rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và giải pháp hạn chế rủi ro tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la

63 393 0
rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và giải pháp hạn chế rủi ro tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề, Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường học viên ngân hàng đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn thanh toán quốc tế, khoa Ngân hàng, Học viên ngân hàng đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường. Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể các anh, chị công tác tại phòng Quan hệ khách hàng Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Sơn La đã chỉ bảo tận tình, hết lòng giúp đỡ tạo điều kiện cho Tôi khảo sát trong thời gian làm chuyên đề. Sinh viên Nguyễn Thị Linh Chi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: chuyên đề “Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và giải pháp hạn chế rủi ro tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong chuyên đề này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Sơn La, ngày 03 tháng 04 năm 2011 Tác giả chuyên đề Nguyễn Thị Linh Chi BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA 1 BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 2 HNPH Ngân hàng phát hành 3 L/C Thư tín dụng 4 NK Nhập khẩu 5 NH Ngân hàng 6 NHđCĐ Ngân hàng được chỉ định 7 NHTB Ngân hàng thông báo 8 NHTM Ngân hàng thương mại 9 NHTH Ngân hàng thu hộ 10 NHXN Ngân hàng xác nhận 11 QHKH Quan hệ khách hàng 12 TCTD Tổ chức tín dụng 13 TDCT Tín dụng chứng từ 14 TK Tài khoản 15 TTQT Thanh toán quốc tế 16 UCP Quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ 17 XK Xuất khẩu 18 XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ STT TÊN TRANG Bảng 1 hoạt động huy động vốn của chi nhánh những năm gần đây. 30 Bảng 2 Hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh những năm gần đây. 31 Bảng3 Kim ngạch thanh toán quốc tế của BIDV Sơn La 32 Bảng4 Tình hình thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Sơn La. 42 Bảng5 Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu tại BIDV Sơn La. 43 Bảng6 Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại BIDV Sơn La. 43 Bảng 7 Kim ngạch L/C chưa thanh toán tại BIDV Sơn La. 45 Bảng 8 Kim ngạch L/C chưa thanh toán theo cơ cấu L/C xuất và L/Cnhập 46 Sơ đồ 1 hoạt động của NHTM 7 Sơ đồ 2 quy trình thanh toán quốc tế. 12 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 Bước 5: Thực hiện kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo L/C nhập khẩu: 34 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá của nhân loại, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Với vai trò là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Song, khi thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro ngày càng cao trong buôn bán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng. Bằng chứng là nếu nhìn lại công tác thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua, điều làm chúng ta không khỏi lo ngại là những con số thiệt hại đáng kể trong nghiệp vụ thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nếu xét trong cả nền kinh tế, hàng năm rủi ro trong phương thức này có thể lên tới hàng trăm triệu USD, đe dọa sự an toàn trong kinh doanh của cả ngân hàng và các doanh nghiệp. Trong khi đó, với sự non trẻ và còn ít kinh nghiệm thực tế trong thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu vực và quốc tế cũng như tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán quốc tế cụ thể là nghiên cứu và phòng tránh các rủi ro trong thanh toán quốc tế là một trong các mối quan tâm hết sức cấp bách và thường xuyên của mỗi ngân hàng. Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp là:  Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và giải pháp hạn chế rủi ro tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La  với mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai trò của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong nền kinh tế, luận giải có tính hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, các ưu nhược điểm và nguyên nhân gây ra rủi ro trong phương thức thanh SV: Nguyễn Thị Linh Chi Lớp TTQTA – K10 1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng toán này. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng. 2. Đối tượng nghiên cứu Đây là đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất về các rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và những giải pháp để hạn chế rủi ro đó. 3. Phạm vi nghiên cứu Với phạm vi của một chuyên đề, bài viết tập trung nghiên cứu và trình bày các cơ sở lý luận theo thông lệ quốc tế liên quan đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, thực tiễn về hoạt động này tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La trong những năm gần đây (từ năm 2008 đến 2010). 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm có hiệu quả, tác giả đã sử dụng tập hợp các phương pháp như duy vật biện chứng, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh cùng với việc tham khảo các sách, tài liệu trong và nước ngoài có liên quan. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề này có bố cục như sau: Chương I: Lý luận chung về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Sơn La. Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Sơn La. SV: Nguyễn Thị Linh Chi Lớp TTQTA – K10 2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1. Tổng quan về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan. 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế. 1.1.2.1Đối với nền kinh tế Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong bối cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như là một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ giữa người mua và SV: Nguyễn Thị Linh Chi Lớp TTQTA – K10 3 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác đội kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kì kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp. Tóm lại: hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia; được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau: - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng thể. - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. - Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế. - Tăng cường thu hút kiều hối và nguồn lực tài chính khác. - Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia và hội nhập quốc tế 1.1.2.2Đối với ngân hàng thương mại. Trong thương mại quốc tế không phải lúc nào các nhà nhập khẩu, xuất khẩu cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau mà thường phải thông qua ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán. Với vai trò trung gian thanh toán các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách khách hàng những biện pháp kĩ thuật nhiệm vụ thanh toán quốc tế nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Mặt khác trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, khách hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích cực. Nhìn chung, ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kĩ thuật, tài chính nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế. Ta thử hình dung nếu không có hệ thống ngân hàng thương mại hiện đại như ngày nay, thì hoạt động thương mại quốc tế không những không phát triển mà còn rất khó tồn tại theo đúng nghĩa của nó. Như vậy ngày nay SV: Nguyễn Thị Linh Chi Lớp TTQTA – K10 4 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kĩ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo an toàn và quyền lợi cho cả hai bên mua bán, thông qua đó đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Tóm lại trong dây chuyền hoạt động kinh tế đối ngoại quốc gia, hệ thống ngân hàng tham gia đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các giai đoạn như: thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương… thanh toán giữa các nước sẽ được thực hiện thông qua ngân hàng và vai trò của ngân hàng trong TTQT chính là chất xúc tác, là cầu nối, là điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Sơ đồ 1: hoạt động của NHTM (trang sau) SV: Nguyễn Thị Linh Chi Lớp TTQTA – K10 5 [...]... này Từ đó, làm nền tảng lý luận để đối chi u với những rủi ro thực tế xảy ra trong thanh toán TDCT tại BIDV Sơn La được đề cập ở chương sau SV: Nguyễn Thị Linh Chi Lớp TTQTA – K10 Chuyên đề tốt nghiệp 25 Học viện Ngân hàng CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SƠN LA 2.1 Tổng quan về chi nhánh ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Sơn La. .. 2.1.1 Sự ra đời và phát triển của chi nhánh Ngày 26/4/1957, Thủ tư ng Chính phủ ký Quyết định số 177/TTg thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Một Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam Là một Chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La được thành... động thanh toán TDCT, ngân hàng cũng không thể tránh khỏi rủi ro Các rủi ro trong thanh toán TDCT mà ngân hàng và các bên tham gia thường gặp là: 1.3.2. 1Rủi ro kỹ thuật Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán TDCT • Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu Khi tham gia phương thức thanh toán TDCT, nhà XK hay gặp những rủi ro sau: 1 Khi nhận được L/C từ NH... chất lượng ISO 9001-2008 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La là một đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam kinh doanh trực tiếp, được quản lý, sử dụng vốn tài sản, các nguồn lực của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam và các nguồn lực huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để thực hiện... các hiện tư ng khách quan đó, song không thể lượng hóa các hiện tư ng đó xảy ra vào lúc nào? ở đâu? và mức độ thiệt hại thực sự đến thanh toán quốc tế 1.3.2 Những rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận và rủi ro luôn đi đôi với nhau và có mối quan hệ ngược chi u Lợi nhuận càng cao thì rủi ro ngân hàng gặp phải càng lớn và ngược lại Trong hoạt... từ NHTH chỉ trao chứng từ khi nhà nhập khâu chấp nhận thanh toán nhờ thu  D/P X days: lệnh nhờ thu quy định trong khoảng thời gian X ngày kể từ ngày bộ chứng từ xuất trình, nhà nhập khẩu trả tiền để đổi lấy bộ chứng từ 1.1.3. 2Thanh toán tín dụng chứng từ Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thảo thuận, trong đó theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngân hàng phát hàng. .. cấp phát vốn thuộc Ty tài Chính Sơn La Năm 1976 tách ra thành chi nhánh kiến thiết tỉnh Sơn La Năm 1988 đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh Sơn La Năm 1990 được thành lập lại theo Quyết định số 105/NH-QĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên gọi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La 2.1.2 Khái quát hoạt động của chi nhánh Kể từ ngày thành lập đến nay Ngân hàng. .. Với tư cách là một thành viên thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sự hình thành và phát triển cũng như chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La không tách rời khỏi sự đi lên và phát triển chung của toàn ngành 2.1.3 Những thành tựu nổi bật của chi nhánh 2.1.3.1Hoạt động huy động vốn SV: Nguyễn Thị Linh Chi Lớp TTQTA – K10 27 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng. .. Ngân hàng thông báo thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà XK - Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà XK muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành Thông thường ngân hàng xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông... Linh Chi Lớp TTQTA – K10 Chuyên đề tốt nghiệp 7 Học viện Ngân hàng 1.1.2.3Đối với hoạt động sinh lời của ngân hàng thương mại Trong thời gian gần đây hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam được quan tâm đầu tư và phát triển hơn bao giờ hết, như việc đầu tư tạo cán bộ chuyên gia thanh toán quốc tế, đầu tư lớn cho công nghệ thanh toán hiện đại, tổ chức lại mạng lưới thanh toán quốc tế trong . ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Sơn La. Chương III: Giải pháp hạn. Linh Chi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: chuyên đề Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và giải pháp hạn chế rủi ro tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La là. VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1. Tổng quan về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 1.1.1.

Ngày đăng: 01/11/2014, 11:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

    • Bước 5: Thực hiện kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo L/C nhập khẩu:

      • Bảng 7: Kim ngạch L/C chưa thanh toán tại BIDV Sơn La

        • Nguồn: Báo cáo tổng kết từ 2002-2004 tại BIDV Sơn La

        • Bảng 8: Kim ngạch L/C chưa thanh toán theo cơ cấu L/C xuất và L/Cnhập

          • Nguồn: Báo cáo tổng kết từ 2008-2010 tại BIDV Sơn La

          • 3.2.2.1 Với tư cách là NH phát hành

          • 3.2.2.2 Với tư cách là ngân hàng thông báo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan