LAO ĐỘNG CHẤT XÁM VÀ SỰ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CHẤT XÁM

17 788 7
LAO ĐỘNG CHẤT XÁM VÀ SỰ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CHẤT XÁM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LAO ĐỘNG CHẤT XÁM VÀ SỰ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CHẤT XÁM

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHẤT XÁM SỰ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CHẤT XÁM TỪ KHU VỰC CÔNG SANG KHU VỰC TƯ. Vùng lãnh thổ Không thay đổi Thay đổi Dạng Không thay Việc đổi Làm Nghề Thay đổi Nghiệp Trong đó: (I): Không thay đổi dạng việc làm cũng như vùng lãnh thổ. (II): Thay đổi dạng việc làm nhưng vùng lãnh thổ không đổi. (III): Thay đổi vùng lãnh thô nhưng dạng nghề nghiệp không đổi. (IV): Thay đổi cả dạng việc làm vùng lãnh thổ. Dạng nghề nghiệp: Công việc chuyên môn hay đơn giản là nội dung hình thức làm việc. Vùng lãnh thổ: Nơi làm việc. 1.1. Lao động chất xám : chỉ lực lượng lao động tri thức, lao động chất lượng cao (phi phổ thông), là đối tượng chính có vai trò thúc đẩy chuyển dịch kinh tế sang hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 1.2. Di chuyển chất xám: bắt nguồn từ thuật ngữ “chảy máu chất xám” (Brain drain hay Human capital flight), là sự di cư quy mô lớn của “lao động chất xám”, thông thường do những xung đột, do thiếu cơ hội, bất ổn định về chính trị hoặc các rủi ro sức khỏe. Chảy máu chất xám thường được xem như một chi phí kinh tế, khi nhân lực di chuyển kéo theo cùng họ những giá trị đào tạo hay ưu đãi trước đó được hỗ trợ bởi chính phủ, cũng giống 1 I III II IV như một chi phí về tài chính đối với quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thường được gọi là “di chuyển chất xám” (trong nội bộ đất nước ra nước ngoài). 1.3. Khu vực công, khu vực tư sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư. Khu vực công: Trong nhiều tài liệu Khu vực công cộng (KVCC) được sử dụng như một thuật ngữ tương đương với khái niệm về khu vực của Chính phủ. Theo cách hiểu này, một số lĩnh vực cơ bản sau được xếp vào KVCC: - Hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan hành pháp ( bộ máy chính phủ, các bộ, viện, Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (tòa án, viện kiểm sát)… - Hệ thống quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội - Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật xã hội (đường xá, bến cảng, cầu cống, mạng lưới thông tin đại chúng, hệ thống cung cấp dịch vụ công, trường học, bệnh viện công, các công trình bảo vệ môi trường…) - Các lực lượng kinh tế của chính phủ: Doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước, lưc lượng dự trữ quốc gia… - Hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội… Khu vực tư: Cho tới nay thì vẫn chưa có một khái niệm chính xác nào về khu vực tư, nhưng dựa trên hình thức phân bổ nguồn lực thì phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường phải tuân theo các quy luật của thị trường như quy luật khan hiếm, quy luật cung cầu, quy luật giá trị…Phương thức này sẽ lấy động cơ tối đa hóa lợi ích làm mục tiêu phân bổ. Nguồn lực sẽ được phân bổ vào những ngành những lĩnh vực hay địa bàn nào mang lại lợi ích tối đa cho người sở hữu nguồn lực đó. Theo cách gọi của Adam Smith thì đó chính là “bàn tay vô hình” là cơ sở để hình thành khu vực tư nhân. Di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư Theo TSKH Phạm Đức Chính thì di chuyển lao động giữa các công ty hoặc là cơ động của người lao động gắn liền với vấn đề bỏ việc, có thể là tự nguyện của họ hoặc là sự bắt buộc của người sử dụng lao động phải bỏ việc. 2 Dựa vào quan điểm trên thì di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư là hình thức người lao động tự nguyện bỏ việc ở khu vực công chuyển sang khu vực tư hoặc bị ép buộc phải thôi việc từ người sử dụng lao động của khu vực công. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến di chuyển lao động chất xám từ khu vực công sang khu vực tư Xét theo góc độ kinh tế, bất cứ ai quan tâm đến kinh tế đều biết bài học vỡ lòng đồng thời là nên tảng quan trọng nhất của kinh tế học (economics), đó là vấn đề lợi ích chi phí (benefit and cost). Do đó bất cứ một quyết định nào được đưa ra đều dựa trên nguyên tắc tổng lợi ích của quyết định đó mang lại cho người ra quyết định phải lớn hơn tổng chi phí mà người đó bỏ ra. Trong tất cả các tình huống có thể, thì tình huống được lựa chọn là tình huống mang lại lợi ích nhiều nhất cho người lựa chọn nó. Lợi ích chi phí của di chuyển lao động Trong đó: B1t - lợi ích ở chỗ làm việc mới trong năm t; B0t - lợi ích ở chỗ làm việc cũ trong năm t; Xét dưới góc độ quản trị học (management), bất cứ ai trong cuộc sống đều muốn được thỏa mãn nhu cầu về vật chất nhu cầu về tinh thần. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow đã chỉ ra rằng nhu cầu của con người được chi ra thành năm cấp độ khác nhau: cấp thấp nhất là các nhu cầu về vật chất, tiếp theo là nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hôi, nhu cầu được kính trọng cao nhất là nhu cầu được thể hiện bản thân. Đối với những người có kiến thức trình độ học vấn càng cao thì những nhu cầu càng trên cao của tháp Maslow càng quan trọng hơn vì những người này thừa hiểu rằng họ có đủ khả năng để có được cuộc sống ổn định về mặt vật chất mong muốn tìm kiếm những cơ hội tốt hơn cho mình. 3 Theo triết học ( philosophy), vật chất tinh thần là hai yếu tố không thể tách rời, chúng vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau. Do đó khi đời sống vật chất được nâng lên thì những nhu cầu về tinh thần cũng phải nâng lên một cách tương ứng. Dựa trên những nền tảng lý thuyết đã đưa ra ở trên thì những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di chuyển từ khu vực công sang khu vực tư của lao động được chúng tôi xem xét bao gồm: - Tiền lương - Môi trường làm việc - Yếu tố chủ quan của người lao động (giới tính, tuổi tác, gia đình, thâm niên công tác…) CHƯƠNG 2: DI CHUYỂN CHẤT XÁM TỪ KHU VỰC CÔNG SANG KHU VỰC TƯ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Thực trạng di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư tại tp HCM Chảy máu chất xám dần trở thành “hiện tượng” tại các quốc gia đang phát triển hay các nền kinh tế chuyển đổi, cụ thể ở Việt Nam, sự chuyển dịch lao động từ khu vực công sang khu vực tư đang là dòng chảy tất nhiên của một thị trường lao động đang hình thành phát triển. Làn sóng người lao động nghỉ việc Nhà nước ra ngoài làm việc không còn là vấn đề mới mẻ. Theo Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến hết năm 2007, có hơn 16.000 công chức xin thôi việc ở Bộ Tài chính TP HCM là những đơn vị có lượng người xin nghỉ việc cao nhất. Con số này chỉ chiếm 0,8% công chức cả nước cũng trong thời gian đó, lượng công chức tăng lên đến hơn 500 ngàn người. lượng công chức bỏ việc chủ yếu diễn ra tại Hà Nội TP HCM, nơi khu vực kinh tế tư nhân đang tìm mọi cách thu hút những người có năng lực kinh nghiệm làm việc. Tại Tp HCM, nơi có nền kinh tế phát triển nhất Việt Nam thì hiện tượng này ngày càng phổ biến. Theo điều tra của viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua số lao động có trình độ chuyển từ khu vực nhà nước sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đến hơn 50%, sang khu vực tư nhân gần 28% 4 Kết quả điều tra sự dịch chuyển lao động diễn ra theo thành phần kinh tế: Doanh nghiệp chuyển từ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp công ty tư nhân Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 22,22% 8,37% 26,12% Doanh nghiệp Nhà nước thành phố 26,67% 14,98% Doanh nghiệp, công ty tư nhân 11,11% 24,15% 0,78% Khu vực quản lý Nhà nước 2,22% 4,84% 3,92% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác 4,44% 2,64% 0,78% Nghề tự do 17,18% 14,84% Bộ đội chuyển ngành 7,03% ( Nguồn: Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) Đặc biệt hiện tượng di chuyển chất xám tại TP HCM diễn ra mạnh mẽ ở các lĩnh vực như y tế, giáo dục, ngân hàng… • Y tế: Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2008 cả nước có tổng số gần 290.000 cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế công lập. Tính tỷ lệ bình quân hiện nay là 6,5 bác sĩ/1 vạn dân. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, với trung bình 6,5 bác sỹ/10.000 dân như hiện nay là quá ít so với khu vực thế giới. Theo báo cáo của Sở Y tế TPHCM, từ năm 2004 đến hết năm 2007, có 1.501 nhân viên y tế nghỉ hưu, thôi việc, bỏ việc chuyển công tác; trong đó có 592 nhân viên có trình độ lành nghề, là "chất xám" của ngành y tế thành phố. Riêng năm 2007 đến nay, có hơn 276 nhân viên ngành y của thành phố xin nghỉ việc hoặc chuyển sang làm cho bệnh viện tư. Bệnh viện Thống Nhất trong năm 2007 là nơi có số nhân viên ra đi kỷ lục, lên đến 70 người. Bệnh viện Nhân dân 115, phụ sản Từ Dũ, Nguyễn Trãi, cấp cứu Trưng Vương, mỗi nơi đều có hơn 20 người nghỉ việc. 5 Theo Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh, từ năm 2004 đến nay, toàn ngành y tế thành phố có hơn 900 cán bộ, viên chức xin thôi việc, bỏ việc chuyển công tác. Trong đó có năm tiến sĩ, 33 thạc sĩ, 16 bác sĩ chuyên khoa II, 65 bác sĩ chuyên khoa I. Phần lớn những người này đều vào làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân, cơ sở y tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó không ít bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện công nhưng vẫn làm cho các bệnh viện, phòng khám tư với thời gian nhiều hơn. Trong 4 năm từ 2004-2007, ngành Y tế TP giảm 1.501 cán bộ viên chức, trong đó thôi việc là 550 bỏ việc là 276 người. Trong đó có 592 nhân viên có trình độ lành nghề, là "chất xám" của ngành y tế thành phố. Số chuyển công tác chỉ có 10 người. Còn số lượng về hưu đông nhất chiếm tới 665 người. Lượng chất xám cũng tập trung đông nhất ở số lượng cán bộ về hưu. số liệu cho thấy trong các năm qua, ngành Y tế TP HCM chỉ giảm 0,7% trên tổng số cán bộ viên chức. Trong số những người đã rời khỏi ngành vì nhiều lý do khác nhau có 11,4% là cán bộ viên chức giỏi, lành nghề những người về hưu cũng đã chiếm tới 56%. • Giáo dục: Theo thống kê chưa đầy đủ ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 7 /2003 đến ngày 31/12/2007 đã có hơn 3000 cán bộ công chức khối giáo dục chủ động rời bỏ nhiệm sở để chuyển sang làm việc ở khu vực ngoài nhà nước. Năm học 2006 - 2007, TP HCM có 1.809 giáo viên bỏ thôi việc. Đến năm học 2007-2008, con số này là 1.286 người, trong đó có cả bậc tiểu học, trung học cơ sở, mầm non. Số giáo viên bỏ việc thường chuyển sang các trường dân lập hay quốc tế. Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước vì thế tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực giáo dục là vấn đề cần được báo động. • Ngân hàng: Tài chính ngân hàng là những ngành năng động, đem lại thu nhập cao. Nhưng hiện tượng chảy máu chất xám trong lĩnh vực này là đáng phải lưu tâm. Vào những năm 1990, khi khu vực ngân hàng Việt Nam bắt đầu mở cửa thì đã xuất hiện trào lưu chuyển dịch lao động từ khối ngân hàng nhà nước sang các ngân hàng nước ngoài. Trong khi ngân hàng nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc kiềm chế lạm 6 phát, hàng trăm cán bộ, công chức có năng lực, trình độ tâm huyết, thậm chí cả những cán bộ trẻ được đào tạo bài bản,có kiến thức cả vi mô lẫn vĩ mô,nắm vững cơ chế, chính sách tài chính, ngân hàng,có nhiều kinh nghiệm nhiều mối quan hệ cũng lần lượt nộp đơn xin thôi việc tại các ngân hàng nhà nước chuyển sang các ngân hàng thương mại hoặc các ngân hàng nước ngoài. Trong năm 2007 thì gần 100 cán bộ đã xin rút khỏi NHNN, con số này còn gia tăng vào năm 2008 2009. 2. Nguyên nhân 2.1 Nguyên nhân khách quan 2.1.1. Mức độ mở cửa của nền kinh tế Sự mở rộng của các lọai hình kinh tế phi Nhà nước Đại hội Đảng lần VI (1986) đã thổi luồng gió mới vào đời sống kinh tế ở nước ta. Trên cơ sở nhận thức lại lý luận thực tiễn Việt Nam, Đảng ta đã có những nhận thức mới đúng đắn khoa học về vấn đề sở hữu các thành phần kinh tế, từng bước khơi dậy được động lực hoạt động kinh tế trong các thành phần dân cư; nghĩa là thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất những thành phần kinh tế. Trước đây khu vực Nhà nước nắm giữ hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nay khu vực kinh tế tư đã đang tham gia vào nhiều lĩnh vực nên sự phân phối lại lực lượng lao động là tất yếu. Từ một thành phần kinh tế độc nhất trước 1986, đến nay guồng máy kinh tế Việt Nam được chính phủ xác định gồm 5 thành phần sau: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế họat động song song cùng phát triển, gia tăng sức cạnh tranh hiệu quả của toàn nền kinh tế. “Chất xám” có nhiều lựa chọn làm việc hơn, dẫn đến sự tự di chuyển cực kỳ linh động của nguồn nhân lực chất lượng cao này. Sau hơn 20 năm thực hiện cải cách mở cửa, kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, với những biến số tăng trưởng vĩ mô khả quan một môi trường kinh doanh đầy hấp lực. Song song với việc chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 7 WTO năm 2006, các tập đoàn kinh tế khổng lồ cũng như các dự án, quỹ đầu tư nước ngòai lần lượt đổ bộ vào Viết Nam, nhu cầu về một lực lượng lao động chuyên môn tại chỗ với nhiều lợi thế bản địa là cực kỳ bức thiết, thành phần kinh tế ra đời mụôn nhất nhưng được dự báo sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ này đang ra sức tìm kiếm nhân sự với những ưu tiên đãi ngộ xứng tầm đầy hấp dẫn. 2.1.2. Xu hướng toàn cầu hóa Cùng với quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu, hiện tượng “di cư chất xám” diễn ra ngày càng mạnh, luồng di chuyển chất xám cũng tuân theo quy luật cung - cầu trong thị trường lao động hay nói cách khác, chất xám sẽ chảy vào nơi mà hiệu năng sử dụng nó cao nhất. Hiện nay, các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ngày càng nhiều ở Việt Nam sử dụng một lực lượng lao động không nhỏ, trong khi khu vực nhà nước, bao gồm cả cơ quan công quyền doanh nghiệp nhà nước, một mặt hầu như không thu hút thêm lao động, mặt khác do cơ chế chính sách lại không sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có. Các công ty, xí nghiệp này có cơ chế quản lý lao động phân phối hợp lý nên luôn tạo ra được sự khẩn trương, tích cực, năng động tự giác của người lao động. Mặt khác, ở đây người lao động nhận thấy có nhiều cơ hội hội tìm việc làm có thu nhập cao ở trong nước, đồng thời được hưởng nhiều chế độ có lợi cho bản thân. Vì vậy, tất yếu xảy ra hiện tượng di chuyển chất xám ngày càng nhiều từ khu vực công sang khu vực tư. 2.2. Nguyên nhân chủ quan 2.2.1. Chế độ lương bổng đãi ngộ “Cải cách tiền lương của công chức nâng cao chất lượng, phẩm chất của đội ngũ này, đó là hai mục tiêu mà chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 không đạt được.”, ông Đinh Duy Hòa, Vụ trưởng vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ), cho biết như trên tại cuộc gặp gỡ, thông tin về kế hoạch triển khai tổng kết Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 diễn ra vào tháng 3/2010. 8 Xuất phát từ những yếu kém dai dẳng của cơ chế lương thưởng Nhà nước, tuy đã được điều chỉnh liên tục để đáp ứng những nhu cầu của thị trường, với “giới hạn thấp nhất của tiền lương đảm bảo khôi phục lại sức lao động của con người, được quyết định bởi những quy luật quyết định giá cả của tất cả các hàng hoá khác”, ngày càng tăng theo sự tăng lên của nhu cầu tối thiểu giá sinh họat. Nhưng nhìn chung, với sức chịu đựng của ngân sách trong bối cảnh lạm phát hiện nay, thực không thể đẩy nhanh vấn đề này. Lương bổng chế độ đãi ngộ trong khu vực công đối với nguồn nhân lực tri thức, chuyên môn cao nếu đem so sánh với những khu vực tư luôn bộc lộ nhiều thua sút rõ rệt. Về lương : - Tiền lương chưa phản ánh đúng giá cả sức lao động, chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, Chế độ tiền lương chủ yếu vẫn dựa trên hệ thống phân phối theo việc, gắn cứng tiền lương với hệ số lương tối thiểu như nhau dù có trình độ khác nhau tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, không thúc đẩy gia tăng hiệu quả công việc. - Chính sách tiền lương chưa được đảm bảo cho người lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội; chưa khuyến khích thu hút được người tài, người làm việc giỏi. Mức lương trung bình của công chức còn thấp so với mức thu nhập trung bình của lao động xã hội. Do vậy đã gây nên sự biến động, dịch chuyển lao động lớn tỉ lệ lao động bỏ việc, nghỉ việc ngày một tăng. - Hệ thống tiền lương còn quá nhiều thang, bảng lương khoảng cách giữa các bậc lương nhỏ, tiền lương danh nghĩa tăng nhưng tiền lương thực tế lại giảm sút. - Trong các doanh nghiệp nhà nước, cơ chế phân phối tiền lương chưa thực sự theo nguyên tắc thị trường, còn mang nặng tính bình quân. Mức độ chênh lệch về tiền lương, thu nhập giữa các loại lao động không lớn, chưa khuyến khích người có trình độ chuyên môn cao vào khu vực nhà nước. Ví dụ trong lĩnh vực Y tế : • Theo điều tra của Sở Y tế TPHCM thì thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên (CBCNV) ngành y tế từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/tháng.Trong đó, 9 thu nhập bình quân của CBCNV có trình độ dưới đại học là 2,5 triệu đồng/tháng. Thu nhập của CBCNV có trình độ đại học trở lên là 3 triệu đồng/tháng. Trong đó, các thạc sĩ, chuyên khoa I chuyên khoa II có thu nhập bình quân là 3,5 triệu đồng/tháng, tiến sĩ có thu nhập là trên 4 triệu đồng/tháng. • Theo thông tin trên thì thu nhập của CBCNV ngành y tế cao hơn thu nhập của cán bộ khu vực hành chính nhà nước có trình độ tương đương, nhưng thấp hơn ngành ngân hàng, chứng khoán ba lần, ngành thương mại từ 2-2,5 lần, cơ sở khám chữa bệnh tư nhân cơ sở chữa bệnh do nước ngoài hợp tác từ 3 đến 4 lần. • Nhà nước chỉ có thể trả cho một bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm khoản lương gần 5 triệu đồng/tháng 100,000 đồng/ca phẫu thuật thì các cơ sở y tế tư nhân sẵn sàng trả họ hàng ngàn USD. Về đãi ngộ: Cơ chế, chính sách đãi ngộ khu vực công hiện nay chưa theo kịp sự phát triển, nên khoảng cách về điều kiện lao động giữa hai khu vực ngày càng mở rộng, đãi ngộ không xứng đáng; ít có điều kiện được đào tạo, được thăng tiến về nghề nghiệp. Thực trạng đãi ngộ trí thức ở bậc thấp nhất là cử nhân đại học mới tốt nghiệp mà Bộ Lao động-Thương binh Xã hội thống kê (Báo cáo số 133 ngày 15-12-2009) cho thấy những con số đau lòng. Theo báo cáo này, tiền lương trả cho các trí thức trẻ trong doanh nghiệp hiện đang thấp hơn thu nhập của . lao động tự do! Cụ thể, một cử nhân hưởng lương bậc một (hệ số 2,34) là 50.700 đồng/ngày, trong khi mỗi lao động tự do, lao động nông nghiệp . được trả tới 80.000-120.000 đồng/ngày ở các công việc cày, gặt lúa, bắt ốc, bốc vác, giúp việc gia đình theo giờ - những công việc không yêu cầu chuyên môn cao. Hơn thế, mức thu nhập/chi phí sống của các trí thức trẻ ở đô thị (1.058.000/738.000 đồng) lại quá “vênh” so với nông thôn (506.000/359.000 đồng) khiến họ càng chật vật. 2.2.2. Môi trường làm việc 10 [...]... được thử nghiệm rèn luyện trong một môi trường năng động, cạnh tranh nhạy bén  Thứ tư, thành quả cá nhân được công nhận khách quan tưởng thưởng xứng đáng Di chuyển chất xám đã tạo điều kiện cho các cá nhân phát huy được khả năng của mình, từ đó đóng góp một phần không nhỏ vào tiến trình phát triển của xã hội 3.2 Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực, di chuyển chất xám cũng chứa... Đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư về những ảnh hưởng 11 của nó đối với nền kinh tế Tuy nhiên, di chuyển chất sám không phải chỉ chứa đựng những hạn chế mà bên cạnh đó nó còn mang lại những lợi ích rất lớn Phân tích những tác động của việc di chuyển chất xám giúp ta thấy rõ được điều này 3.1 Tác động tích cực Theo ông Châu Minh Tỷ (giám đốc... GDP góp phần giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn dân số đến tuổi lao động hàng năm Hàng tuần có hàng trăm doanh nghiệp tư nhân mới ra đời dưới nhiều hình thức Khu vực tư nhân cũng đang cần lao động có tay nghề, cần chuyên viên, cần chất xám; lại năng động hơn, sẵn sàng cạnh tranh hơn, cả trong sản xuất kinh doanh lẫn trong tuyển chọn sử dụng nguồn nhân lực Bài toán về sự luân chuyển chất xám. .. Việc tuyển dụng sử dụng trí thức không đúng chuyên môn được đào tạo vừa gây hiện tượng lãng phí chất xám, đồng thời số trí thức ấy không phát huy được sở trường của mình mà phải làm việc trái nghề sẽ tạo nên sự trì trệ trong bộ máy Nhà nước Chất xám sử dụng không hết hoặc không đúng đã là sự lãng phí ngân sách lớn, chất xám di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác quá nhiều gây ra sự phân bố không... ảnh hưởng tích cực cả tiêu cực của nó 13 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ĐỂ HẠN CHẾ SỰ DI CHUYỂN CHẤT XÁM Để tìm giải pháp cho một vấn đề, điều cần thiết là hiểu rõ về nguyên nhân của nó Đối với hiện tượng di chuyển chất xám, như đã phân tích ở phần trên, thì ta có 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân khách quan nguyên nhân chủ quan Việc tìm giải pháp hạn chế hiện tượng này dựa vào cơ sở phân chia... này di n ra tất yếu theo quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế Vì vậy, ta khó có thể tác động vào các yếu tố này Do đó, để hạn chế sự di chuyển chất xám ở TP Hồ Chí Minh hiện nay, ta phải thay đổi các yếu tố chủ quan như chế độ lương - đãi ngộ, môi trường làm việc 1 Giải pháp về chính sách tiền lương đãi ngộ : Đối với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước phải bảo đảm “đủ phẩm chất. .. nhân làm cho các công chức nhà nước rời bỏ để chuyển sang làm việc ở các khu vực tư Kết luận Quyết định di chuyển từ khu vực công sang khu vực tư là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng có thể nói trên đây là những yếu tố cơ bản nhất có tác động trực tiếp tới việc di chuyển của lao động Lương, chế độ đãi ngộ… là yếu tố ảnh hưởng lớn tới vấn đề chảy máu chất xám nhưng việc phân tích nguyên nhân cũng đã... Cụ thể, để giữ được lao động chất xám có trình độ chuyên môn tay nghề cao thì chính sách tiền lương, thu nhập đối với khu vực kinh tế nhà nước cần linh động hơn như: - Đưa mức tiền lương tối thiểu về một mặt bằng chung tăng hệ số lương cho các chức danh yêu cầu năng lực trình độ cao - Có chế độ tiền thưởng khuyến khích vật chất, tinh thần thỏa đáng cho những người lao động tài năng, góp phần... chảy máu chất xám nhưng việc phân tích nguyên nhân cũng đã chỉ ra rằng nó không phải là tất cả Để hạn chế những tác động tiêu cực từ hiện tượng chảy máu chất xám các nhà quản lý nên xem xét phân tích những nguyên nhân trên một cách toàn di n 3 Tác động Như chúng ta đã biết di chuyển chất xám là một khâu tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập... như vậy, tư nhân khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là hai thành phần kinh tế phát triển năng động hiệu quả nhất, tạo cho nguồn nhân lực chất luợng cao của đất nước những lựa chọn cơ hội cống hiến rộng mở cùng những hệ thống quản lý môi trường làm việc hiện đại, góp phần vào quá trình tự phân phối sử dụng nguồn lực hiệu quả, thiết thực hơn, gia tăng năng suất chung cho toàn xã hội Với những . CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHẤT XÁM VÀ SỰ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CHẤT XÁM TỪ KHU VỰC CÔNG SANG KHU VỰC TƯ. Vùng lãnh thổ. 1.2. Di chuyển chất xám: bắt nguồn từ thuật ngữ “chảy máu chất xám (Brain drain hay Human capital flight), là sự di cư quy mô lớn của lao động chất xám ,

Ngày đăng: 27/03/2013, 14:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan