giáo án địa lý 9 bài 40 thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế các đảo ven bờ và tìm hiểu về nghành công nghiệp dầu khí

6 7.9K 9
giáo án địa lý 9 bài 40 thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế các đảo ven bờ và tìm hiểu về nghành công nghiệp dầu khí

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỊA LÝ 9 Bài 40: THỰC HÀNH : ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA CÁC ĐẢO VEN BỜ VÀ TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : - Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển Đặc biệt thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp 2. Kĩ năng : - Phân tích bản đồ, sơ đồ, BSL để nhận biết tiềm năng kinh tế biển, đảo VN , tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta. 3. Thái độ : - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển nước ta , có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : - Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam - Sách giáo khoa . III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra 15’ KIỂM TRA 15’ Môn: địa lí . khối 9 I/ Mục tiêu kiểm tra: ĐỊA LÝ 9 - Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm điều chỉnh ND, PPDH và giúp đỡ HS một cách kịp thời. - KT KT, KN cơ bản về Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. - Kiểm tra ở 3 cấp độ nhận thức: biết, thông hiểu, vận dụng II/ Xác định hình thức kiểm tra: Tự luận III/ Xây dựng ma trận đề KT: Trên cơ sở phân phối số tiết( như quy định trong PPCT), kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta XD ma trận đề KT như sau: IV/ Viết đề KT từ ma trận: *ĐỀ: Câu 1: (2,5 đ) Hãy vẽ sơ đồ về các ngành kinh tế biển ở nước ta. Câu 2: (3,5đ)Trình bày tiềm năng và thực trạng của ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển ở nước ta. Chủ đề/ Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. 100% TSĐ = 10 đ - Biết tiềm năng và thực trạng phát triển của ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển ở nước ta. 35 % TSĐ = 3,5 đ -Trình bày được những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo ở nước ta. 45%TSĐ = 4,5 đ Vẽ được sơ đồ về các ngành kinh tế biển ở nước ta. 20% TSĐ = 2 đ TSĐ: 10 TS câu: 3 3,5 đ 35 % 4,5 đ 45% 2 đ 20% ĐỊA LÝ 9 Câu 3: (4,0 đ) Hãy trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. V/ Xây dựng HD chấm và biểu điểm: -Chấm điểm tối đa khi HS trình bày đầy đủ các ý và làm bài sạch đẹp. - Ghi chú: HS có thể không trình bày các ý theo thứ tự như HD trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa.Thiếu ý nào sẽ không cho điểm ý đó. HD trả lời. Câu 1: (2 đ) Sơ đồ các ngành kinh tế biển ở nước ta Câu 2: (3,5 đ) - Tiềm năng: dầu mỏ, khí đốt, ti tan, cát trắng muối (0.5đ ) - Thực trạng: + Muối : tiềm năng vô tận, phát triển lâu dài đặc biệt ven biển NTB(Sa Huỳnh, Cà Ná) (0.5đ ) + Khai thác ti tan xuất khẩu từ nhiều bãi cát dọc bờ biển. (0.5đ ) + Khai thác cát chế biến thủy tinh (Vân Hải, Cam Ranh) (0.5đ ) + Khai thác dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH(0.5đ ) . Ngành CN hóa dầu đang dần hình thành(0.5đ ). Công nghiệp chế biến khí phục vụ cho sản xuất điện, phân đạm.(0.5đ ) CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN(0.5đ ) Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. (0.5đ ) Du lịch biển - đảo(0.5đ ) Khai thác và chế biến khoáng sản biển(0.5đ ) Giao thông vận tải biển(0.5đ ) ĐỊA LÝ 9 Câu 3: (4 đ) - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu(0.5đ). Đầu tư chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. (0.5đ ) - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có(0.5đ), đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. (0.5đ) - Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển(0.5đ) và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. (0.5đ) - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. (0.5đ ) - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. (0.5đ) 2. Giới thiệu bài: Việt Nam có 3260 km đường bờ biển trên một vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km 2 , có trên 3000 đảo lớn nhỏ khác nhau . Vùng biển nước ta đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của công nghiệp dầu khí . bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta. 3/ Bài mới : + Hoạt động 1 : tìm hiểu bài tập 1. HS: đọc yêu cầu BT1 - Cho HS thảo luận nhóm : 4 nhóm – 3 phút - Phát triển tổng hợp kinh tế biển gồm những ngành nào ? - Hs quan sát bản đồ đọc tên và xác định vị trí các đảo ven bờ - Kết hợp đọc bảng 40.1 sgk và kiến thức đã học . - Cho biết những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ? - Hs dựa vào bản đồ Việt Nam và lược đồ 39.2 sgk để nêu được điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của từng đảo. ĐỊA LÝ 9 - HS: trình bày . - Gv: chuẩn kiến thức - Cát Bà : Nông, lâm, ngư, du lịch, dịch vụ. - Côn Đảo : Nông lân, ngư, dịch vụ, du lịch biển. - Phú Quốc : nông, lâm, ngư, du lịch, dịch vụ biển. - Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua, sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng. - Hầu như toàn bộ lượng dầu khai thác được xuất khẩu dưới dạng thô, cho thấy cõng nghiệp chế biến dầu khí đang phát triển ( điểm yếu của ngành CN dầu khí vẫn phải nhập lượng xăng dầu qua chế biến với số lượng ngày càng lớn) + Hoạt động 2 : tìm hiểu bài tập 2. HS: đọc yêu cầu BT2 - Gv hướng dẫn Hs phân tích biểu đồ : +Phân tích diễn biến của từng đối tượng qua các năm. + Sau đó phân tích mqh giữa các đối tượng địa lý. +Hs dựa vào biểu đồ hình 4.1 kết hợp kiến thức đã học, hãy : + Nhận xét về tình hình khai thác xuất khẩu dầu thô , nhập khẩu xăng dầu ở nước ta ? + Nhận xét về tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí ở nước ta ? Cho HS thảo luận nhóm 4’( 4 nhom) trả lời câu hỏi BT 2 theo gợi ý trên. - HS : Trình bày - Gv chuẩn xác kiến thức. - Từ năm 1999 – 2003 : ĐỊA LÝ 9 - Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng khai thác dầu thô tăng liên tục. - Hầu như toàn bộ lượng dầu khí khai thác đều được xuất khẩu dưới dạng thô.Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển. Đây là đặc điểm chủ yếu của ngành công nghiệp dầu khí - Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập lượng xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn. * Lưu ý : Mặc dù lượng dầu thô hàng năm xuất khẩu lớn gấp 2 lần lượng xăng dầu nhập khẩu nhưng giá xăng dầu đã chế biến lớn hơn nhiều lần so với giá dầu thô. IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : * Nhận xét phần chuẩn bị, tinh thần, thái độ là việc của HS *Hoàn thành bài thực hành vào vở. Chuẩn bị bài 41 : Địa lí tỉnh Long An - Vị trí địa lí, giới hạn. - Điều kiện tự nhiên. - Các đặc điểm dân cư, xã hội. . ĐỊA LÝ 9 Bài 40: THỰC HÀNH : ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA CÁC ĐẢO VEN BỜ VÀ TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : - Nắm được đặc điểm của các ngành kinh. hình thành và phát triển của công nghiệp dầu khí . bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta. 3/ Bài mới. . khối 9 I/ Mục tiêu kiểm tra: ĐỊA LÝ 9 - Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm điều chỉnh ND, PPDH và giúp đỡ HS một cách kịp thời. - KT KT, KN cơ bản về Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ

Ngày đăng: 02/11/2014, 20:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan