quản lý thu thuế tndn đối với dnnqd trên địa bàn thị xã cẩm phả, tỉnh quảng ninh

76 441 0
quản lý thu thuế tndn đối với dnnqd trên địa bàn thị xã cẩm phả, tỉnh quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viện Tài chính Luận văn Cuối khóa LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế cũng ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, quá trình chuyển dịch cơ cầu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu Ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích luỹ trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu Ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách tài chính trong đó có hệ thống chính sách thuế nói chung, thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho Ngân sách Nhà nước, thực hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực, đồng thời giải quyết tốt các quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữa tăng trưởng với công bằng xã hội và xoỏ đúi giảm nghèo. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sau nhiều lần thay đổi cho phù hợp với định huớng phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn mà Đảng đã đề ra, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp trong đó có bộ phận DNNQD, hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12. Được đánh giá là có nhiều điểm mới hợp lý hơn so với các Luật thuế trước, song việc áp dụng Luật thuế vào thực tiễn cũn gặp phải nhiều vướng mắc. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế loại hình DNNQD cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của các DNNQD đã thu hút được một lực lượng lao động khá lớn, đồng thời đáp ứng được một cách nhanh nhạy nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Các DNNQD tham gia vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế với sự đa dạng về ngành nghề hoạt động và quy mô của DN, góp phần không nhỏ trong tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn thu vào NSNN. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực đó SV: Đào Thị Hải Yến - Lớp: CQ44/01.02 1 Học viện Tài chính Luận văn Cuối khóa vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng của các DN chưa cao, một số DN thường tỡm mọi cách để giảm tối đa số thuế phải nộp. Trên thực tế do đặc thù của tx.Cẩm Phả, DNNQD chủ yếu là DN vận tải và khai thác, dịch vụ - loại hình rất khó quản lý. Điều đó làm cho việc quản lý thu thuế TNDN đối với DNNQD trên địa bàn trong thời gian qua gặp không ít khó khăn. Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập ở Chi cục thuế thị xã Cẩm Phả, em tõm đắc chọn đề tài: “Quản lý thu thuế TNDN đối với DNNQD trên địa bàn thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” làm nội dung tìm hiểu và nghiên cứu của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Thuế TNDN và sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế TNDN đối với DNNQD. Chương 2: Thực trạng quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn thị xã Cẩm Phả. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế TNDN đối với DNNQD tại Chi cục thuế Cẩm Phả. Do còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ lý luận cũng như thực tiễn, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chõn thành cảm ơn TS Hoàng Thị Thuý Nguyệt - giáo viên trực tiếp hướng dẫn, các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý Tài chớnh công và cỏc cụ chỳ, anh chị trong Đội Nghiệp vụ - tuyên truyền thuộc Chi cục thuế thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn của mình. Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2010 Sinh viên SV: Đào Thị Hải Yến - Lớp: CQ44/01.02 2 Học viện Tài chính Luận văn Cuối khóa Đào Thị Hải Yến SV: Đào Thị Hải Yến - Lớp: CQ44/01.02 3 Học viện Tài chính Luận văn Cuối khóa Chương 1: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN) VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DNNQD 1.1. Khái quát chung về thuế TNDN: 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế TNDN: Thuế TNDN được hiểu là sắc thuế tớnh trờn thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỡ tớnh thuế. Thuế TNDN (ở một số nước gọi là thuế thu nhập công ty, thuế công ty, hoặc thuế lợi tức) đã được áp dụng từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Các nước áp dụng thuế TNDN sớm vào khoảng giữa và cuối thế kỷ XIX như: Anh, Nhật; một số nước khác áp dụng vào khoảng đầu thế kỷ XX như: Pháp, Thuỵ Sỹ, Liờn Xụ cũ, Trung Quốc… Mỗi nước khi áp dụng thuế TNDN đều có những hoàn cảnh riêng và với những quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định nhưng nhìn chung xuất phát từ những lý do chủ yếu sau: - Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội trong khi thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. - Thuế TNDN là một trong các nguồn thu quan trọng của NSNN và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, đầu tư gia tăng, thu nhập của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư tăng lên làm cho khả năng huy động nguồn tài chính cho nhà nước thông qua thuế TNDN ngày càng ổn định và vững chắc. - Xuất phát từ yêu cầu phải quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong từng thời kì nhất định, thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, thu SV: Đào Thị Hải Yến - Lớp: CQ44/01.02 4 Học viện Tài chính Luận văn Cuối khóa nhập chịu thuế, sử dụng thuế suất và các ưu đói thuế TNDN, nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô. Thuế TNDN ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng của NSNN ở các nước áp dụng chính sách thuế này. Ở Việt Nam, thuế TNDN có nguồn gốc từ khoản trích nộp lợi nhuận áp dụng đối với khi vực kinh tế quốc doanh và thuế lợi tức doanh nghiệp áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn từ năm 1953 đến trước 1/1/1990. Từ 1/1/1990 đến trước ngày 1/1/1999 thuế lợi tức được áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế thay cho chế độ trích nộp lợi nhuận áp dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh và thuế lợi tức doanh nghiệp áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Cơ sở tính thuế lợi tức là lợi tức doanh nghiệp và thuế suất. Mức thuế suất phổ thông là 30%, 40%, 50%; từ năm 1993 các mức thuế suất được giảm tương ứng là 25%, 35%, 45% trên lợi tức đạt được. Ngoài ra, đối tượng nộp thuế còn phải nộp thuế lợi tức bổ sung khi có lợi tức do lợi thế khách quan, hoặc có lợi tức được chia do góp vốn vượt mức nhà nước quy định. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng thuế lợi tức theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với mức thuế suất phổ thông thấp hơn so với các doanh nghiệp trong nước, nhằm khuyến khích đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn này. Từ 1/1/1999 cho tới trước ngày 1/1/2004 thuế TNDN được áp dụng thống nhất đối với các đối tượng kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thay cho thuế lợi tức, mức thuế suất phổ thông đối với các doanh nghiệp trong nước là 32%, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 25%. Sau 5 năm thực hiện, Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ ba đã thông qua luật thuế TNDN sửa đổi và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. SV: Đào Thị Hải Yến - Lớp: CQ44/01.02 5 Học viện Tài chính Luận văn Cuối khóa Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XII tiếp tục tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN cho phù hợp hơn với các thành phần kinh tế và tình hình kinh tế - xã hội. Thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay được quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật sau: - Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008. - Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN. - Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008. - Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. - Và một số văn bản khác. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN: 1.1.2.1. Khái niệm thuế TNDN: Thuế TNDN là sắc thuế tớnh trờn thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. 1.1.2.2. Đặc điểm của thuế TNDN: Thứ nhất, thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp, nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là “người chịu thuế”. Thứ hai, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế GTGT, thuế TTĐB là một số tiền cộng thêm vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, người bán hoặc người cung cấp dịch vụ là người tập hợp thuế và nộp vào kho bạc, bởi vậy, nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng hàng hoá. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên chỉ khi các DN, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN. Thứ ba, thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế TNCN. Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi SV: Đào Thị Hải Yến - Lớp: CQ44/01.02 6 Học viện Tài chính Luận văn Cuối khóa ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết… là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng được coi là một biện pháp quản lý TNCN. Thứ tư, tuy là thuế trực thu song thuế TNDN khụng gõy phản ứng mạnh mẽ bằng thuế TNCN vỡ nó mơ hồ đối với người chịu thuế. 1.1.2.3. Vai trò của thuế TNDN: - Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng đối với NSNN. Điều này được thể hiện ở phạm vi áp dụng của thuế TNDN rất rộng, gồm các tổ chức hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế không phân biệt thành phần kinh tế, không phân biệt là DN được thành lập theo pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước ngoài mà chỉ quan tâm đến khoản thu nhập chịu thuế đú có phát sinh tại Việt Nam hay không? Mặt khác, cùng với xu thế tăng trưởng kinh tế, quy mô các hoạt động kinh tế ngày càng mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu ngày càng lớn về thuế TNDN cho NSNN. - Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập và chính sách công bằng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Các DN với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh mẽ thì DN đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao, ngược lại, các DN với năng lực tài chính, lực lượng lao động hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Để hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng Thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đúng góp của các chủ thể kinh doanh vào NSNN được công bằng, hợp lý. - Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước trong từng thời kì. Thuế TNDN còn là công cụ hữu hiệu SV: Đào Thị Hải Yến - Lớp: CQ44/01.02 7 Học viện Tài chính Luận văn Cuối khóa để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ. Thông qua hệ thống thuế suất ưu đãi, thuế TNDN góp phần định hướng cho các DN, các nhà đầu tư chú trọng đầu tư vào những lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích, đầu tư vào những địa bàn được ưu tiên. Thuế TNDN còn góp phần thúc đẩy SXKD phát triển thông qua thực hiện miễn, giảm thuế cho DN thành lập mới trong một số lĩnh vực nhằm tạo điều kiện cho DN nhanh chóng ổn định sản xuất và đảm bảo thu nhập trong những năm tiếp theo. Việc tính trừ các khoản chi phí hợp lý cũng góp phần khuyến khích các DN đầu tư về cả chiều rộng và chiều sâu, thúc đẩy tăng cường hạch toán kinh tế, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ những vai trò quan trọng nêu trên, cho ta thấy thuế TNDN là một sắc thuế cần thiết trong hệ thống thuế của mọi quốc gia nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, trong tương lai gần thuế TNDN sẽ giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thuế quốc gia. 1.2. Nội dung cơ bản của Thuế TNDN ở nước ta hiện nay: 1.2.1. Phạm vi áp dụng thuế TNDN: Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm: - DN được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật DNNN, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp Nhà nước; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung. SV: Đào Thị Hải Yến - Lớp: CQ44/01.02 8 Học viện Tài chính Luận văn Cuối khóa - Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực. - Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã. - DN được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (gọi là DN nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không thường trú tại Việt Nam. - Tổ chức khỏc cú hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập. 1.2.2. Căn cứ tính thuế: Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế được xác định dựa trên căn cứ là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất thuế TNDN Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau: Thuế TNDN Phải nộp = Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN x Thuế suất thuế TNDN 1.2.2.1. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định. Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định 1.2.2.1.1. Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau: SV: Đào Thị Hải Yến - Lớp: CQ44/01.02 9 Học viện Tài chính Luận văn Cuối khóa Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác Thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ đó. DN có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì DN phải tớnh riờng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng. 1.2.2.1.2. Doanh thu: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau: - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà DN được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. + Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT. + Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT. - Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau: + Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá cho người mua. + Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. Trường hợp thời điểm lập hoá đơn xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hoá đơn. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 1.2.2.1.3. Chi phí được trừ: SV: Đào Thị Hải Yến - Lớp: CQ44/01.02 10 [...]... chi phối rất mạnh mẽ đến quản lý thu nói chung và thu TNDN nói riêng 1.3.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế TNDN đối với các DNNQD trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam: 1.3.2.1 Quản lý thu thuế TNDN đối với DNNQD: Quản lý thu thuế TNDN nói chung và thu thuế TNDN đối với DNNQD nói riêng là nội dung quan trọng trong quản lý thu thuế, đảm bảo nguồn thu NSNN nhằm tập trung đầy... dù vậy, tổng số thu của toàn Chi cục vẫn đảm bảo vượt dự toán 28% 2.3.2 Tình hình quản lý thu thuế TNDN đối với DNNQD tại thị xã Cẩm Phả: Quản lý thu thuế TNDN đối với DNNQD và các DN khác thu c phạm vi quản lý của Chi cục thu được thực hiện cùng với việc quản lý thu các loại thu khác, được chú trọng từ khâu lập dự toán thu , chấp hành dự toán thu đến khâu kế toán và quyết toán thu Trong đó, khâu... tài vụ, ấn chỉ + Đội quản lý thu TNCN, lệ phí trước bạ và thu khác + Đội quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thu + Đội kiểm tra số 1: Kiểm tra nội bộ + Đội kiểm tra số 2: Kiểm tra người nộp thu + Đội nghiệp vụ tuyên truyền + Đội quản lý kê khai, kế toán thu và tin học 2.3 Thực trạng quản lý thu thuế TNDN đối với DNNQD trên địa bàn thị xã Cẩm Phả: 2.3.1 Tình hình thu thuế TNDN đối với DNNQD trong giai đoạn... toán thu ngân sách nhà nước; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao SV: Đào Thị Hải Yến - Lớp: CQ44/01.02 27 Học viện Tài chính Luận văn Cuối khóa - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thu đối với NNT thu c phạm vi quản lý của Chi cục Thu : đăng ký thu , cấp MST, xử lý hồ sơ khai thu , tính thu , nộp thu , miễn thu , giảm thu , xoá nợ thu , tiền phạt, lập sổ thu ,... trong công tác quản lý thu thuế TNDN tại Chi cục thu Thị xã nờn cỏc quy trình thu sau đây được trình bày theo chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thu và các bộ phận trực thu c Các quy trình được thế hiện tóm tắt tại phần phụ lục kèm theo 1.3.2.1.3 Kế toán và quyết toán thu TNDN: Kế toán thu TNDN là việc ghi chép phản ánh số thu phải thu, số thu đã thu, số thu còn phải thu, số thu truy thu, hàng hóa... khai thu và tính thu TNDN, thu và nộp thu TNDN, các quy trình quản lý nợ thu , cưỡng chế nợ thu , kiểm tra thu , miễn giảm thu TNDN để phân nhiệm rõ ràng cụ thể giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý thu thuế, ngăn chặn kịp thời các hành vi trốn lậu thu , vừa đảm bảo thực hiện ổn định mức thu , hoàn thành dự toán thu được giao, vừa đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thu Do... toán thu TNDN được đánh giá thông qua việc quản lý đối tượng nộp thu , quản lý căn cứ tính thu , quản lý việc miễn, giảm thu TNDN nhằm hiện thực húa cỏc chỉ tiêu trong dự toán thu , đồng thời đảm bảo nghĩa vụ thu của các ĐTNT được thực hiện nghiêm túc, đúng đắn và công bằng 2.3.2.1 Lập dự toán thu TNDN: Việc lập dự toán thu TNDN được thực hiện cùng với công tác lập dự toán thu của Chi cục thu thị. .. quyền ấn định thu , xử lý vi phạm hành chính về thu , truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thu để thu tiền thu nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thu - Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thu , giảm thu , hoàn thu , truy thu thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thu , gia hạn thời hạn nộp thu , khoanh nợ, giãn nợ, xoá tiền nợ thu , tiền... luật - Kiểm tra việc kê khai thu , hoàn thu , miễn thu , giảm thu , nộp thu , quyết toán thu và chấp hành chính sách, pháp luật thu đối với NNT và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế; xử lý và kiến nghị xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật thu ; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thu theo thẩm quyền - Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thu ; giải quyết khiếu nại,... việc kết hợp với các đơn vị có liên quan để có thể quản lý tốt các DN trong lĩnh vực kinh doanh này 2.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thu thị xã Cẩm Phả: 2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thu thị xã: thực hiện theo quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18/06/2007 của Tổng cục Thu 2.2.1.1 Chức năng: Chi cục Thu thị xã Cẩm Phả là tổ chức trực thu c Cục Thu tỉnh Quảng Ninh, có chức . cường quản lý thu thu TNDN đối với DNNQD. Chương 2: Thực trạng quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn thị xã Cẩm Phả. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế TNDN đối với DNNQD. Nam: 1.3.2.1. Quản lý thu thuế TNDN đối với DNNQD: Quản lý thu thuế TNDN nói chung và thu thuế TNDN đối với DNNQD nói riêng là nội dung quan trọng trong quản lý thu thuế, đảm bảo nguồn thu NSNN nhằm. sau: Thu TNDN Phải nộp = Thu nhập tính thu - Phần trích lập quỹ KH&CN x Thu suất thu TNDN 1.2.2.1. Thu nhập tính thu : Thu nhập tính thu trong kỳ tính thu được xác định bằng thu nhập

Ngày đăng: 02/11/2014, 06:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế... cũng ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, quá trình chuyển dịch cơ cầu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu Ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích luỹ trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu Ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách tài chính trong đó có hệ thống chính sách thuế nói chung, thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho Ngân sách Nhà nước, thực hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực, đồng thời giải quyết tốt các quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữa tăng trưởng với công bằng xã hội và xoỏ đúi giảm nghèo.

  • Chương 1:

  • THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN) VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DNNQD

  • 1.1. Khái quát chung về thuế TNDN:

    • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế TNDN:

    • 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN:

    • 1.1.2.1. Khái niệm thuế TNDN:

    • 1.2.1. Phạm vi áp dụng thuế TNDN:

    • 1.2.2. Căn cứ tính thuế:

    • 1.2.3. Miễn, giảm thuế:

    • 1.2.4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN:

    • 1.3.1. Những vấn để chung về DNNQD:

    • 1.3.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế TNDN đối với các DNNQD trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam:

    • Chương 2:

    • THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN TRấN

    • ĐỊA BÀN THỊ XÃ CẨM PHẢ

    • 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thị xã Cẩm Phả:

      • 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuế thị xã: thực hiện theo quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18/06/2007 của Tổng cục Thuế.

      • 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế thị xã Cẩm Phả:

      • 2.3.1. Tình hình thu thuế TNDN đối với DNNQD trong giai đoạn 2007-2009 tại Cẩm Phả:

      • 2.3.2. Tình hình quản lý thu thuế TNDN đối với DNNQD tại thị xã Cẩm Phả:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan