ĐỀ TÀI: “Hiểu biết của người dân và cách phòng chống bệnh Sốt Xuất Huyết”

45 5.7K 30
ĐỀ TÀI: “Hiểu biết của người dân và cách phòng chống bệnh Sốt Xuất Huyết”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10...

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra, có thể gây ra dịch lớn làm cho nhiều người mắc và tử vong. Trung gian truyền bệnh là muỗi Aedesaegypti đã được nghiên cứu kỹ về sinh lý, sinh thái về đốt hút máu người và truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Nhiều thập kỷ qua sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của con người có số mắc và tỷ lệ tử vong cao trên Thế giới. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết được biết năm 1958 do Chu Văn Tường thông báo một vụ dịch nhỏ sốt xuất huyết tại Hà Nội, ở miền Nam sốt xuất huyết được mô tả vào những năm 1960, những trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại đồng bằng sông Cửu Long, lan nhanh thành dịch tại nhiều vùng dọc theo hai bên bờ sông. Theo Tổ chức y tế thế giới bệnh sốt xuất huyết hiện lưu hành trên 100 quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Châu Phi có số người mắc sốt xuất huyết cao nhất. Trên thế giới hàng năm có khoảng 2,5-3 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, mỗi năm có khoảng 80-100 triệu người mắc bệnh trong đó 500 ngàn người phải nhập viện chiếm 90% trẻ em dưới 15 tuổi có tỷ lệ tử vong cao từ 1-5%. Ở Việt Nam, sốt xuất huyết ngày càng trở nên nghiêm trọng, mỗi năm có hàng trăm ngàn người mắc và hàng trăm người chết. Năm 1998 có 234.920 người mắc và 377 người chết, tỷ lệ chết đứng thứ 2 trong 10 bệnh truyền nhiễm phổ biến. Năm 2008, các tỉnh phía Nam trường hợp mắc 78.414 trường hợp chết 85, tại Tỉnh Thừa Thiên Huế có số mắc 8.284 tử vong 08 trường hợp Hiện nay công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết rất được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao do đặc điểm địa lý, thời tiết môi sinh, tập tục mỗi 1 vùng khác nhau nên áp dụng một mô hình phòng chống sốt xuất huyết có thể thành công nơi này nhưng thất bại nơi khác. Việc phòng chống sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng được Bộ Y tế và các Viện Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh quy định và đã triển khai nhiều mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng như diệt lăng quăng bằng nuôi cá bảy màu, cá lia thia, đậy kín lu mái chứa nước bằng vải nilon và nắp đậy, dọn dẹp dụng cụ chứa nước xung quanh nhà xử lý ổ dịch nhỏ, phun hóa chất diện rộng . Việc chẩn đoán sớm, kịp thời và điều trị đúng cách sẽ góp phần rất lớn trong việc giảm tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết. Phòng chống dịch sốt xuất huyết không thể thành công nếu không có sự tham gia thực hiện của cộng đồng. Huy động tham gia của cộng đồng được coi là biện pháp cơ bản trong việc phòng chống dịch khẩn cấp, mỗi thành viên từng hộ gia đình phải trực tiếp tham gia phòng chống dịch. Tuy nhiên việc phòng chống vec tơ truyền bệnh sốt xuất huyết vẫn còn nhiều bàn cãi mỗi năm phải chi nhiều tiền cho công tác phòng chống nhất là tiền mua hóa chất là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và muỗi kháng thuốc, chính quyền và nhân dân thích sử dụng hóa chất, chủ trương của y tế thì phát động phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng, tuy nhiên chưa có câu trả lời đầy đủ nhất để mọi người chấp nhận. Lần thực tập cộng đồng I nhóm 10 đã thực hiện điều tra với đề tài : “Hiểu biết của người dân và cách phòng chống bệnh Sốt Xuất Huyết ”. và nhóm đã tiến hành giáo dục cho người dân về kiến thức cũng như tháu độ của người dân về cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết . Lần thực tập cộng đồng II nhóm 10 đã tiến hành điều tra để đánh giá sự hiểu biết, thái độ ,thực hành của người dân về bệnh sốt xuất huyết để thấy được hiệu quả của việc giáo dục và tuyên truyền về phòng chống bệnh sốt xuất huyết của nhóm 10với mục tiêu cụ thể như sau: - Mô tả một số đặc điểm dịch tễ về sốt xuất huyết Dengue tại Thị xã Thủy Phương-Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013. 2 - Đánh giá hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết của người dân tạiThị xã Thủy Phương-Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013sau 3 tháng điều tra -Đánh giá thái độ, thực hành của người dân về các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết tạiThị xã Thủy Phương-Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 sau 3 tháng điều tra 3 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Sơ lược về lịch sử bệnh SXH Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút Dengue gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Aedesaegypti. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới với khảng 20 triệu người bị nhiễm vi rút Dengue và khoảng 500.000 trường hợp bị sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, trong đó chủ yếu là trẻ em. Tỷ lệ tử vong đến 5%, thậm chí cao hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, cho đến nay đã trở thành một bệnh dịch lưu hành. Riêng năm 1998, số mắc trên toàn quốc lên tới 234.920 người và chết 377 người. Sốt xuất huyết dengue có thể gây bệnh cảnh nguy kịch, hội chứng sốc Dengue nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời 1. 2 Tình dịch bệnh sốt xuất huyết trên thế giới và trong khu vực : Cũng theo TCYTTG (1998), trong vòng 10 năm gần đây, bệnh SD/SXHD trở nên trầm trọng, có trên 100 nước ở châu Phi, châu Mỹ, vùng ÐôngÐịa Trung Hải, các nước Ðông Nam Á và Tây Thái Bình Dương đều báo cáo có bệnh này. Trong vòng 9 năm từ 1990 đến 1998, số trường hợp trung bình hằng năm mắc SD/SXHD khoảng 514.139.000 người. 1.3 Tình hình SXH ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế Bệnh SD/SXHD trở thành một bệnh dịch lưu hành ở nước ta. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có muỗi vectơ truyền bệnh. Dịch lớn SD/SXHD bùng nổ theo chu kỳ khoảng 3-5 năm. Năm 1998, trên toàn quốc bùng nổ vụ dịch lớn, số mắc bệnh và tử vong cao (mắc: 234.920 người, tử vong 377) (số liệu của Viện VSDT). Bệnh SD/SXHD ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa các miền: miền Bắc: bệnh thường xảy ra nhiều từ tháng 7 đến tháng 4 9. Miền Nam và miền Trung, bệnh SD/SXHD xuất hiện quanh năm và tần số mắc bệnh nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10. ở miền Nam, nơi có bệnh lưu hành cao nên lứa tuổi mắc bệnh phần lớn là trẻ em (95%). Ở nước ta, đã phân lập được cả 4 típ virusDengue gây bệnh. Vào những năm 1991-1995, típ gây bệnh chủ yếu là típ Den 1 và Den 2; năm 1997-1998 là típ Den 3. Từ 1999 đến nay, típ Den 4 gia tăng và có lẽ sẽ là típ gây bệnh chính trong những năm tới. Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính từ đầu năm đến cuối tháng 10 này, tại 9/9 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh đều đã phát hiện ca bệnh sốt xuất huyết với số ca bệnh được chẩn đoán mắc bệnh hơn 950 ca; trong đó có 603 ca xét nghiệm dương tính. Riêng trong tháng 10, số ca bệnh tăng nhanh, hai địa phương có bệnh nhân sốt xuất huyết cao nhất là TP Huế và thị xã Hương Trà. 1.4 Đặc điểm vector truyền bệnh và tính cảm nhiễm của nó VirusDengue truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi Aedes đốt. Virus là loại ARN virus, có 4 típ huyết thanh, có những kháng nguyên rất giống nhau, có thể gây phản ứng chéo 1 phần sau khi bị nhiễm 1 trong 4 típ và có những kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng típ. Virus có ở trong máu người bệnh trong thời gian bị sốt. Kháng nguyên virusDengue được tìm thấy ở đại thực bào, phổi, lách, tuyến ức, tế bào Kuffer ở gan, tế bào monocyt ở máu ngoại biên. Người bệnh là ổ chứa virus chính. Gân đây người ta phát hiện ở Malaysia có loại khỉ hoang dại ở những khu rừng nhiệt đới có mang virusDengue. Người bệnh nhiễm virusDengue bị muỗi Aedes đốt mang virus rồi truyền cho người lành. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện kháng thể lgM kháng Dengue tạm thời kéo dài 8 tuần và khi phát hiện kháng thể này trong huyết thanh chứng tỏ bệnh nhân đang bị nhiễm virusDengue cấp tính hoặc vừa mới khỏi bệnh. 5 Kháng thể lgG kháng Dengue xuất hiện muộn hơn và tồn tại nhiều năm hoặc suốt đời và có miễn dịch với típ Dengue gây bệnh. Khi bị bệnh do một típ huyết thanh nào đó của virusDengue thì sẽ có miễn dịch suốt đời với típ Dengue đó, nhưng không có miễn dịch với các típ khác. Do đó, nhiễm virusDengue có thể bị mắc tới lần thứ 2 do típ huyết thanh khác gây bệnh. Nước ta có 2 loại muỗi Aedes gây bệnh chủ yếu là Aedesaegypti và Aedesalbopictus. Muỗi Aedes hút máu ban ngày và thường hút máu nhiều nhất vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi Aedesaegypti mình nhỏ, đen, có khoang trắng thường gọi là muỗi vằn, đậu ở nơi tối trong nhà, thường sống ở các đô thị. Muỗi Aedesalbopictusthích sống ở lùm cây, ngọn cỏ, phần lớn sống ở vùng nông thôn. Sau khi hút máu người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu người lành hoặc virus nhân lên ở tuyến nước bọt của muỗi sau đó 8-10 ngày hút máu người lành có thể truyền bệnh. Người ta thấy muỗi bị nhiễm virusDengue có thể truyền bệnh suốt vòng đời của muỗi khoảng 174 ngày (5-6 tháng). Muỗi Aedes đẻ trứng, sau đó sinh ra bọ gậy (cung quăng) ở các dụng cụ chứa nước trong gia đình như chum, vại, bể nước, lọ hoa, chậu cảnh hoặc ở ngoài nhà như hốc cây có nước, máng nước, vỏ đồ hộp, vỏ chai hoặc ở rãnh nước, ao hồ. Chu kỳ phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành khoảng 11-18 ngày, khi nhiệt độ 29-31 o C. Mật độ muỗi thường tăng vào mùa mưa, do đó, muốn phòng bệnh tốt cần phải loại bỏ được những dụng cụ chứa nước nơi muỗi đẻ trứng, hoặc thả cá ăn bọ gậy. Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi Aedes, vệ sinh môi trường kém, dân cư sống chen chúc và số người bị cảm thụ cao. Hiện nay, người ta chưa xác định được chính xác mật độ muỗi Aedes cần thiết để duy trì virusDengue gây bệnh lưu hành hoặc các đợt gây dịch. Tuy nhiên, trong một gia đình, chỉ một số ít muỗi cái Aedes là có thể làm cả gia đình mắc bệnh. Muỗi Aedes sinh sản quanh năm, cao nhất vào những tháng sau mùa mưa muỗi sinh sản nhiều và liên quan đến việc tích trữ nước trong bể, chum 6 vại, cống rãnh nước hoặc nước ở đồ phế thải chai lọ, vỏ đồ hộp Muỗi Aedeskhông bay xa được (bay được khoảng 400m) nên sự di chuyển mang virusDengue đến nơi xa là do muỗi mang virus hoặc người đang bị bệnh đi theo đường giao thông (máy bay, tầu hỏa, ô tô ) đến các nơi từ tỉnh này đến tỉnh khác. Dịch SXHD xuất hiện ở các nơi đông dân cư tập trung rồi sau đó lan dần đến các vùng nông thôn. Trẻ em ở nhà trẻ, trường học bị muỗi Aedes mang virus đốt ban ngày rồi trở về nhà mang virus về gia đình, khu phố, xóm làng. Người ta ước tính cứ 1 trường hợp SXHD có sốc vào bệnh viện thì có khoảng 200-500 người bị nhiễm virusDengue có triệu chứng lâm sàng hay không có triệu chứng lâm sàng, nhất là ở vùng có mật độ muỗi Aedes cao. 1.5 .Chuẩn đoán và điều trị A . Chuẩn đoán 1. Sốt Dengue a. Lâm sàng - Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2 đến 7 ngày - Nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn - Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt - Da sung huyết, phát ban - Nổi hạch nhiều nơi - Biểu hiện xuất huyết có thể như chấm xuất huyết ở dưới da hoặc chảy máu cam, nghiệm pháp dây thắt dương tính. b. Cận lâm sàng - Haematocrit (Hct) bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu). - Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm. - Số lượng bạch cầu thường giảm. 7 2. Sốt xuất huyết Dengue a. Lâm sàng - Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 đến 7 ngày. - Biểu hiện xuất huyết: Thường xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh dưới nhiều hình thái: + Dấu hiệu dây thắt dương tính. + Xuất huyết tự nhiên ở da hoặc niêm mạc. . Xuất huyết ở da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. . Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, đôi khi xuất huyết ở kết mạc, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết nội tạng như tiêu hoá, phổi, não … là biểu hiện nặng. - Gan to - Có biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch, biểu hiện: Tăng dung tích hồng cầu (haematocrit) ³ 20% so với giá trị bình thường, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi (có thể dùng siêu âm để phát hiện) và hạ protein máu. Trong trường hợp nặng có thể suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như: vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ hoặc huyết áp kẹt (hiệu số giữa huyết áp tối đa và tối thiểu £ 20 mmHg), tiểu ít. b. Cận lâm sàng - Biểu hiện cô đặc máu do sự thoát huyết tương: haematocrit tăng ³ 20% so với giá trị bình thường (bình thường từ 36%-40%); hoặc bằng chứng của thất thoát huyết tương: protein máu giảm, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng. - Số lượng tiểu cầu giảm £ 100.000 tế bào/mm 3 (trên thực tế thường thấy số lượng tiểu cầu giảm từ ngày thứ 2 trở đi). 8 - Số lượng bạch cầu giảm. Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue là sốt và xuất huyết kèm theo có cô đặc máu, số lượng tiểu cầu giảm. 3. Phân độ lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue Theo mức độ nặng nhẹ chia làm 4 độ. - Độ I: Sốt đột ngột, kéo dài từ 2 đến 7 ngày; dấu hiệu dây thắt dương tính. - Độ II: Triệu chứng như độ I, kèm theo xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc. - Độ III: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, hạ huyết áp; kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã hoặc li bì. - Độ IV: Sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được (HA = 0) Chú ý: Khi thăm khám người bệnh phải phân loại độ lâm sàng để xử trí thích hợp, nhất là khi có suy tuần hoàn. Trong quá trình diễn biến của bệnh, người bệnh có thể chuyển từ độ nhẹ sang độ nặng 4. Lâm sàng tiền sốc và sốc trong sốt xuất huyết dengue Trong điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue, quan trọng nhất là phát hiện sốc, xử trí kịp thời sẽ giảm tỷ lệ tử vong. a. Tiền sốc Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue kèm theo các triệu chứng như sau: - Vật vã, lừ đừ, li bì - Đau bụng vùng gan - Da sung huyết nhưng tay chân lạnh - Dấu hiệu “ấn ngón tay” (hay gọi là thời gian hồi phục màu da) kéo dài ³ 2 giây. Vị trí thường làm là đầu ngón tay hoặc mặt trong cẳng tay. - Xuất huyết niêm mạc - Tiểu ít 9 Nếu có điều kiện làm xét nghiệm thì thấy: - Haematocrit tăng cao. - Tiểu cầu giảm nhanh chóng Ở những người bệnh có dấu hiệu tiền sốc phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu và làm xét nghiệm haematocrit, tiểu cầu để điều trị ngay như một trường hợp sốc. b. Hội chứng sốc Dengue (sốc thoát huyết tương – cô đặc máu) Bao gồm tất cả triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue kèm theo các triệu chứng: - Nhiệt độ hạ đột ngột, da ở các chi lạnh, ẩm - Mạch nhanh, nhỏ - Huyết áp hạ hoặc huyết áp kẹt - Hematocrit tăng - Tiểu ít Triệu chứng sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Chú ý: Nguyên nhân của tử vong là sốc và xuất huyết nặng đặc biệt là xuất huyết não. 5. Chẩn đoán xác định sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue a. Huyết thanh chẩn đoán - Mac ELISA: tìm kháng thể IgM - Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI) b. Phân lập virut Các xét nghiệm hiện đại mới chỉ làm được ở nơi có điều kiện như tại Labo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương,ViệnPasteur Thành phố Hồ Chí Minh, B . Điều trị 1. Sốt Dengue và Sốt xuất huyết Dengue độ I và II Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời. 10 [...]... điều tra và nghiên cứu sự hiểu biết về phòng chống SXH của người dân tại tổ 8 xã Thủy Phương huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế Lần thực tập cộng đồng II nhóm đã tiến hành điều tra và nghiên cứu lại sự hiểu biết củng như thái độ và thực hành của người dân về phòng chống bệnh SXH để đánh giá hiệu quả công tuyên truyền và giáo dục chúng em đã có một số kết luận sau 1.Kiến thức của người dân về bệnh SXH... 86,7% 31 + Tỷ lệ biết thời gian muỗi đốt là ban ngày chiếm tỷ lệ 60% + Tỷ lệ người biết nơi muỗi sinh sản và phát triển chủ yếu là ở các DCCN,DCPT chiếm 50% 2 Thái độ và thực hành của người dân về phòng chống bệnh SXH +Người dân đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để phòng chống bệnh SXH và đã đem lại hiệu quả đáng kể bằng các phương pháp đơn giản và dễ thực hiện Biện pháp mà người dân sử dụng để diệt... 3.3.3 Hiểu biết của người dân về bệnh SXH + Số người được nghe nói đến SXH + Các nguồn cung cấp thông tin + Hiểu biết về sự nguy hiển của bệnh SXH + Hiểu biết về triệu chứng của bệnh SXH + Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh SXH : Do muỗi truyền là đúng + Hiểu biết về loài muỗi truyền bệnh SXH : Muỗi Aedesaegypty muỗi vằn là đúng + Hiểu biết về thời gian muỗi thường đốt ban ngày là đúng + Hiểu biết nơi... 31,7% và biện pháp khai thông cống rãnh đã được người dân thực hiện tích cực và có hiệu quả với tỉ lệ18,3% 32 + Thái độ xữ trí của người dân khi mắc bệnh Sau 3 tháng điều tra tỉ lệ về cách xữ trí của người dân khi có bệnh SXH xảy ra đã có sự chuyển biến theo xu hướng tích cực cụ thể : Đến cơ sở y tế 85.0% Dùng phương pháp dân gian 3.3% Tự mua thuốc uống 8.3% Thái độ xữ trí của người dân khi bị bệnh. .. của muỗi + Hiểu biết về nơi sinh sản và phát triển của muỗi và bọ gậy 3.3.4 Thưc hành của người dân về phòng chống SXH + Thực hành phòng chống vector truyền bệnh : Ngủ màn , bình xịt muỗi , hương đuổi muỗi , vợt lưới điện , thả cá ăn bọ gậy , vệ sinh DCCN… + Xữ trí ban đầu khi có người bi bệnh : Đưa đến cơ sở y tế , thuốc hạ sốt ,lau mát , uống nhều nước , uống nước trái cây… + Tự nguyện tham gia phòng. .. thông tin có hiệu quả và thích hợp nhất với hầu hết người dân trong địa bàn là việc sử dụng Ti vi để truyền tải giáo dục cung cấp thông tin trong việc phòng chống bệnh SXH 2.2 Hiểu biết của người dân về triệu chứng của bệnh SXH + Ở lần thực tập cộng đồng I nhóm đã tiến hành giáo dục cho người dân về triệu chứng của bệnh SXH Lần thực tập cộng đồng II nhóm đã tiến hành điều tra và thấy được thay đổi... hiện hiệu của trong công tác giáo dục và tuyên truyền của nhóm 10 đối với cộng đồng 29 2.4 Hiểu biết của người dân về đặc tính của muỗi Nhờ công tác giáo dục và tuyên truyền thì sự hiểu biết của người dân về đặc tính của muỗi cũng có sự thay đổi rõ rệt cụ thể như : +Thời gian muỗi đốt vào ban ngày đã tăng lên từ 41.7% lên 60%, muỗi đốt vào ban đêm giảm từ 16.7% xuống còn 11.7% +Nơi sinh sản và phát... ta thấy tỷ lệ người dân biết vể những triệu chứng phổ biến và điển hình của bệnh SXH với tỉ lệ cao cụ thể như : sốt là cao nhất chiếm tỷ lệ 90% , sốt và xuất huyết chiếm 65%, chấm xuất huyết chiếm 60%, triệu chứng báo hiệu bệnh nặng lên như : Đi cầu ra máu đã có sự tăng nhẹ từ 11,75 lên 13,3% + Tỷ lệ biết nguyên nhân truyền bệnh do muỗi chiếm tỷ lệ là 96,7% + Tỷ lệ biết loại muỗi truyền bệnh là muỗi... muỗi truyền bệnh SXH đã có ảnh hưởng sâu sắc trong việc phòng chống bệnh SXH, 3 Thái độ và thực hành của người dân về phòng chống bệnh SXH 3.1 Thái độ xử trí khi có người thân bị bệnh SXH + Thái độ xử trí của người dân khi mắc bệnh cũng đã có sự thay đổi theo xu hướng tích cực cụ thể : Đến cơ sở y tế tăng từ 68.3% đến 85.0% Dùng phương pháp dân gian từ 6.7% xuống 3.3% Tự mua thuốc uống giảm mạnh từ 20%... chứng sốt tăng 86.6% lên 90%, chấm xuất huyết tăng từ 55% lên 60%, chảy máu cam chân răng tăng từ 28.3% lên 38.3%, triệu chứng đi cầu ra máu tăng nhẹ từ 11.7% lên 13.3%, sốt và xuất huyết tăng từ 58.3% lên 65% Mứcđộ hiểu biết các triệu chứng của bệnh SXH là rất quan trọng đối với người dân , do vậy để có thể phòng chống được bệnh SXH người dân phải được cung cấp các thông tin cần thiết về triệu chứng của . đề tài : “Hiểu biết của người dân và cách phòng chống bệnh Sốt Xuất Huyết ”. và nhóm đã tiến hành giáo dục cho người dân về kiến thức cũng như tháu độ của người dân về cách phòng chống bệnh sốt xuất. để đánh giá sự hiểu biết, thái độ ,thực hành của người dân về bệnh sốt xuất huyết để thấy được hiệu quả của việc giáo dục và tuyên truyền về phòng chống bệnh sốt xuất huyết của nhóm 10với mục. hút máu người và truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Nhiều thập kỷ qua sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của con người có số mắc và tỷ

Ngày đăng: 01/11/2014, 18:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan