BÁO CÁO HẠN CHẾ CỦA LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI CỔ ĐIỂN QUỐC TẾ

33 1.5K 6
BÁO CÁO HẠN CHẾ CỦA LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI CỔ ĐIỂN QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Họ và tên: Nguyễn Văn Thiệu Mã sinh viên: 0951010324 Nhóm: 16 Lớp: TAM301(1-1112).1_LT BÁO CÁO MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ A/ Lời nói đầu Khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với các nước khác về một loại hàng hóa, lợi ích của ngoại thương là rõ ràng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một nước có thể sản xuất có hiệu quả hơn nước kia trong hầu hết tất cả các mặt hàng? Hoặc những nước không có lợi thế tuyệt đối nào cả thì chỗ đứng của họ trong phân công lao động quốc tế là ở đâu? David Ricardo đã đưa ra những câu hỏi này và trả lời trong tác phẩm nổi tiếng của mình: ”những nguyên lý của kinh tế chính trị, 1817”. Trong tác phẩm này, D.ricardo đã đưa ra một lý thuyết tổng quát chính xác hơn về cơ chế xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế. Đó là lý thuyết về lợi thế so sánh. Bài báo cáo môn chính sách thương mại quốc tế này, xin được trình bày vấn đề lợi thế so sánh do đâu mà có và nó có thay đổi được không? B/ Nội dung Câu hỏi: Câu 4 chương 2 Lợi thế so sánh do đâu mà có? Lợi thế so sánh có thể thay đổi được không? Nếu có thì thay đổi theo hướng nào? Phần 1: Câu trả lời của nhóm 13 *) Lợi thế so sánh do sản xuất và xuất khẩu của một nước có hiệu quả hơn quốc gia khác. Một nước có thể sản xuất hiệu quả hơn các nước khác trên tất cả các mặt hàng nhưng các quốc gia đó vẫn chỉ sản xuất một số mặt hàng nhất định- có hiệu quả sản xuất tương đối cao hơn. Nhóm 13 đưa ra mô hình Gạo (kg) Vải (mét) Việt Nam 5 4 Hàn Quốc 9 10 Rõ ràng Hàn Quốc có lợi thế tuyệt đối trên cả 2 mặt hàng là gạo và vải, nhưng trên thực tế vẫn có quá trình trao đổi 2 mặt hàng này giữa hai quốc gia. Vì 5/9 > 4/10 nên Việt Nam có lợi thế so sánh về mặt hàng gạo, còn Hàn Quốc có lợi thế so sánh về mặt hàng vải. Nên mỗi nước tập trung sản xuất mặt hàng nước mình có lợi thế so sánh. Sau đó họ trao đổi hàng hóa cho nhau. *) Lợi thế so sánh có thể thay đổi được, khi hiệu quả hoặc sản xuất của các nước thay đổi. Nó thay đổi theo hướng hiệu quả sản xuất tăng lên Phần 2: Nhận xét, bổ sung: Nhận xét: Câu trả lời của bạn nhóm 13 là sai, chưa đi đúng vào trọng tâm câu hỏi. Ý trả lời thứ hai còn chung chung, chưa nêu rõ, cụ thể thay đổi như thế nào? Bổ sung: *) Lợi thế so sánh của D.Ricardo được xây dựng dựa trên lý thuyết về giá trị lao động; xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối. Lợi thế so sánh được bổ sung, mở rộng từ lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith. *) Lợi thế so sánh có thể thay đổi được. Các quốc gia vẫn thường chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng có lợi thế so sánh, trao đổi mặt hàng bất lợi thế so sánh, làm tăng sản lượng thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế ngày nay, các quốc gia không phải sản xuất một mà là nhiều mặt hàng. Các mặt hàng không có lợi thế so sánh cũng đang được chú trọng đầu tư, cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Phần 3: Câu hỏi của thầy giáo. “Theo các lý thuyết cổ điển, tại sao các quốc gia lại trao đổi buôn bán với nhau?” Trả lời: Theo chủ nghĩa trọng thương thi các quốc gia trao đổi buôn bán với nhau để gia tăng khối lượng vàng, còn theo các lý thuyết cổ điển khác thì trao đổi và buôn bán giữa các quốc gia nhằm làm tăng khối lượng hàng hóa. C/ Kết luận: Qua bài báo cáo trên ta thấy, lợi thế so sánh có thể thay đổi được bổ sung, mở rộng từ lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith. Rõ ràng lợi thế so sánh có thể thay đổi được, tuy nhiên, lý thuyết về lợi thế so sánh của D. Ricardo vẫn được các nhà kinh tế chấp nhận như một tuyên bố có căn cứ về những lợi ích tiềm tàng của thương mại quốc tế. D/ Tài liệu tham khảo: 1. http://vi.wikipedia.org/wiki 2. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu 3. - Giáo trình “ Kinh tế ngoại thương” GS. TS Bùi Xuân Lưu – PGS.TS . Nguyễn Hữu Khải. Họ tên : Đào Minh Hoàng Lớp : TAM301(1-1112).1_LT Mã sinh viên : 0951010090 Nhóm : 16 BÁO CÁO CÂU HỎI MÔN : Chính Sách Thương Mại Quốc Tế Câu hỏi: Hãy nêu mặt hạn chế của các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế? (Câu 2_chương 2, giáo trình Kinh tế ngoại thương) I.Lời mở đầu: Các lý thuyết cổ điển có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thương mại quốc tế bởi các lý thuyết này đã dặt nền móng cơ bản trong việc giải thích và khẳng định lợi ích to lớn của ngoại thương. Tuy vậy các lý thuyết vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế cũng như những nhận định sai lầm về thương mại quốc tế. II.Nội dung: 1.Ý kiến của đại diện nhóm 13: Mặt hạn chế của các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế: + Chủ nghĩa trọng thương: - Ít tính lý luận, mang nặng tính kinh nghiệm, chỉ nắm được cái “vỏ bề ngoài” của hiện tượng. - Chưa biết đến các quy luật kinh tế. - Cho rằng phải dựa vào nhà nước mới có thể phát triển kinh tế, vì vậy họ đánh giá rất cao vai trò của Nhà nước, dựa vào chính quyền của Nhà nước. - Coi vàng bạc là hình thức của cải duy nhất của 1 quốc gia, gắn mức cung tiền tệ cao với sự thịnh vượng của quốc gia, coi thương mại là 1 trò chơi có tổng lợi ích bằng 0 là sai lầm. - Chưa giải thích được cơ cấu hàng hóa trong Thương mại quốc tế, chưa thấy được tính hiệu quả và lợi ích từ quá trình chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi, và đặc biệt là họ chưa nhận thức được rằng các kết luận của họ chỉ đúng trong 1 số trường hợp nhất định chứ không phải cho tất cả mọi trường hợp. + Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith: - Không giải thích được tại sao thương mại vẫn có thể diễn ra khi 1 quốc gia có lợi thế tuyệt đối (hoặc ở mức bất lợi tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng. + Lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo: - Chỉ dự đoán 1 mức độ chuyên môn hóa hoàn toàn, nghĩa là mỗi nước sẽ tập trung vào 1 mặt hàng mà mình có lợi thế. Nhưng trên thực tế, mỗi nước sản xuất không phải 1 mà là nhiều mặt hàng trong đó có cả những mặt hàng cạnh tranh với hàng nhập khẩu. - Chỉ để ý đến cung (hay phí tổn trong thương mại quốc tế) mà lại quên mất phía cầu vì thế lý thuyết của D. Ricardo ko xác định được tỷ lệ trao đổi quốc tế, nghĩa là giá cả quốc tế. Bên cạnh những hạn chế về lý thuyết, các học giả cổ điển còn mắc những sai lầm cơ bản về phương pháp luận trong nghiên cứu. Trừ D. Ricardo, các học giả cổ điển khác chưa phân biệt được phương pháp khoa học và tầm thường, vẫn còn dao động giữa 2 phương pháp này, vì vậy chúng ta có thể thấy rõ được tính 2 mặt của các lý thuyết. Hơn nữa, họ chưa vận dụng phương pháp trừu tượng hóa trong nghiên cứu để có thể nắm bản chất các hiện tượng kinh tế. 2.Nhận xét: Câu trả lời của bạn là đúng và đầy đủ III.Kết luận : Nhìn chung, các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế còn có các mặt hạn chế sau: - Đặt giả thiết căn bản hạn hẹp là giá trị được xác định bởi 1 yếu tố là nhân công (chỉ có 1 yếu tố sản xuất duy nhất là nhân công). - Không cắt nghĩa chuẩn mực thực tại mà chỉ nhằm chứng minh cái lợi của ngoại thương, nhắm đến 1 nền kinh tế phúc lợi chứ không nhằm mục tiêu phân tích kinh tế. - Không giải thích thỏa đáng mậu dịch giữa các nước do đi từ giả thiết chỉ có 1 yếu tố sản xuất duy nhất.  Câu hỏi bổ sung : “Lấy ví dụ mô hình trong thương mại quốc tế mà các lý thuyết cổ điển không thể giải thích được”? Câu trả lời : Các lý thuyết cổ điển chỉ có thể giải thích được mô hình thương mại hàng hóa, còn mô hình về thương mại dịch vụ thì các lý thuyết này lại không thể giải thích được. IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO : - Giáo trình Kinh tế Ngoại thương – GS. TS. Bùi Xuân Lưu – PGS. TS. Nguyển Hữu Khải Họ tên: Đinh Kim Phượng Mã sinh viên: 0951010544 Lớp: TAM301(1-1112).1_LT Nhóm: 16 BÁO CÁO MÔN HỌC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Câu hỏi: “Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm” (câu 7, chương 2_giáo trình Kinh tế ngoại thương) I. Lời mở đầu: Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm được S.Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được R.Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Lý thuyết này giải thích các mô hình thương mại công nghệ phẩm giữa thế kỷ XX, lý luận dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh và sự phát triển công nghệ. Lý thuyết cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hoá sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau. Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyết này rất đơn giản, đó là: - Mỗi sản phẩm có một vòng đời, từ khi xuất hiện cho đến khi bị đào thải; vòng đời này dài hay ngắn tuỳ vào từng sản phẩm. - Các nước công nghiệp phát triển thường nắm giữ những công nghệ độc quyền do họ khống chế khâu nghiên cứu và triển khai và có lợi thế về quy mô. Theo lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm , ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở các nước khác. Kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra nó. II. Nội dung: 1. Ý kiến của đại diện nhóm 13: a.Trả lời cho câu hỏi: “Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm”  Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm thực chất là sự mở rộng của lý thuyết về khoảng cách công nghệ. Nội dung chính của lý thuyêt khoảng cách công nghệ gồm các ý sau: - Sau khi một phát minh ra đời, một sản phẩm mới xuất hiện và trở thành mặt hàng mà quốc gia phát minh có lợi thế tuyệt đối tạm thời. Ban đầu hãng phát minh giữ vị trí độc quyền, sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nội địa. sau một thời gian, nhu cầu từ phía nước ngoài xuất hiện và sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu. - Dần dần các nhà sản xuất nước ngoài sẽ bắt chước công nghệ và sản phẩm được sản xuất ngay tại nước ngoài một cách có hiệu quả hơn. Khi đó, lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm này lại thuộc về cac quốc gia khác. - Ở quốc gia phát minh một sản phẩm mới khác có thể ra đời và quá trình mô tả ở trên lại được lặp lại. - Tuy nhiên, lý thuyết này chưa trả lời được câu hỏi là phải chăng các hãng phát minh sẽ tiến hành sản xuất tại những nước có điều kiện thích hợp nhất (tài nguyên, các yếu tố sản xuất) đối với mặt hàng mới.  Nội dung cơ bản của lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm: Vernon cho rằng các nhân tố cần thiết cho sản xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổi tùy theo vòng đời của sản phẩm đó. Lý thuyết này có thể được minh họa bằng hình vẽ: Từ hình vẽ trên có thể thấy: - Sản phẩm mới được giới thiệu tại t 0, khi đó: + Việc sản xuất và tiêu thụ chưa chắc chắn, phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp công nhân lành nghề và khoảng cách cách địa lý với thị trường + Sản phẩm được sản xuất với chi phí cao, xuất khẩu (tại t 1 ) bởi nhiều nước lớn và giàu có XK-NK t 3 t 2 t 4 t 0 t 1 Nước phát minh Các nước phát triển khác Các nước kém phát triển [...]... ngoại thương của một quốc gia, và giá trị của những lí thuyết này ngày càng được khẳng định cho đến tận ngày nay II NỘI DUNG Câu hỏi : “Hãy trình bày những đóng góp của lí thuyết cổ điển về thương mại quốc tế trong việc giải thích nguồn gốc lợi ích của ngoại thương ?” 1.Câu trả lời của đại diện nhóm 13 : Những đóng góp của lí thuyết cổ điển về thương mại quốc tế trong việc giải thích nguồn gốc của ngoại... dung của lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm của Vernon được 2 Nhận xét, bổ sung: a.Về câu trả lời cho câu hỏi: “Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm”  Nhận xét: - Ưu điểm: + Bạn đã trình bày đúng nội dung chính của lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm + Việc sử dụng hình vẽ để trình bày là khoa học, hợp lý + Bạn cũng đã trình bày sơ qua những nội dung chủ yếu của. .. Mỹ Do đó, lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm của Vernon bị đảo lộn III.Kết luận: Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm của tác giả Vernon là lý thuyết tương đối toàn diện nhằm giải thích các mô hình thương mại công nghệ phẩm giữa thế kỷ XX, giải thích vì sao nước Mỹ lại là người dẫn đầu trong nhiều loại sản phẩm tiên tiến Ưu điểm của lý thuyết này là đưa vào được nhiều yếu tố cho phép lý giải... hỏi mở rộng: “Đặc điểm gì trong thực tiễn thương mại hiện nay có thể làm đảo lộn lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm theo quan điểm của Vernon?” Đặc điểm trong thực tiễn thương mại hiện nay có thể làm đảo lộn lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm theo quan điểm của Vernon là bản quyền phát minh, sáng chế: nếu nước phát minh có bản quyền phát minh, sáng chế một sản phẩm thì các nước khác không... lời của bạn : D Ricardo 2.3 Nhà kinh tế học nào đã trả lời nguồn gốc của sự chênh lệch giá tương quan? Câu trả lời của bạn : D Ricardo 3 Một số nhận xét và bổ sung 3.1 Về phần thuyết trình của bạn : *Ưu điểm: - Nhìn chung, bạn đã nêu được một cách tương đối khái quát được những đóng góp của lí thuyết cổ điển về thương mại quốc tế để giải thích nguồn gốc lợi ích của ngoại thương qua một số lí thuyết của. .. tham gia vào phân công lao động quốc tế Lí thuyết cổ điển về ngoại thương đã tạo lập được một nền tảng cho sự ra đời và phát triển của các lí thuyết về ngoại thương sau này Ngày nay, dưới xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, nếu không muốn ngày càng tụt hậu so với thế giới, chúng ta buộc phải phát triển thương mại quốc tế, phát triển ngoại thương Nền tảng của lí thuyết cổ điểm giúp chúng ta có cơ sỏ để... phẩm  Bổ sung: Đặc điểm trong thực tiễn thương mại hiện nay có thể làm đảo lộn lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm theo quan điểm của Vernon đó là: thương mại quốc tế hiện nay đa phần nằm trong tay các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia Các công ty này sản xuất và bán sản phẩm ở nhiều quốc gia, sử dụng những chiến lược kinh doanh có sự kết hợp thương mại và sản xuất phân tán Vì vậy, các sản phẩm... Mã sinh viên : 0951010574 Lớp : TAM301(1-1112).1_LT Nhóm: 16 BÁO CÁO MÔN HỌC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Câu hỏi : “Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của M.Porter” 1 Lời mở đầu : Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia do Michael Porter đưa ra vào những năm 1990 Lý thuyết này giải thích tại sao một số quốc gia có được ví trí đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm... trọng thương, lí thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, lí thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, lí thuyết về thương mại quốc tế và chị phí cơ hội cũng như lí thuyết HO - Bạn đã trình bày một cách logic theo trình tự thời gian của các lí thuyết Nêu được những ưu điểm của những lí thuyết sau so với nhứng lí thuyết trước để dẫn đến kết luận cuối cùng *Nhược điểm: Tuy nhiên, theo quan điểm của em,... điểm hạn chế Ví dụ như lí thuyết của ông không giải thích được tại sao có những quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ mặt hàng nào mà vẫn tham gia thương mại quốc tế Để bổ sung và hoàn thiện cho lí thuyết của A.Smith, Ricardo đã cho ra đời lí thuyết lợi thế so sánh Mô hình lí thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo là một công cụ hữu hiệu để giải thích nguyên nhân hình thành thương mại quốc tề . dựa vào chính quyền của Nhà nước. - Coi vàng bạc là hình thức của cải duy nhất của 1 quốc gia, gắn mức cung tiền tệ cao với sự thịnh vượng của quốc gia, coi thương mại là 1 trò chơi có tổng. cơ bản của lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của M.Porter” 1. Lời mở đầu : Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia do Michael Porter đưa ra vào những năm 1990. Lý thuyết này giải thích tại. của Michael Porter đã thay đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về quá trình tạo dựng và duy trì sự thịnh vượng trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Nghiên cứu đột phá của Porter về cạnh tranh

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan