẹ rơi nhanh chậm khác nhau? HS: Do lực cản của không khí làm cho các vật nhẹ rơi chậm hơn các vật nặng. GV: Nếu như triệt tiêu hoàn toàn lực cản của không khí thì liệu các vật nặng nhẹ có rơi như nhau không? HS: Có GV làm tiếp thí nghiệm, lấy một miếng thép và một mẫu giấy có cùng kích thước, đặt mẫu giấy lên trên mẫu thép rồi thả cho hai vật cùng rơi ở cùng một độ cao. Hai vật rơi xuống đất cùng một lúc. Tiếp tục dùng ống chân không thả cho hai vật nặng nhẹ rơi ở cùng một độ cao thì hai vật rơi cùng một lúc. Kết luận: Không phải các vật nặng nhẹ rơi nhanh, chậm khác nhau mà do lực cản của không khí làm cho vật nhẹ rơi chậm hơn vật nặng. Quan niệm 2: Chỉ có nam châm hút sắt còn sắt không hút nam châm 1. Phát hiện GV:Lấy một miếng sắt và một miếng nam châm, cho chúng hút nhau. Trong hai vật, vật nào tác dụng lực lên vật nào? HS: Nam châm hút sắt còn sắt không hút nam châm. 2. Khắc phục Treo hai vật lên dây như hình vẽ. Hai dây treo đều bị lệch. Điều đó chứng tỏ cả hai vật đều tác dụng lực lên nhau. Hoặc giữ miếng sắt cố định, đặt miếng nam châm ở gần thì miếng nam châm di chuyển lại gần miếng sắt. Sau đó dung định luật III Newton để giải thích cho học sinh thấy rõ lực và phản lực là cặp lực trực đối, luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. F 12 =F 21 . Quan niệm 3: Chất điểm thì phải có kích thước rất nhỏ 1. Phát hiện GV: một vật như thế nào được gọi là chất điểm? 2. Khắc phục: Giáo viên phải nói cho học sinh, vấn đề không phải là kích thước nhỏ mà là nhỏ có thể bỏ qua so với quãng đường mà nó chuyển động. Sau đó giáo viên cho một số ví dụ về chất điểm để học sinh nắm được khái niệm. Quan niệm 4: Chuyển động thẳng nhanh dần gia tốc luôn dương, còn trong chuyển động thẳng chậm dần gia tốc luôn âm 1.Phát hiện: Để phát hiện quan niệm này giáo viên cho học sinh làm một câu hỏi trắc nghiệm như sau: Hãy chọn phát biểu đúng a. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều gia tốc dương, chuyển động thẳng chậm dần đều gia tốc âm. b. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều gia tốc âm, chuyển động thẳng chậm dần đều gia tốc dương. c. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều hay chậm dần đều gia tốc đều dương. d. Dấu của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều phụ thuộc vào chiều dương ta chọn. Khi trả lời câu hỏi thì phần lớn học sinh sẽ chọn a. 2. Khắc phục Giáo viên nói rõ về đặc điểm của vectơ gia tốc. khi chuyển động thẳng nhanh dần đều khi chuyển động thẳng chậm dần đều Quan niệm 5: Các vật nhỏ ở trên trái đất không tác dụng lực hấp dẫn lên nhau 1. Phát hiện GV: Khi đưa ra khái niệm về lực hấp dẫn thì học sinh vẫn không tin rằng các vật ở trên mặt đất chúng có tương tác vơí nhau bằng lực hấp dẫn. Bởi vì, học sinh không nhận thấy các vật khi để gần nhau thì hút nhau. 2. Khắc phục : Giáo viên cho học sinh áp dụng công thức của định luật tính lực hấp dẫn giữa hai vật nào đó khi chúng ở gần nhau. Kết quả thu được lực hấp dẫn đó rất nhỏ và cho học sinh thấy độ lớn của lực hấp dẫn đó không đủ để cho ta cảm nhận được ở trong thực tế. Mặt khác, do xung quanh chúng ta có rất nhiều vật và giữa chúng đều có lực hấp dẫn, nên một vật chịu rất nhiều lực hấp dẫn của các vật khác và các lực đó có hướng bất kỳ nên chúng triệt tiêu lẫn nhau. Chú ý: Trong trường hợp này ta chỉ áp dụng cho những vật nặng có hình dạng đối xứng cầu, còn không áp dụng được cho các vật có hình dạng bất kì Quan niệm 6: Lực ma sát thì luôn luôn có hại 1. Phát hiện GV: Lực ma sát có lợi hay có hại? Tại sao? HS: Đa số cho rằng lực ma sát có hại do nó cản trở chuyển động. 2. Khắc phục: Giáo viên cho một số ví dụ về sự có lợi của lực ma sát như: Khi đi bộ thì lực ma sát đóng vai trò là lực phát động. Khi phanh xe đạp thì lực ma sát trượt làm cho xe chạy chậm lại Quan niệm 7: Công lao động và công cơ học là như nhau 1. Phát hiện GV: Công lao động và công cơ học có phải là một hay không? Tại sao? HS: Hai loại công là một. Bởi vì, khi lao động con người cũng phải bỏ ra sức lực để làm việc và cũng phải di chuyển trong quá trình làm việc. va r r ↑↓ va r r ↑↑ 2. Khắc phục : Trong đời sống khái niệm công được dùng để thực hiện một công việc nào đó, con người phải tốn hao sức lực, tinh thần nhưng khó định lượng được chính xác. Còn công cơ học phụ thuộc vào lực và độ dời, do đó có thể xác định hoàn toàn chính xác. Quan niệm 8: Có lực tác dụng làm cho vật di chuyển là sinh công. Công cơ học xuất hiện khi nào? 1. Phát hiện a. Khi lực tác dụng lên vật làm vật chuyển động. b. Khi lực tác dụng lên vật làm vật thay đổi vị trí. c. Khi lực tác dụng lên vật làm vật dịch chuyển. d. Khi lực tác dụng lên vật làm vật thay đổi hình dạng. Một số lớn học sinh sẽ chọn câu a bởi vì cho rằng, vật chuyển động tức là đã thay đổ vị trí. 2. Khắc phục : Giải thích cho học sinh hiểu rõ về công thức tính công A=FScos α Trong công thức này S là độ dời tức là vật đã có sự thay đổi vị trí. Còn trong trường hợp vật chuyển động thì có thể sau một thời gian chuyển động vật trở lại vị trí cũ, tức là độ dời bằng không, lực không thực hiện công. Quan niệm 9: Các vật cứng thì không có lực đàn hồi 1.Phát hiện GV: Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Khi tác dụng lực lên các vật cứng thì có xuất hiện lực đàn hồi không? HS: Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng. Do khi tác dụng lực lên vật rắn không có sự biến dạng nên không xuất hiện lực đàn hồi. 2.Khắc phục: Cho học sinh thấy rằng dù các vật rất cứng thì khi chịu tác dụng lực thì vật cũng có sự biến dạng. Tuy nhiên, do độ cứng cao nên độ biến dạng rất bé bằng mắt thường ta không quan sát được. Quan niệm 10: Lực hướng tâm là một loại lực mới 1.Phát hiện GV: Khi một vật chuyển động tròn thì vật sẽ có xu hướng li tâm. Để vật không đi ra xa tâm thì cần phải có một lực hướng vào tâm để giữ vật lại. Vậy lực đó có bản chất là loại lực gì? HS: Là một loại lực mới, lực hướng tâm. 2. Khắc phục : Cho học sinh phân tích một vài ví dụ về chuyển động tròn, chỉ cho học sinh thấy rõ lực nào là lực hướng tâm. Từ đó kết luận lực hướng tâm không phải là loại lực mới mà nóc chỉ là một lực hoặc hợp lực của một số lực gây ra chuyển động tròn đều. Quan niệm 11: 1. Phát hiện: Khi trời gió, ta khép cửa mà quên cài chốt lại, cánh cửa có bị gió thổi bung ra không? Học sinh có thể lầm tưởng rằng khi trời gió, chỉ cần khép cửa mà khỏi chốt lại, vì lực gió luôn đẩy cửa vào nên cửa sẽ không bị bung ra. Đây là một quan niệm sai lầm vì thực tế, trời gió càng mạnh thì cửa sẽ càng dễ bị bật ra. 2. Khắc phục: Quan niệm này sẽ dễ dàng được khắc phục sau khi học sinh hiểu được định luật Becnuli. Cửa sẽ dễ bật ra khi gió thổi song song với mặt cửa. Quan niệm 12: 1. Phát hiện: Sau khi học tác dụng của lực ma sát nghỉ, giáo viên có thể đặt câu hỏi với học sinh: Ta ngồi được trên ghế là nhờ lực gì? Nhiều học sinh có thể lầm tưởng rằng ta ngồi được trên ghế ngang là nhờ lực ma sát nghỉ. 2. Khắc phục: Khi dạy về lực ma sát nghỉ, giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh điều kiện xuất hiện lực ma sát nghỉ. Đó là khi giữa vật và mặt tiếp xúc có ma sát và vật có xu hướng chuyển động nhưng chưa chuyển động. Quan niệm 13: 1. Phát hiện: Cho học sinh quan sát hình vẽ bên và yêu cầu học sinh phân tích lực tác dụng lên vật. Nhiều học sinh có thể nhầm rằng sẽ có phản lực do mặt tường thẳng đứng tác dụng lên vật theo phương vuông góc với mặt tường. 2. Khắc phục: Cần nhấn mạnh cho học sinh nhớ rằng lực và phản lực luôn cùng tồn tại với nhau, phản lực chỉ có khi có lực tác dụng. Sau đó đặt câu hỏi: Vật có tác dụng áp lực vào mặt tường trong trường hợp này không? Quan niệm 14: 1. Phát hiện: GV: Một cầu thủ sút quả bóng bay đi, hãy so sánh độ lớn của lực mà chân tác dụng vào quả bóng với lực mà quả bóng tác dụng lên chân cầu thủ đó! HS: Chân tác dụng lên quả bóng lực lớn hơn và bằng chứng là quả bóng bay đi, còn chân không bị dội lại. 2. Khắc phục: Lấy hai lực kế bất kì móc vào nhau, gọi hai em học sinh một mập như bác Mạnh, một ốm như bác Toàn lên kéo hai lực kế như hình vẽ. Gọi em Thắng lên đọc số chỉ của hai lực kế và thông báo cho cả lớp kết quả. Quan niệm 15: 1. Phát hiện: Sau khi đã dạy bài chuyển động tròn đều, đặt một câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng.Trong chuyển động đều của vật, gia tốc của vật: a) luôn bằng 0 b) có thể khác 0 hoặc bằng 0 2. Khắc phục: Yêu cầu học sinh viết lại công thức tính gia tốc, qua đó chỉ ra rằng gia tốc không chỉ đặc trưng cho tốc độ biến thiên độ lớn của véctơ vận tốc mà còn đặc trưng cho tốc độ biến thiên hướng của véctơ vận tố B. PHẦN NHIỆT HỌC Quan niệm 1 : Khăn len đem lại nhiệt `1. Cách phát hiện GV: Nhiệt kế 1 được quấn quanh khăn len và được đặt ngoài môi trường, nhiệt kế 2 đặt ngoài môi trường. Hỏi nhiệt kế nào chỉ nhiệt độ cao hơn? HS: Nhiệt kế được quấn trong khăn len chỉ nhiệt độ cao hơn. Lý do của quan niệm sai lầm này là học sinh nghĩ rằng nhiệt kế ở trong khăn len sẽ “ấm hơn” nhiệt kế bên ngoài giống như khi các em mặc áo len thì sẽ thấy ấm hơn. 2. Cách khắc phục: đặt hai nhiệt kế và khăn len ở trong phòng cho nhiệt độ ổn định. Tiếp theo lấy khăn len quấn quanh một nhiệt kế trong khoảng thời gian ngắn cho học sinh đọc nhiệt độ hai nhiệt kế. Nhiệt độ ở hai nhiệt kế như nhau. Quan niệm 2 : Sự truyền cái lạnh 1.Cách phát hiện GV : đặt bình nước đá tiếp xúc với bình nước ở nhiệt độ bình thường, sau thời gian bình nước ở nhiệt độ bình thường lạnh hơn ban đầu, vậy cái lạnh truyền từ vật nào sang vật nào? HS: cái lạnh truyền từ nước đá sang nước thường. 2. Cách khắc phục: cái lạnh không phải là một khái niệm vật lý mà là một khái trong dân gian. Từ khái niệm cái lạnh sẽ dẫn đến quan niệm sai lầm là học sinh cho rằng nhiệt độ truyền từ vật lạnh sang vật nóng. Rất khó khắc phục quan niệm này, để khắc phục, giáo viên nên dạy kĩ phần nhiệt độ và nhiệt lượng. Quan niệm 3: Cảm giác nóng lạnh là do nhiệt độ 1. Nguồn gốc: Hầu hết học sinh nhận xét nhiệt độ của một vật dựa vào cảm giác nóng lạnh. 2. Cách phát hiện GV: hai lá sắt và gỗ có hình dạng và thể tích giống nhau đặt ngoài trời nắng gắt, sau một thời gian khá lâu, sờ tay vào ta thấy miếng sắt nóng hơn. Hỏi nhiệt độ của miếng nào cao hơn? HS: lá sắt có nhiệt độ cao hơn lá gỗ. 3. Cách khắc phục: đặt hai lá sắt và gỗ ra ngoài trưa nắng, sau khoảng thời gian khá lâu, giáo viên cho học sinh dùng hai nhiệt kế để đo nhiệt độ của chúng. Đọc số chỉ nhiệt độ trên hai nhiệt kế, học sinh sẽ thấy chúng chỉ cùng một nhiệt độ. Vậy hai lá sắt và gỗ có cùng nhiệt độ. Quan niệm 4: Nước ngấm ra ngoài ly 1. Cách phát hiện: Lấy một ly nước, đặt vào đó một vài cục đá, sau một thời gian chạm vào mặt ngoài của ly thấy bị ướt.Tại sao mặt ngoài của ly nước đá lại bị ướt? Khi đặt câu hỏi như thế, học sinh sẽ cho rằng nước đã thấm ra ngoài ly. 2. Cách khắc phục: Lấy một ly không chứa nước, sau đó làm lạnh ly (cho ly vào chậu đựng đá hoặc vào tủ lạnh). Lấy ly ra và lau khô. Sau vài phút, bên ngoài ly lại ướt. Thí nghiệm này chứng tỏ không phải nước thấm ra ngoài ly mà do sự ngưng tụ của lớp không khí tiếp giáp với mặt ngoài của ly làm ly bị ướt. Hoặc ta cho một ít phẩm màu vào lý nước. Quan niệm5: Sự nở vì nhiệt 1.Cách phát hiện: GV: Lá kim loại hình chữ nhật có khoét một lỗ tròn ở giữa có đường kính d. Khi nung nóng lá kim loại thì đường kính lỗ tròn tăng hay giảm? HS: khi nung nóng lá kim loại thì nó nở ra về mọi hướng nên đường kính của lỗ tròn sẽ giảm. 2. Cách khắc phục: giáo viên có thể khắc phục quan niệm sai lầm này bằng lý thuyết và bằng thí nghiệm + Bằng thí nghiệm: đây là thí nghiệm từ phổ thông cơ sở Dụng cụ: một lá kim loại có khoét một lỗ tròn ở giữa có đường kính d, một quả cầu có đường kính thích hợp, một giá đỡ, bố trí thí nghiệm như hình vẽ: - Khi chưa nung nóng lá kim loại thì không thể thả quả cầu qua lỗ tròn. - Khi nung nóng lá kim loại thì thả được quả cầu qua lỗ tròn. Vậy khi nung nóng đường kính của lỗ tròn tăng. + Bằng lý thuyết: Bằng công thức xác định sự nở dài, giáo viên chứng minh ra công thức d = d 0 (1 + α∆t) Từ công thức này chứng minh được khi nung nóng thì đường kính của lỗ tròn tăng lên. Quan niệm 6: Quan niệm về tính cộng được của chất lỏng 1. Cách phát hiện GV: Trộn một lít rượu nguyên chất (hoặc cồn) vào một lít nước, hỏi ta được mấy lít hỗn hợp trên? HS: hai lít. Bởi vì 1lít rượu trộn với 1 lít nước tất nhiên bằng hai lít. Lý do của quan niệm sai lầm này là do học sinh quên mất hiện tượng khuếch tán. 2. Cách khắc phục: Giáo viên thực hiện thí nghiệm như trên, sau khi trộn lẫn, cho học sinh đo lại thể tích hỗn hợp đó. Chú ý khi trộn lẫn hai hỗn hợp tránh đỗ ra ngoài. Để có mô hình về hiện tượng khuếch tán, giáo viên dùng một lon đậu và một lon mè, trộn lẫn vào nhau, học sinh thấy được các hạt mè xen lẫn vào các hạt đậu. Tuy nhiên về mặt bản chất đây không phải là hiện tượng khuếch tán. Quan niệm 7: Nước dâng lên trong các ống thủy tinh có tiết diện khác nhau thì giống nhau 1. Cách phát hiện GV: Khi nhúng hai ống thủy tinh có tiết diện nhỏ (ống mao dẫn) và có đường kính khác nhau vào trong nước thì ở trong hai ống nước dâng lên như thế nào so với nhau? HS: nước ở trong hai ống dâng lên như nhau. 2. Cách khắc phục: Giáo viên làm thí nghiệm + Dụng cụ thí nghiệm: hai hay nhiều ống nhỏ có tiết diện trong khác nhau, nước, chậu thủy tinh, màu. + Tiến hành thí nghiệm: Đổ nước pha màu vào chậu thủy tinh, nhúng tất cả các ống nhỏ có sẵn vào trong chậu và cho học sinh quan sát, thấy nước trong ống nào có tiết diện trong càng nhỏ thì càng dâng cao. Quan niệm 8: Vật nặng thì chìm vật nhẹ nổi 1. Cách phát hiện [...]... GV yêu c u HS l p l i m ch i n m i không có t sát ho t ng c a bóng èn Sau ó cho HS so sánh ho t i n và yêu c u HS quan ng c a bóng èn trên và gi i thích t i sao l i có s khác bi t như th ? Khi ó HS s nh n ra i u vô lí GV s giúp các em gi i thích rõ ràng hơn Quan ni m 4: Dòng i n m t chi u là dòng i n không i hai m ch 1 Ngu n g c: ây là m t quan ni m sai c a h c sinh xu t phát do ngôn ng HS nh n th... con cá n m trong ch u nư c, ch ng t m t có lưu nh trong m t th i gian ng n Quan ni m 4: nh c a m t v t qua gương ph ng n m trong gương 1 Cách phát hi n GV : Thư ng ngày các em soi gương và th y nh c a các em Theo các em nh ó n m v trí nào sau ây: - Trong gương - Sau gương - Trư c gương HS: trong gương 2 Cách kh c ph c : t m t viên cây n n(chưa châm l a) trư c m t gương ph ng Yêu c u HS quan sát GV:Có... c: HS th y trong th c t r t nhi u d ng c d ng c ó ho t ng t t, nên khi h c bài t i n i n có g n t trong m ch và ph n i n m t chi u các em cho r ng dòng i n i “ ư c” qua t 2 Cách phát hi n GV: yêu c u HS l p m ch i n g m 1 ngu n 6V, 1 khóa k (ban i n, 1 bóng èn (6V-3W) Hãy d u ch m ), 1 t oán èn sáng như th nào? HS: èn sáng bình thư ng 3 Cách kh c ph c: Yêu c u HS quan sát kĩ bóng èn khi khóa k óng trong. .. thì cũng b khúc x Quan ni m 8: Tia khúc x không ph thu c và chi t su t ch t l ng 1 Cách phát hi n GV: Trư c khi d y bài “S khúc x và ph n x ánh sáng”, ta ti n hành cho HS quan sát v t dư i nư c, và môi trư ng ch t l ng khác H i HS xem có th y i u gì khác bi t không? T i sao l i có i u ó? Quan ni m thư ng g p HS Th y hi n tư ng x y ra g n như nhau HS thư ng nghĩ ch t l ng có tác d ng trong s khúc x ánh... i ch Do ng theo phương ngang Quan ni m 3: Âm thanh truy n trong ch t khí d hơn trong ch t r n 1 Cách phát hi n GV: Âm thanh truy n trong môi trư ng r n hay môi trư ng khí d hơn ? Vì sao ? HS: Nhi u h c sinh cho r ng âm thanh truy n trong môi trư ng khí d hơn vì trong môi trư ng khí có r t ít ph n t v t ch t nên khi truy n i âm thanh ít b “c n tr ” hơn so v i khi truy n trong môi trư ng r n 2 Bi n pháp... n trong dây d n hay không? HS: không t n t i dòng i n trong dây d n 3 Cách kh c ph c : GV yêu c u HS th c hi n thí nghi m c p nhi t i n, dùng vôn k o hi u i n th 2 cách duy nh t u dây d n T ó HS s nh n ra ngu n i n không ph i là làm xu t hi n và duy trì dòng i n Quan ni m 7: i n tích c a hai c c ngu n i n ph i luôn trái d u 1 Cách phát hi n GV : i n tích hai c c c a m t ngu n i n là i n tích gì? HS: ... tích âm 2 Cách kh c ph c: Dùng thí nghi m ch ng t r ng trong pin Vonta, hai c c c a ngu n tích i n cùng d u Quan ni m 8: Hai dây d n i n cùng chi u thì y nhau 1 Ngu n g c: Quan ni m này là do HS th y xung quanh dây d n i n có t trư ng g n gi ng v i nam châm nên HS cho r ng tương tác gi a hai dây d n i n gi ng như tương tác c a hai thanh nam châm Do ó HS cho r ng n u hai dây d n i n cùng chi u thì y nhau,... gì s x y ra gi a hai dây d n n u dòng i n trong hai dây d n cùng chi u hay ngư c chi u nhau? HS: hai dây d n i n cùng chi u thì y nhau, ngư c chi u thì hút nhau 3 Cách kh c ph c : GV ti n hành thí nghi m, m c hai dây d n vào ngu n i n sao cho chúng có dòng i n cùng chi u nhau Cho HS quan sát hi n tư ng x y ra gi a hai dây d n T ó HS nh n ra ngay ư c quan ni m sai l m c a mình Sau ó GV ti p t c làm TN... thành iôn dương và âm Quan ni m 2: Mô hình nguyên t chính là c u t o th c t c a nguyên t 1 Ngu n g c: HS thư ng ư c h c thuy t c u t o nguyên t 2 môn h c là v t lí và hóa h c Khi h c n i dung này, HS thư ng ư c GV v mô hình “c u t o nguyên t ” là g m h t nhân và các electron quay xung quanh minh h a Qua th i gian dài, HS quên m t t mô hình mà ch còn nh “c u t o nguyên t ” d n n quan ni m ó chính là... nguyên t HS: “g m h t nhân mang i n tích dương và các eletron mang i n tích âm quay xung quanh” r i v hình “c u t o nguyên t ” 3 Cách kh c ph c: Yêu c u HS quan sát l i hình 2.1 trang 11, sgk v t lí 11 và cho bi t chú thích hình ghi nh ng gì Khi ó HS s phát hi n ngay hình v ó ch là mô hình GV kh c sâu vào trí nh c a HS b ng cách nh c l i l ch s thuy t c u t o nguyên t và mô hình c u t o c a nó Quan ni . sai của học sinh về một vấn đề, một khái niệm vật lí. 1.2. Biện pháp khắc phục các quan niệm sai lệch của học sinh Để khắc phục các quan niệm sai lệch của học sinh trong quá trình dạy học vật. này. 2. Một số quan niệm sai lầm của học sinh A. PHẦN CƠ HỌC Quan niệm 1: Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ 1. Phát hiện GV: Thả một mẫu giấy và một hòn đá ở một độ cao, cho học sinh quan sát,. QUAN NIỆM CỦA HỌC SINH 1. Cách phát hiện quan niệm sai lệch của học sinh và biện pháp khắc phục 1.1. Cách phát hiện quan niệm sai lệch của học sinh - Bằng các câu

Ngày đăng: 02/11/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan