Nội dung chủ yếu của kiểm toán căn bản

11 1.3K 0
Nội dung chủ yếu của kiểm toán căn bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng

MÔN HỌC KIỂM TOÁN CĂN BẢN (HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CƠ BẢN) I. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUNG: 1. Yêu cầu bắt buộc: Sinh viên là phải đọc Giáo trình và Tài liệu tham khảo (chủ yếu) trước khi lên lớp. (Những yêu cầu chủ yếu được nêu trong chương trình môn học và phải được Giáo viên phổ biến ngay buổi học đầu tiên) 2. Giáo viên giới thiệu, trình bày những nội dung trọng tâm của chương, mục; nêu vấn đề, hướng dẫn sinh viên tham gia trình bày, thảo luận (và đặt câu hỏi – nếu có); Sau đó giáo viên tóm tắt kết luận hoặc hướng dẫn sinh viên đưa ra kết luận từng vấn đề, từng nội dung. 3. Giáo viên nêu thêm các vấn đề, các câu hỏi trọng tâm; Gợi ý tài liệu tham khảo và yêu cầu sinh viên chuẩn bị để thực hiện cho các giờ lên lớp sau. 4. Khuyến khích sinh viên chủ động tham gia thảo luận về nội dung môn học và trình bày tóm tắt kết quả tham khảo tài liệu chuyên môn có liên quan. II. NỘI DUNG CỤ THỂ: (Những nội dung chủ yếu Giáo viên tập trung làm rõ và những nội dung yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu và tham gia xây dựng bài) Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN… (Lên lớp: 3t; Tự ng/c: 2t)  Chủ yếu tập trung vào: - Làm rõ sự cần thiết khách quan của hoạt động kiểm toán - Làm rõ nội dung khái niệm chung về kiểm toán: Mục đích của KT; Chủ thể; Đối tượng; Nội dung hoạt động; Kết quả hoạt động KT;… - Hướng dẫn (để SV nắm, hiểu) về các loại kiểm toán và phân biệt giữa các loại kiểm toán trên các tiêu thức cơ bản (đối tượng, chủ thể, mục tiêu, chuẩn mực dung làm căn cứ đánh giá,…) - Nêu vấn đề và hướng dẫn sinh viên tự liên hệ về ý nghĩa, tác dụng của từng loại kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán và đối với các bên khác sử dụng kết quả kiểm toán.  Nêu các câu hỏi chủ yếu và hướng dẫn sinh viên đọc GT và TL tham khảo về các nội dung còn lại. Ví dụ: - Các chức năng cơ bản của kiểm toán; - Các bước chủ yếu trong quy trình kiểm toán nói chung ? - Nội dung cơ bản của CMKT ? CMKT điều chỉnh hành vi của những ai, điều chỉnh như thế nào ?,…  Tài liệu tham khảo: CMKT số 200, sách chuyên khảo về KTNB, KTTT,…  Câu hỏi: xem tài liệu kèm theo Chương 2: CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN (Lên lớp: 3t; Tự ng/c: 1t)  Chủ yếu tập trung vào: BỘ MÔN KIỂM TOÁN Tháng 7 - 2012 - Làm rõ sự cần thiết khách quan của từng tổ chức kiểm toán: KTĐL, KTNN, KTNB; đặc biệt là KTĐL. - Làm rõ vai trò và chức năng của từng tổ chức kiểm toán. - Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu chi tiết (để phân biệt/so sánh) từng tổ chức kiểm toán trên các khía cạnh: Tổ chức bộ máy; Các lĩnh vực kiểm toán và lĩnh vực chủ yếu; Nguồn chi phí tài trợ cho kiểm toán; Phạm vi hoạt động (khách thể); Tính chất hoạt động; Cung cấp kết quả trực tiếp cho ai;…  Nêu các câu hỏi chủ yếu và hướng dẫn sinh viên đọc GT và TL tham khảo về các nội dung: - Hoạt động của các tổ chức kiểm toán; - KTV và hiệp hội nghề nghiệp (Ví dụ: Các loại hiệp hội nghề nghiệp ? Các yêu cầu cơ bản của KTV nói chung và từng loại KTV cụ thể ? Các nội dung chi tiết của yêu cầu đối với KTVĐL ? - Phân biệt kiểm toán độc lập BCTC với một số hoạt động khác)  Tài liệu tham khảo: Luật KTNN; NĐ 105/CP; QĐ số 832,…  Câu hỏi: xem tài liệu kèm theo Chương 3: BÁO CÁO KIỂM TOÁN (Lên lớp: 3t; Tự ng/c: 2t)  Chủ yếu tập trung vào: - Báo cáo kiểm toán (nói chung): Nội dung cốt lõi và hình thức của báo cáo kiểm toán; - Ý nghĩa của báo cáo kiểm toán đối với các bên có liên quan (KTV, đơn vị được kiểm toán và người sử dụng thông tin bên ngoài) - Nội dung của báo cáo kiểm toán về BCTC: Giải thích đầy đủ nội dung nội dung các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán về BCTC của KTVĐL; Hướng dẫn sinh viên đọc và liên hệ nội dung báo cáo kiểm toán về BCTC của KTVNN và KTVNB và tìm ra sự giống nhau, khác nhau cơ bản nhất. - Các loại YKNX và các loại báo cáo kiểm toán: Nội dung của YK; Điều kiện để đưa ra YK (Hướng dẫn và yêu cầu sinh viên giải thích lý do đưa ra từng loại YK; So sánh hay liên hệ giữa các loại YK)  Nêu các câu hỏi chủ yếu và hướng dẫn sinh viên đọc GT và TL tham khảo để phân tích và liên hệ về: ý nghĩa, tác dụng của từng loại báo cáo kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán và đối với người sử dụng thông tin ở bên ngoài đơn vị.  Tài liệu tham khảo: CMKT số 700; CMKTNN số 14,…  Câu hỏi: xem tài liệu kèm theo Chương 4: GIAN LẬN VÀ SAI SÓT – TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO (Lên lớp: 6t; Tự ng/c: 3t)  Chủ yếu tập trung vào: - Gian lận, sai sót và biểu hiện: Nêu và làm rõ nội dung từng khái niệm; Nêu và giải thích sơ bộ các biểu hiện chủ yếu - Các nhân tố ảnh hưởng: Trình bày các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng và khái quát hóa về chiều hướng ảnh hưởng của từng nhân tố; Hướng dẫn giải thích và minh họa cho từng nhóm nhân tố. - Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán đối với GL, SS – trách nhiệm pháp lý: Làm rõ trách nhiệm ngăn ngừa GL, SS (khi chưa xảy ra) và phát hiện, sửa chữa (khi đã xảy ra) và cách thức chủ yếu để thực hiện trách nhiệm; Làm rõ trách nhiệm tiếp thu và giải trình hoặc sửa chữa (khi được KTV thông báo về GL, SS) và cách thức thực hiện trách nhiệm đó. - Trách nhiệm của KTV đối với GL, SS – trách nhiệm chuyên môn: Làm rõ trách nhiệm chuyên môn của KTV (Trách nhiệm phát hiện và đánh giá; Trách nhiệm thông báo) gắn với từng bước của quy trình kiểm toán. - Trọng yếu: Nội dung của khái niệm; Góc độ để đánh giá về trọng yếu; Các căn cứ chủ yếu để đánh giá trọng yếu. - Rủi ro kiểm toán: Nội dung khái niệm; Mức độ trách nhiệm của KTV đối với RRKT (do nguyên nhân khách quan, do nguyên nhân chủ quan) - Các loại rủi ro (RRTT, RRKS, RRPH): Nội dung khái niệm; Nhân tố ảnh hưởng; Chiều hướng ảnh hưởng; - Mối quan hệ giữa các loại rủi ro: Dự kiến về mức độ RRPH cần phấn đấu đạt được trên cơ sở đã đánh giá RRTT và RRKS (đã có sẵn) trong yêu cầu chung là hạn chế RRKT có thể chấp nhận được. Mối lien hệ giữa RRPH thực tế và RRKT ?  Nêu các câu hỏi chủ yếu và hướng dẫn sinh viên đọc GT và TL tham khảo về các nội dung: - Chi tiết các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến GL, SS; - Các bước của quá trình xét đoán và đánh giá trọng yếu; Trình tự đánh giá RRTT, RRKS; - Mối liên hệ giữa trọng yếu và RRKT, giữa mức trọng yếu và khối lượng công việc kiểm toán; … - Mối quan hệ giữa RRTT, RRKS với phạm vi, khối lượng,… công việc kiểm toán.  Tài liệu tham khảo: CMKT số 240, 320, 400,…  Câu hỏi: xem tài liệu kèm theo Chương 5: CƠ SỞ DẪN LIỆU VÀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN (Lên lớp: 5t; Tự ng/c: 1t)  Chủ yếu tập trung vào: - Cơ sở dẫn liệu: Khái quát quá trình xử lý các nghiệp vụ và trách nhiệm đối với việc đảm bảo cho thông tin trình bày trên BCTC; Nội dung khái niệm cơ sở dẫn liệu; Các yếu tố dẫn liệu (CSDL cụ thể) - Mối liên hệ giữa CSDL và mục tiêu kiểm toán: Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đối với nghiệp vụ, đối với số dư tài khoản; - Bằng chứng kiểm toán: Khái niệm và ý nghĩa; Phân loại bằng chứng kiểm toán; - Yêu cầu cơ bản của bằng chứng kiểm toán: Giải thích rõ từng yêu cầu. - Các loại bằng chứng kiểm toán: trình bày cách phân loại theo nguồn gốc; còn các cách PL khác yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu. - Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán: Trình bày nội dung khái quát của từng kỹ thuật; Còn nội dung chi tiết yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu.  Nêu các câu hỏi chủ yếu và hướng dẫn sinh viên đọc GT và TL tham khảo về các nội dung chi tiết về: - Nội dung của các yếu tố dẫn liệu; - Các cách phân loại khác về bằng chứng kiểm toán; - Các căn cứ để xét đoán các yêu cầu của bằng chứng kiểm toán; - Nội dung của các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán; - Bằng chứng thu thập được do từng kỹ thuật chủ yếu xác minh cho CSDL nào ?,…).  Tài liệu tham khảo: CMKT số 500, 501,…  Câu hỏi: xem tài liệu kèm theo Chương 6: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ… (Lên lớp: 3t; Tự ng/c: 2t)  Chủ yếu tập trung vào: - Hệ thống KSNB: Nội dung khái niệm về hệ thống KSNB; Cơ cấu của hệ thống KSNB; Mục đích của việc thiết lập hệ thống KSNB. - Mục tiêu chi tiết của KSNB đối với thông tin tài chính (BCTC) - Lý do và Mục tiêu của KTV đối với việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC. - Trình tự và nội dung của việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB: Nội dung cần tìm hiểu (khảo sát); Cách thức, thủ tục tìm hiểu (khảo sát); Khái quát về nội dung và trình tự đánh giá hiệu lực của hệ thống KSNB và RRKS.  Nêu các câu hỏi chủ yếu và hướng dẫn sinh viên đọc GT và TL tham khảo về các vấn đề: - Nội dung chi tiết của các yếu tố của môi trường kiểm soát; của hệ thống kế toán và của các loại kiểm soát. liên hệ ý nghĩa, tác. - Mối quan hệ giữa đánh giá (kết quả đánh giá) hiệu lực của hệ thống KSNB với phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản/ với khối lượng, thời gian, chi phí … kiểm toán.  Tài liệu tham khảo: CMKT số 400, ,…  Câu hỏi: xem tài liệu kèm theo Chương 7: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN VÀ … (Lên lớp: 3t; Tự ng/c: 1t; K.tra: 1t)  Chủ yếu tập trung vào: - Phương pháp kiểm toán tuân thủ: Khái niệm, đặc trưng, điều kiện áp dụng và Nội dung của từng kỹ thuật trong PPTT; Mục đích sử dụng PPTT; Sử dụng kết quả của PPTT. - Phương pháp kiểm toán cơ bản: Khái niệm, đặc trưng, điều kiện áp dụng và Nội dung của từng kỹ thuật trong PPCB; Mục đích sử dụng từng kỹ thuật của PPCB; Sử dụng kết quả của từng kỹ thuật đó. - Hướng dẫn sinh viên liên hệ và làm rõ: + Sự cần thiết của phương pháp kiểm toán cơ bản trong kiểm toán BCTC. + Mối liên hệ hỗ trợ của phương pháp kiểm toán tuân thủ với phương pháp kiểm toán cơ bản. + Mối liên hệ giữa hiệu lực của hệ thống KSNB (hoặc của mức độ RRKS, của mức độ thỏa mãn về kiểm soát) với phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản/với khối lượng công việc/với thời gian,… của cuộc kiểm toán.  Nêu các câu hỏi chủ yếu và hướng dẫn sinh viên đọc GT và TL tham khảo về các nội dung chi tiết của các phần: - Phương pháp chung; - Các tỷ suất cụ thể và ý nghĩa chủ yếu của từng nhóm tỷ suất. - Kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu: Sự cần thiết của kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu; Quy trình kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu; Rủi ro trong kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu;…)  Tài liệu tham khảo: CMKT số 500, 501, 520, 530,…  Câu hỏi: xem tài liệu kèm theo Chương 8: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KT (Lên lớp: 4t; Tự ng/c: 1t)  Chủ yếu tập trung vào: - Công việc chuẩn bị cho cuộc kiểm toán (tiền kiểm toán): Nội dung các công việc chủ yếu. - Tổ chức quá trình kiểm toán (Lập kế hoach kiểm toán, Thực hiện KHKT, Kết thúc kiểm toán): Nội dung công việc; Mục tiêu của từng công việc; Trách nhiệm và thủ tục, phương pháp thực hiện.  Nêu các câu hỏi chủ yếu và hướng dẫn sinh viên đọc GT và TL tham khảo về các vấn đề: - Các thông tin cần tìm hiểu trong các giai đoạn tiền kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán và cách thức thu thập. - Các khảo sát cụ thể sử dụng trong bước thực hiện kiểm toán. - Các ước tính kế toán và nội dung xem xét. - Nội dung và cách vận dụng giả định “Hoạt động liên tục” trong kiểm toán. - Các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán và trách nhiệm của KTV. - Hồ sơ, tài liệu kiểm toán. - Các phương thức và nội dung kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.  Tài liệu tham khảo: CMKT số 210, 220, 300, 540, 560,…  Câu hỏi: xem tài liệu kèm theo MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN THẢO LUẬN THÊM (Tài liệu dùng cho Giáo viên và Sinh viên) Chú ý: 1. Sinh viên phải chuẩn bị đề cương thảo luận và ôn tập cho các câu hỏi tự luận sau mỗi chương trong GT LTKT. Trong đó cần chú ý thảo luận các câu hỏi chủ yếu ghi trong dấu (…) đã kê theo từng chương dưới đây. 2. Ngoài ra, ở mỗi chương, cần chuẩn bị và cho thảo luận thêm các vấn đề cụ thể sau: Chương 1: (3, 7, 10, 11) 1. Phân biệt giữa thông tin được kiểm toán (Đối tượng kiểm toán) với thông tin, tài liệu thu thập làm bằng chứng kiểm toán. 2. Mục tiêu kiểm toán nói chung và mục tiêu của từng loại kiểm toán cụ thể (KTHĐ, KTTT, KTBCTC) ? Các chuẩn mực (tiêu chuẩn) dùng làm căn cứ để đánh giá thông tin trong từng loại kiểm toán (KTHĐ, KTTT, KTBCTC). 3. Ý nghĩa, tác dụng của từng loại kiểm toán (KTHĐ, KTTT, KTBCTC) đối với đơn vị được kiểm toán và đối với người sử dụng thông tin ở bên ngoài đơn vị. Chương 2: (1, 2, 5) 1. Dựa trên các tiêu thức chủ yếu, làm rõ: Kiểm toán Nhà nước có thể thay thế cho Kiểm toán Nội bộ được hay không ? Tại sao ? 2. Dựa trên các tiêu thức chủ yếu, làm rõ: Kiểm toán Nội bộ có thể thay thế cho Kiểm toán Độc lập được hay không ? Tại sao ? 3. Mối quan hệ giữa các yêu cầu đối với KTV ĐL với chất lượng kết quả kiểm toán ? (VD: Giữa y/cầu về trình độ và năng lực chuyên môn của KTV?, …) * 4. Nội dung về yêu cầu “độc lập” của KTV; Các trường hợp chủ yếu ảnh hưởng đến tính độc lập và giải pháp khắc phục ? (đố với chuyên ngành Kiểm toán) (Các tiêu thức chủ yếu để so sánh: Mô hình tổ chức bộ máy; Vai trò của tổ chức kiểm toán; Lĩnh vực kiểm toán và lĩnh vực chủ yếu; Đối tượng và mục đích kiểm toán chủ yếu; Chủ thể và chi phí trang trải cho kiểm toán; Phạm vi hoạt động kiểm toán; Tính chất của hoạt động kiểm toán; Kết quả kiểm toán cung cấp trực tiếp cho ai và được xã hội đánh giá như thế nào ?) Chương 3: (2, 3, 5, 8) 1. Phân biệt nội dung cốt lõi của các loại báo cáo kiểm toán: BCKT về BCTC; BCKT về tuân thủ; BCKT về hoạt động. 2. Kết quả kiểm toán (báo cáo kiểm toán) về BCTC do KTV độc lập thực hiện có ý nghĩa như thế nào đối với đơn vị được kiểm toán ? 3. Kết quả kiểm toán (báo cáo kiểm toán) về BCTC do KTV độc lập thực hiện có ý nghĩa như thế nào đối với những người sử dụng thông tin ở bên ngoài đơn vị ? 4. Kết quả kiểm toán (báo cáo kiểm toán) về kiểm toán tuân thủ/ về kiểm toán hoạt động/ có ý nghĩa như thế nào đối với đơn vị được kiểm toán? 5. Nội dung cơ bản giống nhau và khác nhau giữa báo cáo kiểm toán về BCTC của các loại KTV ? Lý do chủ yếu của sự giống hay khác nhau đó? Chương 4: (1, 2, 3, 5, 6) 1. Những trường hợp gian lận nào thường được KTV cho là sai phạm trọng yếu ? Tại sao sai phạm do gian lận khó phát hiện hơn gian lận do sai sót ? 2. Khái niệm TY nhằm để nói về vấn đề gì ? Nội dung của khái niệm nêu trong Chuẩn mực kiểm toán VN và nêu trong Giáo trình LTKT ? 3. Giải thích các tiêu chỉ và các góc độ (phạm vi) để xem xét, đánh giá trọng yếu ? 4. Trình bày (giải thích) rõ mối quan hệ giữa đánh giá về RRTT với công việc kiểm toán của KTV (phạm vi kiểm toán, phương pháp kiểm toán, …và khôi lượng công việc kiểm toán) 5. Trình bày (giải thích) rõ mối quan hệ giữa đánh giá về RRKS với công việc kiểm toán của KTV (phạm vi kiểm toán, phương pháp kiểm toán, …và khôi lượng công việc kiểm toán) 6. Trình bày (giải thích) rõ mối quan hệ giữa dự kiến về RRPH (cần đạt được) với công việc kiểm toán của KTV (phạm vi kiểm toán, phương pháp kiểm toán, …và khôi lượng công việc kiểm toán) 7. Chuyên ngành Kiểm toán: Nội dung, trình tự xét đoán về trọng yếu trong kiểm toán BCTC. Chương 5: (4, 6, 7, 9) 1. Khái niệm về “Cơ sở dẫn liệu” ? Vai trò, ý nghĩa của CSDL với người làm kế toán ? và với người làm kiểm toán ? 2. Nội dung của từng CSDL của BCTC ? (Hiểu về nội dung của từng CSDL) 3. Mối liên hệ giữa CSDL với mục tiêu kiểm toán BCTC ? Nêu ví dụ minh họa. 4. Trình bày rõ nội dung của từng yêu cầu của bằng chứng kiểm toán (Đầy đủ; Thích hợp). 5. Nội dung khái quát của từng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán ? Bằng chứng thu thập do từng kỹ thuật chủ yếu xác nhận cho CSDL nào ? 6. Chuyên ngành Kiểm toán: Nội dung chi tiết các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (áp dụng cho khảo sát về KSNB và khảo sát về kế toán) Chương 6: (1, 2, 6, 8, 9, 10, 11, 12) 1. Mối liên hệ giữa hoạt động KSNB với mức độ tin cậy của thông tin tài chính ? Lý do KTV cần tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán khi chấp nhận kiểm toán BCTC cho khách hàng ? 2. Hiệu lực của hệ thống KSNB ở đơn vị được kiểm toán ảnh hưởng đến phạm vi kiểm toán như thế nào và tại sao ? Chương 7: (3, 6, 7, 8, 9, 11) 1. Giải thích tại sao khi tiến hành kiểm toán BCTC, KTV không thể và cũng không cần thiết kiểm tra chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ hay số dư tài khoản ? 2. Làm rõ mối quan hệ giữa phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản/ kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư/ với khối lượng công việc, thời gian kiểm toán ? 3. Chuyên ngành Kiểm toán: Các phần tử cần lưu ý khi lấy mẫu kiểm toán và ý nghĩa của nó. Chương 8: (3, 4, 5, 8, 9) 1. Làm rõ sự khác nhau giữa nội dung và mục đích của việc tìm hiểu, đánh giá về KSNB của đơn vị được kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán với giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán. 2. Mục đích của từng phương pháp kỹ thuật kiểm toán cơ bản khi thực hiện kế hoạch kiểm toán ? 3. Giả định về hoạt động liên tục với kết luận của KTV về BCTC ? 4. Nội dung của các công việc của KTV trong khâu kết thúc kiểm toán ? 5. Chuyên ngành kiểm toán: Những sự kiện sau ngày kết thúc niên đọ kế toán cần được KTV quan tâm. Vấn đề kiến nghị điều chỉnh thông tin tài chính (Nguyên tắc chung điều chỉnh; Điều chỉnh hồi tố; Điều chỉnh phi hồi tố; …) THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ VẤN ĐỀ KTCB CẦN THẢO LUẬN Chương 1: 1. Về 3 loại kiểm toán: KTHĐ, KTTT và KT BCTC: So sánh để phân biệt trên các tiêu thức chủ yếu: Đối tượng? Mục đích? Chuẩn mực dùng làm căn cứ đgiá thông tin được kiểm toán? Ý nghĩa đối với đơn vị được KT và với bên thứ 3 ? ) 2. Về 3 loại kiểm toán theo chủ thể (KTĐL, KTNN, KTNB) Từng loại KT chủ yếu phục vụ cho ai? Để làm gì ? Chương 2:  Phân biệt giữa 3 tổ chức kiểm toán trên các tiêu thức: 1. Tổ chức bộ máy 2. Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu 3. Đối tượng và mục đích kiểm toán chủ yếu 4. Phạm vi hoạt động kiểm toán 5. Tính chất của cuộc kiểm toán 6. Chi phí tài trợ cho kiểm toán 7. Kết quả kiểm toán cung cấp trực tiếp cho ai? Được xã hội đánh giá như thế nào? Lý do? 8. Vai trò của từng tổ chức kiểm toán?  Các khía cạnh của đạo đức nghề nghiệp kiểm toán ?  Tại sao phải đảm bảo các khía cạnh đạo đức đó ?  Những vấn đề có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp? Các tình huống ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp và những hướng khắc phục? Chương 3: 1. So sánh để chỉ ra những điểm giống nhau, những điểm khác nhau cơ bản giữa các loại báo cáo kiểm toán (về kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động) 2. So sánh để chỉ ra những điểm giống nhau, những điểm khác nhau cơ bản giữa các loại báo cáo kiểm toán của 3 loại KTV (ĐL, NN, NB). 3. Giải thích trách nhiệm của KTV khi đưa ra ý kiến kết luận của mình trên báo cáo kiểm toán. Tại sao KTV phải có trách nhiệm đó ? 4. So sánh những điểm giống và khác nhau cơ bản của BCKT của 3 loại KTV . 5. Báo cáo kiểm toán về BCTC của từng loại KTVT chủ yếu được sử dụng cho ai và nhằm mục đích gì ? 6. So sánh 4 loại YKNX (BCKT) trên các tiêu thức cơ bản: Nội dung YK; Điều kiện đưa ra ý kiến; Ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán;… Chương 4: 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót - Khái quát về chiều hướng ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố. - Giải thích rõ: Tại sao có chiều hướng ảnh hưởng đó ? 2. Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán đối với GL, SS ? 3. Làm rõ trách nhiệm của KTVĐL đối với GL, SS trong từng khâu của quá trình kiểm toán BCTC (Lập KHKT; Thực hiện KHKT; Kết thúc kiểm toán). 4. Làm rõ chiều hướng ảnh hưởng của từng nhân tố đến RRTT (hay RRKS/RRPH) và giải thích lý do của sự ảnh hưởng đó. 5. Làm rõ mối liên hệ giữa mức độ RRPH mà KTV dự kiến với mức độ của 2 loại rủi ro (RRTT, RRKS) đã được đánh giá ? Giải thích lý do. 6. Làm rõ tính độc lập giữa RRTT, RRKS với công việc kiểm toán của KTVĐL. 7. Các mối quan hệ giữa RRTT, RRKS với phạm vi/thời gian/chi phí/… kiểm toán. 8. v.v… Một số câu hỏi ngắn: 1. Có quan điểm cho rằng mục đích của kiểm toán là đi tìm những gian lận và sai sót: quan điểm này là đúng hay sai? Hãy giải thích về quan điểm của mình? 2. Các dạng gian lận và sai sót đều có khả năng phát hiện như nhau. Đúng hay sai ? Giải thích sự lựa chọn của mình? 3. Tính chính trực của ban Giám đốc chủ yếu ảnh hưởng đến gian lận. Giải thích ngắn gọn lý do. 4. Năng lực của các nhà quản lý /ban Giám đốc chủ yếu ảnh hưởng đến sai sót. Giải thích ngắn gọn lý do. 5. Chỉ gian lận mới ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trong báo cáo tài chính, còn sai sót thì không. Đúng hay Sai ? Giải thích sự lựa chọn của mình? 6. Kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm về GL. SS trong BCTC của đơn vị được kiểm toán. Đúng hay sai ? Hãy giải thích về lý do lựa chọn của mình 7. Số lượng, chất lượng của hệ thống nhân lực trong hệ thống KSNB sẽ ảnh hưởng đến mức độ RRKS. Giải thích ngắn gọn lý do. 8. Nếu rủi ro tiềm tàng và kiểm soát đều cao thì KTV sẽ dự kiến rủi ro phát hiện cần đạt được là cao. Đúng hay Sai. Giải thích sự lựa chọn của mình? Chương 5 1. Làm rõ trách nhiệm đảm bảo các cơ sở dẫn liệu của BCTC. 2. Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán trong việc giải trình ? 3. Bằng chứng kiểm toán trong từng loại kiểm toán (KTHĐ, KTTT, KTBCTC) có ý nghĩa, tác dụng cụ thể gì? 4. Các trường hợp không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, KTV sẽ đưa ra loại YKNX gì? Tại sao ? 5. Bằng chứng kiểm toán thu thập được trong từng kỹ thuật kiểm toán (Điều tra theo hệ thống; Khảo sát chi tiết đối với kiểm soát; Phân tích, đánh giá tổng quát; Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư TK) được KTV sử dụng cho việc kết luận về vấn đề cụ thể nào? 6. Bằng chứng kiểm toán thu thập bởi phương pháp kiểm toán tuân thủ cho phép kiểm toán viên đánh giá đối với hệ thống kiểm soát nội bộ trên những khía cạnh cụ thể nào ? Chương 6 1. Làm rõ mối quan hệ giữa hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB với RRKS. 2. Tại sao nói, trong các đơn vị, rủi ro kiểm soát là khó tránh khỏi ? 3. Làm rõ mối quan hệ giữa hiệu lực của hệ thống KSNB với phạm vi/khối lượng công việc kiểm toán. 4. Tại sao khi kiểm toán BCTC, KTV cần tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán 5. Trong khâu lập kế hoạch kiểm toán, nếu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán có hiệu lực mạnh thì kiểm toán viên dự kiến về các phương pháp kiểm toán sẽ áp dụng như thế nào và tại sao ? 6. Bằng chứng kiểm toán thu thập bởi phương pháp kiểm toán tuân thủ cho phép kiểm toán viên đánh giá đối với hệ thống kiểm soát nội bộ trên những khía cạnh cụ thể nào ? [...]... phương pháp kiểm toán tuân thủ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản ? Hoặc: Mối quan hệ hỗ trợ giữa PPKTTT với PPKTCB? Chương 8 1 Những công việc chủ yếu trong từng gia đoạn của cuộc kiểm toán BCTC 2 Sự cần thiết, mục đích và nội dung áp dụng khảo sát về kiểm soát trong thực hiện kiểm toán 3 Sự cần thiết, mục đích và nội dung áp dụng từng kỹ thuật kiểm toán cơ bản trong... soát trong thực hiện kiểm toán 3 Sự cần thiết, mục đích và nội dung áp dụng từng kỹ thuật kiểm toán cơ bản trong thực hiện kiểm toán BCTC 4 Các vấn đề cần xem xét khi lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý? 5 Kiểm soát chất lượng kiểm toán: Từ Hội nghề nghiệp và từ bản thân Công ty kiểm toán ? ... ra sự khác nhau của mục đích sử dụng từng loại PPKT? 2 Làm rõ: Tại sao trong mọi cuộc kiểm toán BCTC, KTV đều phải sử dụng PPKT cơ bản? Hoặc tại sao không thể chỉ áp dụng duy nhất loại PPKT tuân thủ? 3 Làm rõ mối quan hệ hỗ trợ giữa PPKT tuân thủ với PPKT cơ bản (như thế nào? Tại sao?) 4 Sự cần thiết/Lý do tiến hành kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu? 5 Thế nào là loại phương pháp kiểm toán tuân thủ ? Kết . vị được kiểm toán và người sử dụng thông tin bên ngoài) - Nội dung của báo cáo kiểm toán về BCTC: Giải thích đầy đủ nội dung nội dung các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán về BCTC của KTVĐL;. Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu 3. Đối tượng và mục đích kiểm toán chủ yếu 4. Phạm vi hoạt động kiểm toán 5. Tính chất của cuộc kiểm toán 6. Chi phí tài trợ cho kiểm toán 7. Kết quả kiểm toán cung. ngành Kiểm toán) (Các tiêu thức chủ yếu để so sánh: Mô hình tổ chức bộ máy; Vai trò của tổ chức kiểm toán; Lĩnh vực kiểm toán và lĩnh vực chủ yếu; Đối tượng và mục đích kiểm toán chủ yếu; Chủ

Ngày đăng: 01/11/2014, 22:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan