các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cẩm xuyên- hà tĩnh

78 394 0
các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cẩm xuyên- hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trường Đại học Kinh tế Quốc dân khoa quản trị kinh doanh o0o Chuyên đề thực tập Đề tài: Rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cẩm xuyên - hà tĩnh Giáo viên hướng dẫn : th.s. đặng ngọc sự Sinh viên thực hiện : nguyễn thị hải Mã sinh viên : cq493384 Lớp : qtkd tổng hợp 49b Hà Nội - 2011 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Đặng Ngọc Sự MỤC LỤC ĐỀ TÀI: 1 HÀ NỘI - 2011 1 Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Lớp: QTKD Tổng hợp 49B Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Đặng Ngọc Sự DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa KH Khách hàng CBTD Cán bộ tín dụng CBCNV Cán bộ công nhân viên NH Ngân hàng NHNo Ngân hàng nông nghiệp NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHNo&PTNT Ngân hàng nông ghiệp và phát triển nông thôn NQH Nợ quá hạn TCTD Tổ chức tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh VNĐ Việt nam đồng Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Lớp: QTKD Tổng hợp 49B Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Đặng Ngọc Sự DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ĐỀ TÀI: 1 HÀ NỘI - 2011 1 Môi trường xã hội 54 Biểu đồ 1: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên 36 Biểu đồ 2 : Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên. .37 Biểu đồ 3: Tình hình nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 39 Biểu đồ 4: Tình hình nợ xấu theo nhóm tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên 44 Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHN0 & PTNT huyện Cẩm Xuyên Error: Reference source not found Sơ đồ 2: Các dạng rủi ro tín dụng 31 Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Lớp: QTKD Tổng hợp 49B Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Đặng Ngọc Sự LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rủi ro là vốn có của nền kinh tế thị trường, gắn liền với khả năng thu lợi nhuận cao thì bao giờ cũng xuất hiện tiềm tàng rủi ro cao. Trong lĩnh vực Ngân hàng rủi ro là con số cộng khả năng rủi ro của các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Bởi vì trong điều kiện kinh tế thị trường nguồn vốn vay ngân hàng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh nên bất kỳ rủi ro liên quan đến chủ thể có quan hệ tín dụng đối với Ngân hàng đều gây nên rủi ro cho Ngân hàng, điều đó cho thấy vấn đề hạn chế rủi ro là một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu, tác động trực tiếp đến sự sống còn của Ngân hàng . Hiện nay, đối với hầu hết các NHTM Việt Nam thì dư nợ tín dụng thường chiếm tới 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 1/2 -2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Mặt khác rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn tồn tại vầ nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất kỳ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu thế giới, bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát. Hiện nay nợ xấu đang là vấn đề nóng bỏng cần quan tâm để nâng cao năng lực tài chính, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Các NHTM Việt Nam cũng đã nhận thức được vấn đề này và đang tìm ra giải pháp tối ưu để hạn chế được RRTD ở mức cho phép. 2. Mục tiêu của đề tài Hệ thống hóa rủi ro của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, phân tích đánh giá rủi ro tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn Chi nhánh Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh, từ đó đề ra các giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh. Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Lớp: QTKD Tổng hợp 49B 1 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Đặng Ngọc Sự Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Cẩm Xuyên trong 4 năm 2007- 2010. 4. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương chính: Chương I: Tổng quan về NHNo&PTNT Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh Chương II : Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Lớp: QTKD Tổng hợp 49B 2 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Đặng Ngọc Sự CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT CẨM XUYÊN- HÀ TĨNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo& PTNT huyện Cẩm Xuyên 1.1.1. Sự ra đời Chi nhánh NHNo&PTNT Cẩm Xuyên được thành lập ngày 26/03/1988, lấy tên gọi là NHNo&PTNT huyện Cẩm Xuyên trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh. Có trụ sở chính đặt tại thị trấn Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, ngay trên đường quốc 1A: Điện thoại: 039861705 Fax : 039861947 NHNo&PTNT Cẩm Xuyên là chi nhánh loại II trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh. Nhiệm vụ CHÍNH là “huy động vốn để cho vay”. Ngay sau khi tái lập tỉnh NHNo Cẩm Xuyên trở thành chi nhánh Ngân hàng cấp II trực thuộc NHNo Hà Tĩnh. Để phục vụ yêu cầu thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện, NHNo Cẩm Xuyên đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Khi mới thành lập NHNo Cẩm Xuyên có 2 chi nhánh cấp III liên xã trực thuộc được bố trí hợp lý: NHNo Cẩm Trung nằm ở xã Cẩm Trung, phía Nam của huyện, hoạt động trên địa bàn 8 xã, có 9 cán bộ. NHNo Cẩm Thành nằm ở xã Cẩm Thành, phía Bắc của huyện, hoạt động trên địa bàn 6 xã, có 9 cán bộ. Tháng 6/2007 vì nhu cầu của sự phát triển của Ngân hàng, của nhân dân ngày càng lớn mạnh nên NHNo&PTNT Cẩm Xuyên đã thành lập NHNo cấp III Thiên Cầm, nằm trên thị trấn Tiên Cầm-khu du lịch lớn mạnh và nổi tiếng của tỉnh Hà Tĩnh. 1.1.2. Quá trình phát triển 1.1.2.1. Thời kỳ đầu tái lập Tỉnh( 1991-1995) Hoạt động của NHNo Cẩm Xuyên trong bối cảnh tỉnh Hà Tĩnh vừa được tái lập gặp phải nhiều khó khăn thách thức. Ngân hàng hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn(cơ sở chưa được xây dựng hoàn thiện, chưa có hệ thống may tính…). Tình hình tổ chức cán bộ: nhất là cán bộ chủ chốt vừa yếu, vừa thiếu, trình Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Lớp: QTKD Tổng hợp 49B 3 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Đặng Ngọc Sự độ không đồng đều, chưa có kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh trong cơ chế mới(trình độ của đội ngủ nhân viên lúc bấy giờ có: 2,4% đại học, 64,3% trung cấp, 22% sơ cấp, 11,3% chưa qua đào tạo). Cơ chế thị trường lại phải tiếp nhận dư nợ trên địa bàn huyện, dư nợ thấp, nợ quá hạn khó đòi chiếm tỷ lệ lớn. Thực hiện chỉ thị 202/CT HĐBT ngày 28/06/1991 của thủ tướng Chính Phủ: “Việc cho vay của Ngân hàng để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất thuộc các ngành thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ”. Chủ trương chính sách nói trên là cơ sở cho TCTD đầu tư đa dạng hoá các loại hình kinh tế. Do vậy năm 1991-1992 là năm bản lề thực hiên đổi mới cơ cấu đầu tư tín dụng của NHNo Cẩm Xuyên. Huy động vốn để cho vay, chuyển hướng đầu tư trực tiếp hộ sản xuất, đây là bước chuyển đổi quan trọng phù hợp với hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đến ngày 31/12/1992 tổng nguồn vốn đã huy động được 4.842 triệu đồng. Trong đó huy động tiết kiệm là 3.028,3 triệu đồng, tiền gửi các tổ chức kinh tế (TCKT) 1.636 triệu đồng. Tuy toàn thể đội ngủ cán bộ nhân viên NHNo Cẩm Xuyên đã cố gắng nhưng nguồn vốn huy động tại địa bàn để cho vay mới chỉ đạt 28%, còn 72% là sử dụng vốn vay của Ngân hàng cấp trên. Từ một tỉnh nghèo, kinh tế xã hội chậm phát triển, cơ sở vật chất nhỏ và lạc hậu, sản xuất công nghiệp manh mún, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn. Thực hiện mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam là kinh doanh có lãi, chuyển sang định hướng kinh doanh phát triển cho vay hộ sản xuất. Vượt qua những khó khăn ban đầu khi mới tách tỉnh(thời điểm này trên địa bàn huyện có 61 hợp tác xã, dư nợ 547.4 triệu đồng, tỷ trọng 21,3%, hầu hết ngừng hoạt động, tự tan rã, không có khả năng tài chính để hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng). Triển khai các chỉ tiêu kế hoạch: huy động vốn dư nợ, chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra thấp. Tổng thu chi và chênh lệch thu chi kết quả tài chính năm 1992 đã đạt tổng thu 2.984 triệu đồng, tổng chi 2.963 triệu đồng, chênh lệch thu chi đạt 21 triệu đồng. Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Lớp: QTKD Tổng hợp 49B 4 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Đặng Ngọc Sự Năm 1993 việc cho vay hộ sản xuất kinh doanh càng được mở rộng, quy mô đầu tư tăng nhanh, sản xuất kinh doanh có xu hướng ổn định, nhu cầu vốn trung dài hạn tăng, cùng với nhiều biện pháp tích cực để tăng cường hiệu quả công tác hoạt động. Tổng nguồn vốn huy động năm 1993 đạt 34,55%, so với năm 1992 tăng 1.277 triệu đồng, tăng 6,55%, tốc độ tăng 26,37%. Trong đó huy động tiết kiệm 3.610 triệu đồng, tiền gửi các TCKT đạt 2.699 triệu đồng. Tuy nhiên trong năm Ngân hàng phải sử dụng 11.590 triệu đồng, nguồn vốn của TW chiếm tỷ trọng 65.45 % tổng dư nợ. Ngày 03/07/1994 tổng giám đốc NHNo Việt Nam ra quyết định 160/QĐ-NH9 về mô hình tổ chức NHNo Việt Nam. Ngày 16/08/1994 tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam ban hành văn bản số 427/TCCB-NHNo xác định NHNo Việt Nam có 2 cấp tham mưu và trực tiếp kinh doanh. Hưởng ứng chỉ thị đổi mới về chính sách của nhà nước và cơ chế tiến độ tín dụng của ngành, NHNo Cẩm Xuyên đã không ngừng nỗ lực vươn lên. Vì thế kết quả hoạt động của NHNo Cẩm Xuyên vẩn tiếp tục có những bước tăng trưởng. Kết quả huy động vốn năm 1994 đạt 10.452 triệu đồng, tăng so với năm 1993 là 4.223 triệu đồng, tốc độ tăng 69,2%. Trong đó là huy động tiết kiệm đạt 4.370 triệu, tăng so với năm 1993 là 670 triệu đồng, huy động kỳ phiếu đạt 380 triệu đồng, tăng so với năm 1993 là 240 triệu đồng, tốc độ tăng 71%. Với kết quả trên trong năm NHNo Cẩm Xuyên đã giảm vốn vay NHNo TW từ 65,45 % xuống còn 53,54%, và nguồn huy động vốn trên địa bàn có xu hướng tăng nhanh, đạt 46,46%. Năm 1995 là năm có bước đầu quan trọng vừa là năm miền Bắc hoàn thành kế hoạch 5 năm, vừa là năm khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới, tiếp tục cải cách mở cửa. Nhanh chóng hồ đồng với cộng đồng Ngân hàng quốc tế, trước hết là Ngân hàng trong khu vực. NHNo Việt Nam xác định là Ngân hàng lớn mạnh ở Việt Nam, đưa nền kinh tế nước nhà phát triển hơn nữa. Hưởng ứng chung với không khí phấn đấu phát triển của ngành Ngân hàng, NHNo Cẩm Xuyên tiếp tục đạt được những thành tựu đáng tự hào. Nhiệm vụ hàng đầu của năm 1995 là huy động nguồn vốn ở địa phương bằng những hình thức huy động vốn thích hợp: tiền gửi tiết kiệm Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Lớp: QTKD Tổng hợp 49B 5 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Đặng Ngọc Sự không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, huy động tiền gửi tư nhân, vay các tổ chức TD, bán trái phiếu theo chỉ tiêu của Ngân hàng Tinh giao. Bên cạnh đó Ngân hàng còn triển khai cho vay với người nghèo với tổng hộ vay là 1.627 hộ, dư nợ 4.890 triệu đồng. Bằng những biện pháp huy động vốn năm 1995 và sự nỗ lực làm việc của đội ngũ nhân viên nên năm 1995 nguồn vốn của NHNo Cẩm Xuyên đạt kết quả tương đối. Vậy là thời kì 1991-1995 mặc dù là thời kì đầu mới thành lập nhưng NHNo Cẩm Xuyên được sự giúp đỡ về điều kiên vật chất, nhân lực của NHNo tỉnh Hà Tĩnh cộng với tinh thần cố gắng đưa NHNo Cẩm Xuyên phát triển nhanh trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu của các TCKT, doanh nghiệp và nhân dân trong huyện Cẩm Xuyên và tỉnh Hà Tĩnh. Bảng 1: Tình hình huy động vốn từ năm 1992-1995. Đơn vị: triệu đồng Nguồn huy động vốn 1992 1993 1994 1995 1.Huy động tại địa phương(ĐP) 4.842 6.119 10.452 28.513 -Tiền gửi tiết kiệm 3.028,3 3.610 4.370 10.260 -Tiền gửi kỳ phiếu 0 1140 380 13.870 -Tiền gửi các TCKT 1.636 2.699 3.861 4.383 2.Sử dụng vốn TW 12.445 11.590 12.044 12.540 -Tỷ lệ sử dụng vốn TW(%) 75,7% 0,9 0,9 0,9 -Tỷ lệ sử dụng vốn ĐP (%) 22,8% 31,8 44,7 63,9 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Cẩm Xuyên năm 1992-1995) 1.1.2.2. Thời kỳ củng cố và phát triển( 1996- 2000, 2001 đến nay) * Từ 1996-2000 Đây là quá trình hết sức quan trọng, giai đoạn cuối cùng của thế kỉ 20. Nền kinh tế của huyện Cẩm Xuyên tuy có bước tăng trưởng chậm, nhìn chung vẩn là nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế công nghiệp chưa được khai thác, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của huyện, cùng với sự cạnh tranh ngày càng lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng, làm cho công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Cẩm Xuyên trong thời kỳ này gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giai đoạn 1995-1996 hoạt động tín dụng lại chuyển hướng đầu tư mới, đó là việc tách tín dụng ở trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ở nông thôn Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Lớp: QTKD Tổng hợp 49B 6 [...]... nghiệp vụ chính sau: - Cho vay - Chi t khấu thương phiếu và giấy tờ có giá - Cho thuê tài chính - Bảo lãnh ngân hàng Dựa trên khái niệm về rủi ro và tín dụng ngân hàng thì rủi ro tín dụng ngân hàng là: Những kết quả bất lợi có thể xảy ra cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng Các tổn thất chính bao gồm: tổn thất do khách hàng trả nợ chậm dẫn tới ngân hàng phải chịu một khoản chi phí để cân đối nguồn... đẩy ngân hàng tới bờ vực phá sản và đe doạ sự ổn định toàn bộ hệ thống ngân hàng Mặt khác khi khách hàng nhìn vào tình hình nợ quá hạn của ngân hàng thì người gửi tiền có thể nghi ngờ và không gửi tiền vào ngân hàng đó làm cho nguồn vốn ngân hàng giảm mạnh và người đã gửi tiền thì rút tiền ra để gửi vào ngân hàng khác vì nghi ngờ vào tiềm lực tài chính của ngân hàng dẫn đến nguồn vốn của ngân hàng. .. lựa chọn mức rủi ro và lợi nhuận chấp nhận được 2.2.2 Ảnh hưởng của RRTD đến hoạt động của ngân hàng Ngân hàng là đối tượng trực tiếp chịu sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng, ban đầu là ngân hàng bị thiệt hại về tài sản và sau đó là dẫn tới sự mất uy tín của ngân hàng về tính lành mạnh trong hoạt động Ngân hàng Trên mức đó là sự không tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng dẫn tới rủi ro thanh khoản... bù đắp hết các khoản gốc và lãi chưa trả Rủi ro luôn đi kèm với hoạt động tín dụng ngân hàng Trên thực tế ngân hàng có bộ phận chuyên môn để đánh giá các khoản vay trước khi ký kết hợp đồng, có các hoạt động giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng và các biện pháp để thu hồi gốc và lãi vay Tuy nhiên các biện pháp đó chỉ hạn chế chứ không triệt tiêu tối đa rủi ro có thể xảy ra Ngõn hàng phải lựa... gọi là lãi vay, tỷ suất giữa tiền lãi và gốc gọi là lãi suất Với ngân hàng tín dụng được hiểu theo nghĩa hẹp về đối tượng Tín dụng ngân hàng là hoạt động tài trợ vốn cho khách hàng, các hoạt động huy động vốn( nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, thanh toán…) không được xếp vào hoạt động tín dụng của ngân hàng mặc dù xét trên nghĩa rộng vẫn là quan hệ vay mượn Hoạt động tín dụng bao gồm các nghiệp vụ... hàng lại càng giảm mạnh hơn Đối với những rủi ro vừa phải thì ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ngân hàng bởi vì lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì lãi từ các khoản cho vay có nguy cơ không thu hồi được và để khắc phục rủi ro tín dụng thì ngân hàng phải lập quĩ dự phòng rủi ro và được tính là chi phí của ngân hàng ở mức độ cao hơn nữa lợi nhuận không... trong tương lai ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư và phát triển và ngân hàng chính sách xã hội sẽ mở rộng quy mô, từ đó tình hình cạnh tranh sẽ mạnh và khốc liệt hơn, Ngân hàng NNo không còn chi m ưu thế tuyệt đối nữa, đòi hỏi NHNo Cẩm Xuyên phải không ngừng cố gắng nỗ lực hết mình của tập thể, cán bộ toàn chi nhánh để khẳng định vị thế của mình 1.3.3 Đặc điểm của khách hàng Khách hàng của chi. .. hành cổ phiếu trong thời gian trước mắt 1.3.2 Môi trường cạnh tranh Khách hàng của NHNo&PTNT Cẩm Xuyên là các tổ chức cá nhân trên địa bàn Cẩm Xuyên Tại đây NHNo&PTNT Cẩm Xuyên chi m tỷ trọng lớn nhất ngoài ra còn có ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư và phát triển và ngân hàng chính sách xã hội Hiện nay, mạng lưới các TCTD đang tiếp tục được mở rộng cả về số lượng và quy mô hoạt động Tốc độ tăng... và khuếch trương sản phẩm thì sẽ thất bại trong kinh doanh Từ đó làm ảnh tới khả năng trả nợ cho ngân hàng, mang rủi ro tín dụng tới cho ngân hàng Và ngược lại, năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng kinh doanh tốt, vốn vay được sử dụng hiệu quả Từ đó rủi ro tín dụng ngân hàng được hạn chế Tại địa bàn Cẩm Xuyên, khách hàng đi vay vốn chủ yếu là bà con nông dân do đó kiến thức còn nhiều hạn chế:... với các hộ chăn nuôi Những rủi ro đó ảnh hưởng rất lớn, đôi khi rất nghiêm trọng tới công việc làm ăn của khách hàng Từ đó ảnh hưởng tới sự hoàn trả vốn vay cho ngân hàng của các đối tượng vay vốn, gây rủi ro cho ngân hàng 1.3.4 Năng lực của NHNo&PTNT Cẩm Xuyên và chất lượng cán bộ tín dụng Năng lực cạnh tranh của ngân hàng được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của ngân hàng . nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông. của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, phân tích đánh giá rủi ro tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn Chi nhánh Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh, từ đó đề ra các giải pháp. tàng rủi ro cao. Trong lĩnh vực Ngân hàng rủi ro là con số cộng khả năng rủi ro của các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Bởi vì trong điều kiện kinh tế thị trường nguồn vốn vay ngân hàng

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đề tài:

    • Hà Nội - 2011

      • Môi trường xã hội

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan