chính sách tài chính nhằm phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam

58 1.6K 0
chính sách tài chính nhằm phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Phần 1: Một số vấn đề cơ bản về chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp 1 1. Khái niệm người có thu nhập thấp 1 2. Đặc điểm nhà ở người có thu nhập thấp 3 3. Khái niệm chính sách tài chính 5 4. Sự cần thiết phải có chính sách tài chính đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp 8 Phần 2: Thực trạng chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam 10 1. Quá trình hình thành và phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp 10 2. Thực trạng chính sách tài chính nhằm hỗ trợ phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp VN thời gian qua 22 a. Chính sách tín dụng 24 b. Chính sách giá 28 c. Chính sách thuế: 30 d. Các chính sách khác: 30 3. Đánh giá các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt nam thời gian qua: 38 4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới sử dụng chính sách tài chính nhằm phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp 40 a. Singapore: 40 b. Trung quốc 42 Phần 3: Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam 45 1. Quan điểm, định hướng trong việc sử dụng các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt nam 45 a.Quan điểm: 45 b.Định hướng: 46 2. Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển cho người có thu nhập thấp ở Việt nam 46 b.Chính sách tín dung 48 c.Chính sách giá 49 d.Thành lập các quỹ đầu tư 51 3. Kiến nghị 52 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 2: Diện tích nhà ở 2009 11 Bảng 3:Tỷ lệ hộ không có nhà ở chia theo các vùng kinh tế - xã hội, thành thị nông thôn 1999 và 2009 12 Bảng 4: Phân bố phần trăm số hộ có nhà ở chia theo thành thị/ nông thôn và diện tích sử dụng 1999 và 2009 12 Bảng 5: Số lượng và phân bố phần trăm lao động có việc làm chia theo giới tính và nghề nghiệp 2009 13 Bảng 6: Số lượng và phân bố phần trăm người thất nghiệp chia theo thành/ nông thôn và nhóm tuổi 2009 14 DANH MỤC BIỂU ĐỒ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM Phần 1: Một số vấn đề cơ bản về chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp 1. Khái niệm người có thu nhập thấp Cho đến nay chưa có một khái niệm rõ ràng về “người có thu nhập thấp”.Tuỳ thuộc vào đối tượng hàng hoá tiêu dùng so với mức độ thu nhập mà có quan điểm khác nhau về thu nhập. Trong quan hệ mua bán hàng hoá thông thường có thể họ là người có thu nhập trung bình, thậm chí là khá nhưng trong quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá đặc biệt - nhà đất thì họ lại là nhóm có thu nhập thấp. Chính vì vậy mà có nhiều cách hiểu khác nhau về người có thu nhập thấp. _Theo cách hiểu thông thường, người có thu nhập thấp là những người có mức lương tương đối ổn định nhưng mức độ tiệm cận dưới mức thu nhập trung bình của người dân đô thị bao gồm cả những người nghèo đói. _Theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo,hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015: + Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đ/người/tháng (từ 4.800.000đ/người/năm) trở xuống. + Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đ/người/tháng (từ 6.000.000đ/người/năm) trở xuống. + Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000đ đến 520.000đ/người/tháng 1 +Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000đ đến 650.000đ/người/tháng. _Trong chương trình phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp, khái niệm người có thu nhập thấp là : người có thu nhập ổn định trên ngưỡng nghèo và dưới mức tiệm cận với mức trung bình, có khả năng tích luỹ vốn để tự cải thiện điều kiện ở nhưng vẫn cần sự hỗ trợ của nhà nước như cho vay dài hạn với mức lãi suất ưu đãi trả góp, chính sách về đất đai và cơ sở hạ tầng. _Xét trên phương diện cải thiện nhà ở, người thu nhập thấp là những người phải chi một phần thu nhập để thuê nhà hoặc trả góp tiền sửa nhà, mua nhà ngoài việc chi tiêu cho nhu cầu cơ bản. _ Là những người hiện đang sống trong những ngôi nhà quá cũ nát mà không có điều kiện sửa sang hay cải tạo lại. _Theo như đề tài, người thu nhập thấp được định nghĩa ở đây là người có thu nhập tương đối ổn định, và có khả năng tích luỹ vốn để cải thiện điều kiện ở, nhưng cần sự hỗ trợ của Nhà nước về vay vốn dài hạn trả góp, tạo điều kiện ưu đãi về chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng ( người vay vốn làm nhà có khả năng hoàn trả tiền vay). _Theo Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ + Là những người chưa có nhà hoặc có nhà nhưng diện tích ở chật hẹp, diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 5m2 sử dụng/người và diện tích khuôn viên đất của nhà ở đó thấp hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. + Là những người chưa đc Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất dưới mọi hình thức 2 +Có mức thu nhập hàng tháng tính bình quân theo đầu người) dưới mức bình quân của địa phương theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 2. Đặc điểm nhà ở người có thu nhập thấp Thu nhập biểu hiện lợi ích vật chất có được của mỗi người, mỗi hộ gia đình khi tham gia lao động.Nó ảnh hưởng trực tiếp hay nói cách khác là nó quyết định lợi ích tinh thần của họ. Mọi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông thường hay cao cấp đều trông chờ vào khoản thu nhập hàng tháng. Thu nhập cao thì mức tiết kiệm dành cho tiêu dùng cao, có điều kiện phát triển con người, ngược lại thu nhập thấp kéo theo một loạt các vấn đề nảy sinh từ giáo dục đào tạo, y tế cho đến các hoạt động như vui chơi giải trí, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học… và quan trọng hơn cả là điều kiện ăn ở.Nó không chỉ là những nhu cầu tối thiểu của bất kì một con người nào ở bất kì một nhà nước nào mà ngày càng trở nên quan trọng khi xã hội phát triển qua từng giai đoạn. Và mức tiết kiệm để chi tiêu cho nhu cầu ở cũng tăng. Hàng hoá- nhà ở- là một hàng hoá cao cấp đôi khi cũng trở thành tâm điểm “ ganh đua” của những nhóm người có thu nhập cao. Thế nhưng với nhóm người có thu nhập thấp, nhà ở với mức tiện nghi tối thiểu có khi là “ ước mơ cao sang”. Đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp tại các đô thị Thu nhập biểu hiện lợi ích vật chất có được của mỗi người, mỗi hộ gia đình khi tham gia lao động.Nó ảnh hưởng trực tiếp hay nói cách khác là nó quyết định lợi ích tinh thần của họ. Mọi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông thường hay cao cấp đều trông chờ vào khoản thu nhập hàng tháng. Thu nhập cao thì mức tiết kiệm dành cho tiêu dùng cao, có điều kiện phát triển con người, ngược lại thu nhập thấp kéo theo một loạt các vấn đề nảy sinh từ giáo dục đào tạo, y tế cho đến các hoạt động như vui chơi giải trí, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học… và quan trọng hơn cả là điều kiện ăn ở.Nó không chỉ là những nhu cầu tối thiểu của bất kì một con người nào ở bất kì một nhà nước nào mà 3 ngày càng trở nên quan trọng khi xã hội phát triển qua từng giai đoạn. Và mức tiết kiệm để chi tiêu cho nhu cầu ở cũng tăng. Hàng hoá- nhà ở- là một hàng hoá cao cấp đôi khi cũng trở thành tâm điểm “ ganh đua” của những nhóm người có thu nhập cao. Thế nhưng với nhóm người có thu nhập thấp, nhà ở với mức tiện nghi tối thiểu có khi là “ ước mơ cao sang”. Vì vậy,nhà ở của nhóm người này thường có một số đặc điểm sau: + Nhà ở của người thu nhập thấp có diện tích chật hẹp, chất lượng thấp kém, chủ yếu là nhà bán kiên cố và nhà tạm. + Về mặt kiến trúc: - Đối với nhóm người di cư từ nơi khác đến đô thị, nhất là từ nông thôn ra kiếm việc làm ăn buôn bán nhỏ Nhà ở của họ là những lều lán dựng tạm bợ bởi các vật liệu kém chất lượng nên hình thức kiến trúc rất nghèo nàn, đơn sơ như chính cuộc sống của họ Họ tạo dựng ngôi nhà bằng tất cả các loại vật liệu có thể như tre, nứa, cót ép, lá dừa nước, giấy dầu thậm chí là cả những phế liệu thải ra từ sản phẩm công nghiệp. Bản thân vật liệu tạo dựng lên ngôi nhà chủ yếu là loại rẻ tiền , dễ kiếm và tận dụng lại. - Đối với nhóm người định cư từ trước khi nền kinh tế chuyển đổi vẫn còn cơ chế bao cấp thì họ thường ở trong những căn hộ tập thể do nhà nước phân phối. Nay đã xuống cấp nghiêm trọng, nún nứt quá liên hạn sử dụng và lạc hậu. Do đó nhìn chung hình thức kiến trúc nhà ở của người nghèo có giá trị thẩm mỹ thấp. Màu sắc tại các khu ở đơn điệu có phần ảm đạm bởi màu sắc của các vật liệu phế thải và tái chế + Về mặt không gian quy hoạch và chức năng ngôi nhà: Nhà ở bố trí không khoa học, không đúng quy hoạch, thậm trí là cơi lới, lấn chiếm vô tổ chức.Do vậy nhà ở đối với người thu nhập thấp thường thuộc diện giải toả. Nhà ở là nơi nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động. Bên cạnh đó nó 4 có ý nghĩa tâm lý xã hội phong tục tập quán dân tộc. Nhưng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại các đô thị thì những chức năng đó mới chỉ ở mức độ tối thiểu. Các không gian trong nhà thường được sử dụng đa chức năng . Chỗ tiếp khách cũng là chỗ ngủ, nghỉ ngơi của thành viên trong hộ khi bị đau,ốm bệnh tật. Vì không có không gian riêng, các căn hộ gần như không có không gian phụ như bếp nấu ăn, phòng ăn, phòng tắm, nhà vệ sinh + Về mặt môi trường : Do nhà ở mọc lên không theo quy hoạch kể cả các công trình công cộng. Hệ thống cấp nước không đến được các hộ dân, cống thoát nước lộ thiên, hệ thống điện quá tải không được xử lý, ý thức vệ sinh môi trường của người dân kém nên ngày càng dẫn đến môi trường sống trong các khu này trở lên ô nhiễm, không đủ tiêu chuẩn cho phép. Trong quá trình ở hầu như rất ít, thậm chí không đầu tư cải tạo, sửa chữa nên đã xuống cấp một cách nhanh chóng. Thu nhập thấp kéo theo hàng loạt vấn đề nảy sinh, không chỉ vấn đề ở mà còn những sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống của họ như : y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường…. Nghèo lại vẫn cứ nghèo nếu Đảng và Nhà Nước ta không có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ họ. Đây là một trong những vấn đề bức xúc mà bất cứ một xã hội chủ nghĩa nào cũng cần phải nhanh chóng giải quyết , đảm bảo công bằng trong xã hội theo đúng bản chất của nó. 3. Khái niệm chính sách tài chính Chính sách tài chính là chính sách của Nhà nước trong việc huy động các nguồn thu vào NSNN và sử dụng nó trong hạn nhất định (thường là một năm) Chính sách tài chính là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài chính đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. Hai công cụ chính của chính 5 sách tài chính là chi tiêu chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hướng đến các biến số trong nền kinh tế: tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế; kiểu phân bố nguồn lực; phân phối thu nhập … Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn. 1. Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế. 2. Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng. 3. Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng. Chính sách tài khóa có tác động đến sản lượng thực thực tế, đến kiềm chế lạm phát và tình trạng thất nghiệp, có tác động đến điều chỉnh nền kinh tế, cơ cấu kinh tế. Mục tiêu của chính sách tài chính là bảo đảm các nguồn lực tài chính, tạo môi trường và điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, chính sách tài chính cần xử lý nhiều mối quan hệ, trong đó giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn chủ yếu sau đây là nội dung cốt lõi của chính sách tài khóa: 6  Mâu thuẫn thu – chi NSNN. Đây là mâu thuẫn vốn có của bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt gay gắt đối với các nước kém phát triển. Xuất phát của mâu thuẫn này là do chi tiêu của Nhà nước lớn, trong khi nguồn thu bị hạn chế. Vì vậy, cần có những biện pháp tích cực để khống chế nhu cầu chi của Nhà nước. Đồng thời tích cực thu đúng, thu đủ, tận dung các nguồn thu. Để thực hiện cân đối thu – chi, cần giữ vững 2 đối cân chủ yếu: Một là, thu từ các loại thuế trực thu và gián thu phải đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên của bộ máy Nhà nước, quốc phòng, an ninh… Hai là, quy mô đầu tư phát triển kinh tế - xã hội phải tương ứng với tổng số thu tự thực hiện lợi ích kinh tế các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và các nguồn lực huy động được trong nước và ngoài nước thông qua tín dụng dài hạn.  Mâu thuẫn giữa tập trung vào NSNN với tích lũy trong các cơ sở kinh doanh. Vì vậy chính sách tài khóa cần giải quyết mâu thuẫn này, đó là yêu cầu khách quan của phát triển kinh tế - xã hội. Mâu thuẫn này hiện nay ở nước ta đang gay gắt, biểu hiện ở chỗ tốc độ tăng thu vào NSNN năm sau cao hơn năm trước và lớn hơn nhiều lần so với tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân, trong khi tình trạng thất nghiệp thu từ thuế còn lớn  Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với việc thực hiện công bằng xã hội. Nguyên nhân của mâu thuẫn này: Từ một mặt năng suất lao động xã hội còn thấp kém, muốn tăng trưởng thì phải tích lũy, do đó tiều dùng bị hạn chế, không giải quyết đúng mức những vấn đề xã hội cấp bách. Nếu ngược lại thì không đảm bảo thực hiện được mục tiêu kinh tê. Mặc khác, do phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, sẽ dẫn tới phân hóa giàu 7 [...]... người được thụ hưởng chính sách này Những chính sách về nhà ở cho người có thu nhập thấp được áp dụng trên toàn đất nước Tuy nhiên vấn đề này chủ yếu tập trung ở đô thị Chính sách hiện hành về nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp Nhà ở xã hội được nêu trong Mục 4 Chương 3 Luật Nhà ở năm 2005 Phát triển nhà ở xã hội được Nhà nước khuyến khích như miễn tiền sử dụng đất, tiền thu đất, được miễn... sống ấm no, hạnh phúc 9 Phần 2: Thực trạng chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam 1 Quá trình hình thành và phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp Theo thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam năm 2009 có diện tích 331,212 km2 bao gồm 327,480 km2 đất liền còn lại là biển nội địa Dân số Việt Nam năm 2010 đạt ngưỡng 87 triệu người và có xu hướng tăng đều qua các năm... giải quyết mâu thu n trên, chính sách tài chính phải thể hiện nội dung điều tiết thu nhập sao cho hợp lý 4 Sự cần thiết phải có chính sách tài chính đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp Người thu nhập thấp , tiền dành cho tiết kiệm cũng không phải là nhiều , thậm chí là không có Khi mức thu nhập ở dưới mức trung bình, mức tiết kiệm không đủ để cải tạo, nâng cấp nhà và đến khi thu nhập cao thì họ... tạm, hư hỏng Nhà ở xã hội đô thị phải là nhà chung cư Như vậy, theo các quy định trên thì nhà ở xã hội cũng tức là nhà ở cho người thu nhập thấp, nhưng chỉ là nhà cho thu 22 Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 105/2007 phê duyệt Định hướng chính sách tài chính nhà ở quốc gia đến năm 2020 nhằm mục tiêu thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các quan hệ tài chính nhà ở thích ứng... xây hoặc thu nhà ở cho công nhân thì được tính là chi phí hợp lý khi tính thu thu nhập doanh nghiệp Tháng 6 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, trong đó bổ sung thêm loại nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước để cho thu 23 Các chính sách nhằm hỗ trợ nhà ở cho những người có thu nhập thấp ở Việt Nam được... tạo điều kiện trợ giúp các đối tượng chính sách xã hội về nhà ở Đến Quyết định số 67/2009 (tháng 4) của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị thì tên gọi nhà ở xã hội” không được đề cập đến nữa, thay vào đó là tên gọi nhà ở cho người thu nhập thấp (NTNT), và không chỉ để cho thu , mà còn cho thu mua (mua trả góp) hoặc mua trả... của nhà ở được xác định căn cứ vào tỉ lệ còn lại của nhà so với giá nhà ở xây dựng mới Giá cả còn được Nhà nước quản lý thông qua các chương trình phát 20 triển nhà ở để bán và cho thu Các mức giá này đã và đang được áp dụng trong nhiều dự án phát triển nhà ở - Giá xây dựng nhà ở tại các khu vực đô thị: Các công ty xây dựng và phát triển nhà ở cho biết trong các dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thu ,... doanh nghiệp tham gia xây nhà ở cho người thu nhập thấp, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế ưu đãi như vay vốn, hỗ trợ lãi xuất, cấp đất sạch, Tóm lại, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm đảo bảo an sinh xã hội Trong đó, Nhà nước, nhân dân và xã hội phải đồng lòng chung sức để chăm lo cho việc phát triển nhà ở cho người dân; đảm bảo cuộc... các chính sách một cách triệt để hơn nữa, tạo điều kiện cho người dân có thể tự mình cải tạo, xây dựng được nhà, sử dụng các loại vật liệu xây dựng thích hợp giảm giá thành và rút ngắn thời gian xây dựng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và mức thu nhập của người dân 2 Thực trạng chính sách tài chính nhằm hỗ trợ phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp VN thời gian qua Nhà ở thu nhập. .. đãi thu giá trị gia tăng ở mức cao nhất (thu suất 0%) 3 Được miễn thu thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thu và giảm 50% thu thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo và được áp dụng thu suất thu thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động ; d Các chính sách khác: Song song với 3 chính sách chủ đạo Nhà nước còn đưa ra một số chính sách hỗ trợ nhà ở cho . bản về chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp 1 1. Khái niệm người có thu nhập thấp 1 2. Đặc điểm nhà ở người có thu nhập thấp 3 3. Khái niệm chính sách tài chính 5 4 cần thiết phải có chính sách tài chính đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp 8 Phần 2: Thực trạng chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam 10 1. Quá trình. và phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp 10 2. Thực trạng chính sách tài chính nhằm hỗ trợ phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp VN thời gian qua 22 a. Chính sách tín dụng 24 b. Chính

Ngày đăng: 02/11/2014, 06:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần 1: Một số vấn đề cơ bản về chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp

    • 1. Khái niệm người có thu nhập thấp

    • 2. Đặc điểm nhà ở người có thu nhập thấp

    • 3. Khái niệm chính sách tài chính

    • 4. Sự cần thiết phải có chính sách tài chính đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp

    • Phần 2: Thực trạng chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam

      • 1. Quá trình hình thành và phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp

      • 2. Thực trạng chính sách tài chính nhằm hỗ trợ phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp VN thời gian qua

        • a. Chính sách tín dụng

        • b. Chính sách giá

        • c. Chính sách thuế:

        • d. Các chính sách khác:

        • 3. Đánh giá các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt nam thời gian qua:

        • 4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới sử dụng chính sách tài chính nhằm phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp.

          • a. Singapore:

          • b. Trung quốc

          • Phần 3: Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam

            • 1. Quan điểm, định hướng trong việc sử dụng các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt nam.

              • a.Quan điểm:

              • b.Định hướng:

              • 2. Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển cho người có thu nhập thấp ở Việt nam

                • b.Chính sách tín dung

                • c.Chính sách giá

                • d.Thành lập các quỹ đầu tư

                • 3. Kiến nghị

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan