Chương 5 các tổ chức tài chính trung gian

15 559 2
Chương 5 các tổ chức tài chính trung gian

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng

1 Chương V: Các trung gian tài chính I Chức năng và vai trò của trung gian Tài Chính 1.Chức năng - Huy động các nguồn vốn nhỏ lẻ, tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thành các quỹ tiền tệ tập trung. Sau đó cung ứng các nguồn vốn này tới những người đang có nhu cầu sử dụng vốn (Biến các khoản vốn nhỏ thành các khoản vốn lớn, tối ưu hoá việc sử dụng vốn, biến các khoản tiền ngắn hạn thành dài hạn suy ra chuyển đổi kỳ hạn) - Kiểm soát nhằm giảm thiểu các lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức do thông tin không cân xứng tạo ra. 2. Vai trò. - Giảm các chi phí giao dịch do: +)Tính chuyên môn hoá ( thuê một công ty luật và sử dụng lại nhiều lần) +) Phát triển mạng lưới ở khắp mọi nơi: tiết kiệm chi phí thời gian đi lại. - Làm thị trường hoạt động có hiệu quả hơn ( người mua, người bán dễ dàng gặp nhau) - Giảm thiểu rủi ro: do có các thông tin cân xứng - Thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp,… II Các loại hình trung gian tài chính 1. Các cơ quan điều tiết của Chính Phủ. Là các tổ chức có sự uỷ quyền của Nhà nước như Ngân hàng Trung ương, Bộ tài chính, Sở giao dịch Chứng khoán… thực hiện chức năng quản lí, giám sát và điều tiết thị trường thông qua các chính sách như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ … 2. Các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng Bao gồm: công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tư…Các tổ chức này tham gia thị trường với tư cách là nhà kinh doanh vừa là cung cấp các dịch vụ tài chính. 3. NHTM và các loại hình kinh doanh tiền gửi: 2 Là những trung gian tài chính hoạt động bằng cách thu hút vốn thông qua những khoản tiền gửi phát séc, tiền tiết kiệm và các khoản tiền gửi có kỳ hạn sau đó tiến hành các hoat động kinh doanh. Các tổ chức này tham gia thị trường với tư cách là người kinh doanh tiền tệ, tín dụng và cung cấp các dịch vụ tài chính như môi giới, tư vấn, uỷ thác… A Trung gian Tài Chính Phi Ngân Hàng 1. Công Ty Bảo Hiểm. Là một tổ chức tài chính hoạt động dựa trên nguyên tắc “ chia sẻ rủi ro” lấy của số đông bù cho rủi ro của số ít. Người tham gia bảo hiểm sẽ phải nộp một khoản phí Nguồn vốn: * Vốn tự có: Là phần vốn cơ sở ban đầu được đăng ký khi mới hoạt động. * Phí bảo hiểm: thu được từ các hợp đồng bảo hiểm. * Thu nhập từ hoạt động đầu tư: trái phiếu cổ phiếu: được bổ sung vào vốn. 2. Công ty Tài Chính. Nguồn vốn * Vốn tự có * Huy động tiền gửi có kỳ hạn. ( trên một năm ) * Vay ngân hàng * Phát hành các chứng khoán nợ . * Thu nhập từ hoạt động đầu tư Các hoạt động chủ yếu. - Cho vay các món nhỏ - Thưc hiện nghiệp vụ cho thuê và thuê mua - Cầm cố các loại giấy tờ có giá - Tư vấn, Marketing - Kinh doanh vàng bạc đá quý Các loại hình công ty Tài chính hiện nay a. Công ty tài chính tiêu dùng 3 Cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hoá tiêu dùng. Các khoản cho vay được trả góp định kỳ. b. Công ty tài chính bán hàng. Cung cấp tín dụng gián tiếp cho người tiêu dùng mua sắm hàng hoá cho nhà sản xuất hàng hoá c. Công ty Tài Chính Thương Mại Là công ty tài chính chuyên cung cấp tín dụng bằng cách mua lại hoặc chiết khấu các khoản phải thu (factoring của doanh nghiệp). Ngoài ra còn có các hợp đồng cho thuê tài chính và cung ứng một số loại tín dụng khác 3. Quỹ đầu tư Thực hiện việc huy động vốn của người tiết kiệm thông qua việc bán các chứng chỉ góp vốn. Quỹ này đặt dưới sự quản trị chuyên nghiệp của công ty quản lí quỹ và thực hiện đầu tư vào các chứng khoán vì lợi ích của các cổ đông. 4. Công ty chứng khoán. Tham gia vào thị trường tài chính (thị trường chứng khoán) với tư cách là người vận hành thị trường, tổ chức thực hiện các lệnh của khách hàng và cung cấp dịch vụ liên quan đến các giao dịch chứng khoán. Các doanh nghiệp huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán nhất thiết phải thông qua những công ty chứng khoán chuyên nghiệp. Nhờ có các công ty này mà các cổ phiếu, trái phiếu được lưu thông, buôn bán nhộn nhịp Các nghiệp vụ chủ yếu: - Môi giới chứng khoán cho khách hàng - Kinh doanh chứng khoán bằng nguồn vốn của mình để hưởng chênh lệnh giá. - Tư vấn đầu tư và quản lý danh mục đầu tư. - Thực hiện các dịch vụ uỷ thác (khi khách hàng không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về thị trường chứng khóan). 4 Có nhiều hình thức uỷ thác: uỷ thác trọn gói, uỷ thác với mức độ tốt nhất, uỷ thác với sự cố gắng cao nhất. Có hai loại công ty chứng khoán: - Công ty chứng khoán thuộc ngân hàng. - Công ty chứng khoán độc lập. B. Ngân hàng thương mại. 1. Khái niệm và chức năng của NHTM. a) Khái niệm. - Mỹ: NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính. - Việt Nam (theo Pháp lệnh Ngân hàng 1990): NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng vốn đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Nói chung, đa số các nhà kinh tế học đều cho rằng NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng . Như vậy thì về mặt bản chất, NHTM cũng giống như một doanh nghiệp ở chỗ: + Cũng là một tổ chức được pháp luật thừa nhận + Kinh doanh với mục đích lợi nhuận Tuy nhiên điểm khác biệt giữa NHTM và doanh nghiệp là đối tượng hàng hoá kinh doanh Nếu như hàng hoá của các doanh nghiệp là các hàng hoá và dịch vụ thông thường thì NHTM lại cung cấp các dịch vụ tài chính và lĩnh vực kinh doanh của các NHTM là tiền tệ và tín dụng. b) Chức năng của NHTM :3 chức năng -> Trung gian thanh toán 5 Với sự ra đời và phát triển của NHTM đại bộ phận các khoản thanh toán của doanh nghiệp và một bộ phận thanh toán của cá nhân được thực hiện tại Ngân Hàng Hiệu quả - Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, giúp các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục - Tiếp kiệm chi phí lưu thông - Giảm thiểu rủi ro - Tạo cơ sở cho các Ngân Hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay -> Tạo Tiền NHTM thực hiện chức năng tạo tiền khi các khoản tiền gửi tăng lên gấp bội trên cơ sở các dòng tín dụng từ NHTM này đến NHTM khác. Ví dụ: Các giả thiết - Trong nền kinh tế có nhiều NHTM như NHTM A, B, C, D…. - Mỗi một NHTM có bảng tổng kết tài sản ở dạng đơn giản bao gồm rr: tỉ lệ dự trữ bắt buộc :10 % er: tỉ lệ dữ trữ vượt quá :0 % - Không có hoạt động thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Có một khách hàng X mang 10.000 USD đến gửi tại NHTM A: rr = 10% x 10.000 = 1000 USD Cho vay: 9000 Sau đó NHTM A lại cho một khách hàng Y vay 9000 USD. Vì gỉa thiết không dùng tiền mặt trong thanh toán nên toàn bộ số tiền này sẽ vào NHTM B A rr 1.000 cho vay 9.000 10.000 TS NV B rr 900 cho vay 8.100 9.000 TS NV 6 Cứ tiếp diễn như vậy đối với NHTM C Vậy tổng số tiền các NHTM tạo ra và cho vay ở trong toàn hệ thống là: 9000 + 8100 + …. = 100.000 USD Trong đó : D : Tổng số tiền NHTM tạo ra rr : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ∆D : Tổng số tiền dự trữ ở các NHTM Công thức này phản ánh: 1 đồng thay đổi trong dự trữ sẽ dẫn đến 1/ rr đồng thay đổi trong số tiền mà NHTM tạo ra - Hiệu quả của việc tạo tiền: Do quy mô lớn nên đáp ứng được lượng vốn rất lớn cho các doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp -> Trung gian tài chính Thể hiện qua chức năng chuyển giao vốn NHTM đóng vai trò là người đi vay đồng thời cũng lại là người cho vay Cung cấp các dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu về tài chính: môi giới, uỷ thác, tư vấn… Cung cấp các dịch vụ tiện ích: thanh toán tại nhà, dịch vụ cho thuê két sắt, thẻ … C rr 810 cho vay 7290 8.100 TS NV D = 1 rr x R ∆D = 1 rr x ∆R 7 2. Hoạt động của NHTM Trước khi nghiên cứu các hoạt động cơ bản của 1 NHTM, chúng ta hãy cùng nghiên cứu Bảng cân đối tài sản của 1 NHTM Bảng cân đối tài sản của NHTM Bảng cân đối tài sản của NHTM là bảng kê các mục tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng và thể hiện sự cân đối giữa hai mục này. Ví dụ: Nghiên cứu bảng cân đối tài sản đơn giản của một NHTM như sau: Tài sản Nguồn vốn - Tiền dự trữ - Tiền mặt trong quá trình thu - Tiền gửi ở NHTM khác - Chứng khoán - Các khoản cho vay - Tài sản khác … … … … … … … - Tiền gửi giao dịch - Tiền gửi phi giao dịch + Tiền gửi tiết kiệm + Tiền gửi có kỳ hạn - Các khoản tiền vay - Vốn tự có … … … … … … … Tổng cộng X Tổng cộng x Dựa vào bảng cân đối tài sản của NHTM chúng ta cũng sẽ nghiên cứu các hoạt động cơ bản của một NHTM. a) Hoạt động huy động vốn: Là hoạt động huy động và tập trung vốn nhàn rỗi của tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ, dân cư, … Nguồn vốn này được huy động bằng nhiều phương thức với các quy mô và thời hạn khác nhau. - Trước tiên, là tiền gửi giao dịch, trong đó: * Tiền gửi giao dịch của các doanh nghiệp: chiếm tỷ trọng lớn (do việc mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng là một yêu cầu bắt buộc). 8 * Tiền gửi giao dịch của cá nhân: chiếm tỷ trọng nhỏ hơn (do việc phát hành sec cá nhân không phải là phổ biến đối với tất cả các quốc gia). Tiền gửi có thể phát sec là tiền gửi có thể được thanh toán theo yêu cầu. Gồm có: + Sec tiền mặt: Dùng để rút ra bằng tiền mặt ở Ngân hàng trả tiền. + Sec chuyển khoản: Người ký phát hành sec, ra lệnh cho Ngân hàng trích từ tài khoản của mình chuyển sang một tài khoản ở Ngân hàng khác. + Sec du lịch: Do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý nào của Ngân hàng đó. Ngân hàng phát sec sẽ phải trả tiền cho người hưởng lợi là khách du lịch có tài khoản phát sec. Tiền gửi giao dịch thường là nguồn vốn có chi phí thấp nhất bởi vì khách hàng gửi tiền vào NHTM với mục đích chủ yếu là giao dịch thanh toán chứ không phải mục đích sinh lời (trước đây nguồn tiền này chiếm tỉ lệ rất cao nhưng đã dần thu hẹp). - Thứ 2 là tiền gửi phi giao dịch. Đây là nguồn vốn quan trọng nhất của Ngân hàng. Gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn của dân cư, doanh nghiệp. Người gửi được hưởng lãi từ tài khoản này nhưng lại không được quyền phát hành sec. Tiền lãi tăng dần khi các kỳ hạn lớn dần. Về mặt nguyên tắc tiền gửi phi giao dịch không được rút ra khi chưa đến hạn nhưng do sự cạnh tranh giữa các NHTM với nhau mà các NHTM vẫn cho phép những người gửi rút tiền khi có nhu cầu và lúc này họ chỉ được hưởng lãi suất tính như tiền gửi giao dịch. - Các khoản tiền vay: Là những khoản mà NHTM vay mượn từ NHTW, các NHTM khác hoặc từ các doanh nghiệp. + Vay từ NHTW là các khoản vay tái chiết khấu, các NHTM đem những thương phiếu đã được chiết khấu lên NHTƯ để thực hiện tái chiết khấu. Các thương phiếu này thường phải là những thương phiếu có chất lượng. + Vay từ các NHTM khác là nguồn vốn vay trên thị trường liên Ngân hàng. Các NH vay có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua 9 NHTW. Khoản vay có thể không cần bảo đảm hoặc được bảo đảm bằng các chứng khoán kho bạc. + Ngoài ra cũng như các doanh nghiệp khác, các NHTM cũng có thể vay trên thị thường vốn bằng cách phát hành ra các loại kỳ phiếu, tín phiếu hoặc trái phiếu. Thông thường đây là những khoản vay không có bảo đảm. Những ngân hàng có uy tín hay trả lãi suất cao thì có khả năng vay mượn được nhiều hơn. - Vốn tự có: Vốn tự có được hình thành từ những nguồn gốc khác nhau (do Nhà nước cung cấp, do các bên tham gia liên doanh, của tư nhân hay do đóng góp của các cổ đông), từ việc bán cổ phiếu hoặc từ các khoản lợi nhuận để lại. Nguồn vốn này tuy chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn song tính chất vận động lại rất ổn định. Quy mô vốn tự có còn phản ánh khả năng tài chính, khả năng huy động vốn và uy tín của một Ngân hàng trên thương trường. Người ta dùng hệ số COOK như một chỉ số để đảm bảo sự an toàn về vốn của một NHTM. Cùng với quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế thị trường, các ngân hàng có thể có những nguồn vốn khác không mang tính chất thường xuyên từ những hoạt động cung cấp dịch vụ như là trung gian giải ngân, uỷ thác đầu tư… b. Hoạt động sử dụng vốn Trước khi nghiên cứu về 2 hoạt động này, chúng ta hãy nghiên cứu khoản mục Ngân quỹ của NHTM. Đây là khoản mục nhằm bảo đảm sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Ngân quỹ: + Tiền dự trữ: Gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt quá. Dự trữ bắt buộc là dự trữ dưới dạng tiền mặt theo yêu cầu về quản lý vĩ mô của NHTW và theo 1 tỉ lệ nhất định. Khác với dự trữ bắt buộc, dự trữ vượt quá là các khoản tiền dự trữ nhằm mục tiêu thanh toán của ngân hàng và do từng NHTM xác định và thay đổi theo từng thời kỳ. Thông thường các NHTM càng gần các trung tâm tiền tệ thì tỉ lệ này càng thấp. Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng tỉ lệ này lại cao. 10 + Tiền mặt trong quá trình thu: là những khoản tiền NHTM nhận được dưới dạng sec và những chứng từ thanh toán khác nhưng số tiền còn chưa chuyển tới Ngân hàng. Đây được coi là những khoản tiền mặt trong quá trình thu và được coi là những khoản tài sản đối với NHTM + Tiền gửi ở các NHTM khác: Nhiều NHTM gửi tiền ở các NHTM khác để thực hiện các dịch vụ như thanh toán, giao dịch hay giúp mua chứng khoán. Nói chung hoạt động sử dụng vốn trong hoạt động Ngân quỹ là hoạt động không sinh lời hoặc sinh lời rất thấp, tuy nhiên nó lại có tính lỏng cao nhằm bảo đảm khả năng thanh toán và sự an toàn trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chúng ta sẽ nghiên cứu tới hoạt động cho vay và đầu tư. Hoạt động cho vay là hoạt động đầu tiên và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn đầu của các NHTM. - Tiền cho vay: Là tài sản kém lỏng so với các tài sản khác do khả năng chuyển thành tiền mặt còn phụ thuộc vào thời gian mãn hạn. Hơn nữa, đây là những khoản tiền có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những khoản tiền khác. Bù lại nó là nguồn mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng. Tiền cho vay được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau như tín dụng ngắn, trung và dài hạn, tín dụng theo ngành kinh tế (công, nông lâm nghiệp), tín dụng theo đối tượng tài trợ (hàng hoá, bất động sản), tín dụng theo mục đích (sản xuất, tiêu dùng…) Hoạt động cho vay có ý nghĩa rất lớn với nền kinh tế, nó đáp ứng nhu cầu vốn của tất cả các chủ thể và thoả mãn với mọi yêu cầu về quy mô và thời hạn. So với hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư có quy mô và tỷ trọng nhỏ hơn, song lại có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thu nhập và tạo cho các ngân hàng thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế. Ngoài các hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực công nông nghiệp, liên doanh với các tổ chức khác để cùng kinh doanh thu lợi nhuận thì Ngân hàng còn có những khoản mục đầu tư lớn vào việc mua bán một số loại chứng khoán trên thị trường. Nhìn chung trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, ngân hàng chỉ tập trung vào những chứng khoán có độ an toàn và tính lỏng cao như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc và cổ phiếu của các [...]... các món cho vay Cách 2: Bán các khoản vay cho các NH khác Cách 3: Bán chứng khoán Cách 4: Vay các NHTM khác Cách 5: Vay NHTW Tất cả các cách trên đều có những bất lợi cho ngân hàng và khiến ngân hàng phải chịu chi phí đáng kể Như vậy các NHTM dung dự trữ vượt quá như một tấm nệm để hạn chế những bất lợi và chi phí đó cho NH khi có dòng tiền rút ra -Quản lý với tiền cho vay: 5 nguyên tắc quản lý của Minskin... hàng: 10 Tổng cộng: 90 NHTM A vẫn duy trì được tỉ lệ dự trữ bắt buộc của NHTM là 10%*80 = 8 Vẫn còn dư 2tr 12 NHTM: B Tài sản - Tiền dự trữ: 0 - Cho vay: 80 - Chứng khoán: 10 Nguồn vốn - Tiền gửi khách hàng: 80 - Vốn Ngân hàng: 10 Tổng cộng: 90 Tổng cộng: 90 Lúc này NHTM B còn thiếu lượng tiền dự trữ bắt buộc là 8tr Để bảo đảm lượng tiền này NHTM B có các cách sau: Cách 1: Thu hồi các món cho vay Cách... thay đổi đối với các nguồn tiền khác nhau và các tổ chức tín dụng khác nhau > Thứ hai: Đảm bảo khả năng chi trả bằng cách duy trì ngân quỹ với một tỷ lệ thích hợp với nhu cầu thanh toán của khách hàng Ngân hàng tính toán nhu cầu của khách hàng chủ yếu dựa vào các nguồn tiền gửi ngắn hạn với các tỷ lệ chi trả dự tính và nhu cầu cho vay mà ngân hàng đã cam kết hoặc khả năng huy động các nguồn tiền rẻ... 10 Tổng cộng: 100 Tổng cộng: 100 Tài sản Nguồn vốn NHTM: B - Tiền dự trữ: 10 - Cho vay: 80 - Chứng khoán: 10 Tổng cộng: 100 - Tiền gửi khách hàng: 90 - Vốn Ngân hàng: 10 Tổng cộng: 100 Giả sử có 1 khách hàng gửi tiền tại 2 NH và cùng một lúc rút cùng số tiền là 10tr Lúc này bảng cân đối tài sản của 2 ngân hàng này thay đổi như sau: NHTM: A Tài sản - Tiền dự trữ: 10 - Cho vay: 70 - Chứng khoán: 10 Tổng... hoá các nguồn nhằm tìm kiếm các nguồn có chi phí thấp nhất, phù hợp với nhu cầu sử dụng, duy trì tính ổn định của nguồn tiền đồng thời cũng tìm kiếm các công cụ nợ mới nhằm phát triển thị trường nợ của ngân hàng Thứ hai, ngân hàng thương mại cần quản lí nguồn vốn trên ba giác độ: quản lí quy mô cơ cấu và lãi suất của các khoản nợ các chi phí lãi suất gắn với các khoản nợ; quản lí tính ổn định của các. .. ngân quỹ tối thiểu cần thiết giữ trong các thời kỳ khác nhau đồng thời cân đối giữa các bộ phận của ngân quỹ một cách phù hợp Bây giờ ta thử nghiên cứu VD về 2 ngân hàng để thấy được sự khác biệt trong hoạt động quản lý ngân quỹ và thấy vai trò của ngân quỹ trong các hoạt động NH Giả sử bảng cân đối tài sản của NHTM A và B là như sau: (đơn vị: triệu đồng) 11 NHTM: A Tài sản - Tiền dự trữ: 20 - Cho vay:... lòng ngân hàng Nói cách khác, quan hệ khách lâu dài giúp các ngân hàng có thể đối phó với những sự bất ngờ về rủi ro đạo đức không thể lường trước được * Thế chấp tài sản và số dư bù Thế chấp tài sản đối với khoản tiền vay là một trong những công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro, làm giảm bớt hậu quả của lựa chọn đối nghịch do nó có thể giảm các tổn thất của người cho vay trong trường hợp người vay không... ít rủi ro nhất Nhằm thực hiện việc sàng lọc một cách co hiệu quả, các NHTM phải tập hợp thông tin tin cậy về khách hàng có triển vọng, tiến hành phân tích, thẩm định một cách có hiệu quả Chuyên môn hoá trong việc cho vay cũng giúp cho NHTM sang lọc được khách hàng và lựa chọn được dự án cho vay tốt Giám sát :Các NHTM thường phải đưa ra hợp đồng, trong các hợp đồng này thường có những điều khoản nhằm... mong muốn * Vốn NH và tính tương hợp: Phần trên mới chỉ đưa ra các nguyên tắc quản lý nhằm giảm bớt rủi ro cho bản thân các NHTM Vậy làm thế nào để giúp các DN vay vốn không gặp phải rủi ro khi vay vốn của NH Câu trả lời là tương hợp ý muốn Cụ thể là cần phải đạt được sự đồng điệu giữa sự đáp ứng vốn của phía NH và nhu cầu sử dụng của các DN Sự tương hợp ở đây có thể cụ thể hoá và đảm bảo 3 yêu cầu... tư cách của người vay Quan hệ khách hàng lâu dài sẽ giảm được chi phí thu thập thông tin cũng như chi phí giám sát cho NHTM và 13 do vậy những khách hàng này dễ được vay với mức lãi suất thấp hơn các khách hàng khác Mặt khác, người vay cũng muốn giữ quan hệ lâu dài với NHTM vì họ dễ được vay với lãi suất thấp, vì vậy họ cũng cố ý tránh những hoạt động có rủi ro để không làm phật lòng ngân hàng Nói cách . 1 Chương V: Các trung gian tài chính I Chức năng và vai trò của trung gian Tài Chính 1 .Chức năng - Huy động các nguồn vốn nhỏ lẻ, tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thành các quỹ. môi giới, tài trợ, trợ cấp,… II Các loại hình trung gian tài chính 1. Các cơ quan điều tiết của Chính Phủ. Là các tổ chức có sự uỷ quyền của Nhà nước như Ngân hàng Trung ương, Bộ tài chính, . khoán… thực hiện chức năng quản lí, giám sát và điều tiết thị trường thông qua các chính sách như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ … 2. Các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng

Ngày đăng: 01/11/2014, 10:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan